Lãi suất bao nhiêu gọi là cho vay nặng lãi năm 2024

Pháp luật cho phép các bên được tự thỏa thuận lãi suất khi giao kết hợp đồng vay mượn. Tuy nhiên, với mục tiêu thu lợi bất chính, các đối tượng cho vay nặng lãi là các cá nhân và tổ chức tín dụng, lợi dụng tình thế cấp thiết của người vay để ép họ phải chấp nhận mức lãi suất cao ngất ngưởng, vượt gấp nhiều lần mức lãi suất mà pháp luật cho phép.

Hậu quả của hành vi cho vay lãi nặng là những thiệt hại về vật chất, tài sản, tính mạng, sức khoẻ, nhân phẩm, danh dự của người đi vay và người thân của họ. Đây là hành vi vi phạm pháp luật, gây nguy hiểm và mất trật tự, an toàn cho xã hội, bị pháp luật nghiêm cấm và xử lý.

Dấu hiệu pháp lý nào nhận dạng tội cho vay nặng lãi? Xử phạt vi phạm đối với tội cho vay lãi nặng trong giao dịch dân sự được pháp luật Việt Nam quy định như thế nào? Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu qua bài viết dưới đây.

Dấu hiệu pháp lý tội cho vay lãi nặng trong giao dịch dân sự

Khi người vay không có khả năng trả được nợ, bằng nhiều phương thức, các đối tượng cho vay sẽ khống chế, đe dọa và thậm chí hành hung người đi vay để thu hồi nợ, gây mất an ninh trật tự, an toàn xã hội, để lại những hậu quả nặng nề từ tinh thần đến thể xác đối với cá nhân và gia đình người đi vay. Thế nhưng, trong giao dịch dân sự thì hậu quả không phải là dấu hiệu duy nhất cấu thành tội phạm cho vay lãi nặng.

Lãi suất bao nhiêu gọi là cho vay nặng lãi năm 2024

Trong pháp luật Việt Nam, việc cho vay lãi nặng trong giao dịch dân sự được quy định và có những dấu hiệu cụ thể như đe dọa, hành hung… người đi vay

Cấu thành tội cho vay nặng lãi phụ thuộc vào các dấu hiệu pháp lý sau:

Chủ thể của tội phạm

Chủ thể của tội phạm cho vay lãi nặng trong giao dịch dân sự là người từ đủ 16 tuổi trở lên và có năng lực trách nhiệm hình sự hoặc pháp nhân thương mại đã thực hiện hành vi phạm tội cụ thể được luật hình sự quy định là tội phạm.

Khách thể của tội phạm

Tội cho vay lãi nặng trong giao dịch dân sự xâm phạm đến trật tự quản lý kinh tế của nhà nước về tín dụng mà cụ thể là trật tự trong lĩnh vực kinh doanh tiền tệ, xâm phạm đến lợi ích của công dân.

Mặt khách quan của tội phạm

Đặc trưng của tội cho vay lãi nặng trong giao dịch dân sự là mức lãi suất do các bên thỏa thuận trong hợp đồng vay tài sản. Dấu hiệu bắt buộc để cấu thành tội cho vay lãi nặng theo Điều 201 Bộ Luật Hình sự 2015 là: Cho vay với lãi suất gấp 05 lần trở lên của mức lãi suất cao nhất quy định trong Bộ luật dân sự.

Bên cạnh đó, để thỏa mãn dấu hiệu cấu thành tội cho vay lãi nặng trong giao dịch dân sự thì phải đáp ứng thêm điều kiện về số tiền thu lợi bất chính từ 30.000.000 đồng trở lên hoặc dưới 30.000.000 đồng nhưng đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này hoặc đã bị kết án về tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm.

Mặt chủ quan của tội phạm

Người phạm tội cho vay lãi nặng trong giao dịch dân sự thực hiện hành vi với lỗi cố ý. Người phạm tội nhận thức rõ hành vi của mình là hành vi gây nguy hiểm cho xã hội, thấy trước hậu quả do hành vi đó gây ra và mong muốn hậu quả đó xảy ra hoặc tuy không mong muốn nhưng để mặc cho hậu quả đó xảy ra.

Xác định số tiền thu lợi bất chính để xử lý trách nhiệm hình sự

Số tiền thu lợi bất chính là khoản lợi có được từ khoản cho vay nặng lãi. Khoản tiền thu lợi bất chính để xác định trách nhiệm hình sự là số tiền lãi thu được sau khi trừ đi số tiền lãi tương ứng với mức lãi suất theo quy định của Bộ luật Dân sự.

Trong đó, lãi suất được quy định theo Khoản 1 Điều 468 của Bộ luật Dân sự 2015, các bên được phép thỏa thuận nhưng không được thu lợi bất chính vượt quá 20%/năm của khoản tiền vay. Theo quy định tại Khoản 1 Mục I Công văn 212/TANDTC-PC năm 2019 thì khoản thu lợi bất chính để xác định trách nhiệm hình sự trong vụ án cho vay nặng lãi được quy định như sau:

  • Khoản tiền thu lợi bất chính để xác định trách nhiệm hình sự là tổng số tiền lãi mà người phạm tội thu được của tất cả những người vay, nếu hành vi cho vay lãi nặng được thực hiện một cách liên tục, kế tiếp nhau về mặt thời gian.

Trường hợp một người thực hiện nhiều lần hành vi cho vay lãi nặng, mà tổng số tiền thu lợi bất chính của các lần phạm tội từ 100 triệu đồng trở lên. Nếu các lần phạm tội đều chưa bị xử phạt vi phạm và chưa hết thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự, thì ngoài việc bị áp dụng khung hình phạt tương ứng với trị giá tài sản chiếm đoạt, họ còn bị áp dụng tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự “phạm tội 02 lần trở lên” quy định tại Điểm g Khoản 1 Điều 52 Bộ luật Hình sự 2015.

Mức lãi suất dân sự được phép thỏa thuận giữa các bên khi vay là bao nhiêu?

Bản chất của quan hệ vay mượn giữa các cá nhân, tổ chức với nhau là quan hệ dân sự. Hợp đồng vay mượn là sự thỏa thuận tự nguyện giữa các bên. Tuy nhiên lãi suất phải theo quy định của pháp luật. Điều 468 Bộ luật Dân sự 2015 quy định mức lãi suất vay được phép thỏa thuận như sau:

  • Lãi suất vay do các bên thỏa thuận. Trường hợp các bên có thỏa thuận về lãi suất thì lãi suất theo thỏa thuận không được vượt quá 20%/năm của khoản tiền vay, trừ trường hợp luật khác có liên quan quy định khác…
  • Trường hợp lãi suất theo thỏa thuận vượt quá lãi suất giới hạn được quy định tại khoản này thì mức lãi suất vượt quá không có hiệu lực.

Mức lãi suất tối đa trong Bộ luật Dân sự là bao nhiêu?

Như vậy, Theo quy định tại Điều 468 Bộ luật Dân sự 2015, trong mọi trường hợp, lãi suất vay do các bên thỏa thuận. Tuy nhiên, mức lãi suất tối đa không được vượt quá 20%/ năm của khoản tiền vay.

Như vậy cũng có nghĩa là lãi suất cho vay tối đa trung bình sẽ là 1,666%/ tháng. Nếu mức lãi suất thỏa thuận vượt quá mức lãi suất tối đa mà pháp luật cho phép thì khi xảy ra tranh chấp phần lãi suất vượt quá quy định không có hiệu lực.

Lãi suất bao nhiêu gọi là cho vay nặng lãi năm 2024

Mức lãi suất dân sự được phép thỏa thuận giữa các bên khi vay không vượt quá 20%/năm theo quy định của pháp luật

Xử phạt tội cho vay nặng lãi trong giao dịch dân sự như thế nào?

Khi mức lãi suất vay cao hơn gấp 5 lần trở lên lãi suất cao nhất mà pháp luật quy định thì cấu thành tội cho vay nặng lãi theo pháp luật hình sự. Hành vi cho vay vượt mức lãi quy định cho phép là vi phạm pháp luật và sẽ phải chịu sự chế tài của pháp luật.

Căn cứ vào Điều 201 Bộ luật hình sự 2015, tội cho vay lãi nặng trong giao dịch dân sự được xử lý theo các khung sau:

  • Người nào trong giao dịch dân sự mà cho vay với lãi suất gấp 05 lần trở lên của mức lãi suất cao nhất quy định trong Bộ luật dân sự, thu lợi bất chính từ 30.000.000 đồng đến dưới 100.000.000 đồng hoặc đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này hoặc đã bị kết án về tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm, thì bị phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng hoặc phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm.
  • Phạm tội mà thu lợi bất chính 100.000.000 đồng trở lên, thì bị phạt tiền từ 200.000.000 đồng đến 1.000.000.000 đồng hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm.
  • Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm.

Truy cứu trách nhiệm hình sự đối với các trường hợp cho vay nặng lãi cụ thể

Liên quan đến tội cho vay nặng lãi, Nghị quyết 01/2021/NQ-HĐTP 2021 cũng hướng dẫn áp dụng Điều 201 Bộ Luật Hình sự và việc xét xử vụ án hình sự tội cho vay lãi nặng trong giao dịch dân sự, Điều 7 Nghị quyết 01/2021/NQ-HĐTP 2021 truy cứu trách nhiệm hình sự trong các trường hợp cụ thể:

  • Trường hợp người thực hiện nhiều lần hành vi cho vay lãi nặng, mà số tiền thu lợi bất chính của mỗi lần phạm tội từ 30.000.000 đồng trở lên, nếu mỗi lần phạm tội đều chưa bị truy cứu trách nhiệm hình sự và chưa hết thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự, thì ngoài việc bị áp dụng khung hình phạt tương ứng với tổng số tiền thu lợi bất chính, họ còn bị áp dụng tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự “phạm tội 02 lần trở lên” quy định tại điểm g khoản 1 Điều 52 của Bộ luật Hình sự.
  • Trường hợp người thực hiện nhiều lần hành vi cho vay lãi nặng mà các lần thu lợi bất chính đều dưới 30.000.000 đồng nhưng tổng số tiền thu lợi bất chính từ 30.000.000 đồng trở lên và các hành vi này chưa lần nào bị xử phạt vi phạm hành chính, chưa hết thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính, thì bị truy cứu trách nhiệm hình sự với khung hình phạt tương ứng với tổng số tiền thu lợi bất chính của các lần cho vay lãi nặng, không áp dụng tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự “phạm tội 02 lần trở lên” quy định tại điểm g khoản 1 Điều 52 của Bộ luật Hình sự.
  • Trường hợp người thực hiện nhiều lần hành vi cho vay lãi nặng, trong đó có một lần cho vay lãi nặng, thu lợi bất chính từ 30.000.000 đồng trở lên và hành vi cho vay lãi nặng này chưa hết thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự; còn các hành vi cho vay lãi nặng khác thu lợi bất chính dưới 30.000.000 đồng, các hành vi này chưa bị xử phạt vi phạm hành chính và chưa hết thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính, thì bị truy cứu trách nhiệm hình sự với khung hình phạt tương ứng với tổng số tiền thu lợi bất chính của các lần cho vay lãi nặng, không áp dụng tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự “phạm tội 02 lần trở lên” quy định tại điểm g khoản 1 Điều 52 của Bộ luật Hình sự.
  • Trường hợp người cho vay lãi nặng thực hiện nhiều hành vi khác nhau liên quan đến việc đòi nợ như: dùng vũ lực, đe dọa dùng vũ lực, uy hiếp tinh thần, gây thương tích, gây tổn hại sức khỏe hoặc có hành vi khác để lấy tài sản,… thì tùy từng trường hợp họ còn bị xử lý hình sự về tội phạm tương ứng, nếu đủ yếu tố cấu thành tội phạm.
  • Trường hợp người cho vay lãi nặng nhằm thu lợi bất chính từ 30.000.000 đồng trở lên, nhưng vì nguyên nhân ngoài ý muốn mà người cho vay chưa thu lợi bất chính hoặc đã thu lợi bất chính dưới 30.000.000 đồng, thì bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo khung hình phạt tương ứng với tổng số tiền thu lợi bất chính mà họ nhằm đạt được. Việc xác định số tiền thu lợi bất chính được thực hiện theo hướng dẫn tại Điều 6 Nghị quyết này. Khi quyết định hình phạt, Tòa án áp dụng Điều 15 và khoản 3 Điều 57 của Bộ luật Hình sự về phạm tội chưa đạt.

Lãi suất bao nhiêu gọi là cho vay nặng lãi năm 2024

Đối với các trường hợp cho vay nặng lãi sẽ bị xử phạt hành trình theo quy định của pháp luật

Với các đối tượng cho vay nặng lãi, lãi cao là một trong những mục tiêu hàng đầu. Tuy nhiên, cũng cần hiểu rõ và tuân thủ nghiêm những quy định về lãi suất nếu không muốn vướng phải sai phạm, gánh chịu chế tài của pháp luật.

Cùng tìm hiểu sâu hơn ở những bài viết tiếp theo. Đừng quên theo dõi và cập nhật thêm nhiều thông tin hữu ích khác trên trang web của chúng tôi. Khi cần, hãy liên hệ với chúng tôi để được hướng dẫn chi tiết hơn: [email protected]

Lãi suất bao nhiêu thì là nặng lãi?

Trường hợp lãi suất theo thỏa thuận vượt quá lãi suất giới hạn được quy định tại khoản này thì mức lãi suất vượt quá không có hiệu lực. Theo quy định trên, cho vay với lãi suất vượt quá 100%/năm được xem là cho vay nặng lãi.

Lãi suất cho vay cao nhất là bao nhiêu?

Căn cứ theo Điều 468 Bộ luật Dân sự 2015 quy định về lãi suất cho vay như sau: - Lãi suất vay do các bên thỏa thuận. Trường hợp các bên có thỏa thuận về lãi suất thì lãi suất theo thỏa thuận không được vượt quá 20%/năm của khoản tiền vay, trừ trường hợp luật khác có liên quan quy định khác.

Vay ngân hàng 100 triệu mỗi tháng trả bao nhiêu?

Nếu người dân vay 100 triệu đồng tại SCB, tổng số tiền gốc và lãi phải trả của khách hàng là 104.808.220 đồng (tức hơn 104 triệu đồng). Trong đó, tổng lãi phải trả là 4.808.220 đồng. Theo công cụ tính toán tham khảo của SCB, số tiền gốc phải trả hàng tháng là 8.333.333 đồng.

Cho vay bao nhiêu là phạm luật?

Lãi suất suất cao nhất mà pháp luật quy định trên tháng là: 5 lần x 1,666% = 8,33% (mức lãi suất bạn áp dụng cho vay là 4%/tháng). Như vậy, khi mức lãi suất cao hơn lãi suất cao nhất pháp luật quy định 5 lần trở lên thì cầu thành tội cho vay nặng lãi theo pháp luật hình sự.