Khải silk là ai

Sau scandal bán khăn lụa Trung Quốc nhưng gắn mác "Made in Vietnam", ông Hoàng Khải, Chủ tịch Công ty TNHH Khải Đức [thương hiệu Khaisilk] cúi đầu xin lỗi người tiêu dùng và đóng cửa toàn bộ hệ thống cửa hàng Khaisilk để phục vụ công tác điều tra.

Hai năm vắng bóng trên thị trường, những ngày gần đây, cửa hàng Khaisilk 113 Hàng Gai [Hoàn Kiếm, Hà Nội]– nơi khởi phát hàng loạt khủng hoảng uy tín thương hiệu bất ngờ tháo gỡ biển hiệu, được tu sửa mặt tiền,khiến nhiều người tò mò, liệu chăng Khaisilk sẽ trở lại? Hay cửa hàng đã đổi chủ như nhiều địa điểm khác.

Theo quan sát, cửa hàng vẫn giữ nguyên décor trang trí mặt tiền, chỉ phần treo biển hiệu Khaisilk trước đây được sơn sửa lại.

Cửa hàng Khaisilk 113 hàng Gai [Hoàn Kiếm, Hà Nội] tháo biển hiệu, sơn sửa lại mặt tiền tầng 1.

Chị Anh [một người dân sống gần cửa hàng Khaisilk hàng Gai] cho biết, cửa hàng đã được sửa chữa cách đây vài tuần. Tuy nhiên, do luôn đóng kín cửa nên hạng mục sửa chữa bên trong không rõ là gì.

Khẳng định cửa hàng Khaisilk tại 113 hàng Gai đã ngừng kinh doanh nhiều năm nay, anh Hồng Phú [một người bán hàng tạp hóa tại khu vực này] cho biết, đã có nhiều người đến hỏi thuê mặt bằng nhưng cũng không biết chủ nhà là ai.

"Thực ra việc sửa chữa bên trong căn nhà đã diễn ra từ năm ngoái, nhưng cũng không liên tục. Thi thoảng sửa chữa gì đó rồi lại thôi. Họ cứ sửa chữa vậy chứ chẳng biết đã bán, cho thuê hay định làm gì. Hình như cửa hàng này sửa chữa để trả lại mặt bằng chứ không phải kinh doanh tiếp.

Nếu cho thuê mặt bằng thì giá cũng không rẻ đâu, ước chừng 4.000 – 5.000 USD/tháng", anh Phú nhận định.

Trang trí mặt tiền cửa hàng từ tầng 2 trở lên vẫn giữ nguyên thiết kế ban đầu của cửa hàng Khaisilk khi còn hoạt động.

Ghi nhận tại một cơ sở khác của Khaisilk ở số 26 phố Nguyễn Thái Học [Hoàn Kiếm, Hà Nội], toàn bộ ngoại thất của cửa hàng này đã được sửa chữa, thay mới biển hiệu. Cửa hàng cũng kinh doanh một mặt hàng mới hoàn toàn.

Sát đó, nhà hàng Khai's Brothers nơi từng bày khá nhiều sản phẩm lụa của thương hiệu này hiện chỉ tập trung mảng kinh doanh. Toàn bộ sản phẩm lụa trước đây đã không còn xuất hiện.

Theo quản lý của nhà hàng, nhà hàng tập trung kinh doanh ẩm thực Việt, đồ uống. Đối tượng khách hàng chủ yếu là người nước ngoài.

Khai’s Brothers là một ngôi đền cổ có tuổi thọ hơn 150 năm thuộc sở hữu của gia đình Khaisilk, và được ông Hoàng Khải gìn giữ, tu sửa lại sau 15 năm kinh doanh thành công.

Mặc dù vào giờ ăn trưa xong nhà hàng khá thưa khách.
Tại đây các bữa ăn buffet được phục vụ với giá từ 250.000 - 388.000 đồng/người.

Công ty Khải Đức được thành lập từ tháng 8/2002, là doanh nghiệp hạt nhân chi phối lĩnh vực lụa và chuỗi nhà hàng cao cấp của hệ thống Tập đoàn Khải Silk.

Cuối tháng 10/2017, Khaisilk đối mặt với khủng hoảng nặng nề, khi một khách hàng phản ánh mua khăn lụa của cửa hàng tại 113 hàng Gai không đúng xuất xứ trên nhãn mác.

Kết quả kiểm tra, giám định chất lượng sản phẩm dệt may đối với một số mẫu sản phẩm của Công ty TNHH Khải Đức, đơn vị sở hữu thương hiệu Khaisilk cho thấy, không có thành phần silk như công bố trên nhãn hàng hoá về thành phần nguyên liệu trong sản phẩm là 100% silk.

Tháng 12/2018, ông Hoàng Khải không còn là người đại diện theo pháp luật của Công ty TNHH Khải Đức - hạt nhân chính trong hệ sinh thái Khaisilk, phụ trách mảng kinh doanh lụa và sau này là hệ thống nhà hàng cao cấp. Từ ngày 14/12, người đại diện theo pháp luật của Khải Đức là bà Nguyễn Thu Nga.

[Theo Báo dân sinh]

Cửa hàng Khaisilk địa chỉ tại 113 Hàng Gai, Hàng Trống, Hoàn Kiếm, Hà Nội hiện nay đã đóng cửa - Ảnh: NAM TRẦN

Theo khảo sát của Tuổi Trẻ, hiện các cửa tiệm nằm trong hệ thống cửa hàng Khaisilk trước đây như: cửa hàng Khaisilk địa chỉ số 101 Đồng Khởi [Q.1, TP.HCM], cửa hàng Khaisilk nằm trong khách sạn Lotte Legend [đường Tôn Đức Thắng, Q.1] đều trong hoàn cảnh đã đổi chủ hoặc không kinh doanh.

Vụ việc Khaisilk đã chuyển sang cơ quan điều tra để xử lý hình sự. Tuy nhiên, đến nay vẫn chưa nhận được thông tin nào về việc khởi tố vụ án từ cơ quan điều tra

Ông NGUYỄN TRỌNG TÍN [phó cục trưởng Cục Quản lý thị trường Bộ Công thương]

Chỗ đổi chủ, chỗ đóng cửa

Theo đó, mặt hàng của cửa hàng Khaisilk tại số 101 Đồng Khởi trước đây hiện được một đơn vị khác kinh doanh mặt hàng thời trang. 

Theo một nhân viên tại đây, cửa hàng này đã bày bán tại địa chỉ nói trên nhiều tháng nay. Còn theo một người dân gần đó, từ tháng 12-2017 cửa hàng Khaisilk tại số 101 Đồng Khởi đã đóng cửa và treo bảng cho thuê. 

Theo tìm hiểu của Tuổi Trẻ, từ đầu năm 2018 tới nay mặt bằng trên đã được chuyển giao cho đơn vị khác tân trang và thay đổi hình thức để kinh doanh hàng thời trang nhập khẩu. Tuy vậy, thời gian qua nhiều khách hàng vẫn tìm hỏi về cửa hàng Khaisilk tại đây.

Tương tự, tại khách sạn Lotte Legend, nhân viên lễ tân tại đây cho biết nhiều tháng qua cửa hàng Khaisilk đã không còn kinh doanh tại khách sạn này.

Trao đổi với Tuổi Trẻ, ông Phan Hoàn Kiếm - chi cục trưởng Chi cục Quản lý thị trường TP.HCM - khẳng định các cửa hàng thương hiệu Khaisilk tại TP.HCM từ thời điểm kiểm tra đã tạm ngưng kinh doanh và hiện đã nghỉ hẳn, mặt bằng phần lớn chuyển giao đơn vị khác kinh doanh.

Khaisilk tại Hà Nội cũng chung cảnh ngộ. Theo ghi nhận, từ khi bị thanh tra, cửa hàng Khaisilk tại Hà Nội có địa chỉ 113 Hàng Gai, Q.Hoàn Kiếm luôn trong tình trạng đóng kín cửa, không hề có hoạt động buôn bán, kinh doanh tại đây.

Người dân sống tại gần cửa hàng này cho hay chỉ thỉnh thoảng mới có người qua lại để thắp hương, lau dọn, còn hầu như là đóng cửa. Hàng bên trong cửa hàng cũng được chuyển đi hết nơi khác.

Một chủ cửa hàng bán quần áo cạnh cửa hàng Khaisilk 113 Hàng Gai cho biết chỉ có hai ngày nay là không thấy người qua lại, còn khoảng 2 tuần trước vẫn có người tới sửa chữa bên trong.

Ghi nhận từ ngày 3-8 đến nay, cửa hàng Khaisilk tại Hà Nội vẫn đóng cửa im lìm.

Cơ quan chức năng kiểm tra cửa hàng Khaisilk ở Hàng Gai, Hà Nội ngày 26-10-2017 - Ảnh: CHÍ TUỆ

Có dấu hiệu hình sự

Cần nhắc lại, vụ việc Khaisilk được bắt đầu từ ngày 17-10-2017, khi Công ty V. [Hà Nội] đặt mua 60 khăn lụa tơ tằm của Khaisilk tại cửa hàng 113 Hàng Gai [Q.Hoàn Kiếm, Hà Nội], kích thước 50x50cm, giá 644.000 đồng/cái để làm quà tặng cho đối tác.

Khi kiểm hàng, nhân viên Công ty V. phát hiện có một chiếc khăn gắn mác "made in China" ngay trên cùng chiếc khăn có gắn mác "made in Vietnam". 

Nhân viên Công ty V. cho rằng vì tin tưởng Khaisilk chỉ bán khăn lụa tơ tằm của VN sản xuất, nên khi phát hiện vụ việc đã yêu cầu lập biên bản với nội dung "Khăn lụa bán cho Công ty V. thuộc thương hiệu của Khaisilk hay có nguồn gốc xuất xứ từ Trung Quốc? Tại sao trên cùng một chiếc khăn lại có hai nguồn gốc xuất xứ khác nhau? Chất liệu khăn được làm bằng gì?".

Ngày 19-10-2017, trong thư phản hồi cho Công ty V., cửa hàng 113 Hàng Gai [Hà Nội] cho rằng tất cả 60 khăn mà Công ty V. mua đều thuộc thương hiệu Khaisilk, đồng thời khẳng định chất liệu làm khăn là "100% lụa tơ tằm". 

Còn việc trên cùng một chiếc khăn nhưng có hai nhãn mác khác nhau, đại diện cửa hàng giải thích do nhân viên bộ phận kho khi soạn lô hàng 60 chiếc khăn để giao cho khách "vì thiếu một chiếc đã lấy ngay trên máy may hiện đang sản xuất cho một khách hàng khác mà không kiểm tra kỹ". 

Đồng thời cho rằng khách hàng nước ngoài mà cửa hàng đang may dở chiếc khăn trên ở Hong Kong, nên may riêng nhãn mác "made in China" theo yêu cầu của khách vì thủ tục yêu cầu nhập khẩu riêng của khách.

Cũng trong thư phản hồi này, cửa hàng Khaisilk 113 Hàng Gai cho hay do có nhiều bạn hàng kinh doanh khắp nơi trên thế giới, đối tác cũng muốn mang tơ lụa của VN về nước để bán, nhưng: "Nếu để thương hiệu của Khaisilk thì chúng tôi không đủ khả năng kiểm soát chất lượng và giá cả nên bước đầu chấp nhận cho họ dùng nhãn mác riêng để bán lại sản phẩm của Khaisilk".

Sau khi vụ việc xảy ra, ngày 26-10, Bộ Công thương chính thức yêu cầu Cục Quản lý thị trường phối hợp với Cục Cạnh tranh và bảo vệ người tiêu dùng kiểm tra, xem xét và làm rõ các thông tin liên quan vụ việc trên, báo cáo về bộ trước ngày 28-10, và đề nghị hướng xử lý, nếu có dấu hiệu vi phạm liên quan đến xuất xứ hàng hóa, hàng giả, hàng nhái...

Đến ngày 12-12-2017, Bộ Công thương công bố kết quả kiểm tra việc chấp hành pháp luật về thương mại, sản xuất, buôn bán hàng giả, hàng cấm và bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng tại Công ty TNHH Khải Đức [tức Khaisilk] với kết luận: Khaisilk có dấu hiệu vi phạm pháp luật hình sự.

Ngoài kết luận quan trọng này, Bộ Công thương còn cho biết Khaisilk còn có nhiều hành vi vi phạm pháp luật hình sự khác như: hành vi buôn bán hàng giả về chất lượng, khi kết quả giám định không thấy có thành phần "silk" trong sản phẩm so với các thông tin công bố trên nhãn hàng hóa về thành phần nguyên liệu trong sản phẩm là "100% silk"; 

Vi phạm về quản lý thuế và quản lý hóa đơn; che giấu thông tin hoặc cung cấp thông tin không đầy đủ, sai lệch, không chính xác cho người tiêu dùng khi ghi nhãn hàng hóa...

Ngày 9-8, trao đổi với Tuổi Trẻ, một lãnh đạo Cục Quản lý thị trường - Bộ Công thương cho biết ông theo dõi rất kỹ vụ việc Khaisilk vì đây là vụ việc lớn, được dư luận quan tâm. 

Bộ Công thương cũng đã chuyển đầy đủ hồ sơ, tài liệu sau quá trình kiểm tra Khaisilk cho cơ quan điều tra, nhưng đến nay ông chưa nhận được thông tin chính thức nào về việc khởi tố vụ án.

Theo thông tin Tuổi Trẻ có được, từ ngày 11-6-2018, Chi cục thi hành án dân sự Q.7 [Cục Thi hành án dân sự TP.HCM] đã ra quyết định tạm dừng việc đăng ký, thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp, hoặc giải thể doanh nghiệp đối với Công ty TNHH Khải Đức, địa chỉ tại 23 Nguyễn Khắc Viện, P.Tân Phú [Q.7, TP.HCM], do ông Hoàng Phi Phi làm người đại diện theo pháp luật.

Hiện giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp của Công ty TNHH Khải Đức được ghi nhận cập nhật thay đổi lần thứ 25 vào ngày 14-12-2017 với hai thành viên góp vốn gồm: ông Hoàng Khải [chiếm 99% tỉ lệ cổ phần] và bà Nguyễn Thu Nga giữ 1% trong tổng vốn điều lệ 46,5 tỉ đồng của Công ty Khải Đức [thành lập ngày 13-8-2002].

Sốt ruột vì chưa thấy thông tin xử lý

Ngày 9-8, một thành viên đoàn kiểm tra liên ngành vụ Khaisilk bày tỏ sự sốt ruột khi vụ việc này đã rõ các dấu hiệu hình sự nhưng đến nay vẫn chưa nhận được thông tin xử lý gì từ cơ quan công an.

Vị này cho biết các bên đã làm việc và thống nhất chuyển hồ sơ vụ việc sang Cơ quan cảnh sát điều tra Bộ Công an. Thành phần đoàn kiểm tra liên ngành có đại diện cơ quan công an nên khi nắm rõ các dấu hiệu vi phạm các thành viên đã thống nhất chuyển hồ sơ cho cơ quan công an. 

Để đảm bảo phối hợp chặt chẽ với cơ quan công an trong việc xử lý, Bộ Công thương giao cho một đầu mối phụ trách là Chi cục Quản lý thị trường TP.HCM.

"Việc xử lý tiếp theo là của cơ quan công an. Mình làm chỉ đến như vậy, có dấu hiệu rõ ràng là hàng giả rồi nhưng vẫn chưa nghe thông tin về khởi tố. Bởi không chỉ vấn đề hàng giả mà còn có hóa đơn chứng từ bất hợp pháp, liên quan đến hình sự. Chúng tôi cũng sốt ruột, muốn giải quyết cho nhanh" - vị này thông tin.

Theo tìm hiểu của Tuổi Trẻ, Bộ Công thương đã chuyển hồ sơ sang cơ quan điều tra vào tháng 12-2017. 

Ông Nguyễn Mạnh Hùng, phó chủ tịch kiêm tổng thư ký Hội Tiêu chuẩn và bảo vệ người tiêu dùng, cũng xác nhận: "Sau khi tham gia đoàn kiểm tra, các thành viên trong đoàn không có thêm thông tin nào về vụ việc Khaisilk và cũng không nghe được thông tin về việc có khởi tố hay không?". 

Ông Hùng cũng bày tỏ sự sốt ruột và mong muốn vụ việc cần sớm được cơ quan điều tra đưa ra kết luận để bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng.

* Vụ thứ nhất:

Liên quan đến vi phạm của hộ kinh doanh cá thể tại 113 Hàng Gai [Q.Hoàn Kiếm, Hà Nội] - là một trong những điểm bán hàng của Khaisilk bị khách hàng phản ảnh mua 60 chiếc khăn lụa gắn hai mác "made in Vietnam" và "made in China".

Chi cục Quản lý thị trường Hà Nội phối hợp với Công an TP Hà Nội tiến hành kiểm tra và thu giữ nhiều sản phẩm tại cửa hàng này.

Đến ngày 3-11, Chi cục Quản lý thị trường Hà Nội đã chuyển hồ sơ vụ việc cho Phòng cảnh sát điều tra tội phạm về quản lý kinh tế và chức vụ [PC46] Công an Hà Nội để thụ lý điều tra.

* Vụ thứ hai:

Liên quan đến Công ty TNHH Khải Đức - chủ thương hiệu Khaisilk có địa chỉ tại Q.7, TP.HCM được đoàn kiểm tra liên ngành do Bộ Công thương tiến hành kiểm tra và kết luận là có dấu hiệu vi phạm hình sự.

Sau khi có kết luận sơ bộ, đoàn kiểm tra đã giao cho đầu mối là Chi cục Quản lý thị trường TP.HCM bàn giao hồ sơ cho Phòng cảnh sát điều tra tội phạm về trật tự quản lý kinh tế và chức vụ [PC46] Công an TP.HCM để thụ lý.

Vụ việc này, PC46 Công an TP.HCM cho biết đang phối hợp với các cơ quan chức năng điều tra, đến nay chưa khởi tố vụ án.

Made in Khải Siêu

NHÓM PV

Video liên quan

Chủ Đề