Tại sao khi đi thám hiểm sâu vào các hang thạch nhũ, các nhà thám hiểm luôn cảm thấy ngạt thở

TS 10 chuyên 01-02- Cần thơ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây [21.38 KB, 1 trang ]

KÌ THI TUYỂN SINH LỚP 10 CHUYÊN
TRƯỜNG THPT CHUYÊN LÝ TỰ TRỌNG
Khoá ngày: 10/ 7/ 2001
MÔN: HOÁ HỌC.
Thời gian làm bài: 150 phút
Câu I: [3,5 điểm]
1. Cho các chất sau đây: KClO3, KMnO4, H2O, HgO. Những chất nào thường được dùng để điều chế oxi trong
phòng thí nghiệm ? Vì sao ? Viết PTHH.
2. Có các chất sau: H2SO4 đặc, CaO, CaCl2 khan. Dùng hoá chất nào nói trên để làm khô mỗi chất sau đây:
SO2, O2, CO2 có lẫn hơi nước. Giải thích ? Viết PTHH
Câu II: [5 điểm]
1. Tại sao khi đi thám hiểm sâu vào các hang động thạch nhũ, các nhà thám hiểm luôn cảm thấy ngạt thở.
Giải thích ngằn gọn, viết PTHH.
2. Có các chất sau: Fe, ZnO, HCl, Fe[OH]3, Cu[NO3]. Hãy lập 4 phản ứng hoá học được chọn từ một cặp chất
trong các chất nói trên.
3. Đối với mỗi phản ứng hoá học thế, cộng, este hoá, thủy phân của các hợp chất hữu cơ, hãy viết PTHH để ví
dụ
Câu III: [5,5 điểm]
1. Có 5 mẫu kim loại riêng biệt: Ba, Mg, Fe, Ag, Al. Nếu chỉ có dd H2SO4 loãng [không được dùng thêm bất cứ
chất nào khác kể cả quỳ tím, nước] có thể nhận biết được những kim loại nào. Viết các PTHH.
2. Bằng các nào có thể tách được muối tinh khiết từ hỗn hợp 3 muối sau: BaSO4, FeSO4, CaCO3. Hãy lập sơ
đồ và viết PTHH để thực hiện tách riêng từng từng chất từ hỗn hợp các muối trên.
Câu IV: [6 điểm]
1. Cho hoà tan hoàn toàn một miếng Na vào 500ml dd AlCl3 2M thấy thoát ra 5,6 lít khí H2 [ở đktc]
Tính nồng độ mol/l của các chất thu được sau phản ứng
Cho thể tích dd vẫn là 500ml
2. Đốt cháy hoàn toàn 30ml rượu etylic chưa rõ độ rượu rồi cho toàn bộ sản phẩm đi vào nước vôi trong [lấy
dư]. Lọc kết tủa, sấy khô cân nặng được 100g
Xác định độ rượu ? Biết khối lượng riêng rượu nguyên chất là 0,8g/ml

Chương 1. Kim loại và hợp chất Nhóm IA

1. Vì sao dung dịch nước muối có tính sát trùng?

Giải:

Dung dịch muối có nồng độ muối lớn hơn nồng độ muối trong các tế bào của vi khuẩn, nên do hiện tượng thẩm thấu , muối đi vào tế bào, làm cho nồng độ muối trong vi khuẩn tăng cao, và có quá trình chuyển nước ngược lại từ tế bào vi khuẩn ra ngoài. Vi khuẩn mất nước nên bị tiêu diệt.

Phân tích:

Để làm được bài tập này học sinh cần phải vận dụng cả lý thuyết về hóa học: chất khuyếch tán từ nơi có nồng độ cao đến nơi có nồng độ thấp hơn, và cả những kiến thức về tế bào của sinh học. Nói chung đây là một hiện tượng rất hay được ứng dụng trong thực tế, nhưng nếu không kết hợp được những kiến thức ở 2 lĩnh vực trên thì học sinh khó mà trả lời được. Bù lại nếu học sinh trả lời được thì sẽ gây hứng thú cho học sinh trong học tập hóa học, vì giúp cho học sinh hiểu được những điều gặp trong cuộc sống.

2. Tại sao người ta có thể sử dụng dung dịch muối ăn NaCl để chuẩn đoán bệnh ung thư ?

Giải:

Dung dịch muối ăn ở đây không phải là dung dịch muối ăn thông thường, mà là muối ăn trong đó có chứa đồng vị phóng xạ Na* , NaCl thì không có hại gì cho cơ thể, khi đưa nó vào trong cơ thể, Na* sẽ theo máu đi khắp trong cơ thể, nếu gặp tế bào mang bệnh, Na* sẽ tác dụng và tiêu diệt tế bào đó. Dựa vào việc phân tích hàm lượng Na* người ta sẽ chuẩn đoán được bệnh.

Trong y học, một trong các phương pháp phổ biến chữa bệnh ung thư là sử dụng các đồng vị phóng xạ [ví dụ Co-60] , đó là phương pháp xạ trị.

Phân tích:

Để giải được bài tập này học sinh cần nắm được kiến thực về các đồng vị phóng xạ : mang năng lượng lớn, có thể tác dụng mạnh lên các tế bào ung thư.

3. Tại sao khi bón phân chuồng hoặc phân bắc, người nông dân thường trộn thêm tro bếp?

Giải

Về phương diện hóa học, khi bón phân chuồng hoặc phân bắc thì người nông dân thường trộn thêm tro bếp vì:

Trong tro bếp có chứa kali, lân, vôi và một số nguyên tố vi lượng nên khi bón phân chuông hoặc phân bắc thì trong đó có chứa đạm rồi thì khi trộn thêm tro bếp sẽ giúp đầy đủ lượng dinh dưỡng cần thiết cho cây.

Hơn nữa khi bón cùng với tro, tro sẽ làm cho phân trở nên xốp, cây cối dễ hấp thụ hơn.

Phân tích:

Để giải bài tập này , học sinh cần nắm được thành phần hóa học của tro bếp, và những nguyên tố dinh dưỡng chủ yếu của cây trồng.

4. Mùa xuân năm 327 trCN , một danh tướng Hi Lạp là A-lêch-xan-đơ Mac-xê-đôn [Alecxander] đã xâm nhập vào biên giới Ấn Độ . Nhưng ở đây ngoài sự kháng cự mạnh mẽ của người dân nơi đấy , mà còn bị một kẻ thù đáng sợ của tự nhiên là bệnh đường ruột. Quân lính bị mệt mỏi đến cực độ và kiệt sức vì bệnh tật không chịu đựng được nữa và buộc ông phải rút quân.

Theo những tài liệu còn lưu truyền lại của các nhà sử học thì rõ ràng các cấp chỉ huy trong đạo quân bị mắc bệnh ít hơn rất nhiều so với quan sĩ khác tuy rằng họ cũng phải chịu cảnh sống tương tự .

Nguyên nhân của hiện tượng bí ẩn này chỉ được phát hiện sau đó 2250 năm . Đó là vì binh lính uống nước bằng cốc bằng thiếc còn sĩ quan uống bằng cốc bằng bạc .
Tai sao khi dùng cốc bạc , các cấp chỉ huy của quân đội lại ít bị mắc bệnh đường ruột hơn các binh lính trong cuộc hành quân ấy .

Giải

Bạc hoà tan vào nước mặc dù rất ít .Dd của Ag+ trong nước có tính chất kì lạ là diệt được các vi khuẩn có hại có sẵn trong nước gây nên căn bệnh đường ruột .
Vì các cấp sĩ quan trong đội quân đã dùng cốc Ag để uống nước nên một phần vi khuẩn có hại đã bị tiêu diệt.

Chính vì thế mà ở Ai Cập, người ta áp miếng bạc lên vết thương để sát trùng, hay người Mông Cổ đựng thức ăn trong đồ bạc. Ag có tính sát khuẩn rất mạnh. Tuy bạc chỉ tan vào nước thành Ag+ với lượng rất nhỏ nhưng cũng đủ làm sạch chỗ nước đó.

5. Tại sao khi cho một sợi dây Cu đã cạo sạch vào bình cắm hoa thì hoa sẽ tươi lâu hơn?

Giải

Đồng kim loại sẽ tạo nên một số ion Cu2+ tan vào trong nước sẽ có tác dụng diệt khuẩn . Làm cho các cuống hoa đỡ bị thối trong nước do đó đỡ làm tắc các mao quản dẫn nước lên cánh hoa nên hoa tươi hơn. Các muối của Cu2+ có tính diệt khuẩn rất tốt người ta thường dùng CuSO4 để sát khuẩn trong bể bơi. Nếu không dùng đoạn dây đồng thì nên cắt bỏ phần thối mỗi ngày, hoa mới tuơi lâu.

Phân tích:

Để giải bài tập này, học sinh cần nắm được tính tan của một chất nói chung, khi ta nói rằng một chất không tan trong nước thì ý để chỉ rằng độ tan của nó trong nước là rất nhỏ, tuy vậy đôi khi có những chất ở nồng độ rất nhỏ cũng đã thể hiện những tính chất quan trọng. Ngoải ra học sinh còn phải nắm được tác dụng diệt khuẩn của ion Ag+ và Cu2+.

6. Tại sao khi cho thanh Cu tác dụng với dung dịch axit sunfuric đặc thì lúc đầu trên bề mặt thanh đồng bị đen lại.Đó có phải là do sự tạo thành CuS, Cu2S hay không?

Giải

Trong đìều kiện phản ứng thì lúc đầu tạo thành CuS hay Cu2S có màu đen. Sau đó CuS và Cu2S đóng vai trò là chất khử tiếp tục phản ứng với H2SO­4 đặc và tạo ra các sản phẩm mà chúng ta đã biết.

Phân tích

Để giải bài tập này, học sinh cần nắm được trạng thái màu sắc của các hợp chất và các sản phẩm trung gian trong quá trình phản ứng.

7. Có hai sợi dây đồng nhỏ và một củ khoai . Làm sao để biết được cực dương và cực âm của một ắc quy?

Giải

Có thể nối 2 đầu dây với 2 cực của ăcquy rồi cắm 2 đầu dây còn lại vào củ khoai tây.Sau một thời gian ngắn,chỗ khoai tây nào tiếp xúc với đồng trở nên có màu xanh [da trời] thì chỗ đó nối với cực dương của acquy vì ở đó H2O bị điện phân [mà dung dịch điện phân là các muối khoáng hoà tan trong nước của củ khoai tây] giải phóng O2 ,biến Cu ” CuO ” Cu2+ [do axit sinh ra trong quá trình điện phân] có màu xanh.

Phân tích:

Để làm được bài tập này học sinh phải nắm được các kiến thức về điện phân và tính chất của Cu và ion Cu2+

8. Tại sao các đồ vật cổ bằng đồng thường có màu xanh ?

Giải

Cu[OH]2 có màu xanh ngọc. Phản ứng do H2O và O2 hoặc O3 trong không khí oxi hoá Cu. Thường thì phản ứng này khó xảy ra hơn phản ứng oxi hoá Cu thành CuO [màu đen] hoặc từ CuO sau mới trở thành Cu[OH]2 cho nên ban đầu đồ đồng thường bị đen đi. Chỉ có đồ đồng cổ mới có màu xanh…

Phân tích:

Để giải bài tập này, học sinh cần nắm được màu sắc của các hợp chất của Cu, và phải xét được các chất có trong môi trường tác động lên.

9. Tại sao khi ta có thể đánh cảm bằng dây bạc , và khi đó dây bạc bị hóa đen.Để dây bạc sáng trắng trở lại, người ta ngâm dây bạc trong nước tiểu. Giải thích tại sao?

Giải:

Những người bị cảm trong cơ thể thường sinh ra những hợp chất dạng sunfua [vô cơ, hữu cơ] có tính độc. Khi đánh cảm bằng bạc, do lưu huỳnh có ái lực mạnh với Ag nên xẩy ra phản ứng tạo Ag2S màu đen, do đó loại được chất độc khỏi cơ thể.

2Ag + – S – “ Ag2S [đen]

Trong nước tiểu có NH3, khi ngâm dây bạc vào xẩy ra phản ứng

Ag2S + 4NH3 “ 2[Ag[NH3]2]+ + S2-.

Ag2S bị hòa tan , bề mặt Ag lại trở nên sáng trở lại.

Phân tích:

Đây là một hiện tượng rất hay gặp trong thực tế, mọi người hay áp dụng theo kinh nghiệm nhưng không phải ai cũng hiểu đươc bản chất hóa học của nó.

Để giải thích được hiện tượng này, học sinh cần phải vận dụng những kiến thức về hóa học và sinh học, kết hợp với suy đoán . Học sinh phải suy đoán được chất màu đen trên dây bạc là Ag2S, do đó suy đoán ra phản ứng kết hợp giữa Ag và S trong hợp chất.

Khi đã giải thích được hiện tượng đầu , học sinh sẽ dễ dàng giải thích được hiện tượng sau, đồng thời dữ kiện sau cũng chính là một gợi ý để học sinh dự đoán ra AgsS.

10. Chắc các bạn đã biết 1g vàng có thể kéo thành sợi dài 3 km , lá vàng có thể dát mỏng tới 0,0001mm, nghĩa là mảnh hơn sợi tóc người 500 lần.Một số kim loại chuyển tiếp như Cu, Ag, Cr cũng có tính dẻo cao. Chúng có đặc điểm gì chung? Đố các bạn biết tại sao chúng lại có tính chất đặc biệt mềm dẻo như vậy ?

Giải

Chắc các bạn đã biết ở Mianma có các ngôi chùa mà mái của nó được dát toàn bằng vàng . Chắc là phải tốn vàng lắm nhỉ. Thực sự thì cũng không tốn lắm bởi tính đặc biệt mềm dẻo của vàng. Một gam vàng có thể kéo thành sợi dài 3km.!!!!
Tính dẻo dai có một không hai của vàng kim loại là kết quả của cấu tạo electron đặc biệt của vàng. Có lẽ trong kim loại tồn tại đồng thời cả hai cấu hình electron của nguyên tử : 5d106s1 và 5d96s2 ,chúng có năng lượng rất gần nhau , electron có thể nhảy dễ dàng từ obitan này sang obitan khác làm cho hệ electron trong kim loại trở nên linh động, Đây là nguyên nhân của sự ” bôi trơn tốt electron ” gây ra tính dẻo dai đặc biệt của vàng.

Một số kim loại chuyển tiếp như Cu, Cr, Ag cũng vậy, tính mềm dẻo của đồng chỉ kém vàng mà thôi. Còn Cr có cấu tạo [Ar]3d54s1 tuy việc chuyển của electron có khó hơn một chút nhưng nó cũng khá mềm dẻo. Nhưng khi có lẫn một chút tạp chất thì nó trở nên cứng và giòn.

Phân tích:

Kiến thức để giải được bài tập này học sinh không được làm rõ trong chương trình, tuy nhiên học sinh có thể suy luận dựa trên những sự dẫn dắt trong cách ra đề. Để giải bài tập này, học sinh cần nắm vững cấu hình electron của các kim loại trên.

Khám phá những thiên đường trong lòng đất

16/02/2017, 08:50

- Nghề báo mang lại cho tôi rất nhiều điều thú vị, những“giá trị gia tăng”nhiều khi nằm ngoài sức tưởng tượng.

Quảng Bình nổi tiếng thế giới về những hang động kỳ vĩ như hang Sơn Đoòng, động Thiên Đường. Ảnh: PV

Niềm say mê, khát khao chinh phục những hang động kỳ vĩ, đẹp huyền ảo như những thiên đường ẩn sâu trong lòng đất. Từ hang Sơn Đoòng tới động Thiên Đường. Từ hang Nước Nứt tới hang Va. Từ những hang Kim, hang Ken tới hang Hung Ton, hang Chuột trong hệ thống hang động Tú Làn...

Tính tới thời điểm này, có lẽ tôi là nữ phóng viên Việt Nam may mắn được khám phá hầu hết những địa danh nổi tiếng hàng đầu của “vương quốc hang động” Quảng Bình. Trong những hành trình gian nan, thừa thãi hiểm nguy nhưng cũng hứa hẹn quá nhiều điều quyến rũ.

Hành trình vượt lên chính mình

Trước thời điểm biết tin được may mắn “bám đuôi” đoàn làm phim tài liệu khoa học Bản hòa tấu ở Sơn Đoòng của Ban Khoa giáo [kênh VTV2 - Đài Truyền hình Việt Nam] vào tháng 9/2014, tôi vẫn là một “cô nàng bánh bèo” hậu đậu, đụng đâu ngã đấy, kỹ năng di chuyển trên những địa hình hiểm trở chỉ là con số không tròn trĩnh. Vì vậy, sau niềm hạnh phúc đến choáng váng khi giấc mơ biến thành sự thực, nỗi lo lắng, thậm chí sợ hãi đã bám chặt lấy tôi không rời.

Không chỉ làm quen với chiếc mũ bảo hiểm gắn đèn cùng cục sạc nặng trĩu trên đầu, với giày nhà binh và găng tay chuyên dụng có độ bám cao, tôi còn phải học cách di chuyển an toàn cùng bộ đai bảo hiểm lằng nhằng đủ loại khóa, móc kim loại cùng nút thắt dây thừng. Từ việc học cách di chuyển trên những địa hình hiểm trở, trong bóng tối đặc quánh, chỉ trông cậy vào “chiếc đèn thợ mỏ” trên đầu đến việc học trên từng bước đi, học trong suốt chặng hành trình. Chăm chỉ học và không ngừng rút kinh nghiệm mà vẫn ngã, vẫn xước xát. Ngày ra khỏi hang, ngồi đếm sẹo lớn, sẹo bé khắp mình mẩy lại thấy tự hào mới lạ!

Khác hẳn những tour du lịch truyền thống và quen thuộc, đơn vị độc quyền khai thác tour mạo hiểm Sơn Đoòng luôn yêu cầu du khách phải kê khai chi tiết một bảng câu hỏi dài dằng dặc “Health & Fitness Questionnaire” [những thông tin cụ thể nhất về tình trạng sức khỏe, bệnh mãn tính, những môn thể thao đang chơi, các loại thuốc đang sử dụng, những vấn đề về tim mạch, huyết áp, tiền đình...] trước khi đưa ra quyết định đồng ý cung cấp tour. Và trước mỗi hành trình, chinh phục hang Va, hang Nước Nứt hay khám phá hệ thống hang động Tú Làn, mỗi du khách đều phải trịnh trọng ký vào một bản “miễn trừ trách nhiệm”. Đối diện với những thủ tục bắt buộc này, bảo “không sợ” thì đúng là nói dối!

Sợ chết đi được nhưng với bản tính hung hăng “điếc không sợ súng”, sau 10 ngày trời chinh phục “hang động tự nhiên lớn nhất thế giới” mà “vẫn còn sống” - như lời các đồng nghiệp VTV trêu chọc, tôi dám tuyên bố, “sau Sơn Đoòng, mọi thử thách đều là chuyện nhỏ”, nhưng hóa ra, nỗi sợ buổi đầu vẫn chưa hề buông tha tôi.

Trong suốt những chuyến du lịch mạo hiểm về sau, khi tiếp tục thám hiểm động Thiên Đường [năm 2015], hang Va, hang Nước Nứt và hệ thống hang động Tú Làn [năm 2016]... Khi thường xuyên phải đu dây xuống hang từ độ cao vài chục mét, mò mẫm lội qua những con sông ngầm chảy xiết, rồi trèo leo, đu bám trên địa hình rất hẹp, bên núi cao, bên vực sâu thăm thẳm; rồi bò, trườn, chui rúc trên lối đi hẹp đủ một người chui lọt; men theo những lối đi chỉ vừa đặt đủ một bàn chân, sơ sẩy chút là có thể rơi tõm xuống nền hang lô xô đá tảng; rồi mặc áo phao bì bõm di chuyển trong dòng nước lạnh buốt, với độ sâu từ vài mét tới vài chục mét [trong khi không hề biết bơi]...

Kết thúc mỗi chuyến đi, bạn bè trầm trồ khen tôi “dũng cảm”. Chỉ mình tôi biết, hành trình chế ngự nỗi sợ hãi của bản thân còn lâu mới kết thúc.

Nhưng cũng từ những chuyến đi rất gần với khái niệm hành xác đó, tôi đã có thể vượt lên chính mình và từng bước mở rộng biên độ những giới hạn tưởng như không thể vượt qua. Du lịch mạo hiểm, vốn được định nghĩa là “hoạt động diễn ra ngoài trời, diễn ra ở một nơi đặc biệt nào đó. Hoạt động này tiềm ẩn và có thể dẫn đến một số rủi ro, song qua đấy chúng ta có thể học được những kinh nghiệm mới để chế ngự chúng và vượt qua những thử thách đối với bản thân”. Nhờ đó, tôi đã có được sự tự tin cần thiết [dù vẫn chưa hết sợ] để luôn sẵn sàng lên đường, nếu có cơ hội kế tiếp.

Phần thưởng cho người dũng cảm

Đó là lời động viên mà ông Howard Limbert, chuyên gia thuộc Hiệp hội Hang động Hoàng gia Anh luôn nhắc đi nhắc lại với tôi, trên suốt chặng hành trình xuyên qua hang Én rồi Sơn Đoòng. Chắc vẻ chán nản, thậm chí bạc nhược in hằn trên khuôn mặt tôi suốt mấy ngày đầu đã khiến ông thấy cần liên tục “lên dây cót tinh thần” cho thành viên nữ duy nhất trong đoàn đến vậy. Nhưng sau đó thì tôi hoàn toàn đồng ý với ông, phần thưởng nhận được sau những gian nan, thử thách thực sự đáng giá.

Tôi không thể quên vòm hang khổng lồ đẹp như chốn bồng lai tiên cảnh, nơi hội tụ cả thác nước, bồn tắm thiên tạo cùng những nhũ đá muôn hình vạn trạng, lấp lánh dưới ánh sáng đèn. Tôi vẫn nhớ như in “cánh buồm nắng” đẹp đến ma mị trong hang Sơn Đoòng. Rồi rừng trong hang dưới hai hố sụt, nét đặc trưng chỉ riêng Sơn Đoòng sở hữu đã tạo nên “vườn địa đàng” nơi hạ giới.

Dòng sông ngầm dài hơn 2,5km cùng những hóa thạch cổ sinh hiện diện rất nhiều nơi và những “bãi đá thời tiết” trên nền hang [với những dấu vết sa thạch tuyệt đẹp cùng vô vàn viên “ngọc trai hang động”]. Những khối nhũ được tạo tác trên vách hang tạo thành những khối kết cấu như vòm và hệ thống ghế trong nhà hát. “Bức tường Việt Nam” ngăn trọn lòng hang cao hơn 80m nhìn y hệt một thác nước đang chảy bị ấn nút tạm dừng vĩnh viễn...

Tôi đã từng cảm thấy nghẹt thở vì xúc động, khi được ngắm nhìn những khối chuông đá có hình thù lộng lẫy hơn mọi bộ đèn chùm đắt giá do con người thiết kế. Những thạch nhũ tinh khôi màu trắng sữa nhờ thành phần canxi gần như tinh khiết. Hay “chiếc nón Quảng Bình” kết hợp độc đáo giữa hai dạng nhũ dòng chảy và nhũ rèm với màu vàng lấp lánh trông tựa như hàng triệu vì sao rực sáng giữa bầu trời đêm. Cả những viên ngọc động [cave pearl] khổng lồ có đường kính từ 10 - 20 cm, nặng tới 1,5kg trơn nhẵn, tròn xoe... Những vật báu ấy sẽ giúp du khách lý giải cái tên động Thiên đường - “hang động sở hữu hệ thạch nhũ đẹp nhất Việt Nam”.

Và thật khó để miêu tả chính xác cảm giác của tôi khi được chiêm ngưỡng cả mặt hồ lung linh với hàng ngàn cột thạch nhũ “độc nhất vô nhị” trong hang Va, rồi những dòng sông ngầm trong vắt, uốn lượn mềm mại trong hang Nước Nứt. Những thạch nhũ biến ảo theo từng góc nhìn hiện diện khắp nơi trong hệ thống hang động Tú Làn. Những thác nước gầm gào, những vách hang xếp thành hàng trăm lớp đều chằn chặn ở hang Ken...

Tất cả những lát cắt huyền ảo, làm nên chốn thiên đường ẩn sâu trong lòng đất ấy, tôi đều được thoả sức chiêm ngưỡng, sau khi vượt qua một đoạn đường rất đỗi vất vả, hiểm nguy, như thể có bàn tay sắp đặt kỳ diệu của mẹ Thiên nhiên. Để du khách được tiếp thêm nguồn năng lượng mới, và có thêm động lực tiếp tục lên đường. Phần thưởng nhận lại, sau những giọt mồ hôi rơi, luôn cực kỳ hào phóng!

Những chuyến đi với bao ấn tượng để đời. Tấm kỷ niệm chương mang dòng chữ trang trọng: You have conquered Son Doong [Bạn đã chinh phục Sơn Đoòng]. Một trái tim ngập tràn tình yêu với cảnh sắc thiên nhiên, non sông gấm vóc Việt Nam. Một cảm giác rất đỗi tự hào vì đã vượt lên và chiến thắng nỗi sợ hãi của chính mình... Hành trang, mang về sau mỗi chuyến thám hiểm hang động của tôi, vì thế, luôn rất nặng!

Hồ Cúc Phương

Từ khóa: khám phá thiên đường lòng đất say mê vất vả chăm chỉ hành trình Quảng Bình mạo hiểm làm báo nghề báo người làm báo
Bình luận
Gửi bình luận
Tin tức khác

Ngoài Sơn Đoòng, Quảng Bình còn có hang Tú Lan tuyệt đẹp chẳng kém

Nhắc tới Quảng Bình, nhiều người liên tưởng ngay tới những địa danh nổi tiếng như Phong Nha – Kẻ Bàng, hang Sơn Đoòng… Thế nhưng ít người biết rằng tại đây còn một hang động cũng đẹp hoang sơ và hấp dẫn chẳng kém – đó chính là hệ thống hang Tú Làn.

Cách Phong Nha khoảng 70km về hướng Tây Bắc, hệ thống hang Tú Lànnằm ở thôn Tân Hoá, huyện Minh Hóa, tỉnh Quảng Bình. Domới được phát hiện vào năm 2009, vì vậy đến với Tú Làn, bạn vẫn còn cảm nhận được nguyên vẹn vẻ đẹp hoang sơ, được hòa mình với thiên nhiên mà hiếm nơi nào có được.Hang động đẹp đến nghẹt thở với nào rừng, nào sông, nào những vòm động vĩ đại…Nếu bạn mê thám hiểm, ưa thích dịch chuyển, đã sẵn sàng cho một chuyến đi “phượt” để đời, hãy cho Tú Làn vào check-list cần đi.Hành trình chinh phục Tú Làn khôngdễ dàngvà chẳng nhàm chán chút nào. Bạn sẽ phải đi sâu vào rừng, băng qua những cánh đồng lúa xanh mát, đến với những thung lũng nằm sâu trong rừng, rồi thì bơi qua hết con nước này đến con nước khác. Quần áo cứ ướt rồi khô, khô rồi lại ướt.Để đến với Tú Làn, bạn không chỉ cần những trang phục bảo hộ đầy đủ, mà hơn cả là sự khéo léo, kiên trì, và tất nhiên là đam mê khám phá.Đây là một trải nghiệm không hề dễ dàng, vậy nên, hãy đảm bảo bạn có đủ sức khỏe cũng như có kinh nghiệm đi trek.Bạn cũng cần có kỹ năng bơi lội tốt bởi khác với hệ thống hang động Phong Nha – Kẻ Bàng, hệ thống hang động Tú Làn nằm khá thấp, được đan xen bởi nhiều dòng suối, sông luôn đầy ắp nước chảy, có nghĩa là cứ hết một đoạn lội suối lại đến một lần bạn phải leo núi.Khám phá Tú Làn không đơn thuần là đi du lịch, không chỉ đi bộ, bạn còn phải bơi, leo dốc, thậm chí là đu dây…Bạn sẽđược tự mình trải nghiệm những pha mạo hiểm kì thú như trong phim.Điểm dừng cuối cùng trong tuyến du lịch này là một hang khô có vòm rất rộng, với hai cửa lớn liền nhau nên ánh sáng mặt trời rọi sâu vào bên trong, thấy được thạch nhũ, hốc đá… với muôn hình vạn trạng. Nhiều mạch đá trong hang như được phủ nhũ óng ánh và các cột thạch nhũ thì lấp lánh như có đính kim sa… đẹp không sao kể xiết.Khác với hành trình leo núi thông thường, bạn sẽ được đứng trên đỉnh cao và nhìn ngắm thế giới bên dưới, thì vượt qua con đường dài đến với Tú Làn, thành quả bạn có được chính là được vẫy vùng trong dòng nước suối ngầm mát lạnh và thỏa thê ngắm nhìn thạch nhũ trong hang.Hành trình Tú Làn sẽ tiêu tốn của bạn quãng thời gian khoảng 4 ngày 3 đêm cùng nhiều nỗ lực, ý chí, nhưng bù lại bạn sẽ thu được nhiều kinh nghiệm, kiến thức và cả kỷ niệm tuyệt vời.

Một số hình ảnh thú vị khác trong hành trình khám phá hang Tú Làn:

Ảnh: Oxalis Adventure Tours.

Video liên quan

Chủ Đề