Trách vấn là gì

Chất vấn là quyền hỏi và yêu cầu phải giải thích rõ ràng của đại biểu [đại biểu Quốc hội, đại biểu Hội đồng nhân dân] đối với các chức danh được các đại biểu bầu, phê chuẩn ra trước phiên họp toàn thể của cơ quan đại diện để trả lời về sự thi hành chính sách quốc gia hoặc một vấn đề hiện thời đối với quốc gia; trong trường hợp cần điều tra thì đối với Quốc hội, có thể quyết định cho trả lời trước Uỷ ban Thường vụ Quốc hội hoặc tại kì họp sau của Quốc hội hoác cho trả lời bằng văn bản.

Một trong những đặc điểm của chất vấn là qua thủ tục chất vấn tạo ra một cuộc thảo luận của cơ quan đại diện, trong đó tất cả các đại biểu có mặt đều có quyền tham dự. Kết quả của thủ tục chất vấn có ý nghĩa chế tài, thường bằng một nghị quyết của kì họp ở mức độ có thể thoả mãn đối với câu trả lời của người bị chất vấn; ngược lại, có thể đặt vấn đề bất tín nhiệm đối với cơ quan chất vấn.

Trong các văn bản pháp luật thuật ngữ này được sử dụng khá phổ biến, như Luật tổ chức Hội đồng nhân dân và Uỷ ban nhân dân, Luật tổ chức Quốc hội, các luật bầu cử... Về mặt giải thích chính thức, lần đầu tiên trong lịch sử lập pháp Việt Nam, thuật ngữ “chất vấn" được giải thích trong Luật hoạt động giám sát của Quốc hội [Luật số 05/2003/QH11 ngày 17.6.2003]. Theo đó, Điều 2 [giải thích thuật ngữ] khoản 3 quy định: “Chất vấn là một hoạt động giám: Ễ sát, trong đó đại biểu Quốc hội nên những vấn đề thuộc trách nhiệm của Chủ tịch nước, Chủ tịch Quốc hội, Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng và các thành viên khác của Chính phủ, Chánh án Toà án nhân dân tối cao, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao và yêu cầu những người này trả lời”.

2. Quyền chất vấn

Chất vấn là một hình thức giám sát trực tiếp của Quốc hội, được quy định tại Điều 80 của Hiến pháp 2013 và được cụ thể hóa tại Điều 32 Luật Tổ chức Quốc hội.

- Theo Hiến pháp 2013:

Điều 80.

1. Đại biểu Quốc hội có quyền chất vấn Chủ tịch nước, Chủ tịch Quốc hội, Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng và các thành viên khác của Chính phủ, Chánh án Tòa án nhân dân tối cao, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Tổng Kiểm toán Nhà nước.

2. Người bị chất vấn phải trả lời trước Quốc hội tại kỳ họp hoặc tại phiên họp Ủy ban thường vụ Quốc hội trong thời gian giữa hai kỳ họp Quốc hội; trong trường hợp cần thiết, Quốc hội, Ủy ban thường vụ Quốc hội cho trả lời bằng văn bản.

3. Đại biểu Quốc hội có quyền yêu cầu cơ quan, tổ chức, cá nhân cung cấp thông tin, tài liệu liên quan đến nhiệm vụ của cơ quan, tổ chức, cá nhân đó. Người đứng đầu cơ quan, tổ chức hoặc cá nhân có trách nhiệm trả lời những vấn đề mà đại biểu Quốc hội yêu cầu trong thời hạn luật định.

 - Theo Luật tổ chức quốc hội 2014:

Điều 32. Quyền chất vấn

1. Đại biểu Quốc hội có quyền chất vấn Chủ tịch nước, Chủ tịch Quốc hội, Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng và các thành viên khác của Chính phủ, Chánh án Tòa án nhân dân tối cao, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Tổng Kiểm toán nhà nước.

2. Người bị chất vấn phải trả lời trước Quốc hội tại kỳ họp Quốc hội hoặc tại phiên họp Ủy ban thường vụ Quốc hội trong thời gian giữa hai kỳ họp Quốc hội; trường hợp cần thiết, Quốc hội, Ủy ban thường vụ Quốc hội cho trả lời bằng văn bản.

3. Trường hợp đại biểu Quốc hội chưa đồng ý với nội dung trả lời chất vấn thì có quyền chất vấn lại tại phiên họp của Quốc hội, của Ủy ban thường vụ Quốc hội hoặc gửi chất vấn bằng văn bản đến người bị chất vấn.

Chính vì vậy, chất vấn có vai trò rất quan trọng, tác động lớn đến hiệu lực, hiệu quả hoạt động giám sát tối cao của Quốc hội.

Theo đó, chất vấn là quyền hỏi và yêu cầu phải giải thích rõ ràng của đại biểu [đại biểu Quốc hội, đại biểu Hội đồng nhân dân] đối với các chức danh được các đại biểu bầu, phê chuẩn ra trước phiên họp toàn thể của cơ quan đại diện để trả lời về sự thi hành chính sách quốc gia hoặc một vấn đề hiện thời đối với quốc gia; trong trường hợp cần điều tra thì đối với Quốc hội, có thể quyết định cho trả lời trước Uỷ ban Thường vụ Quốc hội hoặc tại kì họp sau của Quốc hội hoác cho trả lời bằng văn bản.

3. Hoạt đồng chất vấn và trả lời chất vấn của Quốc hội

Điểm mới trong quy định của pháp luật về chất vấn và trả lời chất vấn thể hiện ở các điểm sau:

Mở rộng quyền chất vấn của đại biểu Quốc hội

Hiến pháp năm 2013 đã mở rộng quyền chất vấn của Đại biểu quốc hội đối với Tổng Kiểm toán nhà nước và khẳng định trách nhiệm của người bị chất vấn “phải trả lời trước Quốc hội tại kỳ họp hoặc tại phiên họp Ủy ban thường vụ Quốc hội trong thời gian giữa hai kỳ họp Quốc hội”.

Pháp luật cũng quy định rõ về quyền chất vấn lại của Đại biểu quốc hội: “Trường hợp Đại biểu quốc hội không đồng ý với nội dung trả lời chất vấn thì có quyền chất vấn lại để người bị chất vấn trả lời”; đồng thời, yêu cầu những người khác có trách nhiệm liên quan phải tham dự phiên họp và trả lời chất vấn của Đại biểu quốc hội về vấn đề thuộc trách nhiệm của mình, cùng những người bị chất vấn.

Bên cạnh hoạt động chất vấn trực tiếp tại kỳ họp Quốc hội và phiên họp Ủy ban thường vụ Quốc hội, Đại biểu quốc hội còn có quyền “gửi chất vấn bằng văn bản đến người bị chất vấn”. Trường hợp Đại biểu quốc hội gửi chất vấn trực tiếp bằng văn bản đến người bị chất vấn thì chậm nhất là 20 ngày kể từ ngày chất vấn, người bị chất vấn phải trả lời bằng văn bản cho người chất vấn, đồng thời gửi đến Ủy ban thường vụ Quốc hội.

Như vậy, pháp luật về chất vấn và trả lời chất vấn đã mở rộng quyền chất vấn của Đại biểu quốc hội; giảm bớt quy định về trình tự, thủ tục Đại biểu quốc hội phải thực hiện để “được” trả lời chất vấn; tăng cường trách nhiệm của các đối tượng bị chất vấn trong việc “phải” trả lời chất vấn của Đại biểu quốc hội.

4. Quy định về nhóm vấn đề chất vấn

Pháp luật quy định Ủy ban thường vụ Quốc hội trình Quốc hội quyết định “nhóm vấn đề chất vấn và người bị chất vấn”. Việc lấy nhóm vấn đề chất vấn làm trọng tâm sẽ là cơ sở để Quốc hội quyết định người bị chất vấn phù hợp hơn, đồng thời, có thể yêu cầu những người có trách nhiệm liên quan cùng tham gia trả lời làm sáng tỏ hơn vấn đề chất vấn.

Nhóm vấn đề chất vấn được lựa chọn theo ba tiêu chí:

- Một là, vấn đề bức xúc, nổi lên trong đời sống kinh tế – xã hội của đất nước, được nhiều Đại biểu quốc hội, cử tri quan tâm, vấn đề có dấu hiệu vi phạm pháp luật, vấn đề đã được người bị chất vấn trả lời bằng văn bản nhưng Đại biểu quốc hội không đồng ý, được Ủy ban thường vụ Quốc hội đồng ý trình Quốc hội xem xét cho trả lời tại kỳ họp Quốc hội.

- Hai là, không chất vấn những vấn đề đã có trong nghị quyết về chất vấn và nghị quyết giám sát chuyên đề của Quốc hội, Ủy ban thường vụ Quốc hội trong thời gian 12 tháng tính đến thời điểm chất vấn.

- Ba là, phù hợp với tổng thời gian tổ chức phiên họp chất vấn.

Pháp luật cũng quy định, người bị chất vấn được lựa chọn phù hợp với nhóm vấn đề chất vấn, có trách nhiệm trả lời trực tiếp, đầy đủ vấn đề mà Đại biểu quốc hội đã chất vấn, không được uỷ quyền cho người khác trả lời thay.

5. Quy định nghị quyết về chất vấn

Quy định việc Quốc hội xem xét, thông qua nghị quyết về chất vấn tại phiên bế mạc kỳ họp là một điểm hoàn toàn mới. Trước đây, pháp luật quy định: Chỉ khi xét thấy cần thiết, Quốc hội mới ra nghị quyết về việc trả lời chất vấn và trách nhiệm của người bị chất vấn.

Hiện nay, pháp luật đã quy định rõ, nội dung của nghị quyết về chất vấn phải đề cập những vấn đề cơ bản như: đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn, trách nhiệm của người bị chất vấn, những hạn chế, bất cập và nguyên nhân liên quan đến vấn đề chất vấn; thời hạn khắc phục hạn chế, bất cập; trách nhiệm thi hành của cơ quan, cá nhân; trách nhiệm báo cáo kết quả thực hiện nghị quyết về chất vấn.

Pháp luật yêu cầu các cơ quan, cá nhân bị chất vấn [thành viên Chính phủ, Tòa án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Kiểm toán Nhà nước…] phải trình bày báo cáo về việc thực hiện các nghị quyết về chất vấn tại kỳ họp cuối năm của năm giữa nhiệm kỳ và năm cuối nhiệm kỳ; các cơ quan của Quốc hội [Hội đồng Dân tộc, các Ủy ban] phải tiến hành thẩm tra việc thực hiện các nghị quyết về chất vấn của các cơ quan, cá nhân nêu trên thuộc lĩnh vực phụ trách.

6. Quy định về thời gian chất vấn

- Về thời gian chất vấn và trả lời chất vấn:

Pháp luật quy định cụ thể thời gian nêu chất vấn của Đại biểu quốc hội không quá 02 phút; thời gian người bị chất vấn trả lời chất vấn của một đại biểu không quá 05 phút. Quy định về thu gọn thời gian nêu câu hỏi chất vấn và trả lời chất vấn nhằm mục đích tăng số Đại biểu quốc hội tham gia chất vấn và bố trí được nhiều người trả lời chất vấn hơn. Ngoài ra, quy định này cũng nhằm bảo đảm nâng cao chất lượng các câu hỏi và câu trả lời chất vấn, bởi vì người hỏi và người trả lời nếu muốn sử dụng khoảng thời gian nêu chất vấn và trả lời chất vấn ngắn như vậy một cách hiệu quả thì phải nghiên cứu, nắm chắc tình hình, hỏi và trả lời đi vào trọng tâm, trọng điểm, hạn chế vòng vo.

- Thời gian tổ chức chất vấn:

Thời gian chất vấn ít nhất là 03 ngày tại kỳ họp hằng năm, ít nhất là 04 ngày tại kỳ họp cuối năm của năm giữa nhiệm kỳ và năm cuối nhiệm kỳ. Như vậy, thời gian dành cho hoạt động chất vấn và trả lời chất vấn đã được quy định cụ thể và theo hướng tăng hơn.

Ủy ban thường vụ Quốc hội tổ chức 02 phiên chất vấn/năm [phiên họp tháng 3 và phiên họp tháng 8], trừ năm chuyển giao giữa hai nhiệm kỳ Quốc hội. Thời gian chất vấn ít nhất là 01 ngày tại mỗi phiên họp.

- Thời gian gửi báo cáo thực hiện kết quả chất vấn:

Pháp luật quy định cụ thể hơn thời gian phải gửi báo cáo về việc thực hiện nghị quyết của Quốc hội về chất vấn, các vấn đề đã hứa tại các kỳ họp trước đến Đại biểu quốc hội và Ủy ban thường vụ Quốc hội của người đã trả lời chất vấn là “chậm nhất 20 ngày trước ngày khai mạc kỳ họp”; đồng thời yêu cầu đăng tải các báo cáo này trên Cổng thông tin điện tử của Quốc hội. Quy định này tạo điều kiện để theo dõi, đánh giá việc thực hiện trách nhiệm chính trị của Chính phủ trước Quốc hội, từ đó tạo áp lực cho Chính phủ phải cố gắng thực hiện tốt hơn chức trách của mình.

Mọi vướng mắc bạn vui lòng trao đổi trực tiếp với bộ phận luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài 24/7 gọi số: 1900.6162 hoặc gửi qua email: [email protected] để nhận được sự tư vấn, hỗ trợ từ Luật Minh Khuê.

Chủ Đề