Ăn vào buồn nôn là bệnh gì năm 2024

Nhiều người khi ăn rất ngon miệng nhưng khi ăn xong có triệu chứng buồn nôn khó chịu khiến họ thường băn khoăn lo lắng. Vậy ăn xong buồn nôn là bệnh gì? Bạn đọc có thể tìm hiểu các nguyên nhân gây nên triệu chứng này trong bài viết dưới đây để có thông tin chi tiết.

Menu xem nhanh:

1. Ăn xong buồn nôn là bệnh gì?

1.1. Dị ứng hoặc ngộ độc thực phẩm

Với một số thực phẩm cơ thể bị kích ứng khiến dạ dày co bóp mạnh, theo phản xạ tự nhiên sẽ đẩy thức ăn này ra ngoài qua đường miệng. Đó là lý do bạn có cảm giác buồn nôn sau khi ăn xong. Một số thực phẩm hay bị dị ứng như hải sản, đậu phộng, trứng, sữa, cá… mọi người cần cảnh giác trong việc lựa chọn thực đơn.

1.2. Ký sinh trùng

Trong quá trình ăn uống, vì nhiều lý do khiến vi khuẩn xâm nhập vào cơ thể của bạn gây nhiễm trùng đường tiêu hóa và gây ra triệu chứng buồn nôn, khó chịu.

1.3. Bệnh dạ dày

Ăn xong buồn nôn cũng là dấu hiệu cho biết hệ tiêu hóa của bạn đang gặp vấn đề. Buồn nôn và nôn ói sau khi ăn xong có thể do chức năng tiêu hóa bị suy giảm, niêm mạc dạ dày dễ bị kích thích do một số loại bệnh như viêm loét dạ dày, trào ngược dạ dày… Ngoài buồn nôn kèm theo các triệu chứng khác như chướng bụng, đầy hơi, ợ hơi, ợ nóng, nóng rát vùng ngực, bụng thì có thể bạn đã mắc bệnh trào ngược dạ dày.

Viêm dạ dày, viêm túi mật,,… là nguyên nhân gây nên tình trạng buồn nôn sau ăn

1.4. Bệnh túi mật

Ăn xong cảm thấy buồn nôn là triệu chứng có thể liên quan đến bệnh lý về túi mật như viêm túi mật, sỏi mật. Người bệnh có thể nôn trong khi ăn hoặc sau bữa ăn, kèm theo đau bụng phía trên bên phải.

1.5. Viêm tụy

Sau khi ăn xong, người bệnh cảm thấy chướng bụng, đầy hơi bất thường, đau tức bụng âm ỉ hoặc dữ dội bên phải phía trên.

2. Giảm triệu chứng buồn nôn sau khi ăn

Triệu chứng buồn nôn sau khi ăn có thể do nhiều nguyên nhân gây ra và chủ yếu là dấu hiệu cảnh báo các bệnh lý đường tiêu hóa. Vì vậy để cải thiện tình trạng này, giảm triệu chứng buồn nôn khó chịu, người bệnh cần đến bệnh viện để được bác sĩ chuyên khoa thăm khám chẩn đoán và tư vấn điều trị đúng cách kịp thời.

Người bệnh cần tới bác sĩ thăm khám để được chẩn đoán chính xác nguyên nhân và điều trị hiệu quả

Ngoài ra, người bệnh cần thay đổi thói quen ăn uống sao cho điều độ, hợp vệ sinh, đảm bảo an toàn và tốt cho sức khỏe: Nên ăn những đồ ăn mềm, dễ tiêu hóa, tránh ăn những đồ ăn lạ, tránh ăn đồ chua cay. Ăn chín uống sôi, chia thành nhiều bữa ăn trong ngày, không ăn quá no, không nằm ngay sau khi ăn.

Ngoài ra, với những bệnh nhân thường có triệu chứng buồn nôn sau khi ăn do dị ứng hoặc ngộ độ thực phẩm cần lựa chọn kĩ lưỡng thực phẩm sạch và chú ý để loại trừ những thực phẩm này trong thực đơn tránh gây tình trạng dị ứng hoặc ngộ độc nguy hại sức khỏe.

Hy vọng thông qua bài viết, bạn đọc có thêm kinh nghiệm để phòng tránh và xử lý những dấu hiệu bất thường của cơ thể ngay tại nhà, bảo vệ sức khỏe cho bản thân và cả gia đình.

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Buồn nôn, cảm giác khó chịu cần phải nôn, biểu hiện nhận thức về kích thích hướng tâm [bao gồm tăng trương lực phó giao cảm] vào trung tâm nôn ở hành tủy. Nôn là quá trình tống mạnh các thành phần có trong dạ dày do co thắt không tự chủ của cơ thành bụng khi cơ thắt tâm vị và cơ thắt thực quản dưới giãn ra.

Nếu một bệnh nhân bất tỉnh hoặc chỉ có ý thức một phần, chất nôn có thể bị hít vào [bị hít phải]. Axit trong chất nôn có thể gây kích ứng nặng ở phổi, gây viêm phổi do hít phải.

Nôn mạn tính có thể dẫn đến tình trạng suy dinh dưỡng, sụt cân và các bất thường về chuyển hóa.

Buồn nôn và nôn xảy ra khi đáp ứng với các điều kiện ảnh hưởng đến trung tâm nôn. Nguyên nhân có thể xuất phát từ đường tiêu hoá [GI] hoặc hệ thần kinh trung ương [CNS] hoặc có thể là kết quả của một số tình trạng toàn thân [ xem Bảng: ].

Các nguyên nhân phổ biến nhất gây buồn nôn và nôn là các nguyên nhân sau:

  • Thuốc
  • Chất độc

Hội chứng nôn có chu kỳ [CVS] là tình trạng bất thường không phổ biến, đặc trưng bởi các cơn nôn dữ dội, riêng rẽ, hoặc đôi khi chỉ có buồn nôn xảy ra ở các khoảng thời gian khác nhau; với tình trạng sức khoẻ bình thường giữa các giai đoạn đó và không có các bất thường về cấu trúc. Hội chứng này phổ biến nhất ở trẻ em [tuổi trung bình khi khởi phát là 5 tuổi] và thường có xu hướng giảm ở tuổi trưởng thành. Nôn theo chu kỳ ở người lớn có thể xảy ra khi sử dụng cần sa lâu dài [cần sa] [hội chứng nôn nhiều kéo dài do cần sa]; nôn có thể thuyên giảm bằng cách tắm nước nóng và hết sau khi ngừng sử dụng cần sa.

Tiền sử của bệnh hiện tại cần phải đưa ra tần suất và thời gian nôn; mối quan hệ của nó với các chất gây khởi phát có khả năng xảy ra như là nuốt phải thuốc hoặc chất độc, chấn thương đầu và sự di chuyển [ví dụ: xe hơi, máy bay, thuyền, các phương tiện giải trí]; và chất nôn có chứa mật không [đắng, vàng xanh] hoặc chứa máu không [chất màu đỏ hoặc màu "cà phê"]. Các triệu chứng quan trọng kèm theo bao gồm có đau bụng và tiêu chảy; lần cuối cùng đại tiện và đánh hơi và có đau đầu, chóng mặt, hoặc cả hai.

Xem xét các hệ thống tìm kiếm các tình trạng rối loạn có triệu chứng như là vô kinh và căng vú [mang thai], tiểu nhiều và khát nhiều [đái tháo đường] và đái máu và đau mạn sườn [sỏi thận].

Bệnh sử trong quá khứ cần phải xác định các nguyên nhân đã biết như là có thai, đái tháo đường, đau nửa đầu, bệnh gan hoặc bệnh thận, ung thư [bao gồm cả thời gian của bất cứ lần hóa trị hoặc xạ trị nào] và phẫu thuật ổ bụng trước đây [có thể gây tắc ruột do dính]. Tất cả các loại thuốc và các chất đã dùng gần đây cần phải được xác định chắc chắn; một số chất nhất định có thể không biểu hiện độc tính cho đến vài ngày sau khi dùng [ví dụ: acetaminophen, một số loại nấm].

Tiền sử gia đình bị nôn tái phát cần phải được ghi nhận.

Các dấu hiệu sinh tồn cần đặc biệt lưu ý là có sốt và các dấu hiệu giảm thể tích máu [ví dụ: nhịp tim nhanh, hạ huyết áp, hoặc cả hai].

Khám toàn thân cần phải tìm xem có vàng da và ban không.

Khi khám bụng, bác sĩ lâm sàng cần phải tìm dấu hiện căng giãn bụng, các vết sẹo mổ; nghe xem có âm thanh và chất lượng của nhu động ruột [ví dụ: bình thường, cao]; gõ xem có bụng chướng không; và sờ để xác định chỗ nhạy cảm đau, các dấu hiệu phúc mạc [ví dụ: phản ứng thành bụng, co cứng thành bụng, phản ứng dội [cảm ứng phúc mạc] và bất kỳ khối nào, cơ quan tăng kích thước, hoặc thoát vị không. Khám trực tràng và khám tiểu khung [đối với phụ nữ] xác định vị trí đau khi sờ vào, các khối, và có máu hay không là rất cần thiết.

Khám thần kinh đặc biệt cần phải lưu ý trạng thái tâm thần, rung giật nhãn cầu, viêm màng não [ví dụ: gáy cứng, dấu hiệu Kernig hoặc dấu hiệu Brudzinski] và các dấu hiệu thị giác trong tăng áp lực nội sọ [ví dụ: phù gai thị, mất nhịp đập tĩnh mạch, liệt dây thần kinh sọ não số 3] hoặc xuất huyết dưới nhện [xuất huyết võng mạc].

Những phát hiện sau đây cần được quan tâm đặc biệt:

  • Dấu hiệu giảm thể tích máu
  • Đau đầu, gáy cứng, hoặc thay đổi trạng thái tâm thần
  • Dấu hiệu phúc mạc
  • Bụng trướng, gõ vang như trống

Nhiều dấu hiệu gợi ý về một nguyên nhân hoặc một nhóm nguyên nhân [xem bảng ].

Nôn xảy ra khi nghĩ đến thức ăn hoặc không liên quan đến ăn uống theo thời gian gợi ý nguyên nhân do tâm lý, cũng như tiền sử cá nhân hoặc gia đình bị buồn nôn và nôn cơ năng. Bệnh nhân cần phải được hỏi về mối liên quan giữa nôn và các biến cố căng thẳng vì họ có thể không nhận ra hoặc thậm chí chấp nhận cảm giác đau buồn vào những thời điểm đó.

Tất cả phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ nên làm xét nghiệm nước tiểu thử thai. Bệnh nhân bị nôn dữ dội, nôn kéo dài hơn 1 ngày, hoặc có dấu hiệu mất nước khi khám cần phải được làm các xét nghiệm khác [ví dụ: điện giải, urea nitrogen máu, creatinine, glucose, phân tích nước tiểu, đôi khi là các xét nghiệm về gan]. Bệnh nhân có dấu hiệu báo động đỏ nên được xét nghiệm phù hợp với các triệu chứng [xem bảng ].

Đánh giá nôn mạn tính thường bao gồm các xét nghiệm được liệt kê ở trên cộng với nội soi đường tiêu hóa trên, X-quang ruột non và các kiểm tra để đánh giá quá trình làm trống dạ dày và nhu động của hang vị - tá tràng.

Điều trị tình trạng cụ thể, bao gồm bù nước. Ngay cả khi không bị mất nước đáng kể, điều trị bằng truyền dịch đường tĩnh mạch [1 L dung dịch muối sinh lý 0,9%, hoặc 20 mL/kg ở trẻ em] thường dẫn đến giảm các triệu chứng. Ở người lớn, nhiều thuốc chống nôn có hiệu quả [ xem Bảng: ]. Lựa chọn thuốc thay đổi theo nguyên nhân và mức độ nặng của các triệu chứng. Thường là dùng theo các hướng dẫn sau:

  • Say tàu xe: Thuốc kháng histamine, miếng dán scopolamine hoặc cả hai
  • Các triệu chứng nhẹ đến trung bình: Prochlorperazine, promethazine hoặc metoclopramide
  • Nôn dữ dội hoặc khó chữa và nôn do hóa trị liệu: Thuốc đối kháng 5-HT3, thuốc đối kháng thụ thể neurokinin-1 [ví dụ: aprepitant]

Chỉ nên dùng các thuốc theo đường tĩnh mạch hoặc dưới lưới trên những bệnh nhân nôn liên tục.

Đối với nôn do tâm lý, trấn an cho thấy nhận thức về cảm giác khó chịu của bệnh nhân và mong muốn làm điều gì đó để làm giảm các triệu chứng, bất kể nguyên nhân nào. Cần phải tránh những bình luận như "không có vấn đề gì cả" hoặc "vấn đề chỉ là cảm xúc thôi". Có thể thử điều trị triệu chứng trong thời gian ngắn bằng thuốc chống nôn. Nếu xử trí trong thời gian dài là cần thiết, điều trị hỗ trợ, đi khám thường xuyên có thể giúp giải quyết vấn đề bên trong.

Nhiều đợt buồn nôn và nôn có nguyên nhân rõ ràng và khám không phát hiện bất thường và chỉ cần điều trị triệu chứng.

Chủ Đề