Kinh nguyệt ra ở đâu

Ngày đèn đỏ đến mỗi tháng nhưng nhiều bạn nữ không biết tại sao lại có kinh nguyệt. Vậy tại sao con gái có kinh nguyệt hay kinh nguyệt là gì? Cùng tìm hiểu nhé!

Tại sao lại có kinh nguyệt?

Kinh nguyệt là gì? Kinh nguyệt là hiện tượng bong lớp niêm mạc tử

Kinh nguyệt ra ở đâu

Ngoài việc chuẩn bị kiến thức và tâm lý thoải mái, bạn gái chúng mình nhớ chú ý tìm hiểu và chọn loại băng vệ sinh phù hợp. Để bắt đầu kì hành kinh nhẹ nhàng, bạn gái có thể thử Băng vệ sinh Kotex Thảo Dược. Đây là tuyệt chiêu được hội chị em tin dùng bởi sự kết hợp của 9 loại thảo dược quý cùng màng kháng khuẩn tự nhiên giúp ngăn chặn vi khuẩn và khử mùi hiệu quả. Các chiết xuất từ hoa cúc, bạc hà, tinh dầu gừng… còn giúp giảm đau bụng và điều hòa kinh nguyệt nữa đó! Còn gì tuyệt vời hơn một ''trợ thủ'' vừa thấm hút tốt lại nâng niu làn da, khử mùi và điều hòa kinh nguyệt đúng không? Ngoài ra, Kotex còn có Kotex Cho Ngày Nhiều có khả năng thấm hút gấp 1.5 lần thông thường nhưng vẫn mỏng nhẹ mềm mại đó! Bạn có thể tìm hiểu kĩ hơn về em í tại: nha!

Bạn gái cần thay băng vệ sinh sau 4-6 tiếng sử dụng (hoặc khi cảm thấy băng đã đầy) và vệ sinh cô bé thật kĩ càng. Nhớ là rửa tay trước khi vệ sinh và chỉ vệ sinh ở xung quanh vùng âm đạo, tránh thọc sâu và nhớ lau khô sau khi vệ sinh bạn nhé!

Cách theo dõi chu kỳ kinh nguyệt

Việc theo dõi chu kỳ kinh nguyệt giúp bạn dự đoán thời gian hành kinh của tháng kế tiếp, từ đó có sự chuẩn bị chu đáo, tránh những trường hợp khó xử ngoài ý muốn.

  • Bước 1: Đánh dấu ngày hành kinh đầu tiên của bạn, đây được tính là ngày bắt đầu của chu kỳ kinh.

  • Bước 2: Đánh dấu ngày hành kinh của tháng tiếp theo, đây được tính là ngày kết thúc của chu kỳ kinh.

  • Bước 3: Thông qua 2 bước trên, bạn sẽ biết được chu kỳ kinh nguyệt của mình dài ngắn như thế nào. Cứ như thế đánh dấu và theo dõi hàng tháng để biết chu kỳ ổn định hay bất thường.

  • Bước 4: Việc theo dõi chu kỳ kinh nên diễn ra liên tục trong vòng 6 tháng để tính được chu kỳ kinh trung bình, thời gian đèn đỏ diễn ra và ngày rụng trứng.

Tham khảo: Cách tính ngày rụng trứng cho chu kì kinh nguyệt 35-40 ngày

Kinh nguyệt ra ở đâu

Dấu hiệu nhận biết tới ngày đèn đỏ

Một số dấu hiệu báo hiệu bạn sắp tới tháng như đau bụng dưới, đau lưng, mệt mỏi, căng tức vùng ngực, đau đầu, buồn nôn, có thể tiêu chảy. Nếu tình trạng này diễn ra quá sức chịu đựng hay quá nặng, bạn nên tìm đến sự trợ giúp của bác sĩ. Các bác sĩ sẽ chỉ định thuốc giúp bạn giảm các triệu chứng trên. Cố gắng vận động nhẹ nhàng để máu huyết lưu thông, đừng nằm một chỗ vì chỉ khiến cơ thể mệt mỏi hơn. Xoa bóp hay chườm nóng bụng dưới và lưng cũng giúp bạn xoa dịu cơn đau.

Tham khảo: Dấu hiệu có kinh trước 1 tuần

Nhận biết chu kỳ kinh nguyệt bình thường

Chu kỳ kinh nguyệt được xem là bình thường khi chu kỳ kinh dao động trong khoảng 28 - 30 ngày, máu kinh đỏ tươi, ngày hành kinh từ 2 - 7 ngày.

Nếu ngày hành kinh kéo dài hơn 7 ngày hoặc ngắn hơn 3 ngày, lượng máu kinh quá ít hay quá nhiều, máu kinh màu đen kèm các cục máu đông bất thường, chu kỳ kinh ngắn hơn 21 ngày hoặc dài hơn 35 ngày, kinh nguyệt bị ngưng từ 6 tháng trở lên,...thì đó là các dấu hiệu kinh nguyệt không đều mà bạn gái cần quan tâm, thăm khám để điều trị kịp thời.

Tham khảo: Những nguyên nhân gây chậm kinh bạn gái nên biết

Các hiện tượng kinh nguyệt thường gặp

Một số hiện tượng kinh nguyệt thường gặp ở bạn gái trong độ tuổi sinh sản bao gồm:

  • Chậm kinh: Kinh nguyệt có thể đến trễ từ 3 - 4 ngày, tuy nhiên nếu trễ từ 7 - 10 ngày thì được xem là bất thường. Trong trường hợp bạn gái có quan hệ tình dục thì nên thử thai để xem mình có mang thai không nhé.

  • Có kinh sớm: Kinh nguyệt đến sớm 2 - 3 ngày so với chu kỳ bình thường. Trong một số trường hợp, kinh nguyệt đến sớm 7 ngày và bạn gái có thể có kinh 2 lần trong 1 tháng.

  • Rong kinh: Kinh nguyệt kéo dài hơn 1 tuần

Vô kinh: bao gồm vô kinh nguyên phát và vô kinh thứ phát. Vô kinh nguyên phát là khi bạn gái chưa có hiện tượng kinh nguyệt dù đã qua 18 tuổi. Vô kinh thứ phát là khi bạn gái mất kinh liên tục trong vòng 3 tháng hoặc hơn dù trước đó kinh nguyệt đều đặn.

Kinh nguyệt ra ở đâu
Kinh nguyệt ra ở đâu

Tác giả: Hoa Vũ Cập nhật: 13/05/2022Tham vấn y khoa: Bác sĩ Lê Thị Mỹ Duyên

Kinh nguyệt ra ở đâu
Kinh nguyệt ra ở đâu

Phụ nữ mê shopping hơn khi đang trong kỳ kinh nguyệt, đàn ông mê mùi hương tự nhiên của cơ thể của phái đẹp khi họ đang trong thời kỳ rụng trứng… Còn rất nhiều điều bất ngờ về “ngày đèn đỏ” mà giới khoa học vừa công bố.

Việc theo dõi chu kỳ kinh nguyệt sẽ giúp bạn biết thời gian rụng trứng, mất kinh hoặc chảy máu kinh nguyệt ngoài ý muốn. Ngoài ra, kỳ kinh nguyệt của phụ nữ còn tiết lộ nhiều sự thật thú vị về sức khỏe giới tính, ham muốn tình dục và nhiều điều bất ngờ khác.

Dưới đây là một số thông tin hữu ích về chu kỳ kinh nguyệt, kỳ hành kinh mà bạn nên biết.

1. Kỳ kinh nguyệt là gì hay tới tháng là gì?

Tới tháng là gì hay đến tháng là gì hay con gái tới tháng là sao? “Tới tháng” hay “đến tháng” là cách gọi dân gian thay thế cho kỳ kinh nguyệt ở phụ nữ. Kỳ kinh nguyệt là giai đoạn máu kinh thoát ra ngoài cùng với niêm mạc tử cung, sau khi trứng rụng nhưng không được thụ tinh. Quá trình này sẽ gây chảy máu qua âm đạo, thường kéo dài khoảng 3-5 ngày và khác nhau ở mỗi người phụ nữ.

Chu kỳ kinh nguyệt cung cấp một loại hóa chất quan trọng giữ cho cơ thể khỏe mạnh được gọi là hormone. Thời gian hành kinh cũng là bước chuẩn bị sẵn sàng cho quá trình thụ tinh, mang thai ở mỗi chu kỳ. Sự dao động của nồng độ hormone trong cơ thể có vai trò kiểm soát chu kỳ kinh nguyệt.

Vậy chu kỳ kinh nguyệt tính từ ngày nào? Cách tính chu kỳ kinh nguyệt như thế nào? Thời gian hành kinh không nhất thiết phải cùng một ngày mỗi tháng vì một chu kỳ được tính từ ngày đầu tiên của kỳ kinh trước cho đến ngày cuối cùng liền kề của ngày xuất hiện kinh nguyệt đầu tiên của kỳ tiếp theo. Nhiều người thường thắc mắc chu kỳ kinh nguyệt bao nhiêu ngày hay chu kỳ bao nhiêu ngày là bình thường? Thật ra, chu kỳ kinh nguyệt trung bình là 28 ngày. Chu kỳ dao động khoảng 21-35 ngày ở phụ nữ trưởng thành và 21-45 ngày ở thanh thiếu niên trẻ. Có những người có chu kỳ kinh nguyệt 30 ngày nhưng cũng có nhiều người có chu kỳ kinh nguyệt 35-40 ngày.

2. Thế nào là chu kỳ kinh nguyệt bình thường?

Kinh nguyệt là một tình trạng sức khỏe bình thường mà mọi người phụ nữ đều sẽ trải qua do ảnh hưởng nội tiết tố. Trong nửa đầu của chu kỳ, nồng độ hormone nữ estrogen bắt đầu tăng.

Estrogen đóng một vai trò quan trọng đối với sức khỏe, đặc biệt là giúp xương chắc khỏe đến khi bạn già đi. Estrogen cũng làm cho niêm mạc tử cung (dạ con) phát triển và dày lên.

Tử cung chính là nơi nuôi dưỡng phôi thai nếu hiện tượng thụ tinh diễn ra. Đồng thời khi lớp niêm mạc của tử cung đang phát triển, một hay nhiều trứng trong buồng trứng bắt đầu trưởng thành. Vào khoảng ngày thứ 14 của chu kỳ kinh 28 ngày, trứng trưởng thành được phóng thích khỏi buồng trứng đi vào vòi trứng, quá trình này được gọi là sự rụng trứng.

Hãy đọc thêm: 8 dấu hiệu sắp rụng trứng rõ ràng nhất

Trứng sau khi rụng sẽ di chuyển qua ống dẫn trứng đến tử cung. Nồng độ hormone tăng lên giúp nội mạc tử cung dày lên chuẩn bị cho quá trình mang thai. Bạn có nhiều khả năng thụ thai vào thời điểm rụng trứng hoặc trong 24 giờ sau thời điểm rụng trứng nếu có quan hệ tình dục mà không áp dụng các biện pháp ngừa thai. Lưu ý là tùy vào chu kỳ kinh nguyệt ngắn hoặc dài mà thời điểm rụng trứng sẽ diễn ra vào trước hay sau ngày thứ 14 của chu kỳ.

Bạn sẽ thụ thai khi trứng được thụ tinh với tinh trùng và làm tổ thành công tại thành tử cung. Nếu trứng không được thụ tinh, nồng độ hormone sẽ giảm, niêm mạc của tử cung sẽ bong ra và bị đào thải ra khỏi cơ thể cùng trứng không được thụ tinh tạo nên kỳ kinh nguyệt.

Ngoài ra, bạn hãy nhớ rằng việc sử dụng một số phương pháp ngừa thai, chẳng hạn như thuốc tránh thai hay vòng tránh thai có thể ảnh hưởng đến “ngày đèn đỏ”. Khi gần mãn kinh, chu kỳ kinh của bạn có thể trở nên không đều đặn. Tuy nhiên, bạn nên đi khám khi nhận thấy bất kỳ điều gì bất thường để phòng ngừa ung thư cổ tử cung.

3. Thế nào là chu kỳ kinh nguyệt không đều?

Thật tuyệt vời nếu chu kỳ kinh nguyệt của bạn vẫn diễn ra đều đặn và bình thường. Tuy nhiên, một số phụ nữ sẽ gặp phải những tình trạng như máu kinh ra quá nhiều hay quá ít, kinh không đều, đau bụng kinh dữ dội hay mất kinh. Những điều này có thể là dấu hiệu cảnh báo những bất thường của kinh nguyệt và bạn cần đi khám. Chu kỳ kinh nguyệt không bình thường có thể có nhiều nguyên nhân khác nhau, bao gồm:

  • Căng thẳng, bệnh tật
  • Tuổi tác ảnh hưởng đến phụ nữ đang trong độ tuổi sinh sản
  • Tác dụng phụ của các loại thuốc tránh thai
  • Rối loạn ăn uống, giảm cân đột ngột hoặc tập thể dục quá sức gây rối loạn kinh
  • Đang mang thai hoặc cho con bú
  • Hội chứng buồng trứng đa nang (PCOS)
  • Suy buồng trứng
  • Bệnh viêm vùng chậu (PID)
  • U xơ tử cung
  • Có các u nhỏ hoặc bị dày lên của lớp niêm mạc tử cung
  • Tuyến giáp hoạt động quá mức hoặc cường giáp
  • Sẹo nặng (dính) của lớp niêm mạc của tử cung, một tình trạng gọi là hội chứng Asherman.

4. Chu kỳ kinh không đều ảnh hưởng tới khả năng thụ thai

Chu kỳ kinh nguyệt không đều có thể khiến cho việc thụ thai của bạn sẽ trở nên khó khăn hơn. Nếu thời kỳ kinh nguyệt của phụ nữ diễn ra không đều, thời điểm bạn có khả năng thụ thai cao nhất cũng sẽ không ổn định. Điều này có thể khiến bạn gặp khó khăn trong việc xác định thời điểm quan hệ tình dục để có thai. Ngoài nguy cơ có thể là dấu hiêu cảnh báo vô sinh, kinh nguyệt không đều cũng có thể là dấu hiệu của các bệnh phụ khoa nguy hiểm khác.

Nếu muốn tăng cơ hội thụ thai, hãy quan hệ khi bạn nhận thấy “cô bé” của mình ẩm ướt và có chất nhờn trơn trong hai hoặc nhiều ngày. Bạn có thể áp dụng một cách dễ hơn là vẫn quan hệ bình thường trong suốt chu kỳ kinh nguyệt.

Một số phụ nữ sử dụng bộ dụng cụ xác định rụng trứng hoặc phần mềm tính ngày rụng trứng để xác định thời gian sinh sản phù hợp nhất. Bộ dụng cụ này có khả năng tính toán được ngày đỉnh của hoàng thể tố(luteinising hormone, viết tắt là LH) – đây là một loại kích thích tố kích thích rụng trứng. Bằng việc sử dụng bộ dụng cụ này, bạn có thể tính ngày mà trứng có khả năng rụng nhất trong chu kỳ.

5. Thời điểm rụng trứng làm cho bạn trở nên hấp dẫn

Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng lượng hormone testosterone của nam giới bị ảnh hưởng bởi mùi hương tự nhiên của cơ thể phụ nữ, đặc biệt là khi phái nữ đang trong kỳ rụng trứng. Trong một thử nghiệm, nam giới được cho cảm nhận mùi hương từ áo của phụ nữ trong từng giai đoạn khác nhau của chu kỳ. Kết quả cho thấy chiếc áo của phụ nữ trong thời kỳ rụng trứng khiến đàn ông có mức kích thích tố sinh dục nam trung bình cao hơn so với những người chỉ ngửi những chiếc áo của phụ nữ ở thời điểm bình thường khác.

Hormone progesterone là hormone sinh dục nữ, giúp ổn định chu kỳ kinh nguyệt và giúp chuẩn bị cho cơ thể trước khi mang thai. Nồng độ progesterone tăng trong thời kỳ rụng trứng và mang thai. Do đó, bạn có thể thấy ham muốn dâng cao vào thời điểm rụng trứng.

7. Nhu cầu mua sắm tăng cao khi tới kỳ kinh

Phụ nữ thường có xu hướng sa đà vào nhu cầu mua sắm nhiều hơn vào khoảng 10 ngày trước khi kỳ kinh của họ diễn ra. Trong khảo sát với 500 phụ nữ về thói quen của bản thân khi đến kỳ kinh, gần 2/3 phụ nữ thừa nhận rằng họ đã mua rất nhiều thứ vào giai đoạn gần cuối chu kỳ. Họ xem đây là một cách xả stress để làm dịu đi hội chứng tiền kinh nguyệt.

8. Lượng máu mất do chu kỳ khoảng 30ml đến 118ml

Tổng lượng máu trung bình đã bao gồm phần máu đông cơ thể bị mất trong chu kỳ là vào khoảng 45ml. Nếu tổng lượng máu bằng 237ml hoặc nhiều hơn (biểu hiện qua việc bạn phải thay băng vệ sinh thường xuyên, trung bình khoảng 1 miếng/trong 1-2 giờ) thì đó có thể là dấu hiệu bất thường và bạn cần được đi kiểm tra ngay.

9. Bạn vẫn có khả năng thụ thai nếu quan hệ trong kỳ kinh nguyệt

Liệu kỳ kinh nguyệt và khả năng thụ thai có mối liên quan tới nhau không? Thực tế khả năng thụ thai nếu quan hệ trong kỳ kinh rất hiếm xảy ra, nhưng vẫn có khả năng vì tinh trùng có thể sống bên trong tử cung của bạn khoảng 5 ngày. Khả năng có thai cao nhất khi bạn quan hệ vào những ngày cuối của kỳ hành kinh.

10. Kỳ kinh nguyệt có thể ảnh hưởng đến giọng nói của bạn

Một nghiên cứu được đăng trên tờ Ethology cho rằng chỉ thông qua giọng nói mà nam giới có thể biết được phụ nữ có đang trong kỳ kinh hay không. Họ cho biết khi đang trong kỳ kinh, giọng nói của phụ nữ thường nghe dữ và gằn hơn bình thường. Việc phát ra giọng nói có mối liên quan tương đối chặt chẽ đến sinh lý. Các tế bào ở thanh quản và âm đạo tương đối giống nhau và cho ra những thụ thể hormone giống nhau.

Hãy nhớ rằng, việc theo dõi chu kỳ kinh nguyệt và thời kỳ hành kinh có thể giúp bạn biết được đâu là dấu hiệu bình thường và bất thường của cơ thể. Nếu bạn nhận thấy mình đang phải đối mặt với những hiện tượng bất thường của “ngày đèn đỏ”, hãy đi khám sớm nhé.

Các bài viết của Hello Bacsi chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.