Bài tập các thành phần chính trong câu năm 2024

Câu mở rộng thành phần có thành phần chính như chủ ngữ hoặc vị ngữ được mở rộng. Chủ ngữ [hay bộ phần vị ngữ] của câu có thể là 1 cụm danh từ, một cụm động từ hoặc một cụm tính từ. Trong đó thành phần phụ mở rộng có thể có cấu trúc giống như một câu đơn được gọi là cụm chủ – vị [C-V].

Các cách để mở rộng thành phần câu

1. Thêm thành phần trạng ngữ

Trạng ngữ là thành phần phụ của câu có tác dụng bổ sung thêm ý nghĩa và thông tin cho người đọc về các thành phần chính của câu như: thời gian, nơi chốn, nguyên nhân, mục đích hay phương tiện,….

Trong câu mở rộng, trạng ngữ được sử dụng để bổ sung trực tiếp ý nghĩa cho chủ ngữ hoặc vị ngữ trong câu một số phương thức bổ sung trạng ngữ để tạo câu mở rộng thành phần có thể kể đến:

  • Bổ sung trạng ngữ cho chủ ngữ:

Các em thêm trực tiếp trạng ngữ vào thành phần chủ ngữ của câu để bổ sung thêm ý nghĩa hoặc cung cấp thêm thông tin về chủ thể muốn nói tới.

Ví dụ: Cậu bé sáng nay là bạn thân của Lan.

Trạng ngữ “sáng nay” được bổ sung để bổ trợ cho chủ ngữ “cậu bé”

  • Bổ sung trạng ngữ cho vị ngữ:

Bổ sung trực tiếp trạng ngữ vào thành phần vị ngữ của câu để bổ sung thêm ý nghĩa hoặc cung cấp thêm thông tin về hành động, tính chất muốn nói tới.

Ví dụ: Anh ấy lại xe rất cẩn thận

Trạng ngữ “rất cẩn thận” được bổ sung để bổ trợ cho vị ngữ “lái xe”

  • Tách trạng ngữ thành câu riêng

Trong một số trường hợp nhất định, trạng ngữ được thánh thành một thành phần hay một câu riêng có ý nghĩa nhấn mạnh hay thể hiện cảm xúc của người nói về sự việc. Thông thường, trong trường hợp này, trạng ngữ đứng cuối câu sẽ được tách riêng thành một câu riêng.

Ví dụ: “Hắn không còn kinh rượu nhưng cố gắng uống cho thật ít. Để cho khỏi tốn tiền” [Nam Cao]

Lúc này trạng ngữ “để khỏi tốn tiền” được tách riêng ra 1 câu với mục đích nhấn mạnh lý do tại sao hắn uống ít rượu.

2. Sử dụng cụm chủ vị để mở rộng câu

Trong một câu hoàn chỉnh, các thành phần như chủ ngữ, vị ngữ hay các phụ ngữ trong cụm danh từ, cụm động từ, cụm tính từ đều có thể được cấu tạo từ các cụm chủ vị.

Trong câu có hai thành phần chính là CN và VN, để hiểu rõ hơn về các thành phần chính cũng như phân biệt chúng với thành phẫn phụ bài học hôm nay chúng ta sẽ tìm hiểu.

Hoạt động của GV và HS Kiến thức cần đạt

Hoạt động 1: hình thành khái niệm mới

- Gv viết VD lên bảng phụ

- Em hãy xác định các thành phần trong câu văn?

- HS lên bảng xác định thành phần câu

- Thử lược bỏ từng thành phần và rút ra nhận xét?

+ Những thành phần nào bắt buộc phải có mặt trong câu để câu có cấu tạo hoàn chỉnh và diễn đạt một ý trọn vẹn?

+ Những thành phần nào không bắt buộc phải có mặt trong câu?

- Vậy hai thành phần chính của câu là gì?

GV: Vậy hai thành phần CN và VN không thể lược bỏ trong câu gọi là thành phần chính của câu.

- HS rút ra kết luận

- HS đọc ghi nhớ

  1. Phân biệt thành phần chính với thành phần phụ:

1. Bài tậpSgk. Tr. 92

Chẳng bao lâu, tôi // đã trở thành một

TN CN VN

chàng dế thanh niên cường tráng.

[Tô Hoài]

2. Kết luận:

- Không thể bỏ CN và VN vì cấu tạo của câu sẽ không hoàn chỉnh, khi tách khỏi hoàn cảnh giao tiếp câu sẽ trở nên khó hiểu.

- Có thể bỏ TN mà ý nghĩa cơ bản của câu không thay đổi [thành phần phụ].

* Ghi nhớ: SGK - Tr 92

Hoạt động 2: Hướng dẫn học sinh tìm hiểu

- GV treo bảng phụ đã viết VD

- Gọi HS đọc VD

- Xác định các thành phần chính của câu?

- Từ nào làm VN chính? Từ đó thuộc từ loại nào?

- Mỗi câu có thể có mấy VN?

VN thường trả lời cho câu hỏi nào?

Em hãy đặt một câu hỏi để tìm VN trong các VD trên?

- Gọi HS đọc ghi nhớ

- GV chốt lại ý chính

II. Vi Ngữ:

1. Bài tập SGK - Tr 92+ 93

  1. Một buổi chiều, tôi // ra đứng cửa

TN CN VN1

hang như mọi khi, xem hoàng hôn xuống.

VN2 [Tô Hoài]

  1. Chợ Năm Căn// nằm sát bên bờ sông, ồn

CN VN1 VN2 ào, đông vui, tấp nập. [Đoàn Giỏi]

VN3 VN4

  1. Cây tre// là người bạn thân của nông dân

CN VN

Tre, nứa, trúc, mai, vầu// giúp người ...

CN VN [Thép Mới]

2. Kết luận:

  1. VN: đứng, xem [ĐT]
  1. VN: Nằm [ĐT]; ồn ào, đông vui, tấp nập [TT].
  1. VN: [là] người bạn [DT kết hợp với từ là]

VN: Giúp [ĐT]

- Mỗi câu có thể có một hoặc nhiều VN.

- VN có thể là ĐT, TT, cụm ĐT, cụm TT, DT hoặc cụm DT.

- Trả lời câu hỏi: Làm gì? làm sao? như thế nào?

* Ghi nhớ: SGK - Tr93

Hoạt động 3: Hướng dẫn học sinh tìm hiểu chủ ngữ.

III. Chủ Ngữ:

1. Bài tập [Các VD ở mục II]

2. Kết luận:

- Quan hệ giữa CN và VN:

Nêu tên sự vật, hiện tượng có hành động, trạng thái, đặc điểm nêu ở VN.

- CN thường trả lời cho câu hỏi: Ai? Con gì? cái gì?

- Phân tích cấu tạo của CN:

+ Tôi: đại từ làm CN

+ Chợ Năm Căn: Cụm DT làm CN

+ Tre, nứa, trúc, mai, vầu: các DT làm CN

+ Cây tre: Cụm DT làm CN

*. Ghi nhớ: SGk - Tr 93

* Bài tập nhanh: Nhận xét cấu tạo của CN trong các câu sau:

  1. Thi đua là yêu nước.
  1. Đẹp là điều ai cũng muốn.

- CN: Thi đua... là động từ

- CN: Đẹp... Là tính từ.

Hoạt động 4: Luyện tập:

- GV treo bảng phụ đã viết sẵn bài tập

- HS đọc

- 3 HS lên bảng, mỗi em làm một câu, cả lớp làm vào giấy nháp

- Gv tổ chức cho HS đặt câu

- Giữa các tổ thi đặt câu nhanh theo yêu cầu

- HS xác định CN một trong các câu mà tổ khác vừa đặt

IV. Luyện tập:

Bài 1: xác định CN, VN và phân tích:

  1. - CN: tôi [đại từ]

- VN: đã trở thành [Cụm ĐT]

  1. - CN: Đôi càng tôi [Cụm ĐT]

- VN: mẫm bóng [TT]

c.- CN: Những cái vuốt ở chân, ở khoeo [Cụm DT]

VN: Cứ cứng dần[VN1], và nhọn hoắt [VN2] [Cụm TT]

d.- CN: tôi [Đại từ]

- VN: Co cẳng lên [VN1], đạp phanh phách [VN2] [Cụm ĐT]

  1. - CN: những ngọn cỏ [Cụm DT]

- VN: Gãy rạp [Cụm ĐT]

Bài tập 2: Đặt câu theo yêu cầu

  1. VN trả lời câu hỏi: Làm gì?

- Bạn Lan viết thư chúc Tết các chú bộ đội ở đảo Trường Sa.

  1. Vn trả lời câu hỏi: Như thế nào?

- Bạn Xuân luôn chan hoà với bạn bè trong lớp.

  1. VN trả lời câu hỏi: Là gì?

- Dế Mèn là chàng đê sớm có lòng tự trọng.

Bài 3: xác định CN cho 3 câu trên

  1. Bạn Lan
  1. Bạn Xuân
  1. Dế Mèn

4. Củng cố, luyện tập

GV khái quát lại toàn bài:

5. Hướng dẫn học ở nhà

- Học thuộc ghi nhớ.

- Hoàn thiện bài tập.

- Chuẩn bị mỗi em một bài thơ năm chữ.

Xem thêm các bài soạn Giáo án Ngữ văn lớp 6 chuẩn khác:

  • Cô Tô [Nguyễn Tuân] [Tiết 1]
  • Cô Tô [Nguyễn Tuân] [Tiết 2]
  • Các thành phần chính của câu
  • Viết bài tập làm văn số 6 – Văn tả người
  • Gói luyện thi online hơn 1 triệu câu hỏi đầy đủ các lớp, các môn, có đáp án chi tiết. Chỉ từ 200k!

Săn SALE shopee Tết:

  • Đồ dùng học tập giá rẻ
  • Sữa dưỡng thể Vaseline chỉ hơn 40k/chai
  • Tsubaki 199k/3 chai
  • L'Oreal mua 1 tặng 3

ĐỀ THI, GIÁO ÁN, KHÓA HỌC DÀNH CHO GIÁO VIÊN VÀ PHỤ HUYNH LỚP 6

Bộ giáo án, bài giảng powerpoint, đề thi dành cho giáo viên và khóa học dành cho phụ huynh tại //tailieugiaovien.com.vn/ . Hỗ trợ zalo VietJack Official

Tổng đài hỗ trợ đăng ký : 084 283 45 85

Đã có app VietJack trên điện thoại, giải bài tập SGK, SBT Soạn văn, Văn mẫu, Thi online, Bài giảng....miễn phí. Tải ngay ứng dụng trên Android và iOS.

Theo dõi chúng tôi miễn phí trên mạng xã hội facebook và youtube:

Loạt bài Giáo án Ngữ văn lớp 6 chuẩn nhất của chúng tôi được biên soạn bám sát nội dung sgk Ngữ văn 6 Tập 1 và Tập 2 theo chuẩn Giáo án của Bộ GD & ĐT.

Nếu thấy hay, hãy động viên và chia sẻ nhé! Các bình luận không phù hợp với nội quy bình luận trang web sẽ bị cấm bình luận vĩnh viễn.

Chủ Đề