Lá cờ euro có bao nhiêu ngôi sao

8 đồng kim loại với các mệnh giá 1, 2, 5, 10, 20, 50 cent và 1, 2 euro chỉ có chung một mặt. Trên mặt kia, mỗi quốc gia đều được phép đưa lên những hình ảnh đặc trưng của nước mình. Chẳng hạn, Hy Lạp khôi phục một trong những biểu tượng trong nền văn minh huy hoàng qua hình ảnh con cú, Áo chọn nhạc sĩ thiên tài Mozart, Italy chọn đại văn hào Dante...

Lá cờ euro có bao nhiêu ngôi sao

Hình ảnh cổng chào và 12 ngôi sao.

Tiền giấy euro có các mệnh giá 5, 10, 20, 50, 100, 200, 500 euro. Mặt trước mỗi tờ bạc in hình một cổng chào thể hiện tinh thần mở cửa và hợp tác của châu Âu, ngoài ra còn có 12 ngôi sao biểu tượng cho 12 nước thành viên khối đồng tiền chung. Mặt sau tờ bạc có hình những chiếc cầu thể hiện mối quan hệ gần gũi và tinh thần hợp tác chặt chẽ giữa các cư dân châu Âu, cũng như giữa châu Âu với toàn thế giới. Mỗi tờ bạc đều in cờ EU, dòng chữ BCE, ECB, EZB, EKT, EKP (Ngân hàng Trung ương châu Âu) và chữ ký của Chủ tịch Ngân hàng Trung ương châu Âu Wim Duisenberg.

Cách kiểm tra đơn giản

Lá cờ euro có bao nhiêu ngôi sao

Soi ra ngoài sáng có các hình mờ.

Giấy in tiền rất dai, hơi cứng. Khi cầm tờ bạc soi ra ngoài ánh sáng, xuất hiện các hình mờ, đường bảo vệ. Dưới ánh đèn, dải ngũ sắc sẽ phát sáng, do vậy bạn có thể nhìn thấy biểu tượng đồng euro và mệnh giá bên trong dải sáng. Khi nhìn thẳng, mệnh giá tiền có màu tím, nhưng khi nhìn nghiêng thì có màu xanh hoặc nâu.

Khi soi dưới máy chiếu, các sợi bảo vệ có màu đỏ, xanh da trời hoặc xanh lá cây; cờ EU và chữ ký của Chủ tịch Ngân hàng trung ương châu Âu từ màu xanh da trời đổi thành màu xanh lá cây; 12 ngôi sao màu vàng chuyển thành màu da cam...

* Xin cho biết ý nghĩa lá cờ chung của Liên minh châu Âu, có phải thêm một nước gia nhập Liên minh châu Âu là có thêm một ngôi sao vàng trên lá cờ? Phạm Bích Hường, Thanh Ba, Phú Thọ

 

Lá cờ châu Âu không những là biểu tượng cho sự Liên hiệp các nước Âu châu mà còn nói lên từng thành phần và lý lịch của mỗi nước. Một vòng tròn gồm những ngôi sao vàng tượng trưng cho sự liên kết và sự hài hòa giữa các dân tộc Âu châu. Số ngôi sao không liên hệ gì với số quốc gia hợp thành. 12 ngôi sao tượng trưng cho sự hoàn hảo, trọn vẹn và nhất quán, cũng như lá cờ sẽ giữ mãi không đổi cho dù số thành viên có tăng lên. Năm 1955, Liên hiệp Âu châu chỉ hiện diện dưới dạng Cộng đồng Âu châu cho vụ than đá và thép và chỉ có  6 thành viên. 

Tuy nhiên có một tổ chức kết hợp một số lớn thành viên, đó là Hội đồng Âu châu đã được thành lập mấy năm trước đó. Hội đồng Âu châu bảo vệ quyền công dân và khuyến khích nền văn hóa Âu châu. Hội đồng Âu châu tìm một hình tượng trưng sau nhiều cuộc tranh luận, kết quả là một vòng tròn gồm 12 ngôi sao vàng trên nền  xanh da trời đậm. Theo nhiều truyền thống,12 là một con số trượng trưng cho sự trọn vẹn, nó còn tượng trưng cho 12 tháng của một năm, 12 số trên mặt đồng hồ. Còn vòng tròn, là  biểu tượng cho sự nhất thể. Sau đó Hội đồng Âu châu mời những cơ quan nhà nước chấp nhận hình tượng trưng này và năm 1983 Quốc hội Âu châu đã chấp nhận biểu hiệu này. Cuối cùng, năm 1985 lá cờ đã được tất cả những  vị nguyên thủ quốc gia và chính quyền Liên hiệp Âu châu xem như một biểu hiệu chính thức của Hội liên hiệp, lúc bấy giờ được gọi là Cộng đồng Âu châu. Từ đầu năm 1986, lá cờ này dùng làm biểu hiệu cho các quốc gia Âu châu.

* Cháu thường nghe nói đến Big Bang mà không hiểu có phải đó là thời điểm tạo ra vũ trụ hay không?

Đào Thị Huyền, Ý Yên, Nam Định

Big Bang là vụ nổ lớn. Lý thuyết vụ nổ lớn được đưa ra dựa trên cơ sở của các thành tựu của lý thuyết và thực nghiệm. Về mặt thực nghiệm, năm 1910, nhà khoa học Vesto Slipher và sau này là Carl Wilhelm Wirtz đã xác định rằng hầu hết các tinh vân hình xoáy ốc đang rời xa Trái Đất, nhưng họ không nhận ra ý nghĩa của việc này, họ cũng không nhận ra được là các tinh vân đó là các thiên hà ở ngoài Ngân Hà của chúng ta. Cũng vào những năm 1910, lý thuyết tương đối rộng của Albert Einstein thừa nhận một vũ trụ không tĩnh tại. Năm 1927, một thầy tu dòng tên người Bỉ là Georges Lemaitre đưa ra các phương trình dựa trên các quan sát về sự lùi xa của các tinh vân hình xoáy ốc, và giả thiết rằng vũ trụ bắt đầu từ một "vụ nổ" của một "nguyên tử nguyên thủy" mà sau này gọi là "vụ nổ lớn".

Năm 1929, Edwin Hubble đã đưa ra các cơ sở thực nghiệm cho lý thuyết của Lemaitre. Hubble chứng minh rằng, các tinh vân hình xoáy ốc là các thiên hà và ông đo khoảng cách giữa chúng bằng các ngôi sao Cepheid. Ông phát hiện ra rằng các thiên hà đang rời ra xa chúng ta theo tất cả các hướng với vận tốc tỷ lệ với khoảng cách giữa chúng. Sự giãn nở này được gọi là định luật Hubble. Do sự giới hạn của nguyên lý vũ trụ, định luật Hubble gợi ý rằng vũ trụ đang giãn nở.

Điều này cho phép hai khả năng trái ngược nhau có thể xảy ra. Khả năng thứ nhất là lý thuyết về vụ nổ lớn của của Lemaitre, và sau đó được George Gamow mở rộng là đúng. Khả năng thứ hai là vũ trụ tuân theo mô hình trạng thái dừng của Fred Hoyle, trong đó, vật chất được tạo ra khi các thiên hà chuyển động ra xa khỏi nhau. Theo mô hình của Hoyle, vũ trụ gần như không đổi theo thời gian. Thực ra chính Hoyle là người đã đặt tên cho lý thuyết của Lemaitre một cách mỉa mai trên một chương trình của đài BBC vào năm 1949 là "vụ nổ lớn".

Để hiểu rõ hơn về Big Bang và về vũ trụ bạn nên tìm đọc cuốn Vũ trụ huyền diệu của GS.TS Nguyễn Quang Riệu - Giám đốc nghiên cứu danh dự của Trung tâm Nghiên cứu khoa học Quốc gia Pháp. Sách do NXB Thanh niên mới phát hành năm 2008, 186 trang, giá 40 000đ.