Khi tổ chức dạy học bằng phương pháp thực hành thí nghiệm GV cần chú ý những điều gì

TẦM QUAN TRỌNG CỦA THÍ NGHIỆM THỰC HÀNH TRONG DẠY HỌC VẬT LÍ

Thí nghiệm thực hành  là phương pháp thực hành dưới sự chỉ đạo của giáo viên, học sinh sử dụng thiết bị và tiến hành thí nghiệm nhằm làm sáng tỏ, khẳng định những vấn đề lý thuyết mà giáo viên đã trình bày, qua đó củng cố, đào sâu những tri thức mà họ đã lĩnh hội được hoặc vận dụng lý luận để nghiên cứu vấn đề do thực tiễn đề ra.

- Qua thực hành học sinh nắm vững tri thức, biến tri thức thành niềm tin, hình thành những kỹ năng, kỹ xảo làm công tác thực nghiệm khoa học, kỹ năng, kỹ xảo thực hiện những hành động trí tuệ- lao động, kích thích hứng thú học tập bộ môn và bồi dưỡng những phẩm chất cần thiết của người lao động mới như óc quan sát, tính chính xác, tính cẩn thận, tính cần cù, tiết kiệm, tổ chức lao động có khoa học.

 *Chức năng của thí nghiệm theo quan điểm lí luận dạy học

     - Trong dạy học vật lí, thí nghiệm đóng một vai trò cực kì quan trọng, dưới quan điểm lí luận dạy học vai trò đó được thể hiện những mặt sau:

            + Thí nghiệm có thể được sử dụng trong tất cả các giai đoạn khác nhau của tiến trình dạy học

+ Thí nghiệm vật lí có thể được sử dụng trong tất cả các giai đoạn khác nhau của tiến trình dạy học như đề xuất vấn đề nghiên cứu, giải quyết vấn đề (hình thành kiến thức, kĩ năng mới...), củng cố kiến thức và kiểm tra đánh giá kiến thức kĩ năng, kĩ xảo của học sinh.

+ Thí nghiệm góp phần vào việc phát triển toàn diện học sinh

+ Thí nghiệm là phương tiện góp phần quan trọng vào việc giáo dục kĩ thuật tổng hợp cho học sinh.

+ Thí nghiệm là phương tiện kích thích hứng thú học tập của học sinh

      Chính nhờ thí nghiệm và thông qua thí nghiệm mà ở đó học sinh tự tay tiến hành các thí nghiệm, các em sẽ thực hiện các thao tác thí nghiệm một cách thuần thục, khơi dậy ở các em sự say sưa, tò mò để khám phá ra những điều mới, những điều bí ẩn từ thí nghiệm và cao hơn là hình thành nên những ý tưởng cho những thí nghiệm mới. Đó cũng chính là những tác động cơ bản, giúp cho quá trình hoạt động nhận thức của học sinh được tích cực hơn.

Khi tổ chức dạy học bằng phương pháp thực hành thí nghiệm GV cần chú ý những điều gì

Thí nghiệm là phương tiện giúp các em trải nghiệm của học sinh

Qua thí nghiệm đòi hỏi học sinh phải làm việc tự lực hoặc phối hợp tập thể, nhờ đó có thể phát huy vai trò cá nhân hoặc tính cộng đồng trách nhiệm trong công việc của các em.

Khi tổ chức dạy học bằng phương pháp thực hành thí nghiệm GV cần chú ý những điều gì

Thí nghiệm vật lý góp phần làm đơn giản hoá các hiện tượng và quá trình vật lý

1.2. Thí nghiệm biểu diễn và những yêu cầu cơ bản khi sử dụng

Dựa vào hoạt động của giáo viên và học sinh, có thể phân thí nghiệm vật lí thành hai loại: thí nghiệm biểu diễn và thí nghiệm học sinh. Đối với thí nghiệm biểu diễn, dựa vào mục đích sử dụng thí nghiệm, có thể phân các loại như sau:

+ Thí nghiệm mở đầu: là những thí nghiệm được dùng để đặt vấn đề định hướng bài học. Thí nghiệm mở đầu đòi hỏi phải hết sức ngắn gọn và cho kết quả ngay.

+ Thí nghiệm nghiên cứu hiện tượng mới: được tiến hành trong khi nghiên cứu bài mới. Thí nghiệm nghiên cứu hiện tượng mới có thể là thí nghiệm khảo sát hay thí nghiệm kiểm chứng.

+ Thí nghiệm củng cố: là những thí nghiệm được dùng để cũng cố bài học. Cũng như thí nghiệm mở đầu, thí nghiệm cũng cố cũng phải hết sức ngắn gọn và cho kết quả ngay.

Để có thể phát huy tốt vai trò của thí nghiệm biểu diễn trong dạy học vật lí, giáo viên cần phải quán triệt các yêu cầu sau đây trong khi tiến hành thí nghiệm.

Thứ nhất, thí nghiệm biểu diễn phải gắn liền hữu cơ với bài giảng. Thí nghiệm là một khâu trong tiến trình dạy học, do đó nó phải luôn gắn liền hữu cơ với bài giảng, phải là một yếu tố tất yếu trong tiến trình dạy học. Nếu thí nghiệm biểu diễn không gắn liền hữu cơ với bài giảng thì không thể phát huy tốt vai trò của nó trong giờ học. Muốn thí nghiệm gắn liền hữu cơ với bài giảng, trước hết thí nghiệm phải xuất hiện đúng lúc trong tiến trình dạy học, đồng thời kết quả thí nghiệm phải được khai thác cho mục đích dạy học một cách hợp lí, lôgic và không gượng ép.

Thứ hai, thí nghiệm biểu diễn phải ngắn ngọn hợp lí. Do thời gian của một tiết học chỉ 45 phút, trong khi đó thí nghiệm là một khâu trong tiến trình dạy học, vì vậy nếu kéo dài sẽ ảnh hưởng đến các khâu khác, tức là ảnh hưởng đến tiến trình dạy học chung. Bởi vậy, phải căn cứ vào từng thí nghiệm cụ thể để giáo viên quyết định thời lượng cho thích hợp.

Thứ ba, thí nghiệm biểu diễn phải đủ sức thuyết phục. Trước hết thí nghiệm biểu diễn phải thành công ngay, có như vậy học sinh mới tin tưởng, thí nghiệm mới có sức thuyết phục thuyết phục đối với học sinh. Ngoài ra, cần phải chú ý rằng, từ kết quả của thí nghiệm lập luận đi đến kết luận phải lôgic và tự nhiên, không miễn cưỡng và gượng ép, không bắt học sinh phải công nhận. Cần phải giải thích cho học sinh nguyên nhân khách quan và chủ quan của những sai số trong kết quả thí nghiệm.

Thứ tư, thí nghiệm biểu diễn phải đảm bảo cả lớp quan sát được. Phải được bố trí thí nghiệm để cho cả lớp có thể quan sát được và phải tập trung được chú ý của học sinh vào những chi tiết chính, quan trọng. Muốn vậy, giáo viên cần chú ý từ khâu lựa chọn dụng cụ thí nghiệm đến việc bố trí sắp xếp dụng cụ sao cho hợp lí. Nếu cần thiết có thể sử dụng các phương tiện kĩ thuật, như: Camera, đèn chiếu, máy chiếu qua đầu, máy vi tính... để hỗ trợ.

Thứ năm, thí nghiệm biểu diễn phải đảm bảo an toàn. Trong khi tiến hành thí nghiệm biễu diễn không được để thí nghiệm gây ảnh hưởng đến sức khỏe của học sinh. thí nghiệm phải an toàn, tránh gây cho học sinh cảm giác lo sự mỗi khi tiến hành thí nghiệm.

– Để thực hiện những thí nghiệm một cách có hiệu quả, cần chú ý đến những kĩ thuật biểu diễn thí nghiệm cơ bản sau:

+ Sắp xếp dụng cụ: Các dụng cụ thí nghiệm phải được bố trí và sắp xếp sao cho lôi cuốn được sự chú ý của học sinh và đảm bảo cho cả lớp quan sát được. Muốn vậy phải lựa chọn các dụng cụ thí nghiệm có kích thước đủ lớn và phải sắp xếp những dụng cụ này trong cùng một mặt phẳng thẳng đứng để chúng không che lấp lẫn nhau. Những dụng cụ quan trọng phải đặt ở vị trí cao nhất, dụng cụ thứ yếu đặt thấp hơn và dụng cụ không cần thiết để học sinh quan sát thì có thể che lấp.

+ Dùng vật chỉ thị: Để tăng cường tính trực quan của các thí nghiệm ta có thể dùng các vật chỉ thị, chẳng hạn: Dùng màu pha vào nước; dùng khói trong thí nghiệm truyền thảng ánh sáng, hoặc trong thí nghiệm đối lưu của không khí...

+ Dùng các phương tiện hỗ trợ như: Đèn chiếu; Gương phẳng; Video Camera ./.

Việc vận dụng các phương pháp và kĩ thuật dạy học tích cực, thiết kế tiến trình dạy học các bài học hoặc chủ đề dạy học đảm bảo các yêu cầu về phương pháp dạy học, cách xây dựng, tổ chức thực hiện, kiểm tra đánh giá chuỗi các hoạt động học theo sự định hướng phát triển năng lực người học là rất cần thiết đối với giáo viên trong giai đoạn hiện nay.

Trong mỗi bài học, theo logic của quá trình nhận thức, thông thường người học phải trải qua các hoạt động: khởi động nêu vấn đề, hình thành kiến thức bài học, luyện tập, vận dụng kiến thức vào thực tiễn và tìm tòi mở rộng.

Trong khuôn khổ của bài viết, để giúp giáo viên đạt được hiệu quả cao trong quá trình tổ chức hoạt động học tập cho học sinh, chúng tôi xin chia sẻ một số kinh nghiệm tổ chức hoạt động học sau đây:

1. Chia nhóm học tập

     

Khi tổ chức dạy học bằng phương pháp thực hành thí nghiệm GV cần chú ý những điều gì

(Ảnh minh họa)

            Nhóm học tập rất cần thiết trong dạy học theo định hướng phát triển năng lực người học. Khi học theo nhóm các em được chia sẻ ý kiến cho nhau, được hỗ trợ giúp đỡ nhau để cùng tiến bộ nhằm phát triển năng lực và phẩm chất, hoàn thiện bản thân trong quá trình học tập.

            Việc chia nhóm phải đảm bảo cho các em học sinh được học tập thuận lợi, chỗ ngồi của nhóm phải dễ trao đổi thảo luận với nhau để cùng nhau học tập xây dựng bài học dưới sự điều khiển của giáo viên. Các em phải được thuận lợi trong việc ghi vở và đọc các tư liệu bài học cũng như thuận lợi khi thực hành thí nghiệm. Nhóm học tập có thể 2 em, 3 em, tốt nhất là 4 em, đảm bảo các em dễ hợp tác với nhau. Nhóm trưởng trong nhóm phải được giáo viên chỉ định, tuyệt đối không được chia nhóm một cách hình thức tạo nên sự gò bó khiên cưỡng trong quá trình học tập.

            Khi chia nhóm, giáo viên cần tránh:

            - Số lượng nhóm quá lớn làm cản trở sự trao đổi và điều khiển của nhóm trưởng cũng như các thành viên trong nhóm, dẫn đến một số em bị bỏ rơi khi thảo luận hoặc không có cơ hội trình bày ý kiến của mình khi thảo luận.

            - Hình thức hóa nhóm tức là lựa chọn học nhóm không phù hợp với phương pháp, kỹ thuật mà giáo viên đưa ra, chẳng hạn như thuyết trình, trình chiếu, vấn đáp, không có thảo luận trong nhóm học sinh.

            Giáo viên nên:

            - Chia nhóm một cách tới ưu (nếu được 4 em một nhóm là tốt nhất) sao cho các em có thể trao đổi thảo luận và quán xuyến công việc của nhau trong quá trình học tập. Như vậy việc kê bàn ghế theo nhóm phải linh hoạt tránh gượng ép. Có thể mỗi bàn học 4 em là 1 nhóm, hoặc trên một bộ bàn ngồi 8 em sẽ được chia thành 2 nhóm, mỗi nhóm 4 em…

            - Vị trí đặt bàn ghế các nhóm phải thuận lợi cho việc đi lại của giáo viên và học sinh, nên để không gian trong lớp mà giáo viên có thể đi lại được xung quanh lớp học.

            - Điều chỉnh những đồ đạc không cần thiết được cất đi khi tổ chức hoạt động, không nên bầy nhiều thứ làm giảm không gian của nhóm gây khó khăn khi học tập…

            - Luân phiên chỉ định nhóm trưởng và chỉ định thành viên báo cáo kết quả hoạt động nhóm một cách linh hoạt phù hợp với hoạt động học nhóm trong từng bài học.

2. Hướng dẫn học sinh ghi vở

Khi tổ chức dạy học bằng phương pháp thực hành thí nghiệm GV cần chú ý những điều gì

(Ảnh minh họa)

            Vở ghi học sinh là tài liệu quan trọng, hỗ trợ cho học sinh trong quá trình học tập. Việc ghi vở phải khoa học, rõ ràng, thiết thực trong quá trình học tập trên lớp cũng như ở nhà. Vở ghi giúp học sinh tái hiện lại những kiến thức, kỹ năng và kết quả học tập của mình trong quá trình học tập, giúp cho giáo viên cũng như cha mẹ học sinh biết được trình độ nhận thức cũng như kết quả học tập của các em trong quá trình học ở trường phổ thông. Căn cứ vào vở ghi học sinh, giáo viên biết được việc học hành của các em đồng thời có thể sử dụng để đánh giá quá trình học tập của học sinh, điều chỉnh cách học của học sinh sao cho đạt được hiệu quả mong muốn.

            Đối với cấp THCS, trong mỗi hoạt động học, giáo viên cần chú ý hướng dẫn ngay từ đầu năm học đầu cấp, rèn luyện cho các em thói quen ghi vở, các hoạt động ghi chép này hoàn toàn chủ động, sáng tạo của học sinh, tránh trường hợp ghi chép một cách máy móc theo ý áp đặt của giáo viên như chép bảng. màn hình... vào vở mà học sinh không hiểu gì.

           Để làm được điều này, ngay từ đầu, trong mỗi hoạt động học giáo viên cần lưu ý cho học sinh ghi chép vở theo những bước sau đây:

            Bước 1: Ghi chép ý kiến chuyển giao nhiệm vụ của thầy (cô)  trong hoạt động vào vở. Nhóm trưởng điều khiển các bạn trong nhóm thảo luận xem nhiệm vụ thầy (cô) giao cho đã rõ chưa? Nếu chưa rõ cần có ý kiến phản hồi kịp thời, có những ghi chép bổ sung để điều chỉnh kịp thời việc chuyển giao nhiệm vụ.

            Để đạt được hiệu quả cao, giáo viên cần nghiên cứu tìm hiểu kỹ bài học, các câu lệnh chuyển giao đến học sinh phải rõ ràng, có mục đích, hợp lý phù hợp với trình độ nhận thức của học sinh, tránh việc giao nhiệm vụ không rõ ràng, mập mờ gây ra nhiều ý hiểu khác nhau hoặc những nhiệm vụ mà học sinh không thể làm được (không khả thi).

            Nhóm trưởng cùng các bạn hỗ trợ, nhắc nhở bạn bên cạnh trong việc ghi nhiệm vụ này vào vở cá nhân.

            Bước 2: Ghi chép ý kiến cá nhân của mình về nhiệm của nhóm vào vở. Trong bước này cần cho học sinh thời gian để các em suy nghĩ độc lập về nhiệm vụ học tập cũng như suy nghĩ cá nhân cách giải quyết vấn đề theo ý kiến chủ quan và trình độ của học sinh.

            Khâu này đòi hỏi sự kiểm tra đôn đốc hoạt động của nhóm trưởng đến các thành viên của nhóm. Trong bước này, mỗi thành viên đều phải có ý kiến ghi vở. Học sinh có thể nhiều ý kiến hoặc ít ý kiến, nhưng bắt buộc mỗi thành viên phải có tối thiểu một ý kiến ghi vở (dù ý kiến đó là đúng hay sai) thì sau đó nhóm trưởng mới được quyền cho các bạn thảo luận nhóm.

            Như vậy trước khi thảo luận nhóm thì mỗi thành viên trong nhóm phải có ý kiến của mình để thảo luận, tránh trường hợp có bạn trong nhóm chưa có ý kiến đã thảo luận.

            Bước 3: Ghi chép ý kiến giống và khác nhau của các bạn trong nhóm vào vở trong quá trình thảo luận. Trong khi thảo luận, nhóm trưởng cho các thành viên trình bày ý kiến cá nhân (đã được ghi trong vở ghi cá nhân).  Mỗi em sẽ ghi vào vở các ý kiến đã thảo luận của nhóm về nhiệm vụ được giao.

            Giáo viên chú ý hướng dẫn cho học sinh ghi vảo vở những ý kiến giống nhau (thống nhất) và ý kiến khác nhau (không thống nhất) của các bạn trong nhóm vào vở. Ở đây chú ý những ý kiến khác nhau sau này rất có thể là ý kiến đúng về kiến thức khoa học.

Bước 4: Ghi chép để đưa ra ý kiến trình bày kết quả hoạt động (báo cáo) của nhóm. Từng thành viên đưa ra ý kiến về cách trình bày kết quả hoạt động của nhóm, thảo luận và chọn phương án báo cáo. Ví dụ khi báo cáo dùng giấy A0, giấy A4 và đèn chiếu, các slide hỗ trợ hay chỉ báo cáo miệng....

Giáo viên cần hướng dẫn, giúp đỡ các em những ý tưởng trình bày kết quả của mình, tránh trường hợp máy móc, áp đặt chung một biểu mẫu sẵn có.

Chú ý: Khi cần báo cáo hoạt động của nhóm, giáo viên nên chỉ định một học sinh (một em nào đó, nhất là các em chưa tự tin) để báo cáo. Có như vậy mới khuyến khích các em trong nhóm trách nhiệm kiểm tra lẫn nhau và giúp đỡ bạn trình bày ý kiến của nhóm mình.

Trong quá trình hoạt động nhóm, giáo viên nên tránh:

            - Nói to trước lớp, trình chiếu, hoặc giảng giải vấn đề... làm mất tập trung hoạt động của nhóm.

            - Nói vu vơ và đi lại quá nhiều trong lớp học không rõ mục đích.

            Giáo viên cần:

- Chọn vị trí đứng, quan sát hoạt động của các nhóm và từng em, phát hiện kịp thời khi học sinh giơ tay cần hỗ trợ hoặc thông báo. Lúc này giáo viên không được ầm ĩ mà có trách nhiệm lặng lẽ đến nhóm hỗ trợ để tìm hiểu, hỗ trợ, gợi ý giúp các em vượt qua khó khăn, tuyệt đối không giảng giải, làm hộ các em... (chú ý chọn vị trí đứng để thường xuyên bao quát được tất cả lớp).

- Bỏ thói quen “gà bài” cho học sinh, khẳng định chân lý, chốt kiến thức cho các nhóm khi các em đang hoạt động nhóm, chưa báo cáo nhóm...

            3. Kỹ thuật ghi bảng giáo viên

   

Khi tổ chức dạy học bằng phương pháp thực hành thí nghiệm GV cần chú ý những điều gì

          (Ảnh minh họa)

          Bảng là một thiết bị rất hữu hiệu, thiết thực của lớp học trong quá trình dạy học. Dù sau này các kỹ thuật và phương pháp dạy học có tân tiến đến đâu thì bảng vẫn là dụng cụ gần gũi, thiết thực hỗ trợ giáo viên và học sinh trong quá trình học tập ở mọi nơi mọi chỗ.

            Việc sử dụng bảng sao cho có hiệu quả hoàn toàn phụ thuộc vào chiến thuật tổ chức các hoạt động dạy học của giáo viên.

            Giáo viên không nên ghi bảng theo một cấu trúc vô vị không cần thiết, không giúp được cho người học trong quá trình nhận thức.

            Bảng trước đây được dùng để ghi tóm tắt, những ý kiến cần khắc sâu trong bài học để học sinh chép vào vở ghi về nhà để học. Cũng có khi bảng là nơi để học sinh hay nhóm học sinh trình bày những ý kiến của mình trong quá trình học tập.

            Để sử dụng bảng hiệu quả, giáo viên nên tránh:

- Viết các tiêu đề một cách hình thức, không có nội dung khoa học, bài nào cũng giống bài nào.

- Dùng bảng như là bình phong để treo bảng phụ và các tài liệu khác mà đáng lẽ ra giáo viên hoặc học sinh có thể kẻ, vẽ nhanh được trên bảng...

- Không sử dụng gì đến bảng trong quá trình dạy học như là muốn thay thế nó bằng một cái khác như bảng phụ, sơ đồ bằng giấy A0 hoặc trình chiếu trên máy vi tình gây lãng phí không cần thiết...

Giáo viên cần:

- Ghi bảng khi thấy cần thiết như nội dung hoạt động chung cả lớp, tên bài học, các nhiệm vụ chuyển giao cho học sinh, các ý kiến của học sinh (nếu cần thiết) và hệ thống hóa kiến thức, những gợi ý hoạt động như cách thức hoạt động, yêu cầu thiết bị và học liệu cũng như sản phẩm của hoạt động…

- Ghi những điểm cần khắc sâu như công thức, mệnh đề... để các em lưu ý khi hệ thống hóa kiến thức. Tránh ghi trùng lặp kiến thức đã có ở bảng phụ, slide và các tài liệu khác một cách quá thái không cần thiết.

- Chọn màu phấn cho thích hợp, thẩm mỹ...

- Chia bảng có ranh giới không gian sử dụng: những kiến thức hình thành ghi ở bên trái, những kiến thức đã có, hướng dẫn học ghi ở bên phải bảng hoặc theo những ý tưởng sáng tạo khác sao cho hiệu quả (Chẳng hạn dùng đồ tư duy...).

 4. Tổ chức hoạt động khởi động, nêu vấn đề

 

Khi tổ chức dạy học bằng phương pháp thực hành thí nghiệm GV cần chú ý những điều gì

      (Ảnh minh họa)

      Hoạt động khởi động rất cần thiết trong dạy học nhằm phát triển năng lực cho học sinh, phát triển năng lực tư duy nêu để giải quyết vấn đề.

      Hoạt động nàỳ cần tạo ra những tình huống, những vấn đề ở đó người học cần được huy động tất cả các kiến thức hiện có, những kinh nghiệm, vốn sống của mình để cố gắng nhìn nhận và giải quyết theo cách riêng của mình và cảm thấy thiếu hụt kiến thức, thông tin để giải quyết.

      Như vậy, hoạt động “khởi động” nêu vấn đề là một hoạt động học tập, nhiệm vụ chuyển giao của giáo viên phải rõ ràng, học sinh phải được bày tỏ ý kiến riêng của mình cũng như ý kiến của nhóm về vấn đề đó cũng như việc trình bày báo cáo kết quả.

      Tuy nhiên, một số giáo viên còn lạm dụng hoạt động này. Chẳng hạn như tổ chức trò chơi, hát múa mà không ăn nhập với bài học hoặc chỉ là để “vào bài” với cái tên bài học mà ai cũng biết.

      Để tổ chức hiệu quả hoạt động này, giao viên tránh:

- Cho học sinh hoạt động trò chơi, múa hát không ăn nhập với bài học, nhất là lạm dụng Hội đồng tự quản để điều khiển việc này.

-  Lựa chọn các tình huống không đắt giá dẫn đến các em có thể trả lời được một cách dễ dàng với các câu hỏi đặt vấn đề đơn giản (vấn đề với câu lệnh what?)…

- Thời gian cho hoạt động này quá ít vì chưa coi đó là một hoạt động học tập, chưa cho các em suy nghĩ, bầy tỏ ý kiến của mình.

- Cố gắng giảng giải, chốt kiến thức ở ngay hoạt động này!

      Giáo viên cần:

- Nêu vấn đề tìm hiểu của bài học khi khởi động gắn liền với hoạt động tiếp nối là hình thành kiến thức mà đã có trong tài liệu, sách giáo khoa của bài học.

- Coi hoạt động này là một hoạt động học tập, có mục đích, thời gian hoạt động và sản phẩm hoạt động.

- Chuyển giao nhiệm vụ rõ ràng, cụ thể phù hợp với đối tượng học sinh, lựa chọn các tình huống, những câu hỏi đắt giá để giúp học sinh động não …

- Chú ý sử dụng các câu hỏi mức độ như: Tại sao? Như thế nào? ….

- Bố trí thời gian thích hợp cho các em học tập, bày tỏ quan điểm cũng như sản phẩm của hoạt động.

5. Hệ thống hóa kiến thức bài học

Khi tổ chức dạy học bằng phương pháp thực hành thí nghiệm GV cần chú ý những điều gì

(Ảnh minh họa)

Khâu quan trọng trong bài học là hệ thống hóa kiến thức được hình thành trong bài học. Thông thường giáo viên tổ chức hoạt động này trong mục “Hình thành kiến thức” hoặc “Luyện tập”. Theo tôi, tốt nhất là cần tổ chức hoạt động hệ thống hóa kiến thức cho học sinh trong mục “Luyện tập”.

Trước đây chúng ta hay dạy học theo kiểu vấn đáp, trình bày bài học là ý kiến của giáo viên theo một chuỗi các câu hỏi liên tục phối hợp với sử dụng trang thiết bị dạy học và học liệu.  Để giải quyết được vấn đề này sách đã viết sẵn cho giáo viên và học sinh cần phải theo. Hết từng mục đều có sự chốt kiến thức, vận dụng. Với thời lượng 1 tiết, học sinh khó lòng chủ động học tập, khó lòng được hợp tác nhóm và trình bày quan điểm của mình, dẫn đến đa số là tiếp thu một cách thụ động bằng ghi chép thụ động, giảng giải một chiều.

Theo quan điểm hiện nay, trong bài học người giáo viên bắt buộc phải hệ thống hóa kiến thức. Bài học bây giờ có thể một chủ đề dạy học gồm các tiết học với các nội dung đòi hỏi người giáo viên phải chọn thời điểm thích hợp để hệ thống hóa kiến thức đảm bảo sao cho đạt được mục tiêu của bài học, đó là bài học phải đạt được mục tiêu của chuẩn kiến thức, kỹ năng trong chương trình giáo dục phổ thông quy định.

Thật tiếc là nhiều giáo viên trong quá trình dạy học luôn bị động và không tổ chức hoạt động hệ thống hóa kiến thức cho người học.

Theo tôi để tổ chức hệ thống hóa bài học, giáo viên nên làm như sau:

            Thảo luận chung toàn lớp về những kiến thức mới được hình thành ở hoạt động “hình thành kiến thức” với những vấn đề mà các em phát hiện ra ban đầu ở hoạt động “khởi động” nêu vấn đề. Trên cơ sở đó giáo viên có những nhận xét đánh giá kết quả hoạt động của các nhóm, hoặc từng cá nhân học sinh, lựa chọn và ghi vào “sổ tay lên lớp” của mình. Đây chính là thời điểm hay nhất để giúp giáo viên có sự nhìn nhận, đánh giá, rút kinh nghiệm sự tổ chức hoạt động của mình.

            Giáo viên phải là trọng tài, giám khảo để chốt lại kiến thức, giúp các em nhận thức ra chân lý. Nếu các em còn gặp khó khăn cần sử dụng các kỹ thuật hoặc phương pháp để trợ giúp các em, thậm chí cần giảng giải đưa ra những minh chứng thực tiễn về vấn đề đó, hoặc tiếp tục cho các em nghiên cứu tìm hiểu ở ngoài lớp học....

      Giáo viên cần chú ý, khi chưa học xong “hình thành kiến thức” thì không nên chốt kiến thức nhất là hoạt động “khởi động”, và cũng không nên chốt kiến thức một cách rời rạc, cắt đoạn... thiếu tính hệ thống vừa tốn thời gian lại vất vả cho các người dạy và người học.

      Hãy “cứ để yên xem sao”, tức là các em hoạt động cho đến khi xong mục “hình thành kiến thức” mới soi xét lại vấn đề và hệ thống hóa kiến thức cho người học.

      Khi hệ thống hóa kiến thức, GV cần biên soạn (có thể làm phiếu học tập) các câu hỏi lý thuyết, các bài tập cơ bản (tốt nhất là câu hỏi tự luận) đảm bảo sao cho đạt được chuẩn kiến thức, kỹ năng của chương trình hiện hành mà mục tiêu bài học đã đặt ra. Có thể tổ chức cho các em trải nghiệm trước khi “chốt” lại các kiến thức của toàn bài học.

6. Kết thúc và hướng dẫn giao nhiệm vụ về nhà

Khi tổ chức dạy học bằng phương pháp thực hành thí nghiệm GV cần chú ý những điều gì

(Ảnh minh họa)

Nhiệm vụ này rất quan trọng nhưng hình như giáo viên chúng ta chưa quán triệt rõ tư tưởng của hoạt động này. Đa số giáo viên mải dạy đến lúc trống “tùng” mới giật mình giao nhiệm vụ về nhà và kết thúc lớp học bằng cách yêu cầu học sinh học thuộc cái này và làm bài tập kia trong sách giáo khoa hoặc sách bài tập.

Theo tôi, trong giờ dạy, người giáo viên cần chủ động kết thúc và giao nhiệm vụ về nhà cho học sinh. Thông thường ít nhất 3 đến 5 phút trước khi kết thúc tiết dạy (nếu không tiếp tục dạy ở tiết sau), giáo viên cần cho các em dừng việc học tập ở trên lớp lại, có thể lúc đó công việc trên lớp vẫn còn dang dở.

Vấn đề là ở chỗ cần xử lý tình huống sư phạm như thế nào cho từng nhóm, từng em ở trong lớp. Giáo viên cần căn cứ kết quả và tiến độ hoạt động của từng nhóm học sinh để giao việc về nhà cho học sinh. Việc học tập ở nhà (ngoài lớp) có thể hướng dẫn:

a) Đối với các nhóm hoạt động còn dang dở: Tiếp tục về nhà nghiên cứu, tìm hiểu vấn đề chưa xong trên lớp, gợi ý các em các thực hiện ở nhà... và vận dụng vào thực tiễn. Yêu cầu các em báo cáo kết quả thực hiện ở nhà thông qua các sản phẩm học tập.

b) Đối với các nhóm đã thực hiện xong: Cần giao nhiệm vụ cho các em tiếp tục vận dụng thực tiễn, đề xuất các phương án khác đã có trong bài học. Yêu cầu các em báo cáo kết quả thực hiện ở nhà thông qua các sản phẩm học tập.

Không nên giao nhiệm vụ về nhà cho học sinh bằng những câu hỏi, bài tập có tính chất học thuộc lòng máy móc, mà nên lựa chọn những tình huống, nhiệm vụ học tập bổ ích liên quan đến thực tiễn đòi hỏi các em phải hợp tác với cộng đồng để tìm tòi, khám phá.

7. Hoạt động thực hành thí nghiệm

Khi tổ chức dạy học bằng phương pháp thực hành thí nghiệm GV cần chú ý những điều gì

(Ảnh minh họa)

Đây là một hoạt động học quan trọng chủ đạo đối với các môn KHTN nhất là các môn có nhiều thí nghiệm thực hành như Vật lí, Hoá học, Sinh học.... Hoạt động này giúp HS trải nghiệm, học thông qua thực hành, tạo tiền đề cho HS làm quen với phương pháp nghiên cứu khoa học, điển hình là học theo phương pháp "Bàn tay nặn bột". Ở đây HS có thể tự làm thí nghiệm, hoặc làm thí nghiệm theo nhóm.

Khi tổ chức hoạt động này, GV cần:

- Chuyển giao nhiệm vụ, cho HS xây dựng phương án thí nghiệm (bố trí thí nghiệm, tiến hành thí nghiệm, mẫu báo cáo), dự đoán kết quả.

- Hướng dẫn an toàn thí nghiệm, nơi bố trí thí nghiệm và thu dọn dụng cụ thí nghiệm.

- Hướng dẫn cách thu thập thông tin, phân tích kết quả và ghi báo cáo, cách trình bày báo cáo.

- Cho HS thảo luận, tính khả thi, an toàn thí nghiệm trước khi làm thí nghiệm.

Giáo viên nên tránh:

- Thực hành thí nghiệm thay cho HS (trừ thí nghiệm biểu diễn trên lớp);

- Áp đặt HS làm thí nghiệm theo kịch bản đã sắp đặt trước của GV.

8. Kĩ thuật theo dõi HS đánh giá quá trình học tập.

Khi tổ chức dạy học bằng phương pháp thực hành thí nghiệm GV cần chú ý những điều gì

(Ảnh minh họa)

Theo dõi đánh giá HS trong quá trình học tập là một trong những khâu quan trọng trong kiểm tra đánh giá kết quả học tập của người học. Ở đây, GV được quan sát, "mục sở thị" các hoạt động, cử chỉ, hành vi, tác phong của các em trong quá trình học ở lớp học cũng như tự học ở ngoài lớp học (nếu quan sát được). Căn cứ vào sản phẩm học tập và thái độ học tập, GV đánh giá được sự tiến bộ của HS, đánh giá được khả năng vận dụng giải quyết tình huống vào thực tiễn.

Để theo dõi đánh giá quá trình học tập của HS, GV cần:

- Có sổ theo dõi quá trình học tập, ở đó ghi có ghi những lưu ý, chú ý về khả năng phát triển cũng như các hạn chế của từng em trong quá trình học tập.

- Theo dõi đánh giá khả năng nhận thức, thái độ học tập thông qua hoạt động học: tiếp nhận nhiệm vụ, tự học cá nhân, trao đổi thảo luận, tư duy sáng tạo học tập và trình bày sản phẩm học tập, các kỹ năng thao tác thực hành...

- Nên chuẩn bị các tiêu chí đánh giá, phân tích hướng dẫn cho HS cách tự đánh giá, đánh giá lẫn nhau.

- Thường xuyên tổ chức cho HS tự đánh giá, đánh giá lẫn nhau thông qua tổ chức trò chơi học tập, đánh giá sản phẩm học tập,

- Thường xuyên xem vở ghi của HS, phát hiện những điểm yếu kém của HS, động viên khích lệ sự cố gắng, nỗ lực tiến bộ của HS so với bản thân các em.

- Đa dạng hoá các hình thức và phương pháp đánh giá...

GV cần tránh:

- Không ghi chép, đánh giá HS theo cảm tính không có minh chứng kết quả học tập.

- Thiên vị, không tạo cơ hội cho các em được đóng vai, nhất là khi tổ chức học hợp tác như làm nhóm trưởng, thư ký nhóm,...

- Bỏ qua những HS bị bỏ rơi, lười học tập mà không tìm hiểu nghuyên nhân, không có sự trợ giúp kịp thời.

- Bỏ quên những sản phẩm học tập tự làm ở nhà của HS...

9. Sử dụng CNTT trong hỗ trợ tổ chức hoạt động học

Khi tổ chức dạy học bằng phương pháp thực hành thí nghiệm GV cần chú ý những điều gì

(Ảnh minh họa)

Dạy học có ứng dụng CNTT giúp GV thuận lợi trong tổ chức hoạt động học. Những phần mềm, tranh ảnh, sơ đồ, mô hình mẫu vật, thí nghiệm mô phỏng, video... có tác dụng thiết thực trong quá trình dạy học.

GV chỉ nên sử dụng CNTT để thay thế các thiết bị, thí nghiệm mà thực tế khó thực hiện, mang tính nguy hiểm... hoặc không thực hiện được: phản ứng hạt nhân, mô phỏng chuyển động của các hành tinh...

Tuy nhiên, hiện nay vẫn còn GV quá lạm dụng CNTT vào dạy học. Bài học trở thành bài "trình chiếu", thuyết trình đơn điệu, chưa thực sự có tác dụng giúp và hỗ trợ học sinh trong quá trinh học tập.

Khi sử dụng CNTT tổ chức hoạt động học, GV cần:

- Chuẩn bị chu đáo các thiết bị CNTT để hỗ trợ: phần mềm, máy tính, ....

- Chỉ nên hỗ trợ trình chiếu khi chuyển giao nhiệm vụ, khi cần thuyết trình giải thích hoặc khi hệ thống hoá kiến thức bài học...

- Chọn lọc âm thanh, hình ảnh, trích đoạn clip... phù hợp với cách tổ chức hoạt động.

GV nên tránh:

- Dạy học theo kiểu trình chiếu, thuyết trình cả bài;

- Trình chiếu trong lúc học sinh học cá nhân, thảo luận nhóm....

Trên đây là bài viết của tôi, nhằm giúp giúp các đồng nghiệp tổ chức hoạt động học sao cho hiệu quả. Mong các đồng nghiệp và bạn đọc góp ý.

Trân Trọng cảm ơn!

Phụ lục mô tả thiết kế một hoạt động học: Bấm tải về

ThS: Nguyễn Trọng Sửu

CVC – Vụ Giáo dục Trung học – Bộ Giáo dục và Đào tạo

  Email: ; ĐT: 090.228.4146