Khoa điều trị tích cực là gì năm 2024

Y học chăm sóc tích cực là chuyên ngành điều trị những bệnh nhân có tình trạng bệnh nặng nhất. Những bệnh nhân này được điều trị tốt nhất trong một đơn vị hồi sức tích cực [ICU] với những nhân viên có kinh nghiệm. Một số bệnh viện duy trì các đơn vị riêng biệt cho các nhóm bệnh nhân đặc biệt [ví dụ: bệnh nhân tim, cấy ghép, chấn thương, phẫu thuật, thần kinh, nhi khoa hoặc trẻ sơ sinh]. Các đơn vị hồi sức tích cực có tỷ lệ điều dưỡng trên bệnh nhân cao nhằm cung cấp dịch vụ chăm sóc tích cực với cường độ cao, bao gồm điều trị và theo dõi các thông số chức năng sống.

Bản quyền © 2024 Merck & Co., Inc., Rahway, NJ, USA và các chi nhánh của công ty. Bảo lưu mọi quyền.

Khoa Hồi sức tích cực của bệnh viện đa khoa được bố trí cơ sở vật chất và trang thiết bị như thế nào? Nhân lực khoa Hồi sức tích cực của bệnh viện đa khoa được quy định như thế nào? Trên đây là thắc mắc của anh Trí Nhân tại Hà Nội.

Khoa Hồi sức tích cực của bệnh viện đa khoa có chức năng phối hợp với khoa Cấp cứu tham gia cấp cứu ngoài bệnh viện không?

Căn cứ theo Điều 11 Quy chế Cấp cứu, Hồi sức tích cực và Chống độc Ban hành kèm theo Quyết định 01/2008/QĐ-BYT quy định như sau:

Chức năng, nhiệm vụ của khoa Hồi sức tích cực
1. Khoa Hồi sức tích cực là khoa lâm sàng có nhiệm vụ tiếp tục điều trị và chăm sóc tích cực những người bệnh của khoa Cấp cứu và của các khoa lâm sàng trong bệnh viện chuyển đến.
2. Phối hợp với khoa Cấp cứu tham gia cấp cứu ngoài bệnh viện và tại bệnh viện trong tình huống xảy ra cấp cứu hàng loạt, cấp cứu thảm hoạ.
3. Phối hợp cùng với khoa Cấp cứu hỗ trợ chuyên môn cho hệ thống cấp cứu tại các khoa khác trong bệnh viện.
4. Trường hợp người bệnh nặng vượt quá khả năng chuyên môn thì hội chẩn, mời tuyến trên hỗ trợ hoặc chuyển người bệnh.
5. Khoa hồi sức tích cực của bệnh viện đa khoa hạng I, hạng đặc biệt
- Là tuyến cuối cùng tiếp nhận và xử trí các bệnh nhân vượt quá khả năng điều trị từ tuyến dưới chuyển đến;
- Phối hợp với các bệnh viện tuyến cuối khác trong việc hội chẩn và điều trị người bệnh;
- Phối hợp với các trường đại học, cao đẳng, trung học y đào tạo bác sĩ, điều dưỡng chuyên ngành hồi sức tích cực.
- Nghiên cứu khoa học và chỉ đạo chuyên khoa cho tuyến dưới.

Chức năng và nhiệm vụ của khoa Hồi sức tích cực được quy dịnh cụ thể trên. Như vậy, khoa Hồi sức tích cực có chức năng phối hợp với khoa Cấp cứu tham gia cấp cứu ngoài bệnh viện và tại bệnh viện trong tình huống xảy ra cấp cứu hàng loạt, cấp cứu thảm hoạ.

Khoa Hồi sức tích cực của bệnh viện đa khoa [Hình từ Internet]

Khoa Hồi sức tích cực của bệnh viện đa khoa được bố trí cơ sở vật chất và trang thiết bị như thế nào?

Căn cứ theo khoản 1 Điều 13 Quy chế Cấp cứu, Hồi sức tích cực và Chống độc Ban hành kèm theo Quyết định 01/2008/QĐ-BYT quy định như sau:

Cơ sở vật chất, trang thiết bị, nhân lực khoa Hồi sức tích cực
1. Cơ sở vật chất, trang thiết bị
a] Khoa hồi sức tích cực được bố trí liên hoàn và hợp lý tạo điều kiện thuận lợi cho công tác chăm sóc và điều trị tích cực người bệnh;
b] Khoa Hồi sức tích cực có: buồng bệnh thông thường, buồng bệnh cách ly, buồng bệnh vô khuẩn, buồng thủ thuật, buồng để các phương tiện, máy móc, dụng cụ, nơi chuẩn bị đồ ăn cho người bệnh, nơi rửa dụng cụ…
c] Thuốc, trang bị thiết bị y tế, phương tiện phục vụ người bệnh:
- Hệ thống cung cấp oxy trung tâm;
- Hệ thống khí nén và hút trung tâm;
- Điện ưu tiên và nguồn điện dự phòng;
- Hệ thống nước sạch, vô trùng, nước nóng;
- Giường bệnh chuyên dùng cho hồi sức cấp cứu có hệ thống báo gọi;
- Hệ thống máy theo dõi liên tục;
- Các phương tiện phục vụ chẩn đoán, theo dõi tại giường [máy chụp X quang, điện tim, siêu âm, xét nghiệm nhanh, đèn gù...];
- Các phương tiện phục vụ điều trị [máy truyền dịch, bơm tiêm điện, máy hô hấp nhân tạo xâm nhập và không xâm nhập, bóng Ambu, hệ thống hút liên tục, máy sốc điện, máy tạo nhịp tim, các máy lọc máu ngoài thận, nội soi: phế quản, thực quản dạ dày...];
- Phương tiện vận chuyển bệnh nhân [xe cáng, xe đẩy, bình oxy nhỏ, máy thở dùng trong vận chuyển,...];
- Thuốc hồi sức cấp cứu theo danh mục được giám đốc phê duyệt.
...

Theo quy định trên, khoa Hồi sức tích cực được bố trí liên hoàn và hợp lý tạo điều kiện thuận lợi cho công tác chăm sóc và điều trị tích cực người bệnh;

Khoa Hồi sức tích cực có: buồng bệnh thông thường, buồng bệnh cách ly, buồng bệnh vô khuẩn, buồng thủ thuật, buồng để các phương tiện, máy móc, dụng cụ, nơi chuẩn bị đồ ăn cho người bệnh, nơi rửa dụng cụ…

Thuốc, trang bị thiết bị y tế, phương tiện phục vụ người bệnh của khoa Hồi sức tích cực được quy định cụ thể trên.

Nhân lực khoa Hồi sức tích cực của bệnh viện đa khoa được quy định như thế nào?

Căn cứ theo khoản 2 Điều 13 Quy chế Cấp cứu, Hồi sức tích cực và Chống độc Ban hành kèm theo Quyết định 01/2008/QĐ-BYT quy định như sau:

Cơ sở vật chất, trang thiết bị, nhân lực khoa Hồi sức tích cực
...
2. Nhân lực
a] Đội ngũ cán bộ bác sĩ, điều dưỡng, hộ lý được đào tạo về nghiệp vụ chuyên môn hồi sức tích cực, chống độc;
b] Cán bộ làm công tác hồi sức tích cực, chống độc thường xuyên được đào tạo bổ sung và cập nhật kiến thức mới.

Thế nào là khoa Hồi sức tích cực?

Khoa Hồi sức cấp cứu [còn gọi là khoa Hồi sức tích cực & Chống độc, viết tắt ICU] là đơn vị cấp cứu, hồi sức và chăm sóc tích cực cho những bệnh nhân nguy kịch, giữa lằn ranh sự sống – cái chết như: Sốc, suy hô hấp, suy đa cơ quan, suy thận, suy gan, hôn mê, nhiễm trùng huyết nặng, ngộ độc cấp,…

Phòng điều trị tích cực là gì?

Chăm sóc tích cực, ICU [Intensive Care Unit], hay còn gọi chăm sóc đặc biệt, là khu vực điều trị cho các bệnh nhân nặng, có đội ngũ bác sỹ, y tá chuyên khoa theo dõi thường xuyên từng bệnh nhân. Tại đây, máy móc được sử dụng để theo dõi mọi chỉ số của bệnh nhân, từ nhịp tim, thân nhiệt đến tỉ lệ oxy trong máu.

Khoa Hồi sức tích cực chống độc tiếng Anh là gì?

Khoa HSTC-CĐ [Department Of Intensive Care And Poisoning Control]

Phòng hồi sức đặc biệt là gì?

ICU là nơi đặc biệt trong bệnh viện nhằm điều trị, chăm sóc đặc biệt nhằm duy trì sự sống cho bệnh nhân bị bệnh hay chấn thương nghiêm trọng. Các phòng ICU này luôn được theo dõi liên tục và chặt chẽ bởi đội ngũ y bác sĩ chuyên môn.

Chủ Đề