Kiểm soát cân nặng trong y tế là gì năm 2024

Thừa cân và béo phì là tình trạng xảy ra khi mỡ được tích luỹ trong cơ thể một cách quá mức và không bình thường, gây ảnh hưởng đến sức khỏe. Thừa cân, béo phì là yếu tố nguy cơ chính của nhiều bệnh mạn tính bao gồm tiểu đường, bệnh tim mạch và ung thư. Nếu như trước đây gánh nặng của thừa cân, béo phì chỉ ở các nước phát triển thì hiện nay đây đang là vấn đề nghiêm trọng đối với các nược chậm phát triển và đang phát triển.

  • Đánh giá thừa cân, béo phì:

Chỉ số BMI [Body Mass Index] hay còn gọi là chỉ số khối cơ thể, là một chỉ số đơn giản được sử dụng rộng rãi để để đánh giá thừa cân/béo phì. Chỉ số BMI được tính dựa trên chiều cao và cân nặng, áp dụng cho nam và nữ trưởng thành. BMI = Cân nặng/ [Chiều cao]2 [trong đó, cân nặng đơn vị tính là kg và chiều cao, đơn vị tính là m].

Theo tiêu chuẩn của của Bộ Y tế Việt nam, BMI bình thường là từ 18,5–22,9 kg/m2, thừa cân khi BMI từ 23 – 24,9 kg/m2 và BMI từ 25 kg/m2 trở lên là béo phì, trong đó béo phì độ 1 khi BMI từ 25-29,9kg/m2 và độ 2 là từ 30kg/m2 trở lên.

Theo tiêu chuẩn của WHO thì BMI bình thường là từ 18,5 – 24,9 kg/m2, thừa cân khi BMI từ 25 – 29,9 kg/m2 và BMI từ 30 kg/m2 trở lên là béo phì, trong đó béo phì độ 1 khi BMI từ 30- 34,9kg/m2 và độ 2 là từ 35 – 39,9kg/m2 và độ 3 là từ 40 kg/m2 trở lên.

Bên cạnh chỉ số BMI, chỉ số vòng eo là thông số giúp đánh giá lượng mỡ trong nội tạng [có giá tiên lượng nguy cơ cao hơn lượng mỡ dưới da]. Vị trí đo vòng bụng chuẩn là mức tương ứng với điểm giữa tính từ mào chậu trước đến xương sườn thấp nhất, đo ở tư thế đứng. Có 2 ngưỡng vòng bụng được Hội Tim mạch Châu Âu áp dụng rộng rãi [theo khuyến cáo của WHO ] là:

  • Vòng bụng ≥ 94 cm ở nam và ≥80 cm ở nữ là ngưỡng cần khuyến cáo không được để tăng cân thêm nữa.
  • Vòng bụng ≥ 102 cm ở nam và ≥88 cm ở nữ là ngưỡng cần khuyến nghị phải giảm cân.

Các nghiên cứu phân tích [meta-analysis] cho thấy cả BMI và chỉ số vòng bụng đều có liên quan với biến cố tim mạch và đái tháo đường typ 2 ở mức mạnh mẽ và ngang nhau. Do vậy trong thực hành lâm sàng hàng ngày chỉ số BMI được ưu tiên sử dụng rộng rãi. Chỉ số vọng bụng nên cân nhắc sử dụng để xác định người có nguy cơ rối loạn chuyển hóa cao hơn.

  • Mục tiêu và phương pháp giảm cân:

Nguy cơ mắc bệnh tim mạch tăng lên tuyến tính với BMI và các thông số khác về đánh giá lượng mỡ của cơ thể. Tuy nhiên, một điểm cần lưu ý là: nguy cơ tử vong do mọi nguyên nhân lại tăng lên khi BMI 5% trọng lượng cơ thể ban đầu, giúp giảm huyết áp ở người có tăng huyết áp, giúp cải thiện rối loạn lipit máu và đường huyết [theo ACC/AHA 2019].

Mặc dù chế độ ăn uống, tập thể dục và điều chỉnh hành vi là phương pháp điều trị chính cho tình trạng thừa cân và béo phì, nhưng các phương pháp này thường không thành công trong điều trị lâu dài.

Hội Tim mạch Châu âu [ESC] và Hội Tim mạch Hoa Kỳ [ACC/AHA] đều thống nhất là: Điều trị nội khoa bằng Orlistat và/hoặc bằng phẫu thuật tạo hình làm nhỏ dạ dày là những phương pháp được chỉ định điều trị và có hiệu quả, giúp giảm biến cố. Phân tích gộp gần đây cho thấy phẫu thuật tạo hình làm nhỏ dạ dày làm giảm nguy cơ nhồi máu cơ tim, đột quỵ, biến cố tim mạch và tỉ lệ tử vong so với nhóm không phẫu thuật.

Các chuyên gia y tế cho biết, thuật ngữ là kiểm soát cân nặng hay còn được gọi là cân nặng lý tưởng, tức là cân nặng phù hợp, không thừa, không thiếu. Chúng ta đã quen với "thừa cân, béo phì" và nó làm ảnh hưởng không chỉ là cơ thể đẹp mà còn gia tăng một số bệnh lý liên quan đến chuyển hóa như tăng huyết áp, đái tháo đường, rối loạn chuyển hóa lipid,... Ngược lại, người có cân nặng quá thấp cũng có thể gặp những bệnh lý liên quan đến quá trình loãng xương.

Vì vậy, để duy trì sức khỏe tốt, một cơ thể khoẻ mạnh, cần phải duy trì và kiểm soát cân nặng hiệu quả và không stress.

Tuy nhiên, hàng loạt thách thức mà chúng ta hay gặp trong quá trình kiểm soát cân nặng có thể kể đến như: Làm cách nào để có đủ lượng protein cần thiết cho cơ thể? Xây dựng chế độ dinh dưỡng và tập luyện ra sao để tránh lượng calo dư thừa? Làm thế nào để có cảm giác no lâu? Đâu là cách để tránh lượng chất béo xấu? Cách nào dung nạp đủ lượng Vitamin và muối khoáng theo khuyến nghị?

Chế độ ăn lành mạnh, cân bằng và nguyên tắc cân bằng năng lượng

Đối với nhiều người, kiểm soát cân nặng dường như là điều bất khả thi do cuộc sống bận rộn và chế độ ăn uống thiếu lành mạnh.

Để giảm cân thì có người ăn rau thay cho cả 3 bữa ăn chính, có người nhịn ăn liên tục và chỉ ăn một buổi duy nhất trong ngày, thậm chí có người loại bỏ hoàn toàn món ăn có chất đạm. Ngược lại, để tăng cân, có người ăn liên tục các thức ăn có nhiều đạm, chất béo; có người tăng gấp đôi khẩu phần ăn trong các buổi ăn chính.

Tuy nhiên, theo các chuyên gia, một chế độ ăn lành mạnh, cân bằng và áp dụng nguyên tắc cân bằng năng lượng mới là phương pháp kiểm soát cân nặng an toán nhất.

Ghi nhớ nguyên tắc cân bằng năng lượng để kiếm soát cân nặng hiệu quả.

Thế nào là ăn uống lành mạnh?

Chế độ ăn uống lành mạnh, tức là ăn đa dạng các thức ăn khác nhau để cung cấp cho cơ thể những dưỡng chất cần thiết giúp duy trì sức khỏe, cải thiện tâm trạng, có năng lượng. Đồng thời bổ sung đầy đủ cho cơ thể các dưỡng chất cần thiết: Chất đạm, chất bột đường, chất béo, vitamin và chất khoáng.

Một chế độ ăn lành mạnh, cân bằng, nghĩa là chế độ dinh dưỡng đó có thể cung cấp các nhu cầu dinh dưỡng cơ bản cho cơ thể. Trong đó, chất đạm giúp hình thành và duy trì cơ bắp. Chất bột đường cung cấp nguồn năng lượng chính cho cơ thể. Chất béo chưa bão hòa giúp hỗ trợ và duy trì một trái tim khỏe mạnh. Các Vitamin và khoáng chất giúp quá trình tăng trưởng và phát triển. Axit béo Omega-3 cho trái tim và bộ não khỏe mạnh và duy trì chức năng khỏe mạnh của đôi mắt, các khớp, da, tóc và hệ miễn dịch. Chất xơ hỗ trợ quá trình đào thải tự nhiên của các chất cạn bã và độc hại. Nước cho quá trình hydrat hóa – chuyển hóa, giúp các cơ quan hoạt động ổn định

Nguyên tắc cân bằng năng lượng là gì?

Một nguyên tắc quan trọng trong việc kiểm soát cân nặng hiệu quả đó là việc cân bằng giữa năng lượng đưa vào và năng lượng tiêu hao phù hợp với nhu cầu của từng đối tượng.

Trong đó, năng lượng đưa vào, hay còn gọi là năng lượng tiêu thụ, từ các thực phẩm hằng ngày mà chúng ta ăn hoặc uống. Còn lượng calo tiêu hao của cơ thể thông qua các hoạt động hàng ngày được gọi là năng lượng tiêu hao.

Dinh dưỡng cho duy trì cân nặng: Tổng năng lượng tiêu thụ [đưa vào] sẽ bằng với năng lượng tiêu hao. Dinh dưỡng cho giảm cân thì tổng năng lượng tiêu thụ [đưa vào] sẽ nhỏ hơn năng lượng tiêu hao – cơ thể sẽ sử dụng năng lượng dư thừa đang tích trữ trong cơ thể cho các hoạt động, sẽ giúp giảm cân. Và đối với một số đối tượng bị gầy, thiếu dinh dưỡng thì tổng năng lượng tiêu thụ [đưa vào] sẽ lớn hơn năng lượng tiêu hao.

Thay vì phải chuẩn bị một bữa ăn đủ chất, cân đối mất rất nhiều thời gian, đặc biệt là đối với những người bận rộn, có thể lựa chọn thực phẩm bổ sung dinh dưỡng. Nhưng lưu ý phải chọn đúng nhóm thực phẩm mà cơ thể cần, bữa ăn thay thế để giảm năng lượng hay tăng cơ,… Khi sử dụng nên dùng đều, dùng vừa đủ và lựa chọn các sản phẩm uy tín trên thị trường.

Chủ Đề