I hear what youre saying nghĩa là gì

Học một ngôn ngữ mới là thử thách đối với nhiều người. Ngay cả khi hiểu rõ kiến thức về từ vựng, phát âm, đọc và viết, bạn vẫn có thể gặp rắc rối khi thực hành giao tiếp ở bên ngoài sách vở. Những gì bạn nghe được trong thực tế nhiều khi rất khác với những gì bạn đã học.

Giọng đặc trưng vùng miền [accent], tốc độ nói, tiếng lóng và khác biệt trong cách sử dụng từ ngữ của mỗi người có thể khiến bạn bối rối như đang nghe một thứ tiếng khác ngoài tiếng Anh. EF English Live chia sẻ các cụm từ và cách diễn đạt hữu ích trong trường hợp bạn không chắc chắn về điều người kia đang nói.

Cách diễn đạt lịch sự

Những cách nói ngắn gọn thể hiện rằng bạn không nghe thấy hoặc không hiểu rõ điều vừa nghe:

- Excuse me?

- Pardon?

- I beg your pardon? [cách nói trang trọng được sử dụng phổ biến ở Anh].

Hãy yêu cầu đối phương nhắc lại nếu bạn không nghe rõ tiếng Anh. Ảnh: Startupist

Những cách nói dài hơn giúp diễn tả rằng bạn không hiểu dù đã nghe kỹ người kia nói:

- Sorry, I’m afraid I don’t follow you.

- Excuse me, could you repeat the question?

- I’m sorry, I don’t understand. Could you say it again?

- I’m sorry, I didn’t catch that. Would you mind speaking more slowly?

- I’m confused. Could you tell me again?

- I’m sorry, I didn’t understand. Could you repeat a little louder, please?

- I didn’t hear you. Please could you tell me again?

Cách diễn đạt thân mật

Đây là những cách nói phổ biến hơn để yêu cầu ai đó lặp lại câu nói:

- Sorry? [hữu ích nhất khi bạn không nghe thấy người kia nói gì]

- Sorry, what? [dùng khi không nhận ra từ bạn vừa nghe]

Cách diễn đạt mang tính suồng sã hơn:

- ‘Scuse me? [phiên bản khác của "excuse me"]

- Huh? [không hẳn là một từ mà là một âm thanh hàm ý "I don't get it", "I don't understand", nên cân nhắc khi sử dụng vì có thể hơi thô lỗ].

- What? [đôi khi nghe có vẻ khá công kích]

- Eh? [âm thanh thường dùng để diễn đạt rằng rất khó nghe hoặc giải đoán ý ai đó]

- Hmm? [âm thanh sử dụng khi bạn hơi xao lãng, không tập trung lời người kia nói].

Tiếng lóng

- Come again?

- Say what? [tiếng Anh - Mỹ]

- Pass that by me again?

- You what? [phổ biến ở Anh]

- I don’t get it. [đồng nghĩa với "I don't understand"]

Thành ngữ

Bạn có thể sử dụng những thành ngữ dưới đây để diễn đạt sáng tạo hơn theo cách của người bản xứ.

- I can’t make head nor tail of what you’re saying [Tôi không hiểu đầu đuôi gì cả].

- This is all Greek to me [Greek: tiếng Hy Lạp, cả câu có nghĩa tất cả đều khó hiểu].

- Sorry this is as clear as mud to me [mud: bùn, cách ví von "rõ như bùn" ngụ ý bạn chẳng rõ gì cả].

[Theo VNE]

TIN LIÊN QUAN

Được xây dựng và phát triển từ năm 2012, E-SPACE VIỆT NAM là đơn vị đầu tiên taị Việt Nam áp dụng mô hình dạy và học "1 THẦY 1 TRÒ". Đến nay Trung tâm đã thu hút hơn 10.000 học viên trên khắp cả nước theo học để nâng cao trình độ tiếng Anh của mình.

Nhiều tập đoàn, doanh nghiệp lớn cũng đã tin tưởng lựa chọn E-Space Viet Nam là đối tác đào tạo tiếng Anh chính: Tập đoàn dầu khí Viet Nam, Tập đoàn FPT, Harvey Nash Viet Nam, Vietglove...

Từ Hear và Listen trong tiếng Anh đều có thể dịch là nghe. Để dịch chính xác thì phải căn cứ vào văn cảnh, tuy nhiên để dễ hiểu hơn về cách sử dụng của 2 từ này có thể tạm dịch Hear là nghe thấy và Listen là lắng nghe.

Xem thêm: nhung cau tieng anh ve tinh yeu

Ở đây nếu không bàn về khía cạnh ngữ pháp mà chỉ bàn về khía cạnh nghĩa và tình huống sử dụng thì chúng ta chỉ cần lưu ý

• Hear - thể hiện tính thụ động

• Listen - thể hiện tính chủ động

Thụ động có nghĩa là tự dưng nó đến, nhiều khi bạn không biết trước, không trông mong và không kiểm soát được. Chủ động có nghĩa là bạn muốn nghe cái gì đó, bạn lắng nghe nó với sự chú ý, bạn chọn lựa để nghe nó. Hãy xét các tình huống sau:

Ai đó nói và chợt bạn nghe thấy, đó là Hear. Bạn nghe thấy và dường như đó là người quen của bạn đang nói nên bạn lắng nghe xem có phải đúng là người quen của bạn không, đó là Listen.

Bạn nghe thấy tiếng xe cộ chạy qua, thật là ầm ĩ. Nhưng xe cộ chạy qua thì phải có tiếng rồi, đó là điều hiển nhiên, dù bạn có không muốn cũng phải nghe thấy. Đó là Hear. Bạn mở radio để nghe, vì bạn biết giờ này có chương trình ca nhạc mà bạn yêu thích và muốn nghe. Đó là Listen.

• Did you hear what I just said? [Anh có nghe THẤY tôi vừa nói cái gì không?] – “Em có nghe thấy gió nói gì không?” cũng tương tự thế này nhé Biểu tượng cảm xúc wink

Sorry, I wasn’t listening. [Xin lỗi thầy, em đã không chú ý LẮNG nghe.]

• Did you hear that? [Cậu có nghe THẤY không?]

What? [Cái gì cơ?]

That! Listen, it comes again! [Đó! LẮNG nghe mà xem, lại nữa đấy!]

• I know you’re in there! I heard the TV! [Mẹ biết con ở trong đó rồi! Mẹ đã nghe thấy tiếng TV rồi!]

• I listen to the radio every morning. [Sáng nào tôi cũng nghe radio.]

Xem thêm: thành ngữ tiếng anh về cuộc sống

Cách dùng “hear” và “listen”

  1. “Hear ”

“Hear” không được dùng trong các thời tiếp diễn

Ví dụ:

She heard footsteps behind her [Cô ta nghe thấy tiếng bước chân đi ngay đằng sau].

“Hear” đi với động từ nguyên thể có “to”- V to infinitive

Ví dụ:

She has been heard to make threats to her former lover [Người ta nghe đồn cô ta đã đe dọa người yêu cũ của cô].

“Hear” không đi với giới từ.

  1. “ Listen”

“Listen” được dùng trong các thời tiếp diễn.

Ví dụ:

Listen! What’s that noise? Can you hear it? [Nghe này, tiếng động gì đấy nhỉ? Anh có nghe thấy không?]

Sorry, I wasn’t really listening. [Xin lỗi, Tôi không chú ý lắm.]

“ Listen” được dùng để lưu ý mọi người một điều gì đó

Ví dụ:

Listen, there’s something I will have to tell you [Lắng nghe này, tôi sẽ phải nói với anh một điều].

“Listen” thường đi với giới từ.

Ví dụ:

Why won’t you listen to reason? [Sao mà anh chẳng chịu nghe theo lẽ phải]

Trên đây là những sự khác biệt rõ nét nhất về ý nghĩa, cách dùng giữa “Hear” và “Listen”. Tuy nhiên, trong một số ít trường hợp người ta cũng có thể đồng nhất ý nghĩa của hai động từ này.

Ví dụ:

I hear what you’re saying [= I have listened to your opinion], but you’ re wrong [Tôi nghe theo ý kiến của anh đây, nhưng anh sai rồi].

Chủ Đề