Kết quả mấy năm kiên trì khổ luyện của Cao Bá Quát là gì

Soạn bài: Văn hay chữ tốt trang 129 SGK Tiếng Việt 4 tập 1

Nội dung

Bài học được rút ra là có lòng kiên trì, quyết tâm thì sẽ đạt được thành công. Cao Bá Quát là một tấm gương sáng về lòng kiên trì, khổ luyện thành tài. Dù ban đầu thất bại nhưng bằng sự quyết tâm, nỗ lực không ngừng, cùng với phương pháp học tập tốt, ông đã có được thành công. Trong cuộc sống, dù có gặp khó khăn thì cũng đừng nản chí, hãy kiên trì, cố gắng từng bước, sớm muộn gì thành công cũng sẽ đến với chúng ta.

Câu 1

Vì sao Cao Bá Quát thường bị điểm kém ?

Phương pháp giải:

Con đọc đoạn văn thứ nhất.

Lời giải chi tiết:

Cao Bá Quát thường bị điểm kém vì chữ viết rất xấu cho dù bài văn của ông viết rất hay.

Câu 2

Sự việc gì xảy ra đã làm Cao Bá Quát phải ân hận ?

Phương pháp giải:

Con xem lại nội dung phần Cao Bá Quát viết lá đơn cho bà cụ hàng xóm xem đã có chuyện gì xảy ra.

Lời giải chi tiết:

Cao Bá Quát đã viết đơn cho bà cụ hàng xóm để kêu oan. Nhưng trong lá đơn ấy, tuy lí lẽ rõ ràng nhưng chữ viết xấu quá, quan đọc không được bèn thét lính đuổi bà cụ ra khỏi công đường. Sự việc ấy xảy ra đã làm cho Cao Bá Quát ân hận. Và ông mới thấm thía rằng: "dù văn hay đến đâu mà chữ xấu cũng chẳng ích gì !".

Câu 3

Cao Bá Quát quyết chí luyện viết chữ như thế nào ?

Phương pháp giải:

Con đọc từ "Sáng sáng, ông cầm que..." cho đến hết.

Lời giải chi tiết:

Cao Bá Quát đã quyết chí luyện viết chữ rất công phu, tỉ mỉ và có phương pháp.

Lúc đầu:

- Sáng: lấy que vạch lên cột nhà luyện nét sổ thẳng

- Tối: tập viết 10 trang vở

Khi chữ đã tiến bộ:

- Mượn các cuốn sách viết chữ đẹp làm mẫu để luyện

Câu 4

Tìm đoạn mở bài, thân bài, kết bài của truyện.

Phương pháp giải:

- Mở bài là đoạn văn đầu tiên trong bài văn

- Kết bài là đoạn văn cuối cùng trong bài văn

- Thân bài là phần ở giữa còn lại

Lời giải chi tiết:

Tìm đoạn mở bài, thân bài, kết bài của truyện:

- Mở bài [hai dòng đầu: từ đầu đến cho điểm kém]: Từ thuở đi học, chữ viết xấu đã gây bất lợi cho Cao Bá Quát.

- Thân bài [từ một hôm đến nhiều kiểu chữ khác nhau]: Do ân hận vì chữ viết xấu của mình khiến nỗi oan của bà cụ hàng xóm không giải tỏa được, Cao Bá Quát quyết tâm luyện viết chữ đẹp.

- Kết bài: [phần còn lại] Kết cục Cao Bá Quát đã thành công, nổi tiếng là người văn hay chữ tốt.

Bài đọc

Văn hay chữ tốt

Thuở đi học, Cao Bá Quát viết chữ rất xấu nên nhiều bài văn dù hay vẫn bị thầy cho điểm kém.

Một hôm, có bà cụ hàng xóm sang khẩn khoản:

- Gia đình già có một việc oan uổng muốn kêu quan, nhờ cậu viết giúp cho lá đơn, có được không?

Cao Bá Quát vui vẻ trả lời:

- Tưởng việc gì khó, chứ việc ấy cháu xin sẵn lòng.

Lá đơn viết lí lẽ rõ ràng, Cao Bá Quát yên trí quan sẽ xét nỗi oan cho bà cụ. Nào ngờ, chữ ông xấu quá, quan đọc không được nên thét lính đuổi bà ra khỏi huyện đường. Về nhà, bà kể lại câu chuyện khiến Cao Bá Quát vô cùng ân hận. Ông biết dù văn hay đến đâu mà chữ không ra chữ cũng chẳng ích gì. Từ đó, ông dốc hết sức luyện viết chữ sao cho đẹp.

Sáng sáng, ông cầm que vạch lên cột nhà luyện chữ cho cứng cáp. Mỗi buổi tối, ông viết xong mười trang vở mới chịu đi ngủ. Chữ viết đã tiến bộ, ông lại mượn những cuốn sách chữ viết đẹp làm mẫu để luyện nhiều kiểu chữ khác nhau.

Kiên trì luyện tập suốt mấy năm, chữ ông mỗi ngày một đẹp. Ông nổi danh khắp nước là người văn hay chữ tốt.

Theo TRUYỆN ĐỌC 1 [1995]

- Khẩn khoản: tha thiết, nài nỉ người khác chấp nhận yêu cầu của mình.

- Huyện đường: nơi làm việc của quan huyện trước đây.

- Ân hận: băn khoăn, day dứt và tự trách mình về việc không hay xảy ra.

Loigiaihay.com

  • Luyện từ và câu: Câu hỏi và dấu chấm hỏi trang 131 SGK Tiếng Việt 4 tập 1

    Giải bài tập Luyện từ và câu: Câu hỏi và dấu chấm hỏi trang 131 SGK Tiếng Việt 4 tập 1. Câu 3. Đặt một câu hỏi để tự hỏi mình

  • Tập làm văn: Ôn tập văn kể chuyện trang 132 SGK Tiếng Việt 4 tập 1

    Giải bài tập Tập làm văn: Ôn tập văn kể chuyện trang 132 SGK Tiếng Việt 4 tập 1. Đề bài: Kể một câu chuyện về đề tài: đoàn kết, thương yêu bạn bè.

  • Kể chuyện được chứng kiến hoặc tham gia trang 128 SGK Tiếng Việt 4 tập 1

    Kể chuyện được chứng kiến hoặc tham gia trang 128 SGK Tiếng Việt 4 tập 1. Đề bài : Kể một câu chuyện em được chứng kiến hoặc trực tiếp tham gia thể hiện tinh thần kiên trì vượt khó.

  • Luyện từ và câu: Mở rộng vốn từ: Ý chí - Nghị lực trang 127 SGK Tiếng Việt 4 tập 1

    Giải câu 1, 2, 3 Luyện từ và câu: Mở rộng vốn từ: Ý chí - Nghị lực trang 127 SGK Tiếng Việt 4 tập 1. Câu 3. Viết một đoạn văn ngắn nói về một người do có ý chí, nghị lực nên đã vượt qua nhiều thử thách, đạt được thành công.

  • Chính tả: Người tìm đường lên các vì sao trang 126 SGK Tiếng Việt 4 tập 1

    Giải câu 1, 2, 3 Chính tả: Người tìm đường lên các vì sao trang 126 SGK Tiếng Việt 4 tập 1. Câu 2. a] Tìm các tính từ: Có hai tiếng đều bắt đầu bằng l. Có hai tiếng đều bắt đầu bằng n.

  • Luyện từ và câu: Mở rộng vốn từ - Cái đẹp trang 40 SGK Tiếng Việt 4 tập 2

    Giải câu 1, 2, 3, 4 Luyện từ và câu: Mở rộng vốn từ - Cái đẹp trang 40 SGK Tiếng Việt 4 tập 2. Câu 2. Tìm các từ: a. Chỉ dùng để thể hiện vẻ đẹp của thiên nhiên, cảnh vật

  • Tập làm văn: Luyện tập quan sát cây cối trang 39 SGK Tiếng Việt 4 tập 2

    Tập làm văn: Luyện tập quan sát cây cối trang 39 SGK Tiếng Việt 4 tập 2. Câu 1. Đọc lại ba bài văn tả cây cối mới học [Sầu riêng, Bãi ngô, Cây gạo] và nhận xét:a] Tác giả mỗi bài văn quan sát cây theo trình tự như thế nào?

  • Tập làm văn: Luyện tập miêu tả các bộ phận của cây cối trang 41 SGK Tiếng Việt 4 tập 2

    Giải câu 1, 2 Tập làm văn: Luyện tập miêu tả các bộ phận của cây cối. Câu 2. Viết một đoạn văn tả lá, thân hay gốc của một cây mà em yêu thích.

  • Luyện từ và câu: Chủ ngữ trong câu kể Ai thế nào? trang 36 SGK Tiếng Việt 4 tập 2

    Giải bài tập Luyện từ và câu: Chủ ngữ trong câu kể Ai thế nào? trang 36 SGK Tiếng Việt 4 tập 2. Câu 2. Viết một đoạn độ 5 câu về một loại trái cây mà em thích, trong đoạn văn có dùng một số câu kể Ai thế nào?

Soạn bài Tập đọc: Văn hay chữ tốt, Ngắn 1

Nội dung chính
Chuyện kể về nghị lực của Cao Bá Quát. Lúc đi học ông viết chữ rất xấu, ông nhận ra dù văn hay nhưng chữ xấu thì không ích gì. Ông khổ công luyện viết nhiều năm, sau này trở thành người nổi tiếng văn hay chữ tốt.

Câu 1 [trang 130 sgk Tiếng Việt 4] : Vì sao Cao Bá Quát thường bị điểm kém?

Trả lời:
Vì chữ viết xấu quá thầy không đọc được.

Câu 2 [trang 130 sgk Tiếng Việt 4] : Sự việc gì xảy ra làm Cao Bá Quát ân hận?

Trả lời:
Đó là sự việc bà hàng xóm nhờ ông viết một lá đơn kiện. Quan không đọc được lá đơn vì chữ viết xấu, bèn thét linh đuổi bà khỏi công đường. Bà kể lại câu chuyện cho Cao Bá Quát nghe. Cao Bá Quát vô cùng ân hận

Câu 3 [trang 130 sgk Tiếng Việt 4] : Cao Bá Quát quyết chí luyện viết như thế nào?

Trả lời:
Từ sự việc trên, ông suy nghĩ "dù văn hay đến đâu ,à chữ không ra chữ cũng chẳng ích gì" Từ đó ông dốc sức luyện viết chữ. Sáng sáng ông cầm que vạch lên cột nhà luyện chữ cho cứng cáp, buổi tối ông quyết tâm viết xong mười trang vở mới đi ngủ. Ông còn mượn những cuốn sách có kiểu chữ đẹp luyện tập. Nhờ đó mà chữ ông mỗi ngày đẹp ra và nổi tiếng là người văn hay chữ tốt khắp cả nước

Câu 4 [trang 130 sgk Tiếng Việt 4] : Tìm đoạn mở bài thân bài kết bài của chuyện

Trả lời:
- Đoạn mở bài: Từ đầu đến "cho điểm kém."
- Thân bài: Từ "một hôm" đến"nhiều kiểu chữ khác nhau"
- Kết bài: Đoạn còn lại.

Nội dung: Ca ngợi sự kiên trì, kiên nhẫn quyết tâm rèn luyện chữ viết của Cao Bá Quát. Từ chỗ viết chữ xấu đến nổi tiếng là người văn hay chữ tốt.

------------------------HẾT BÀI 1----------------------------

Trên đây là phần Soạn bài Văn hay chữ tốt, tập đọc bài tiếp theo, các em chuẩn bị trả lời câu hỏi SGK, Soạn bài Luyện từ và câu: Câu hỏi và dấu chấm hỏi và cùng với phần Tập làm văn: Ôn tập văn kể chuyện để học tốt tiếng Việt lớp 4 hơn.

Cao Bá Quát quyết chí luyện chữ như thế nào? Xem bài đọc Văn hay chữ tốt Thuở đi học, Cao Bá Quát viết chữ rất xấu nên nhiều bài văn dù hay vẫn bị thầy cho điểm kém. Một hôm, có bà cụ hàng xóm sang khẩn khoản: - Gia đình già có một việc oan uổng muốn kêu quan, nhờ cậu viết giúp cho lá đơn, có được không? Cao Bá Quát vui vẻ trả lời: - Tưởng việc gì khó, chứ việc ấy cháu xin sẵn lòng. Lá đơn viết lí lẽ rõ ràng, Cao Bá Quát yên trí quan sẽ xét nỗi oan cho bà cụ. Nào ngờ, chữ ông xấu quá, quan đọc không được nên thét lính đuổi bà ra khỏi huyện đường. Về nhà, bà kể lại câu chuyện khiến Cao Bá Quát vô cùng ân hận. Ông biết dù văn hay đến đâu mà chữ không ra chữ cũng chẳng ích gì. Từ đó, ông dốc hết sức luyện viết chữ sao cho đẹp. Sáng sáng, ông cầm que vạch lên cột nhà luyện chữ cho cứng cáp. Mỗi buổi tối, ông viết xong mười trang vở mới chịu đi ngủ. Chữ viết đã tiến bộ, ông lại mượn những cuốn sách chữ viết đẹp làm mẫu để luyện nhiều kiểu chữ khác nhau. Kiên trì luyện tập suốt mấy năm, chữ ông mỗi ngày một đẹp. Ông nổi danh khắp nước là người văn hay chữ tốt. Theo TRUYỆN ĐỌC 1 [1995] - Khẩn khoản: tha thiết, nài nỉ người khác chấp nhận yêu cầu của mình. - Huyện đường: nơi làm việc của quan huyện trước đây. - Ân hận: băn khoăn, day dứt và tự trách mình về việc không hay xảy ra.

...

Tập đọc: Văn hay chữ tốt

Xuất bản ngày 08/08/2019

Đọc tài liệu hướng dẫn các em trả lời các câu hỏi soạn bài Tập đọc: Văn hay chữ tốt trang 129 - 130 Sách giáo khoa Tiếng Việt 4 tập 1 trong tiết Tập đọc tuần 13.

Mục lục nội dung
  • 1. Bài tập đọc Văn hay chữ tốt
  • 2. Nội dung chính
  • 3. Hướng dẫn đọc hiểu
  • 3.1. Từ khó
  • 3.2. Ý nghĩa bài học
  • 3.3. Hướng dẫn đọc diễn cảm
  • 4. Hướng dẫn làm bài tập SGK
Mục lục bài viết

Trong tiết tập đọc: Văn hay chữ tốt trang 129 tuần 13 SGK Tiếng Việt 4 tập 1, các em sẽ được học về câu chuyệncủa Cao Bá Quát để thấy rằng có nghị lực và quyết tâm thì con người sẽ thành công. Cùng tham khảo bài hướng dẫn dưới đây của Đọc tài liệu để chuẩn bị thật tốt cho tiết học này em nhé!

Tập đọc lớp 4: Văn hay chữ tốt trang 129

  • Tập đọc Văn hay chữ tốt
    • Bài đọc
    • Từ khó
    • Hướng dẫn đọc
  • Hướng dẫn giải phần Tập đọc SGK Tiếng Việt 4 tập 1 trang 130
    • Câu 1
    • Câu 2
    • Câu 3
    • Câu 4
  • Ý nghĩa bài Văn hay chữ tốt

Tập đọc Văn hay chữ tốt

Bài đọc

Văn hay chữ tốt

Thuở đi học, Cao Bá Quát viết chữ rất xấu nên nhiều bài văn dù hay vẫn bị thầy cho điểm kém.

Một hôm, có bà cụ hàng xóm sang khẩn khoản:

- Gia đình già có một việc oan uổng muốn kêu quan, nhờ cậu viết giúp cho lá đơn, có được không?

Cao Bá Quát vui vẻ trả lời:

- Tưởng việc gì khó, chứ việc ấy cháu xin sẵn lòng.

Lá đơn viết lí lẽ rõ ràng, Cao Bá Quát yên trí quan sẽ xét nỗi oan cho bà cụ. Nào ngờ, chữ ông xấu quá, quan đọc không được nên thét lính đuổi bà ra khỏi huyện đường. Về nhà, bà kể lại câu chuyện khiến Cao Bá Quát vô cùng ân hận. Ông biết dù văn hay đến đâu mà chữ không ra chữ cũng chẳng ích gì. Từ đó, ông dốc hết sức luyện viết chữ sao cho đẹp.

Sáng sáng, ông cầm que vạch lên cột nhà luyện chữ cho cứng cáp. Mỗi buổi tối, ông viết xong mười trang vở mới chịu đi ngủ. Chữ viết đã tiến bộ, ông lại mượn những cuốn sách chữ viết đẹp làm mẫu để luyện nhiều kiểu chữ khác nhau.

Kiên trì luyện tập suốt mấy năm, chữ ông mỗi ngày một đẹp. Ông nổi danh khắp nước là người văn hay chữ tốt.

Theo TRUYỆN ĐỌC 1 [1995]

Từ khó

Hướng dẫn đọc

Đọc lưu loát toàn bài. Biết đọc diễn cảm bài văn với giọng kể từ tốn, đổi giọng linh hoạt phù hợp với diễn biến của câu chuyện, với nội dung ca ngợi quyết tâm và sự kiên trì của Cao Bá Quát.

Giáo án khối 4 - Tuần 13 - Môn Tập đọc: Văn hay chữ tốt

I./ MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU :

1./ Đọc thành tiếng:

- Đọc đúng các từ khó : khẩn khoản , oan uổng.

- Đọc trôi chảy toàn bài, ngắt nghỉ hơi đúng sau các dấu câu, giữa các cụm từ, nhấn giọng ở những chỗ nói về cái hại của chữ xấu và khổ công rèn luyện của Cao Bá Quát.

- Đọc diễn cảm : giọng kể từ tốn, đổi giọng đọc linh hoạt phù hợp với nhân vật và diễn biến câu chuyện, ca ngợi quyết tâm và sự kiên trì của Cao Bá Quát.

2./ Đọc hiểu :

- Hiểu nghĩa các từ ngữ trong bài : khẩn khoản, huyện đường, ân hận .

- Hiểu ý nghĩa câu chuyện : Ca ngợi tính kiên trì, quyết tâm sửa chữ viết xấu của Cao Bá Quát. Sau khi hiểu chữ xấu rất có hại, ông đã dốc sức rèn luyện, trở thành người nổi danh văn hay chữ tốt.

II./ ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

- Tranh minh hoạ bài đọc

- Một số vở sạch chữ đẹp của hs năm trước.

- Bảng phụ ghi đoạn văn cần luyện đọc.

III./ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC:

4 trang | Chia sẻ: donghaict | Ngày: 21/04/2016 | Lượt xem: 863 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án khối 4 - Tuần 13 - Môn Tập đọc: Văn hay chữ tốt, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 13: Tiết 26 TẬP ĐỌC : VĂN HAY CHỮ TỐT I./ MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU : 1./ Đọc thành tiếng: - Đọc đúng các từ khó : khẩn khoản , oan uổng. - Đọc trôi chảy toàn bài, ngắt nghỉ hơi đúng sau các dấu câu, giữa các cụm từ, nhấn giọng ở những chỗ nói về cái hại của chữ xấu và khổ công rèn luyện của Cao Bá Quát. - Đọc diễn cảm : giọng kể từ tốn, đổi giọng đọc linh hoạt phù hợp với nhân vật và diễn biến câu chuyện, ca ngợi quyết tâm và sự kiên trì của Cao Bá Quát. 2./ Đọc hiểu : - Hiểu nghĩa các từ ngữ trong bài : khẩn khoản, huyện đường, ân hận . - Hiểu ý nghĩa câu chuyện : Ca ngợi tính kiên trì, quyết tâm sửa chữ viết xấu của Cao Bá Quát. Sau khi hiểu chữ xấu rất có hại, ông đã dốc sức rèn luyện, trở thành người nổi danh văn hay chữ tốt. II./ ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: - Tranh minh hoạ bài đọc - Một số vở sạch chữ đẹp của hs năm trước. - Bảng phụ ghi đoạn văn cần luyện đọc. III./ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC: Thời gian Hoạt động của thầy Hoạt động của trò [3-5 phút] [1, 2 phút] [8-10 phút] [10 phút] [8-10 phút] [3-5 phút] A./KIỂM TRA BÀI CŨ: -1 HS đọc đoạn 1.[?] Xi-ôn-cốp-xki mơ ước điều gì ? -1HS đọc đoạn2,3. [?] Ông kiên trì thực hiện ước mơ của mình ra sao ? -1HS đọc toàn bài. [?] Nêu đại ý . B./ DẠY HỌC BÀI MỚI: 1./ Giới thiệu bài : Treo tranh minh hoạ như SGK và giới thiệu : Đây là bức tranh vẽ cảnh Cao Bá Quát đang luỵện viết chữ trong đêm. từ một người chữ xấu, Cao Bá Quát đã dốc sức rèn luyện như thế nào để trở thành người nổi danh văn hay chữ tốt ? Bài đọc hôm nay kể về sự khổ công rèn luyện của ông. GV ghi đề- 1, 2 HS đọc lại 2./ Hướng dẫn luyện đọc và tìm hiểu bài: a./ Luyện đọc: Lượt 1: -3 HS tiếp nối nhau đọc từng đoạn. Luyện đọc từ khó :khẩn khoản, oan uổng. Ngắt hơi câu dài “Thuở đi học.. cho điểm kém”. Lượt 2: - 3 HS đọc nối tiếp từng đoạn. -1HS đọc chú giải. -HS luyện đọc theo cặp. -1 HS đọc toàn bài. -GV đọc mẫu. b./ Tìm hiểu bài: -Y/c HS đọc đoạn 1, trao đổi và trả lời câu hỏi. [?] Vì sao thuở đi học, Cao Bá Quát thờng bị điểm kém? [?] Bà cụ hàng xóm nhờ ông làm gì? [?] Thái độ của Cao Bá Quát ra sao khi nhận lời giúp bà cụ hàng xóm? [?] Đoạn 1 nói lên ý gì? -Ghi ý chính đoạn 1 -Y/c HS đọc đoạn 2, trao đổi và trả lời câu hỏi. [?] Sự việc gì xảy ra làm Cao Bá Quát ân hận ? -GV chốt ý : Cao Bá Quát đã rất sẵn lòng, vui vẻ nhận lời giúp bà cụ nhưng việc không thành vì lá đơn viết chữ quá xấu. Sự việc đó làm ông ân hận vô cùng. -Ý chính đoạn 2 là gì? -Ghi ý chính đoạn 2 -Chuyển ý : Ân hận vì không giúp được bà cụ hàng xóm giải oan, Cao Bá Quát hiểu rằng dù văn hay đến đâu mà chữ không ra chữ thì cũng chẳng ích gì. Thế là từ đó ông dốc sức luyện chữ. -Y/c HS đọc đoạn 3, trả lời câu hỏi. [?] Cao Bá Quát quyết chí luyện viết chữ như thế nào? [?] Quyết tâm luyện chữ của Cao Bá Quát đã mang lại kết quả gì? - Đoạn 3 ý nói gì? - GV ghi ý đoạn 3. 1, 2 HS đọc lại - Gọi 1 HS đọc toàn bài. Thảo luận cặp đôi trả lời câu hỏi 4 - GV kết luận: + Mở bài: Chữ viết xấu gây bất lợi cho Cao Bá Quát. + Thân bài: Cao Bá Quát ân hận vì chữ viết xấu và quyết tâm luyện chữ. + Kết bài; Cao Bá Quát đã thành công, nổi danh là người văn hay chữ tốt. [?] Câu chuyện nói lên điều gì? -Ghi ý chính của bài. 2 HS đọc lại. c./ Đọc diễn cảm: -Gọi 3 HS đọc nối tiếp từng đoạn. Cả lớp nhận xét , nêu cách đọc đúng. -Hướng dẫn đọc diễn cảm đoạn 1. Chú ý đọc phù hợp lời nhân vật : Giọng bà cụ khẩn khoản. Giọng Cao Bá Quát vui vẻ, xởi lởi. Nhấn giọng các từ :rất xấu, khẩn khoản, oan uổng, sẵn lòng. -Y/c HS luyện đọc nhóm 3 HS theo lối phân vai -HS thi đọc diễn cảm -Nhận xét- cho điểm. C./ CỦNG CỐ, DẶN DÒ: -Gọi 1 HS đọc toàn bài. [?] Câu chuyện khuyên chúng ta điều gì? -Gv giới thiệu và khen ngợi 1 số vở sạch chữ đẹp của HS -Nhận xét tiết học. Dặn chuẩn bị bài sau: Chú đất nung. 1HS đọc và trả lời câu hỏi 1HS đọc và trả lời câu hỏi 1HS đọc và nêu HS nghe 1, 2 HS đọc lại 3 HS đọc - 3 HS đọc. Cả lớp đọc thầm. 1HS đọc chú giải HS đọc theo cặp 1HS đọc HS nghe 1 HS đọc to, cả lớp đọc thầm tìm hiểu và trả lời. - Vì cậu viết chữ rất xấu nên nhiều bài văn dù hay vẫn bị thầy cho điểm kém - Viết đơn kêu oan - Cao Bá Quát vui vẻ nói : “ Tưởng việc gì khó, chứ việc ấy cháu xin sẵn lòng” - Cao Bá Quát thường bị điểm kém vì chữ xấu nhưng sẵn lòng giúp đỡ hàng xóm. 1,2 HS nhắc lại 1HS đọc to, cả lớp đọc thầm - Lá đơn của Cao Bá Quát vì chữ quá xấu, quan không đọc được nên thét lính đưởi bà cụ về, khiến bà cụ không giải được nỗi oan. Cao Bá Quát ân hận vì chữ viết xấu 1,2 HS nhắc lại 1HS đọc to, cả lớp đọc thầm - Sáng sáng, ông cầm que vạch lên cộ nhà luỵện chữ cho cứng cáp, mỗi tối viết xong 10 trang mới đi ngủ, mượn những cuốn sách chữ viết đẹp làm mẫu, luyện viết liên tục suốt mấy năm trời - Chữ viết của ông mỗi ngày một đẹp. Ông nổi tiếng khắp nước là người văn hay chữ tốt - Cao Bá Quát quyết chí luyện chữ và đã thành công. 1,2 HS đọc lại 1 HS đọc, cả lớp đọc thầm, thảo luận nhóm đôi. HS nghe - Ca ngợi tính kiên trì, quyết tâm sữa chữ viết xấu của Cao Bá Quát. 1, 2 HS đọc lại 3 HS đọc HS nghe HS luyện đọc trong nhóm 3 hs 3 nhóm thi đọc diễn cảm HS nêu: kiên trì luyện viết thì chữ sẽ đẹp, kiên trì làm một việc gì đó, nhất định sẽ thành công

File đính kèm:

  • TẬP ĐỌC3.doc

Video liên quan

Chủ Đề