Kho hàng hóa phục vụ công nghiệp chế biến năm 2024

Báo cáo tình hình thực hiện Nghị quyết số 01 của Chính phủ về sản xuất công nghiệp, hoạt động thương mại tháng 12 và 12 tháng năm 2023 của Bộ Công thương cho thấy, chỉ số tồn kho toàn ngành công nghiệp chế biến, chế tạo năm qua tăng gần 20% so với cùng kỳ năm ngoái [cùng thời điểm năm trước tăng gần 14%].

Đáng chú ý, tỷ lệ tồn kho toàn ngành chế biến, chế tạo bình quân năm 2023 là 87,5%, cao hơn so với tỷ lệ là 78,1% của năm 2022.

"Chỉ số tiêu thụ toàn ngành công nghiệp chế biến, chế tạo thấp, trong khi tỷ lệ tồn kho toàn ngành chế biến, chế tạo bình quân năm 2023 cao hơn so với năm 2022 cho thấy những khó khăn trong sản xuất công nghiệp", Báo cáo nêu.

Chỉ số tiêu thụ toàn ngành công nghiệp chế biến, chế tạo tháng 12/2023 tăng 3,1% so với tháng trướcvà tăng 5,1% so với cùng kỳ năm trước. Tính chung năm 2023, chỉ số tiêu thụ toàn ngành công nghiệp chế biến, chế tạo tăng 1,8% so với năm 2022, thấp hơn nhiều so với mức tăng 7,1% của năm 2022.

Dù đã tăng trở lại trong những tháng cuối năm, nhưng do những khó khăn về đơn hàng xuất khẩu trong những tháng đầu năm 2023, nên nhu cầu nhập khẩu nguyên liệu, máy móc thiết bị phục vụ sản xuất vẫn giảm.

Tính chung cả năm 2023, tổng kim ngạch nhập khẩu hàng hóa cả nước ước đạt 327,5 tỷ USD, giảm 8,9% so với năm trước. Trong đó khu vực kinh tế trong nước đạt 117,29 tỷ USD, giảm 7,2%; khu vực có vốn đầu tư nước ngoài đạt 210,2 tỷ USD, giảm 9,8%.

Có thể thấy, nhập khẩu nguyên liệu đầu vào của nhiều ngành sản xuất quan trọng đều giảm.

Chẳng hạn, kim ngạch nhập khẩu nhóm hàng cần nhập khẩu để phục vụ sản xuất giảm 8,4% so với cùng kỳ năm 2022 [ước đạt 289,9 tỷ USD].

Ngoại trừ máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện tăng 7,7% [ước đạt 88,2 tỷ USD], hầu hết các nhóm hàng chủ lực và là đầu vào quan trọng phục vụ sản xuất các ngành hàng xuất khẩu đều giảm ở mức hai con số, như: vải các loại giảm 11,1%; thép các loại giảm 11,6%, chất dẻo nguyên liệu giảm 21,2%; điện thoại các loại và linh kiện giảm tới 58,3%...

Kim ngạch nhập khẩu nhóm hàng cần kiểm soát cũng giảm 18% trong năm 2023, ước đạt 18,4 tỷ USD. Trong đó, kim ngạch nhập khẩu hầu hết các mặt hàng trong nhóm này đều giảm so với cùng kỳ năm trước như: rau quả, bánh kẹo và sản phẩm từ ngũ cốc, phế liệu sắt thép, ô tô, đá quý, kim loại quý và sản phẩm…

Do những khó khăn trong sản xuất và xuất khẩu nên kim ngạch nhập khẩu hàng hóa, nhất là nguyên phụ liệu của Việt Nam từ hầu hết các thị trường đều giảm so với cùng kỳ năm trước.

Trong đó, Trung Quốc vẫn là thị trường nhập khẩu lớn nhất của Việt Nam với kim ngạch cả năm ước đạt 111,55 tỷ USD, giảm 5,9% so với năm trước; Hàn Quốc ước đạt 52,58 tỷ USD, giảm 15,5%; ASEAN ước đạt 40,98 tỷ USD, giảm 13,3%; Nhật Bản ước đạt 21,83 tỷ USD, giảm 6,6%; EU ước đạt 15 tỷ USD, giảm 2,5%; Hoa Kỳ ước đạt 13,8 tỷ USD, giảm 4,6%.

Bộ Công thương cho biết, tỷ lệ tồn kho toàn ngành chế biến, chế tạo bình quân năm 2023 là 87,5%, cao hơn so với tỷ lệ 78,1% của năm 2022.

Báo cáo tình hình thực hiện Nghị quyết số 01 của Chính phủ về sản xuất công nghiệp, hoạt động thương mại tháng 12 và 12 tháng năm 2023 của Bộ Công thương cho thấy, chỉ số tồn kho toàn ngành công nghiệp chế biến, chế tạo năm qua tăng mạnh. Tăng gần 20% so với cùng kỳ năm ngoái [cùng thời điểm năm trước tăng gần 14%].

Đáng chú ý, tỷ lệ tồn kho toàn ngành chế biến, chế tạo bình quân năm 2023 là 87,5%, cao hơn so với tỷ lệ là 78,1% của năm 2022.

Theo Bộ Công thương, chỉ số tiêu thụ toàn ngành công nghiệp chế biến, chế tạo thấp, trong khi tỷ lệ tồn kho toàn ngành chế biến, chế tạo bình quân năm 2023 cao hơn so với năm 2022 cho thấy những khó khăn trong sản xuất công nghiệp.

Tồn kho hàng chế biến, chế tạo trong năm 2023 tăng mạnh

Dù đã tăng trở lại trong những tháng gần đây nhưng do những khó khăn về đơn hàng xuất khẩu trong những tháng đầu năm 2023, nên nhu cầu nhập khẩu nguyên liệu, máy móc thiết bị phục vụ sản xuất vẫn giảm. Tính chung cả năm 2023, tổng kim ngạch nhập khẩu hàng hóa cả nước ước đạt 327,5 tỉ USD, giảm 8,9% so với năm trước. Trong đó khu vực kinh tế trong nước đạt 117,29 tỉ USD, giảm 7,2%; khu vực có vốn đầu tư nước ngoài đạt 210,21 tỉ USD, giảm 9,8%.

Theo chuyên gia kinh tế tài chính Đinh Trọng Thịnh, nguyên nhân chính dẫn đến tồn kho tăng là do sản xuất và tiêu thụ chưa gặp được nhau. Ông nói, khó khăn trong sản xuất và xuất khẩu khiến kim ngạch xuất khẩu nhiều mặt hàng chủ lực giảm mạnh, các thị trường chủ lực cũng giảm, dẫn đến tồn kho tăng. Năm qua, xuất khẩu nhóm hàng công nghiệp chế biến giảm 5,5% so với năm trước. Đặc biệt, có đến 5/7 mặt hàng có kim ngạch xuất khẩu trên 10 tỉ USD thuộc nhóm hàng công nghiệp chế biến đều suy giảm so với cùng kỳ. Đáng nói, xuất khẩu các nhóm hàng nhiên liệu và khoáng sản cả năm 2023 cũng giảm hơn 11%. Trong đó, xuất khẩu dầu thô giảm 16,7%, than đá giảm 35,8%, xăng dầu các loại giảm 1,5%.

Bộ Công thương cho hay, kim ngạch nhập khẩu nhóm hàng cần nhập khẩu để phục vụ sản xuất cuối năm nay vẫn giảm 8,4% so với cùng kỳ năm 2022 [ước đạt gần 290 tỉ USD]. Ngoại trừ máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện tăng 7,7% [ước đạt 88,2 tỉ USD], hầu hết các nhóm hàng chủ lực và là đầu vào quan trọng phục vụ sản xuất các ngành hàng xuất khẩu đều giảm ở mức hai con số. Chẳng hạn, vải các loại giảm 11,1%; thép các loại giảm 11,6%, chất dẻo nguyên liệu giảm 21,2%; điện thoại các loại và linh kiện giảm tới 58,3%...

Đáng lưu ý, kim ngạch nhập khẩu nhóm hàng cần kiểm soát cũng giảm 18% trong năm 2023, ước đạt 18,4 tỉ USD. Trong đó, kim ngạch nhập khẩu hầu hết các mặt hàng trong nhóm này đều giảm so với cùng kỳ năm trước như: rau quả, bánh kẹo và sản phẩm từ ngũ cốc, phế liệu sắt thép, ô tô, đá quý, kim loại quý và sản phẩm…

Chủ Đề