Khái niệm tam giáo đồng nguyên là gì năm 2024

Tam giáo [三教] chỉ đến ba truyền thống, trường phái tôn giáo và triết học có những ảnh hưởng rất lớn mạnh trong các nước chịu ảnh hưởng mạnh mẽ của nền tảng văn hóa Trung Quốc như Trung Quốc bản thổ của Trung Quốc, Đài Loan [Trung Hoa Dân Quốc], Việt Nam, Triều Tiên và Nhật Bản. Tam giáo cũng được truyền bá rất là sâu sắc và phổ biến ra bên ngoài như là một đặc trưng của văn hóa và triết học phương Đông. Tam giáo gồm có:

  • Nho giáo: còn gọi là đạo Khổng ở Trung Quốc
  • Phật giáo ở Ấn Độ [Thiên Trúc]
  • Lão giáo: còn gọi là Đạo giáo ở Trung Quốc

Tại Việt Nam, cả 3 trường phái tôn giáo nói trên cùng tồn tại, tương tác và ảnh hưởng lẫn nhau tạo nên sự cộng hưởng tín ngưỡng lên văn hóa Việt Nam hiện đại. Công trình nghiên cứu về hiện tượng cộng tính văn hóa của Tam Giáo ở Việt Nam là nghiên cứu đầu tiên trên thế giới về khái niệm cộng tính văn hóa, đây cũng là một trong 3 nghiên cứu khoa học xã hội và nhân văn nổi bật của Việt Nam.

Một nghiên cứu song sinh, có liên quan mật thiết tới hệ thống Tam giáo, cũng như "cộng tính văn hóa" [cultural additivity], được xuất bản năm 2020 cũng góp phần chỉ ra ảnh hưởng lan truyền văn hóa xuyên thế hệ, có nhiều khả năng tác động lên cả nhận thức, quan niệm cũng như hành vi [bạo lực, nói dối]. Trong lĩnh vực quản trị, nghiên cứu từ ĐH Khoa học và Công nghệ Thượng Hải xuất bản năm 2021, cũng sử dụng trực tiếp "Cộng tính văn hóa" trong việc tìm kiếm ảnh hưởng hệ thức xã hội Tam giáo như Trung Quốc lên hành vi và quy tắc chia sẻ quyền lực, và tác động tới vận hành của các doanh nghiệp niêm yết tại Trung Quốc.

Bên cạnh đó, một số học giả dựa trên hệ thống tư tưởng Tam giáo, và hiện tượng "cộng tính văn hóa" còn phát hiện ra tác động lên hành vi phản ứng đương đại cả của cư dân lẫn chính sách, cụ thể trong ứng phó đại dịch COVID-19, chẳng hạn như Small và Blanc, của Đại học New York, năm 2021 trên ấn phẩm Frontiers in Psychiatry, có nhan đề "Sức khỏe tinh thần trong đại dịch COVID-19: Tam giáo và phản ứng của Việt Nam".

Một nghiên cứu của các tác giả University of South Australia, Adelaide, Úc, về những người hoạt động công tác xã hội và vấn đề tính dục thiểu số cho thấy ảnh hưởng trực tiếp liên quan Tam giáo và cộng tính văn hóa thông qua tác động triết lý và ý thức hệ, đăng trên ấn phẩm Qualitative Social Work năm 2021.

Đặc biệt đáng lưu ý, trong một nghiên cứu xuất bản năm 2021, học giả kỳ cựu và có ảnh hưởng lớn của Nhật Bản trong hệ thống quản trị tri thức là Noboru Konno đã sử dụng ý niệm "Cộng tính văn hóa" của hệ thống Tam giáo trong khi xem xét vị trí và ảnh hưởng "vốn tri thức" trong Xã hội 5.0 tương lai.

MỞ ĐẦU...............................................................................................................

  • MỞ ĐẦU...............................................................................................................
  • NỘI DUNG...........................................................................................................
    • I. Khái quát về “Tam giáo đồng nguyên”...........................................................
      • 1. Khái niệm về tôn giáo..............................................................................
      • 1. Khái niệm “Tam giáo đồng nguyên”........................................................
      • 1. Sự xuất hiện của ba tôn giáo tại Việt Nam...............................................
        • 1.3. Nho giáo.............................................................................................
        • 1.3. Phật giáo.............................................................................................
        • 1.3. Đạo giáo.............................................................................................
    • II. Sự tồn tại của “Tam giáo đồng nguyên” trong xã hội Việt Nam....................
      • 1. “Tam giáo đồng nguyên” trong xã hội Việt Nam thời phong kiến...........
      • 1. “Tam giáo đồng nguyên” trong xã hội Việt Nam ngày nay...................
  • KÉT LUẬN.........................................................................................................
  • TÀI LIỆU THAM KHẢO...................................................................................

Việt Nam.

  • Một số đề xuất, kiến nghị trong việc vận dụng Tam giáo đồng nguyên vào cuộc sống và quản lý xã hội ở nước ta.
  • Đối tượng, phạm vi nghiên cứu của đề tài
  • Đối tượng nghiên cứu

Đề tài nghiên cứu về “Hiện tượng tam giáo đồng nguyên trong truyền thống văn hóa Việt Nam”.

  1. Phạm vi nghiên cứu
  2. Phạm vi về không gian: Tại Việt Nam.
  3. Phạm vi về thời gian: từ khi xuất hiện và du nhập vào Việt Nam ảnh hưởng đến xã hội hiện nay.
  4. Phạm vi về lĩnh vực: văn hóa, tín ngưỡng
  5. Phương pháp nghiên cứu của đề tài

Phương pháp nghiên cứu: Đề tài sử dụng phương pháp luận biện chứng duy vật với các phương pháp như: thống nhất logic và lịch sử, phân tích, khái quát và hệ thống hóa.

Phương pháp so sánh: so sánh hiện tượng tam giáo đồng nguyên theo dòng lịch sử [theo tiến trình lịch sử tư tưởng dân tộc, từ Lý-Trần, Lê Sơ đến nay] và thời đại ngày nay.

NỘI DUNG...........................................................................................................

I. Khái quát về “Tam giáo đồng nguyên”...........................................................

1. Khái niệm về tôn giáo..............................................................................

Tôn giáo 1 là niềm tin của con người tồn tại với hệ thống quan niệm và hoạt động bao gồm đối tượng tôn thờ, giáo lý, giáo luật, lễ nghi và tổ chức.

1. Khái niệm “Tam giáo đồng nguyên”........................................................

Tam giáo đồng nguyên là ba tôn giáo gồm: Nho giáo, Phật giáo và Đạo giáo cùng hòa vào làm một. Hiện tượng này phổ biến ở một số nước Á Đông, điển hình là Trung Quốc và Việt Nam. Đào Hoằng Cảnh [456-536] 2 là người đầu tiên đề ra thuyết này với lý lẽ đơn giản rằng ba tôn giáo Phật giáo, Nho giáo, Đạo giáo đều cùng một nguồn gốc là đưa con người đến đỉnh cao của như ý toại nguyện.

1. Sự xuất hiện của ba tôn giáo tại Việt Nam...............................................

1.3. Nho giáo.............................................................................................

Khái quát về Nho giáo “Nho” là danh hiệu chỉ những người có học thức. Nho giáo là hệ thống giáo lý của các nhà Nho nhằm mục đích tổ chức xã hội có hiệu quả. Cơ sở hình thành, ra đời của Nho giáo được định hình từ thời Tây Chu, đặc biệt là với sự đóng góp của Chu Đông Hán. Đến thời Xuân Thu, xã hội loạn ly, Khổng Tử mới phát triển tư tưởng của Chu Công, hệ thống hóa lại và tích cực truyền bá. Nho giáo còn là một học thuyết chính trị. Để làm được điều đó, Nho giáo đào tạo cho những người cai trị kiểu mẫu, lý tưởng đó là quân tử.

Sự du nhập của Nho giáo vào Việt Nam Từ thế kỉ I - thế kỉ X và từ năm 1407 đến 1427 là khoảng thời gian nước ta nằm trong tay đế chế phong kiến Trung Hoa nên sự du nhập của Nho giáo thời

1 Khoản 1 và 5 Điều 2 Luật Tín ngưỡng, tôn giáo năm 2016 2 Về Tam giáo đồng nguyên của Trung Quốc - Học thuật phương Đông

nhân tài giúp nước. Nho giáo lấn chiếm thế mạnh để cuối cùng thì chiếm ưu thế ở triều đình và trong hàng trí thức so với Phật giáo. Giai đoạn này, các khoa thi được mở đều đặn hơn và hỗ trợ đắc lực trong cuộc chiến đấu chống Minh, giải phóng dân tộc của vua Lê Lợi. Năm 1428, Lê Lợi lập Quốc Tử giám ở kinh thành và nhiều trường học ở các đạo. Năm 1483, Lê Thánh Tôn xây dựng lại Văn Miếu và lập nhà Thái học vừa là giảng đường, vừa là thư viện và nơi bảo quản các bản in gỗ quan trọng. Tiếp đến năm 1480, Lê Thánh Tôn dựng bia đá ở Văn Miếu, ghi lý lịch các vị tiến sĩ từ khóa 1442 trở đi. Như thế, Phật giáo lui dần, ít ra trong lĩnh vực, chính trị, văn hóa, còn Nho giáo thì tiến mãi và cung cấp ngày càng đông sĩ tử cho nhà nước phong kiến. Song đến cuối thời Trần, Nho giáo vẫn chưa được người dân Việt chấp nhận hoàn toàn, quần chúng nhân dân vẫn theo Phật giáo, Đạo giáo. Vì vậy tinh thần “tam giáo đồng nguyên” là biểu hiện đặc sắc của nền văn hóa Đại Việt. Đó là sự hội tụ, “chung sống hòa bình” giữa nền văn hóa bản địa của dân tộc với Phật giáo, Nho giáo và Đạo giáo tạo ra một sự thăng bằng trong đời sống tinh thần Việt Nam, đã dẫn đến đặc trưng riêng có ở Việt Nam là “Tam giáo đồng nguyên”, đó là:

  • Nho giáo chi phối con người về mặt lý tính và nghĩa vụ xã hội.
  • Phật giáo chi phối con người về mặt tình cảm, tưởng tượng và ước mơ nhân đạo.
  • Đạo giáo chi phối con người về mặt ý chí khắc phục khó khăn trần thế bằng phương thuật bí ẩn. 1.3. Phật giáo.............................................................................................

Khái quát về Phật giáo Phật giáo ra đời từ thế kỉ VI trước công nguyên tại một vùng đất thuộc phía Bắc Ấn Độ Dương [nay thuộc lãnh thổ Nepal]. Người sáng lập ra Phật giáo là Thái tử Xidacta, pháp hiệu là Thích ca Mâu ni 3 .Toàn bộ tư tưởng, nội dung được

3 Sự ra đời của Phật giáo - Báo Bình Phước

thể hiện trong ba cuốn kinh lớn là Kinh tạng, Luật tạng và Luận tạng. Nói đến Phật giáo trước hết là nói đến tư tưởng vị tha, vị nhân sinh.

Toàn bộ nội dung của Phật giáo được thể hiện ở ba cuốn kinh lớn:

  • Kinh tạng: Bộ sách ghi lại những lời của Thích ca Mâu ni trước khi ông còn sống.
  • Luật tạng: Bộ sách ghi lại những luật lệ, quy tắc khi gia nhập cộng đồng Phật giáo.
  • Luận tạng: Bộ sách do những nhà tư tường Phật giáo đời sau biên soạn, chứa những lời bình luận.

Sự du nhập của Phật giáo vào Việt Nam Phật giáo được truyền vào Việt Nam từ sớm và qua nhiều con đường khác nhau. Theo tài liệu lịch sử, Phật giáo du nhập vào miền bắc Việt Nam bằng đường hải và vào miền nam theo đường bộ. Luy Lâu [Bắc Ninh] thuộc Giao Chỉ trở thành một trung tâm Phật giáo quan trọng. Trong thời kỳ Bắc thuộc, Phật giáo được truyền vào Việt Nam dưới sự cai trị của phong kiến Trung Hoa. Phật giáo bị biến đổi cơ bản, trở nên thực dụng và ít mang tính chất siêu hình hơn, gần gũi và rộng mở hơn với đời sống trần tục. Trong thời kì dựng nước và mở mang bờ cõi về phía nam, Phật giáo có cơ hội được củng cố bởi đại cư dân ở khu vực này đã là tín đồ của dòng Tiểu Thừa trước đó.

2. “Tam giáo đồng nguyên” trong xã hội Việt Nam ngày nay...................

Phật giáo vào thời hậu Lê mất thế đứng so với Nho giáo mà thế kỷ X-XIV là một thời kỳ vô cùng rạng rỡ, Lê Lợi muốn xây dựng một thể chế quân chủ phong kiến, do vậy cần dùng học thuyết Nho gia để phát triển. Phật giáo bị hạn chế từ kiến thiết, nghi lễ và hoạt động xã hội. Tuy không còn được coi trọng như xưa, Phật giáo vẫn lan tỏa trong nhân gian qua tín ngưỡng từ bi, nhân quả, luân hồi... Đến khi Nam-Bắc phân tranh, tình hình xã hội biến đổi, Phật giáo có cơ

Sang thời Tây Sơn, Nho giáo tiếp tục được tôn trọng. Quang Trung hạ chiếu yêu cầu Nguyễn Thiếp phải hướng việc học tập thi cử theo phép của Chu Tử, đồng thời có kế hoạch biên soạn chữ Nôm.

Như vậy, suốt các thời Ngô, Đinh, Lê sơ, Lý, Trần, Hậu Lê, ở Việt Nam tam giáo đều lưu hành, có lúc suy thịnh, đấu tranh nhưng chưa hề có chiến tranh tôn giáo xảy ra như ở một số nước châu Á và châu Âu. Trái lại, tôn giáo đoàn kết với nhau chống giặc ngoại xâm.

1.3. Đạo giáo.............................................................................................

Khái quát về Đạo giáo Đạo giáo còn gọi là Đạo Lão, Đạo gia hay thuyết Lão - Trang, được hình thành trong phong trào nông dân khởi nghĩa vùng Nam Trung Hoa vào thế kỉ II sau công nguyên, cơ sở lý luận của nó là Đạo Gia– triết thuyết do Lão Tử đề xướng và Trang tử hoàn thiện [học thuyết Lão-Trang]. Đây là học thuyết chủ trương sống hòa hợp với thiên nhiên, phù hợp với Đạo [quy luật của trời đất] để bảo tồn “cái tôi” của con người.

Đạo giáo là một trong Tam giáo tồn tại từ thời Trung Quốc cổ đại, song song với Nho giáo và Phật giáo. Ba truyền thống tư tưởng này đã ảnh hưởng rất lớn đến nền tảng văn hoá Trung Quốc. Mặc dù có rất nhiều quan điểm khác biệt nhưng cả ba giáo lý này đã hoà hợp thành một truyền thống. Ảnh hưởng của Tam giáo trong lĩnh vực tôn giáo và văn hoá vượt khỏi biên giới Trung Quốc, được truyền đến các nước lân cận như Việt Nam, Triều Tiên, Đài Loan và Nhật Bản.

Sự du nhập của Đạo giáo vào Việt Nam Cuối thế kỉ thứ II, khi Trung Hoa đại lục trải qua nhiều cuộc bạo loạn, chiến tranh khiến rất đông người phương Bắc chạy xuống phương Nam lánh nạn. Trong số đó có nhiều đạo sĩ Trung Hoa. Các tín ngưỡng bản địa là môi trường để Đạo giáo thâm nhập vào đời sống của cư dân Giao Chỉ. Chính vì sự du nhập đó nên Đạo giáo là một triết lý sống ít được người Việt Nam biết đến

mà chủ yếu được quan niệm như Đạo phù thủy hoặc bùa chú và pháp thuật.

Đạo giáo trong xã hội Việt Nam Thời kỳ Lý – Trần là giai đoạn cực thịnh của Đạo giáo ở Việt nam. Khi đó, Đạo giáo thâm nhập vào cả chốn cung đình, đạo sĩ có chức quan, tham gia vào việc triều chính. Từ thời nhà Lý, các vua bắt đầu tổ chức các cuộc thi tam giáo. Điều này cũng khiến cho Đạo giáo trở nên phổ biến hơn so với lúc trước. Tuy đã xâm nhập vào Đại Việt và cũng được sự trọng thị của triều đình, tuy nhiên Đạo giáo không có đội ngũ đông đảo truyền giảng đạo như Phật giáo và Nho giáo. Do đó Đạo giáo thời Trần không có những tín đồ thực sự, chỉ có một số người tu tiên và các thầy cúng cầu phúc trừ tà trong dân gian vẫn được duy trì. Mặc dù một mặt cấm đoán như vậy, nhưng chính bản thân các vua triều Nguyễn cũng ra lệnh xây dựng một số đền, đạo quán mới của Đạo giáo.

II. Sự tồn tại của “Tam giáo đồng nguyên” trong xã hội Việt Nam....................

2. “Tam giáo đồng nguyên” trong xã hội Việt Nam thời phong kiến...........

Yêu cầu củng cố và xây dựng một quốc gia Đại Việt độc lập, thống nhất, hùng mạnh cả về kinh tế, chính trị, quân sự, văn hóa để chống lại các cuộc xâm lăng của quân Tống thời Lý, giặc Mông - Nguyên thời Trần đã thể hiện mạnh mẽ ý thức dân tộc, lòng yêu nước, tinh thần đoàn kết cùng với các yếu tố triết học, tôn giáo, đạo đức, chính trị - xã hội của Phật giáo, Nho giáo và Đạo giáo đã trở thành những nhân tố tinh thần tiêu biểu ảnh hưởng đến đời sống tinh thần xã hội thời kỳ này nói chung, đến tư tưởng chính trị nói riêng. Chính vì vậy mà hình thành nên quan niệm “Tam giáo đồng nguyên”. Sự dung hòa “Tam giáo” là một thực thể hình thành một cách tự nhiên trong tình cảm và việc làm của người dân và đến thời kỳ Lý - Trần thì được chính quyền công nhận rộng rãi. Dung hòa “Tam giáo” không chỉ trong đời sống xã hội của người dân mà tồn tại trên cả bộ phận bên trên tức bộ phận quý tộc phong kiến.

Trước hết ta gặp sự dung hợp giữa từng hiện tượng văn hoá ngoại sinh với

đương nhiệm quy y hơn cả.

Sự dung hợp tam giáo là một thực thể hình thành một cách tự nhiên trong tình cảm và việc làm của người dân, đến thời Lý- Trần thì được chính quyền công nhận rộng rãi. Triều đình tổ chức những kỳ thi tam giáo để tìm ra những người thông thạo cả ba giáo lý ra giúp nước [vào các năm 1195 và 1247]. Người Việt Nam nhận ra rằng Tam giáo mới trông thì khác nhau nhưng nhìn kỹ thì thấy nhiều khi chỉ là những cách diễn đạt khác nhau về cùng một khái niệm. Có khi là những phạm trù khác nhau, những biện pháp khác nhau nhằm đến cùng một mục đích, những cái dụng khác nhau của cùng một thể. Cái khác nhau ấy không mâu thuẫn đối chọi nhau mà bổ sung hỗ trợ cho nhau: Nho giáo lo tổ chức xã hội sao cho quy củ; Đạo giáo lo thể xác con người sao cho mạnh khoẻ; Phật giáo lo cho tâm tính con người sao cho thoát khổ. Bởi vậy người dân cầu đến cả ba tôn giáo, họ sử dụng kết hợp chúng theo giới tính, theo các giai đoạn theo cuộc đời. Phụ nữ âm tính hơn thiên về Phật, đàn ông dương tính hơn thiên về Nho. Cùng một người Việt Nam, khi trai trẻ thì ra sức học Nho để giúp nước, khi khổ ải trầm luân thì cầu khấn Phật trời phù hộ, khi ốm đau già yếu thì mời đạo sĩ trị bệnh trừ tà hoặc tập luyện dưỡng khí an thần. Không chỉ trong một đời, mà ngay trong một ngày cũng có thể gặp biểu hiện của ba tôn giáo nơi một con người. Hơn thế nữa, người bình dân cũng chẳng cần biết đến Nho giáo, gần gũi đối với họ trước hết là tín ngưỡng bản địa quen thuộc của cư dân nông nghiệp với truyền thống trọng phụ nữ, đạo Thánh Mẫu, sau nữa là Phật giáo và Đạo giáo. Thế là hình thành một thứ “Tam giáo” bình dân, hoà quyện Đạo Phật, Đạo Lão và Đạo Thánh Mẫu. Như vậy, sự dung hợp diễn ra không chỉ giữa từng tôn giáo ngoại sinh với tín ngưỡng bản địa, giữa các tôn giáo ngoại sinh đã được địa phương hoá với nhau.

“Tam giáo đồng nguyên” ở Việt Nam thời kỳ Lý - Trần đã tạo nên được sự ổn định, một sự nhất trí trong xã hội Việt Nam đương thời. Đây là một thời kỳ mà văn hoá Việt Nam được bồi bổ và xây dựng thêm những nhân tố mới khiến

cho nền văn hoá dân tộc càng phong phú và đặc sắc hơn. Cả ba tôn giáo Nho giáo, Đạo giáo, Phật giáo đều là những tôn giáo tôn trọng tín ngưỡng truyền thống thờ cúng tổ tiên, phù hợp với xã hội nông nghiệp với tín ngưỡng phồn thực rất đậm, cho nên nó dễ dàng hoà nhập cùng tồn tại với nhau.

  1. “Tam giáo đồng nguyên” trong xã hội Việt Nam ngày nay

Việt Nam tuy lấy chủ nghĩa Mác- Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh làm nền tảng để Đảng Cộng sản lãnh đạo đất nước, song không loại trừ các học thuyết triết học và chính trị xã hội khác trong đó có Nho học, miễn là chúng có lợi cho sự ổn định và phát triển đất nước. Còn các nước tư bản chủ nghĩa thì từ trước đến nay vẫn chủ trương đa nguyên lý luận đa nguyên văn hoá tư tưởng. Do đó Nho học vẫn có lý do để tiếp tục tác động đến xã hội và con người. Sự tồn tại của Nho học ngày nay không phải chỉ là do điều kiện khách quan tạo nên mà còn do ý thức chủ quan, do sự tự giác ở bên trong con người. Hiện nay, tuy mức sống vật chất cao hơn, đời sống tinh thần phong phú đa dạng hơn, song đối mặt với xã hội hiện đại, vẫn còn một bộ phận đông đảo nhớ tới tư tưởng, đạo đức, lối sống của Nho học.

Nho giáo Đã để lại cho các nước Đông Á - trong đó có Việt Nam một di sản tinh thần đồ sộ, bao gồm thơ văn, kinh dịch, sử liệu, tư tưởng, nghi thức, tập tục, thói quen v... thể hiện lên trình độ văn hoá phát triển mà các dân tộc ấy phải tích luỹ trong mấy nghìn năm.

Phật giáo Tuy không tác động trực tiếp và việc định hướng phát triển kinh tế xã hội ở mỗi địa phương mà chỉ là những yếu tố góp phần khai sáng mặt nhận thức của người dân. Vì mục đích của Phật giáo là xây dựng đời sống an lạc và giải thoát, nhưng muốn an lạc thì đời sống kinh tế phải vững mạnh, phát triển, hài hòa. Hiểu được lời dạy của phật thì đồng bào ở một số nơi sẽ tránh được những hủ

hệ tư tưởng, tôn giáo. Điều này tương tự với các quốc gia có phần đông dân số theo Phật giáo như các nước cùng khu vực Đông Nam Á hay Nam Á. Đối với các quốc gia còn lại, dù nền văn hóa không có nhiều nét tương đồng, song “Tam giáo đồng nguyên” đã tạo cho mỗi người Việt Nam nền tảng phẩm chất, đạo đức và hệ tư tưởng tiến bộ, tốt đẹp, truyền thống, giàu bản sắc dân tộc trên mỗi bước đi hội nhập, giao lưu cùng thế giới.

Bên cạnh những yếu tố trên, “Tam giáo đồng nguyên” hướng tâm con người Việt Nam đến những điều thiện lành, với những hệ tư tưởng tốt đẹp trong đời sống, xã hội. Chính điều này đã đưa Việt Nam trở thành một trong những quốc gia thân thiện nhất, có chỉ số hạnh phúc cao nhất. Những nụ cười người Việt Nam trao cho bạn bè quốc tế đã làm cảm mến họ biết bao, đồng thời hình ảnh Việt Nam hạnh phúc, thân thiện với nụ cười đã trở thành đề tài ý nghĩa nóng hổi trên nhiều diễn đàn quốc tế.

Quá trình hội nhập sâu rộng với thế giới đặt ra nhiều thách thức, không chỉ về gìn giữ bản sắc riêng mà còn là giữ vững nền độc lập, tự chủ, bảo vệ chủ quyền Tổ quốc, đảm bảo hòa bình khu vực và mối quan hệ tốt đẹp, thân thiện với các quốc gia khác. Chính những tư tưởng trong “Tam giáo đồng nguyên” của riêng Việt Nam trở thành cơ sở vững chắc để xây dựng và củng cố “tinh thần Đại Việt” độc lập tự chủ, “phi Hoa, phi Ấn”, khác biệt với Đông Nam Á về văn hóa, truyền thống nhưng vẫn hài hòa với các quốc gia khác 13. Thực tế lịch sử đã minh chứng rõ nét, từ thế kỷ XV khi nhân dân Đại Việt lấy chí nhân, đại nghĩa để tha thứ và đưa giặc Minh về nước khiến chúng dù cay đắng thất bại cũng phải cảm kích. Trong suốt thế kỷ XX, Việt Nam ta cũng đã đánh tan những kẻ thù sừng sỏ có tiếng toàn cầu như thực dân Pháp, đế quốc Mỹ và quân Trung Quốc gây chiến tranh xâm lược đất nước ta, ấy vậy chỉ đến cuối những năm 90 của thế kỷ XX, Việt Nam đã thiết lập lại quan hệ ngoại giao với các quốc gia này. Cũng nhờ ảnh hưởng từ “Tam giáo đồng nguyên”, đường lối đối ngoại của Việt Nam luôn xoay quanh những yếu tố như “dĩ bất biến, ứng vạn biến”, chủ quyền đất liền và

biển đảo, luôn đặt lợi ích dân tộc là trên hết, trước hết, độc lập, tự chủ, vì hòa bình, hữu nghị, hợp tác và phát triển, đa phương hóa, đa dạng hóa và hội nhập quốc tế toàn diện và sâu rộng. Ngày nay, nước ta, Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam, đã thiết lập quan hệ ngoại giao với 189/193 quốc gia và vùng lãnh thổ, trong đó thiết lập quan hệ Đối tác Chiến lược Toàn diện với ba nước lớn, quan hệ Đối tác Chiến lược và quan hệ Đối tác Toàn diện với gần 30 quốc gia. Năm 2019, Việt Nam cũng trúng cử vị trí Ủy viên không thường trực của Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc với số phiếu bầu kỷ lục chưa từng có 192/193, chứng tỏ vị thế nước nhà và mối quan hệ của nước ta với các quốc gia khác. Bên cạnh đó, Việt Nam cũng được giữ nhiều vị trí quan trọng trong các tổ chức khu vực, thế giới, được chọn là địa điểm tổ chức Hội nghị Thượng đỉnh Mỹ - Triều lần 2,...

Nền tảng văn hóa “Tam giáo đồng nguyên” đã tạo điều kiện cho nước ta hội nhập sâu rộng với quốc tế. Điều này dẫn tới nhiều cơ hội to lớn, tác động mạnh mẽ đến động lực công nghiệp hóa-hiện đại hóa của nước ta. Trước hết, Việt Nam có cơ hội tiếp cận, giao lưu và học hỏi khoa học công nghệ, từ đó ứng dụng trong đời sống, sản xuất, nâng cao năng suất, chất lượng, đáp ứng nhu cầu và yêu cầu về nhân lực, tài lực và vật lực phụng sự cho sự nghiệp phát triển của Tổ quốc. Không chỉ vậy, Việt Nam còn ngày càng trở nên hấp dẫn hơn với các nhà đầu tư quốc tế. FDI của Việt Nam năm 2019 [trước đại dịch Covid-19] đạt trên 38 tỷ USD, gấp đôi năm 2012, và dù trong đại dịch, nguồn FDI có xu hướng giảm nhẹ theo tình hình chung nhưng các chuyên gia vẫn đánh giá rất cao tiềm năng Việt Nam. Quan hệ thương mại của nước ta đối với các quốc gia trên thế giới cũng phát triển nhanh chóng, trở thành đối tác tin cậy của thế giới và là đối tác lớn, quan trọng trong chính sách của nhiều quốc gia như Mỹ, Trung Quốc,...

Cốt lõi hơn nữa, “Tam giáo đồng nguyên” tạo cho người Việt Nam những mục tiêu phẩm chất đạo đức, lối sống tốt đẹp, trong đó có tinh thần dân tộc, chủ nghĩa ái quốc, đức tính siêng năng cần cù, chịu khó, dũng cảm, sáng tạo, đoàn

####### KẾT LUẬN

Qua quá trình tìm hiểu lý luận và phân tích, đánh giá tình hình thực tiễn thì hiện tượng “Tam giáo đồng nguyên” trong truyền thống văn hóa Việt Nam vẫn luôn luôn tồn tại qua các thời kỳ, đi cùng nhau hỗ trợ và hòa hợp trong đời sống dân tộc ta. Tôn giáo là một sản phẩm tinh thần tâm linh của con người. Sự dung hòa “Tam giáo” hình thành một cách tự nhiên trong tình cảm và việc làm của người dân. “Tam giáo đồng nguyên” đóng vai trò không thể thiếu trong quá trình đất nước ta hội nhập toàn cầu và vươn lên phát triển, tiếp thu tinh hoa văn hóa.“Tam giáo đồng nguyên” còn đưa Việt Nam tiếp cận gần gũi hơn với bạn bè quốc tế. Việt Nam cần bảo tồn những nền văn hóa tôn giáo vốn có. Tập trung nâng cao nhận thức, thống nhất quan điểm, trách nhiệm của toàn xã hội về vấn đề tôn giáo, tăng cường sự đồng thuận giữa các tôn giáo khác nhau. Đồng thời, tạo cơ sở để đấu tranh chống những tà đạo, những hoạt động mê tín, dị đoan, lợi dụng tôn giáo làm hại đến lợi ích của Tổ quốc dân tộc và nhân dân., cần phân biệt rõ đâu là hủ tục, đâu là điểm mạnh cần phát huy của những tôn giáo để từ đó tạo tiền đề phát triển xã hội, đất nước.

TÀI LIỆU THAM KHẢO...................................................................................

Di sản văn hóa trong thời đại của chúng ta - Tạp chí điện tử Thế giới di sản

thegioidisan/vi/di-san-van-hoa-phat-giao-trong-thoi-dai-chung

-ta

Khoản 1 và 5 Điều 2 Luật Tín ngưỡng, tôn giáo năm 2016. pbgdpl.moj.gov/qt/tintuc/Lists/ToGap/Attachments/355/To% 20gap %2011%20-%20Tin%20nguong%20-%20Tieng%20Viet

Sự ra đời của Phật giáo - Báo Bình Phước baobinhphuoc.com/news/24/70321/su-ra-doi-cua-phat-giao

Lịch sử Phật giáo và dân tộc Việt Nam sonoivu.namdinh.gov/qlnn-ve- ton-giao/truyen-thong-gan-bo- dong-hanh-cung-dan-toc-cua-phat-giao-viet- nam-duoc-the-hien-va-phat-huy-trong-moi-giai-doan-lich-

Về vai trò của đạo đức tôn giáo trong đời sống xã hội - Viện Triết học - Viện hàn lâm khoa học xã hội Việt Nam. philosophy.vass.gov/dao-duc-hoc-my- hoc/Ve-vai-tro-cua-dao- duc-ton-giao-trong-doi-song-xa-hoi-41.0

Về Tam giáo đồng nguyên của Trung Quốc - Học thuật phương Đông hocthuatphuongdong/index.php;wap

̃Tam giáo đồng nguyên ở Việt Nam

truongchinhtri.kontum.gov/vi/news/nghien-cuu-trao-doi/tim-hieu- hien-tuong-tam-giao-dong-nguyen-o-viet-nam-thoi-ly-tran-200#:~:text=C %E1%BA%A3%20ba%20t%C3%B4n%20gi%C3%A1o%20Nho,b%C3%ACnh %20t%E1%BB%93n%20t%E1%BA%A1i%20v%E1%BB%9Bi%20nhau.

Thế nào là tam giáo?

"Tam giáo" chỉ ba tôn giáo: Khổng Giáo, Đạo Giáo và Phật giáo; "quy nguyên" nghĩa là trở lại nguồn gốc ban đầu. "Ngũ chi" là năm chi nhánh của nền Đại Đạo: Nhơn Đạo, Thần Đạo, Thánh Đạo, Tiên Đạo và Phật Đạo; "phục nhất" tức là thống nhất lại làm một.nullTam giáo quy nguyên – Wikipedia tiếng Việtvi.wikipedia.org › wiki › Tam_giáo_quy_nguyênnull

Tam giáo thô những ai?

Chùa Tam Giáo thờ ba vị: Phật Thích Ca, Khổng Tử và Lão Tử tương ứng với thờ nho giáo, đạo giáo và phật giáo. Đều là những tục lệ tín ngưỡng của dân tộc ta và chắt lọc văn hóa tinh hoa được du nhập từ Trung Quốc.nullĐộng Nhị Thanh – Chùa Tam Giáo - Lạng Sơn - BestPricewww.bestprice.vn › blog › diem-den-8 › dong-nhi-thanh-chua-tam-giao-651null

Sử dụng hợp là gì?

Thuật ngữ dung hợp, nguyên nghĩa là sự liên kết, kết hợp, hòa trộn, vay mượn, hợp nhất các bộ phận, các yếu tố trong các hiện tượng khác nhau.nullNHỮNG HÌNH THỨC DUNG HỢP TAM GIÁO TRONG QUÁ TRÌNH ...vnuhcm.edu.vn › tin-tuc_32343364 › nhung-hinh-thuc-dung-hop-tam-gia...null

Nho giáo thơ gì?

Văn Miếu, tên đầy đủ là Văn Thánh Miếu, là nơi thờ tự, tôn vinh Khổng Tử, người sáng lập ra Nho giáo, người được hậu thế tôn vinh là “Vạn thế sư biểu” [người thầy mẫu mực của muôn đời].nullVăn Miếu - Biểu tượng của Nho giáo Việt Nam - Heritage Vietnam Airlinesheritagevietnamairlines.com › van-mieu-bieu-tuong-cua-nho-giao-viet-namnull

Chủ Đề