Khỏi ngữ là gì

Khởi ngữ là một trong những kiến thức mà chúng ta sẽ được học trong chương trình ngữ văn lớp 9. Vậy khởi ngữ là gì? Chúng đóng vai trò gì trong câu và dấu hiệu để nhận biết thành phần câu này ra sao? Đừng bỏ qua bài viết đầy đủ ngay sau đây của muahangdambao.com các bạn nhé!

Khởi ngữ là gì?

Theo định nghĩa được học trong bài khởi ngữ lớp 9 thì khởi ngữ là thành phần thường đứng trước chủ ngữ của câu để nêu rõ vấn đề được nhắc đến trong câu. Đứng trước khởi ngữ thường sẽ có một số từ như là đối với, với, về…

Định nghĩa của khởi ngữ văn 9 như thế nào?

Khởi ngữ thường có 2 tác dụng chính đó chính là ý nghĩa nhấn mạnh và ý nghĩa nêu lên chủ đề của câu nói. Nếu như nó được xác định là đảm nhận 1 chức năng cú pháp nào đó trong câu thì nó sẽ mang ý nghĩa nhấn mạnh, thứ yếu là mang ý nghĩa về chủ đề sự tình. Còn trong trường hợp ngược lại nếu không thể xác định được nó có đảm nhận một chức năng cụ thể trong câu hay không thì khởi ngữ chủ yếu nêu lên chủ đề của sự tình và ý nghĩa nhấn mạnh chỉ là phụ mà thôi.

Tác dụng của khởi ngữ là gì?

Trong quá trình chuẩn bị soạn văn 9 khởi ngữ chúng ta cũng cần tìm hiểu đến tác dụng của thành phần này. Trong Tiếng Việt, điều mà người ta quan tâm hay chú trọng nhất đó chính là tính mạch lạc cũng như sự trôi chảy trong câu văn, lời nói.

Ngữ pháp Việt Nam thật sự vô cùng đa dạng và phong phú, câu từ sắc sảo, với nhiều biện pháp nghệ thuật được áp dụng trong câu. Bởi vậy, để nói vào một vấn đề nào đó thì người Việt rất ít khi đi thẳng vào câu chuyện như người phương Tây, chính vì thế mà nhiều người cho rằng người Việt nói vòng vo.

Thực tế, có những chuyện chúng ta không thể nói 1 cách thẳng thắn nên sẽ tìm cách uyển chuyển để dẫn dắt câu chuyện, bắt đầu câu chuyện một cách khôn ngoan nhất, sau đó vào vấn đề một cách hợp lý nhất nhờ vào khởi ngữ. Qua đây chúng ta có thể thấy rằng khởi ngữ thường có 2 tác dụng chính đó là nhấn mạnh và nêu lên chủ đề của câu chuyện.

Khởi ngữ sẽ giúp bạn bắt đầu câu chuyện một cách nhẹ nhàng trước, không quá vội vã vào thẳng vấn đề, để người nghe chuẩn bị tinh thần sẵn sàng đón nhận vấn đề hay 1 sự việc nào đó mà người nói muốn bày tỏ.

Ngoài ra khởi ngữ còn giúp người nói thể hiện được rõ ý muốn của mình, có liên hệ mật thiết với các thành phần chính của câu, cùng nhau tạo nên sự nổi bật cho ý nghĩa của câu. Thật vậy, bạn sẽ thích nghe câu có thành phần khởi ngữ hơn là một câu chỉ có mỗi thành phần chính.

Khởi ngữ giúp cuộc đối thoại trở nên dễ chịu hơn

Ví dụ: “Với tất cả những gì thuộc về em, tôi luôn luôn trân trọng và yêu thích nó.” Đọc câu này lên, bạn sẽ cảm thấy rằng nó đem đến cho bạn 1 ngữ điệu nhẹ nhàng, hấp dẫn, lôi cuốn hơn nhưng ý nghĩa vẫn được giữ nguyên vẹn bởi các thành phần chính trong câu.

Xem thêm: Trợ từ là gì? Thán từ là gì trong Tiếng Việt? cho ví dụ và bài tập áp dụng

Dấu hiệu để nhận biết được khởi ngữ là gì?

Khởi ngữ hay còn được gọi với cái tên khác là đề ngữ, vì vậy trong nhiều bài thi, đề thi có nhắc đến thì các bạn học sinh cũng cần hết sức lưu ý. Dưới đây là một số dấu hiệu nhận biết chính xác, cụ thể:

  • Thường đứng trước chủ ngữ hoặc là đứng ở đầu câu.
  • Nó thường được kết hợp với các quan hệ từ như còn, với, đối với, và…
  • Nó có thể đứng tách biệt hoặc liên kết trực tiếp với thành phần trong câu. Khi khởi ngữ có quan hệ với câu thì nó có thể lặp lại y nguyên hoặc một từ thay thế khác.
  • Sau khởi ngữ có thể có trợ từ là  “thì” hoặc phải bổ sung dấu phẩy và đưa bổ ngữ lên làm khởi ngữ khi đề bài yêu cầu chuyển câu.

Ví dụ: Tôi đã đọc cuốn tiểu thuyết trinh thám này.

Ta  sẽ chuyển về dạng câu có chứa khởi ngữ là:

-> Về cuốn tiểu thuyết trinh thám này, tôi đã đọc nó rồi.

-> Hoặc “Quyển tiểu thuyết này thì tôi đã đọc rồi”.

Các dạng bài tập có liên quan đến khởi ngữ

Những đoạn được gạch chân chính là thành phần khởi ngữ

Khi học khởi ngữ soạn bài chúng ta sẽ bắt gặp rất nhiều bài tập, sau đây là một số dạng bài cụ thể mà các bạn học sinh có thể tham khảo:

Dạng 1: Xác định thành phần khởi ngữ trong câu

  1. Về sự nhanh trí thì nó là nhất.
  2. Nhìn cảnh ấy mọi người đều rơi nước mắt, còn tôi, tôi cảm thấy như có bàn tay vô hình đang bóp nghẹt tim mình.
  3. Vâng! Anh nói đúng! Đối với chúng mình thì đó là hạnh phúc rồi.
  4. Người đàn ông ấy, thuốc không hút, rượu cũng không uống.

Dạng 2: Viết lại câu bằng cách chuyển phần in đậm trong câu thành bộ phận khởi ngữ.

Bạn Vũ chơi đàn rất điêu luyện.

⇒ Về chơi đàn, Vũ rất điêu luyện.

Tôi cứ ở nhà tôi, làm việc của tôi,  ăn cơm gạo tôi mua.

⇒ Còn tôi, tôi sẽ ở nhà, làm việc và nấu cơm ăn.

Tớ đọc kỹ nội dung này rồi nhưng vẫn chưa làm được.

⇒ Đọc thì đọc rồi  nhưng làm thì tớ vẫn chưa làm được.

Trên đây là những thông tin hữu ích về khởi ngữ, tác dụng cũng như cách nhận biết chúng trong câu. Mong rằng đã giúp các bạn học sinh thuận lợi hơn trong quá trình làm bài và đạt điểm số cao nhất nhé!

Chủ Đề