Lãi suất ngân hàng 1 phẩy là bao nhiêu?

Nắm được cách tính lãi suất vay ngân hàng sẽ giúp bạn có sự cân nhắc về số tiền và thời hạn vay hợp lý. Bài viết sau sẽ cung cấp thông tin về các loại lãi suất vay thường gặp cũng như cách tính cụ thể.


1. Cách tính lãi suất vay ngân hàng ra sao?

1.1. Cách tính lãi suất vay theo số dư nợ gốc

Với cách tính lãi suất vay theo số dư nợ gốc, tiền lãi của mỗi kỳ trả lãi sẽ bằng nhau trong toàn bộ quá trình vay và được tính dựa theo số tiền gốc ban đầu.

Tiền lãi hằng tháng = Dư nợ gốc x Lãi suất vay/Thời gian vay

Ví dụ :

A vay 30 triệu đồng trong 12 tháng với mức lãi suất là 12%/năm.

Số lãi phải trả ngân hàng là: [30 triệu x 12%]/365 ngày x số ngày thực tế

1.2. Cách tính lãi suất vay theo số dư nợ giảm dần

Cách tính lãi này dựa trên số tiền thực tế còn nợ sau khi đã trừ đi phần nợ gốc người vay đã trả trong những tháng trước đó. Số số dư nợ giảm dần thì tiền lãi mà người vay phải trả cũng sẽ giảm dần.

Công thức tính lãi suất theo dư nợ giảm dần:

- Tiền gốc hằng tháng = Số tiền vay/Số tháng vay

- Tiền lãi tháng đầu = Số tiền vay x Lãi suất vay theo tháng

- Tiền lãi các tháng tiếp theo = Số tiền gốc còn lại x Lãi suất vay

Ví dụ: B vay 60 triệu đồng, thời hạn trong 12 tháng với mức lãi suất 12%/năm

Tiền gốc trả hằng tháng = 60 triệu/12 = 05 triệu

Tiền lãi tháng đầu = [60 triệu x 12%]/12 = 600.000 đồng

Tiền lãi tháng thứ 2 = [60 triệu - 05 triệu] x 12%/12 = 550.000 đồng

Các tháng tiếp theo tính tương tự như vậy cho đến khi trả hết nợ.

Hướng dẫn cách tính lãi suất vay ngân hàng [Ảnh minh họa]

 2. Có những loại lãi suất vay nào?

Hiện nay, có 03 loại lãi suất thường được các ngân hàng áp dụng khi cho vay:

- Lãi suất cố định;

- Lãi suất thả nổi;

- Lãi suất hỗn hợp.

2.1. Lãi suất cố định 

Cách tính lãi vay cho loại lãi suất này là như nhau cho từng tháng. Tức lãi suất cho khoản vay của khách hàng sẽ không thay đổi trong suốt thời hạn vay.

Ưu điểm của lãi suất cố định là người vay biết được chính xác chi phí lãi vay là bao nhiêu để có sự chuẩn bị về tài chính. Ngoài ra, với mức lãi suất không đổi, người vay sẽ tránh được các rủi ro về lãi suất trong suốt quá trình vay.

2.2. Lãi suất thả nổi

Lãi suất thả nổi là lãi suất có sự thay đổi theo thời gian. Khi áp dụng loại lãi suất này, ngân hàng sẽ điều chỉnh lãi suất vay cho khách hàng theo định kỳ 03 tháng hoặc 06 tháng một lần. Mức lãi suất thả nổi có thể tăng hoặc giảm theo thị trường và theo chính sách của ngân hàng trong thời điểm đó.

Lãi suất thả nổi được tính theo công thức:

Lãi suất thả nổi = Lãi suất cơ sở + Biên độ lãi suất

Trong đó:

- Lãi suất cơ sở: thường được các ngân hàng tính theo lãi suất tiền gửi tiết kiệm kỳ hạn 12 tháng, 13 tháng hoặc 24 tháng lĩnh lãi cuối kỳ.

- Biên độ lãi suất được áp dụng một mức cố định trong suốt thời gian vay vốn và được ghi cụ thể trong hợp đồng vay.

Ví dụ: A vay ngân hàng 600 triệu trong 1 năm. Ngân hàng quy định áp dụng lãi suất thả nổi định kỳ 03 tháng điều chỉnh 01 lần. Lãi suất thả nổi = Lãi suất tiết kiệm 12 tháng + 3%.

Tại thời điểm ký hợp đồng, lãi suất tiết kiệm 12 tháng là 7%/năm => Lãi suất vay trong 3 tháng đầu là 7% + 3% = 10%/năm.

Tại kỳ điều chỉnh lãi suất thứ nhất: lãi suất tiết kiệm 12 tháng tăng lên mức 8%/năm => Lãi suất vay trong 03 tháng tiếp theo sẽ là 8% + 3% = 11%/năm.

Tại kỳ điều chỉnh lãi suất thứ 2: lãi suất tiết kiệm 12 tháng giảm xuống còn 6%/năm => Lãi suất vay của khách hàng trong 03 tháng tiếp theo sẽ là 6% + 3% = 9%/năm

2.3. Lãi suất hỗn hợp

Lãi suất hỗn hợp là loại lãi suất kết hợp giữa lãi suất cố định và lãi suất thả nổi. Đây là loại lãi suất phổ biến được áp dụng với các khoản vay mua nhà, vay mua xe.

Cụ thể, khách hàng sẽ được áp dụng cả lãi suất cố định và lãi suất thả nổi trong thời gian vay vốn. Thời gian đầu ngân hàng sẽ áp dụng một mức lãi suất cố định ưu đãi, thường là trong 3 tháng, 6 tháng, 12 tháng, 18 tháng hoặc 24 tháng tùy gói vay.

Sau thời gian này lãi suất sẽ được thả nổi theo công thức trên.

Loại lãi suất này có lợi cho khách hàng do được áp dụng mức lãi suất cố định ưu đãi. Tuy nhiên sau thời gian ưu đãi, khách hàng cũng phải chịu rủi ro do biến động của lãi suất.

Với cách tính lãi suất vay theo số dư nợ gốc, tiền lãi của mỗi kỳ trả lãi sẽ bằng nhau trong toàn bộ quá trình vay và được tính dựa theo số tiền gốc ban đầu.

Tiền lãi hằng tháng = Dư nợ gốc x Lãi suất vay/Thời gian vay

Ví dụ về cách tính lãi suất vay theo số dư nợ gốc:

X vay 36 triệu đồng trong 12 tháng với mức lãi suất là 12%/năm.

Số tiền gốc phải trả ngân hàng hằng tháng là: 36 triệu/12 tháng = 3 triệu đồng

Số lãi phải trả ngân hàng hằng tháng là: [36 triệu x 12%]/12 tháng = 360.000 đồng

Số tiền phải trả hằng tháng là 3.360.000 đồng

Cách tính lãi suất vay theo số dư nợ giảm dần

Trường hợp tính lãi suất vay theo số dư nợ giảm dần thì dựa trên số tiền thực tế còn nợ sau khi đã trừ đi phần nợ gốc người vay đã trả trong những tháng trước đó. Số số dư nợ giảm dần thì tiền lãi mà người vay phải trả cũng sẽ giảm dần.

Công thức tính lãi suất theo dư nợ giảm dần cụ thể như sau:

- Tiền gốc hằng tháng = Số tiền vay/Số tháng vay

- Tiền lãi tháng đầu = Số tiền vay x Lãi suất vay theo tháng

- Tiền lãi các tháng tiếp theo = Số tiền gốc còn lại x Lãi suất vay

Ví dụ: B vay 72 triệu đồng, thời hạn trong 12 tháng với mức lãi suất 12%/năm

Tiền gốc trả hằng tháng = 72 triệu/12 = 6 triệu

Tiền lãi tháng đầu = [72 triệu x 12%]/12 = 720.000 đồng

Tiền lãi tháng thứ 2 = [72 triệu - 6 triệu] x 12%/12 = 660.000 đồng

Các tháng tiếp theo tính tương tự như vậy cho đến khi trả hết nợ.

Xem thêm:

Mức lãi suất gửi tiền tiết kiệm ngân hàng từ 25/5/2023? Mức lãi suất tái cấp vốn, vay qua đêm từ 25/5/2023?

Cách tính lãi suất vay ngân hàng nhanh và chính xác nhất? Lãi suất của ngân hàng Nhà nước Việt Nam năm 2023 là bao nhiêu?

Lãi suất cho vay theo quy định của ngân hàng Nhà nước Việt Nam hiện nay là bao nhiêu?

Căn cứ Quyết định 1813/QĐ-NHHN năm 2022 thì mức lãi suất cho vay ngắn hạn tối đa bằng đồng Việt Nam theo quy định như sau:

Mức lãi suất cho vay ngắn hạn tối đa bằng đồng Việt Nam theo quy định tại khoản 2 Điều 13 Thông tư số 39/2016/TT-NHNN ngày 30 tháng 12 năm 2016 như sau:
1. Tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài [trừ Quỹ tín dụng nhân dân và Tổ chức tài chính vi mô] áp dụng mức lãi suất cho vay ngắn hạn tối đa bằng đồng Việt Nam là 5,5%/năm.
2. Quỹ tín dụng nhân dân và Tổ chức tài chính vi mô áp dụng mức lãi suất cho vay ngắn hạn tối đa bằng đồng Việt Nam là 6,5%/năm.

Theo đó, từ 25/10/2022 thì mức lãi cho vay theo quy định của ngân hàng Nhà nước Việt Nam hiện nay là:

- Tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài [trừ Quỹ tín dụng nhân dân và Tổ chức tài chính vi mô] áp dụng mức lãi suất cho vay ngắn hạn tối đa bằng đồng Việt Nam là 5,5%/năm.

- Quỹ tín dụng nhân dân và Tổ chức tài chính vi mô áp dụng mức lãi suất cho vay ngắn hạn tối đa bằng đồng Việt Nam là 6,5%/năm.

Lãi suất được tính như thế nào khi tổ chức tín dụng cho khách hàng vay?

Theo quy định tại Điều 13 Thông tư 39/2016/TT-NHNN quy định về hoạt động cho vay của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài đối với khách hàng do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam ban hành quy định về lãi suất cho vay như sau:

[1] Tổ chức tín dụng và khách hàng thỏa thuận về lãi suất cho vay theo cung cầu vốn thị trường, nhu cầu vay vốn và mức độ tín nhiệm của khách hàng, trừ trường hợp Ngân hàng Nhà nước Việt Nam có quy định về lãi suất cho vay tối đa tại khoản 2 Điều này.

[2] Tổ chức tín dụng và khách hàng thỏa thuận về lãi suất cho vay ngắn hạn bằng đồng Việt Nam nhưng không vượt quá mức lãi suất cho vay tối đa do Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam quyết định trong từng thời kỳ nhằm đáp ứng một số nhu cầu vốn:

- Phục vụ lĩnh vực phát triển nông nghiệp, nông thôn theo quy định của Chính phủ về chính sách tín dụng phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn;

- Thực hiện phương án kinh doanh hàng xuất khẩu theo quy định tại Luật thương mại và các văn bản hướng dẫn Luật thương mại;

- Phục vụ kinh doanh của doanh nghiệp nhỏ và vừa theo quy định của Chính phủ về trợ giúp phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa;

- Phát triển ngành công nghiệp hỗ trợ theo quy định của Chính phủ về phát triển công nghiệp hỗ trợ;

- Phục vụ kinh doanh của doanh nghiệp ứng dụng công nghệ cao theo quy định tại Luật công nghệ cao và các văn bản hướng dẫn Luật công nghệ cao.

[3] Nội dung thỏa thuận về lãi suất cho vay bao gồm mức lãi suất cho vay và phương pháp tính lãi đối với khoản vay. Trường hợp mức lãi suất cho vay không quy đổi theo tỷ lệ %/năm và/hoặc không áp dụng phương pháp tính lãi theo số dư nợ cho vay thực tế, thời gian duy trì số dư nợ gốc thực tế đó, thì trong thỏa thuận cho vay phải có nội dung về mức lãi suất quy đổi theo tỷ lệ %/năm [một năm là ba trăm sáu mươi lăm ngày] tính theo số dư nợ cho vay thực tế và thời gian duy trì số dư nợ cho vay thực tế đó.

[4] Khi đến hạn thanh toán mà khách hàng không trả hoặc trả không đầy đủ nợ gốc và/hoặc lãi tiền vay theo thỏa thuận, thì khách hàng phải trả lãi tiền vay như sau:

- Lãi trên nợ gốc theo lãi suất cho vay đã thỏa thuận tương ứng với thời hạn vay mà đến hạn chưa trả;

- Trường hợp khách hàng không trả đúng hạn tiền lãi theo quy định tại điểm a khoản này, thì phải trả lãi chậm trả theo mức lãi suất do tổ chức tín dụng và khách hàng thỏa thuận nhưng không vượt quá 10%/năm tính trên số dư lãi chậm trả tương ứng với thời gian chậm trả;

- Trường hợp khoản nợ vay bị chuyển nợ quá hạn, thì khách hàng phải trả lãi trên dư nợ gốc bị quá hạn tương ứng với thời gian chậm trả, lãi suất áp dụng không vượt quá 150% lãi suất cho vay trong hạn tại thời điểm chuyển nợ quá hạn.

[5] Trường hợp áp dụng lãi suất cho vay điều chỉnh, tổ chức tín dụng và khách hàng phải thỏa thuận nguyên tắc và các yếu tố để xác định lãi suất điều chỉnh, thời điểm điều chỉnh lãi suất cho vay.

Trường hợp căn cứ các yếu tố để xác định lãi suất điều chỉnh dẫn đến có nhiều mức lãi suất cho vay khác, thì tổ chức tín dụng áp dụng mức lãi suất cho vay thấp nhất.

Trên đây là một số thông tin chúng tôi cung cấp gửi tới bạn về cách tính lãi suất ngân hàng. Trân trọng!

Chủ Đề