Lãi suất msb 2023

Giao dịch tại MSB. [Ảnh: CTV/Vietnam+]

Nhằm đáp ứng nhu cầu về vốn phục vụ sản xuất, kinh doanh trong giai đoạn cuối năm 2022, Ngân hàng Thương mại cổ phần Hàng Hải Việt Nam [MSB] dành gói tín dụng 2.500 tỷ đồng cho khách hàng cá nhân, hộ kinh doanh gia đình, doanh nghiệp tư nhân với lãi suất ưu đãi từ 4,99%/năm.

Với gói tín dụng này, MSB hỗ trợ đa mục đích vay của khách hàng như bổ sung vốn lưu động, đầu tư xây dựng nhà xưởng, máy móc thiết bị, phương tiện vận tải đến mở rộng quy mô sản xuất kinh doanh với lãi suất chỉ từ 4,99%/năm. Đây là mức lãi suất cạnh tranh trên thị trường đồng thời là mức lãi suất cố định trong toàn thời gian vay.

[MSB thông qua kế hoạch tăng vốn điều lệ 30% lên 20.000 tỷ đồng]

Một trong những điểm nổi bật của sản phẩm cho vay hộ kinh doanh là giải pháp cho vay hạn mức bổ sung vốn lưu động ngắn hạn 12 tháng. Khách hàng có thể sử dụng hạn mức MSB đã cấp để thanh toán tiền hàng linh hoạt bất kỳ lúc nào, không giới hạn số lần nhận nợ trong giới hạn số tiền được cấp.

Sau 12 tháng, MSB sẽ tiếp tục tái cấp hạn mức này để khách hàng duy trì hoạt động kinh doanh nếu đảm bảo uy tín tín dụng. Đặc biệt, hạn mức được tái cấp lên tới 130% so với hạn mức cũ. Thêm vào đó, với mục đích vay vốn dài hạn như đầu tư xây dựng nhà xưởng, máy móc thiết bị, MSB cung cấp hạn mức lên tới 20 tỷ đồng, thời hạn vay tới 10 năm.

Ngoài ra, với giải pháp ‘Vay kinh doanh thế chấp’ của MSB, khách hàng không cung cấp được đăng ký kinh doanh vẫn có thể tiếp cận nguồn vốn lên tới 2 tỷ đồng; khách hàng không có sổ sách ghi chép doanh thu hoàn toàn có thể chứng minh nguồn thu dựa trên sao kê tài khoản ngân hàng./.

[thitruongtaichinhtiente.vn] - Theo báo cáo cập nhật mới nhất của Dragon Capital, nhóm chuyên gia của công ty quản lý quỹ này nhận định, Ngân hàng Nhà nước [NHNN] có thể sẽ trì hoãn quyết định tăng lãi suất điều hành, bao gồm cả việc thiết lập trần đối với lãi suất tiền gửi, lãi suất chiết khấu và tái cấp vốn sang năm sau.

Các hoạt động kinh tế vĩ mô của Việt Nam đang được khôi phục về mức bình thường tương tự như giai đoạn trước đại dịch COVID-19. Chỉ số sản xuất công nghiệp trong tháng 7 tăng 12,8% và tính từ đầu năm đã tăng 9,7% so với cùng kỳ năm trước. Khối dịch vụ cũng đã chứng kiến sự tăng trưởng mạnh mẽ của ngành du lịch và khách sạn. Tổng doanh số bán lẻ đạt mức cao kỷ lục, tăng 2,4% so với tháng 6 và 42,6% so với cùng kỳ năm trước. Tuy nhiên, nền kinh tế vẫn đang phải đối mặt với rất nhiều khó khăn và thách thức như giá cả leo thang, áp lực tỷ giá cũng như sự sụt giảm nhu cầu của thế giới.

 

Hoạt động thương mại chậm lại, đáng chú ý với sự sụt giảm trong xuất khẩu thiết bị điện tử và máy móc sau khi Samsung cắt giảm sản xuất điện thoại thông minh trên toàn cầu. Xuất khẩu đạt 30,3 tỷ USD, giảm 7,7% so với tháng trước, nhập khẩu đạt 30,3 tỷ USD tương ứng với mức giảm 6%. Trong 5 tháng cuối năm, hoạt động xuất khẩu có thể sẽ gặp khó khăn. 

Một số thị trường chủ lực như châu Âu và Mỹ đã xuất hiện những dấu hiệu của suy giảm sức mua, điều này đã phán ánh vào chỉ số PMI Việt Nam tháng 7 giảm xuống 51,2 điểm so với mức 54 điểm của tháng trước. Xuất khẩu có thể chậm lại khi thị trường toàn cầu vẫn còn nhiều nguy cơ bất ổn, thêm vào đó Việt Nam vẫn đang nhập khẩu ròng các sản phẩm xăng dầu, cùng với độ mở của nền kinh tế 200% GDP là những tác nhân có thể khiến cán cân thương mại của Việt Nam đổi chiều từ thặng dư thành thâm hụt vào cuối năm nay.

Mặt khác, Ngân hàng Dự trữ Liên bang Mỹ [FED] tăng lãi suất thêm 0,75 điểm phần trăm, nguồn thu ngoại hối từ du khách quốc tế chưa phục hồi mạnh và thâm hụt thương mại là những yếu tố làm gia tăng áp lực lên đồng nội tệ. NHNN tiếp tục bán ngoại tệ để ổn định tỷ giá,và đồng thời thay đổi cơ chế lãi suất cho thị trường mở [OMO] từ cố định sang thả nổi, từ đó khiến cho lãi suất này có tính thị trường hơn, và tăng mạnh từ 2,5% lên 4,5%. Sau động thái này, lãi suất liên ngân hàng tăng 300-400 điểm cơ bản, thiết lập một nền lãi suất mới từ 4-5%, cao hơn lãi suất USD ở cùng kỳ hạn.

Theo Dragon Capital, nhìn chung, chính sách tiền tệ đang có xu hướng thận trọng và thu hẹp hơn, đặc biệt khi tổng hạn mức tín dụng trên GDP có thể đạt 127% trong năm 2022, mức tương đối cao so với khu vực.

"Tuy nhiên, NHNN có thể sẽ trì hoãn quyết định tăng lãi suất điều hành, bao gồm cả việc thiết lập trần đối với lãi suất tiền gửi, lãi suất chiết khấu và tái cấp vốn sang năm sau. Lãi suất tiền gửi vẫn tiếp tục tăng khi tỷ lệ tổng vay trên tiền gửi đạt gần 100%, khiến cho các ngân hàng thương mại đang có áp lực phải huy động vốn, dẫn đến việc cạnh tranh tăng lãi suất huy động", Dragon Capital lưu ý.

Giá hàng hóa thế giới đã có sự hạ nhiệt tạm thời giảm bớt áp lực lạm phát trong tháng 7. CPI tăng nhẹ 3,1% so với cùng kỳ năm trước và 0,4% so với tháng trước. Đáng chú ý, CPI lõi tăng 2,6%, thể hiện hiệu ứng lan tỏa từ việc giá nhiên liệu tăng lên các nhóm mặt hàng khác. Chính phủ đã quyết định cắt giảm thuế, phí xăng dầu nhằm kiềm chế lạm phát và tỷ lệ nợ công hiện chỉ ở mức 43,7% GDP, trong khi ngân sách trong 7 tháng đầu năm thặng dư thể hiện rằng Việt Nam vẫn còn dư địa tài khóa để duy trì vĩ mô ổn định. Rủi ro lớn nhất chính là sự kéo dài về tình trạng giá nhiên liệu, hàng hóa thế giới ở mức cao có thể tiêu tốn nguồn lực mà Việt Nam đã tích lũy được trong các năm qua.

Chủ Đề