Huyện tuy phong có bao nhiêu xã năm 2024

CỔNG THÔNG TIN ĐIỆN TỬ HUYỆN TUY PHONG

Thành phần của Cổng thông tin điện tử tỉnh Bình Thuận

Địa chỉ: Đường 17/4 thị trấn Liên Hương, huyện Tuy Phong, tỉnh Bình Thuận

Email: [email protected]

Điện thoại: 0252.3950286 - Fax: 0252.3850738

Sáng nay (1/6), Huyện ủy - HĐND - UBND - Ủy ban MTTQ Việt Nam huyện Tuy Phong long trọng tổ chức lễ kỷ niệm 40 năm Ngày tái lập huyện (1/6/1983 - 1/6/2023).

Huyện Tuy Phong được thành lập theo Quyết định số 204-HĐBT ngày 30/12/1982 của Hội đồng Bộ trưởng trên cơ sở chia tách từ huyện Bắc Bình. Sau khi tái lập, huyện Tuy Phong có 10 xã, thị trấn. Vị trí địa lý của huyện tiếp giáp với huyện Bắc Bình - tỉnh Bình Thuận và 2 tỉnh Lâm Đồng, Ninh Thuận; diện tích tự nhiên 778,6 km2; dân số trung bình đến năm 2021 là 146.231 người. Sau khi tái lập huyện (tháng 6/1983), huyện Tuy Phong còn gặp nhiều khó khăn, điều kiện thời tiết, khí hậu khắc nghiệt, kết cấu hạ tầng còn thiếu và yếu, đặc biệt là vùng nông thôn - miền núi. Quy mô kinh tế nhỏ, ngành kinh tế chủ lực của huyện là sản xuất nông – ngư nghiệp, sản xuất chủ yếu phụ thuộc vào thiên nhiên, khai thác hải sản với thuyền công suất nhỏ, tập trung đánh bắt ven bờ. Bên cạnh đó, sản xuất công nghiệp và hoạt động thương mại - dịch vụ còn nhiều khó khăn, sản xuất và cung ứng hàng hóa chưa đáp ứng nhu cầu tiêu dùng của người dân. Đặc biệt, cơn bão số 9 năm 1983 đã gây thiệt hại lớn về người và tài sản của nhân dân, làm ảnh hưởng rất lớn đến việc xây dựng và phát triển của địa phương. Tuy nhiên, cùng với sự đoàn kết, nỗ lực của cả hệ thống chính trị, sự chung sức, đồng lòng của các tầng lớp nhân dân. Đảng bộ và nhân dân Tuy Phong đã từng bước khắc phục, vượt qua khó khăn, thách thức phát huy, đẩy nhanh tốc độ phát triển kinh tế - xã hội, đưa Tuy Phong từ một huyện bị ảnh hưởng nặng nề trong chiến tranh, một vùng đất khô cằn, thừa nắng gió, thiếu mưa, thiếu nước, đời sống người dân còn nhiều thiếu thốn trở thành một huyện phát triển khá toàn diện trên các lĩnh vực. Đặc biệt, đã biến vùng đất có điều kiện khí hậu, thời tiết khắc nghiệt, nắng nóng, khô hạn, gió mạnh quanh năm thành tiềm năng, lợi thế để phát triển mạnh năng lượng tái tạo (điện gió, điện mặt trời), cung cấp sản lượng điện lớn cho cả nước, đóng góp tích cực vào tăng trưởng kinh tế chung của toàn tỉnh.

Huyện tuy phong có bao nhiêu xã năm 2024
Bãi rêu Bình Thạnh (ảnh: N. Lân)

Sau 40 năm tái lập, huyện Tuy Phong đã vượt khó, vươn lên mạnh mẽ, đạt được nhiều thành tựu quan trọng và khá toàn diện, từng bước đưa huyện trở thành vùng trung tâm phát triển kinh tế - xã hội phía bắc của tỉnh.

Huyện tuy phong có bao nhiêu xã năm 2024
Vùng biển Bình Thạnh (ảnh: N. Lân)
Huyện tuy phong có bao nhiêu xã năm 2024
Điện gió Tuy Phong (ảnh: N. Lân)

Lễ kỷ niệm là sự kiện chính trị ôn lại truyền thống lịch sử vẻ vang của huyện trong suốt chặng đường 40 năm tái lập và phát triển. Trước đó, trên địa bàn huyện đã diễn ra nhiều hoạt động chào mừng như: thể thao, văn nghệ, đợt cao điểm vệ sinh môi trường, thăm hỏi, tặng quà cho các gia đình liệt sĩ cũng như người có công với cách mạng đang gặp khó khăn…

Tuy Phong với tổng diện tích tự nhiên 79.386 ha, dân số toàn huyện là 145.699 người, mật độ dân số 184 người/ km2, gồm 12 đơn vị hành chính (trong đó có 02 thị trấn và 10 xã). Thiên nhiên đã ưu ái ban tặng cho vùng đất này nhiều lợi thế, tiềm năng phát triển kinh tế; nhiều danh lam thắng cảnh “sơn thủy hữu tình” làm say đắm lòng bao lữ khách.

.jpg)

Sức sống trẻ trung và sôi động của vùng đất Tuy Phong đang hối hả chuyển mình qua bức tranh thiên nhiên sinh động đa sắc màu. Đi qua miền nắng gió bây giờ, nhiều người sẽ cảm nhận được những đổi thay, sự hối hả và niềm vui khó tả trên gương mặt mỗi người dân. Dựa vào thế mạnh, Tuy Phong tập trung chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng phát huy tối đa tiềm năng, lợi thế sẳn có, nâng cao giá trị sản lượng và tỷ trọng lĩnh vực, ngành có tính đòn bẩy. Những tín hiệu đầu tiên mang lại niềm vui mới đó là các công trình Nhiệt điện, điện gió, Cảng biển tổng hợp Vĩnh Tân, đường trục ven biển Hòa Thắng- Hòa Phú, may công nghiệp,... sẽ mở ra nhiều triển vọng cho vùng đất nắng và gió.

Nếu bạn là người xa mới đến, Tuy Phong sẵn sàng rộng mở chào đón bạn bằng chính nét duyên ngầm của một vùng đất đầy nắng và gió. Còn nếu bạn là người từ xa trở về, mảnh đất giàu tình người này một lần nữa sẽ in dấu trong ký ức về những đổi thay của vùng quê cách mạng. Tuy Phong sở hữu một lực lượng tàu thuyền khá lớn gần 2.000 chiếc, sản lượng khai thác 53.855 tấn, tạo nên sự sung túc của một vùng biển. Con tôm ở Tuy Phong nức tiếng cả nước, sản lượng tôm giống tăng từ 12,48 tỷ post lên 27 tỷ post vào năm 2014, cung cấp đến nhiều thị trường trong nước, ngoài nước. Tuy là vùng đất thuần nông, nhưng Tuy Phong có cái thế “thuỷ tụ sơn triều” nên thu hút mạnh các nguồn vốn đầu tư trên nhiều lĩnh vực. Với 214 công ty, doanh nghiệp, 11 tổ hợp tác và 4.428 hộ kinh doanh cá thể có tổng số vốn đăng ký đầu tư hàng nghìn tỷ đồng đã huy động, khai thác tiềm năng về vốn, sức lao động, đóng góp quan trọng vào quá trình phát triển kinh tế chung của huyện. Trong những năm gần đây, Tuy Phong luôn đạt và vượt chỉ tiêu thu ngân sách tỉnh giao, trong giai đoạn từ 2011- 2015 đạt 958 tỷ đồng, tăng 118,6% so với giai đoạn 2006- 2010, tốc độ tăng bình quân hàng năm tăng 7,7%.

Với hệ thống giao thông đã và đang được đầu tư đã tạo thuận lợi nối kết Tuy Phong với các địa phương bạn và giữa các thôn, xã, thị trấn trong huyện. Với thế mạnh và tiềm năng phát triển công nghiệp, các nhà đầu tư còn khám phá nơi đây có nhiều điều kiện để phát triển thương mại, dịch vụ trong tương lai gần. Bên cạnh những lợi thế đó, Tuy Phong có 50 km bờ biển tuyệt đẹp mở ra cơ hội cho du lịch phát triển, nhiều dự án đầu tư tìm đến, với nhiều sản phẩm du lịch, góp phần nâng cao tỷ trọng ngành dịch vụ - du lịch trong cơ cấu kinh tế chung của huyện.

Nếp sống văn hóa đã dần chiếu rọi vào tận các làng xóm, đem đến cho người dân những nhận thức mới để thay đổi cách nghĩ, cách làm ăn có hiệu quả hơn bằng việc đưa cơ khí hóa và áp dụng khoa học kỹ thuật, đầu tư công sức, nguồn vốn xây dựng các mô hình kinh tế, nâng cao chất lượng, giá trị sản phẩm nông nghiệp. Đó là những hình ảnh rất sống động về sự đổi mới đi lên hàng ngày, hàng giờ trong cuộc sống của nhân dân Tuy Phong.

Sức mạnh nhân dân trong xây dựng nông thôn mới được phát huy, nhiều công trình phục vụ dân sinh, kinh tế được xây dựng quy mô, tạo nên diện mạo mới vùng nông thôn. Giờ đây, toàn huyện đạt 113 tiêu chí nông thôn mới, có hàng ngàn km đường giao thông từ nguồn vốn lồng ghép và đóng góp của nhân dân. Và, cái được nhất trong xây dựng nông thôn mới đó chính là ý thức của người dân ngày càng được nâng lên trong xây dựng đời sống văn hóa khu dân cư, xây dựng quê hương ngày càng giàu mạnh. Đáng mừng là quy mô trường, lớp được đầu tư mở rộng, đáp ứng yêu cầu nâng cao chất lượng dạy và học; người dân được chăm sóc y tế ngày càng tốt hơn; hàng ngàn lao động được đào tạo nghề và giải quyết việc làm; vùng đất Tuy Phong là nơi chung sống hoà thuận, đoàn kết của các dân tộc anh em và hội tụ nhiều sắc thái văn hoá độc đáo. Đồng hành với các chương trình phát triển kinh tế, chính sách an sinh xã hội đã đem lại cuộc sống ấm no, hạnh phúc cho nhân dân. Đi trên khắp Tuy Phong, nhìn thấy những công trình xây dựng càng nhiều, bao ngôi nhà mới đẹp đẽ mọc lên thay cho những căn nhà tạm bợ, hộ nghèo giảm xuống còn dưới 3,11% và không còn hộ nghèo thuộc diện chính sách.

Trong chặng đường 30 năm tái lặp huyện và nhất là trong 5 năm gần đây, những thành tựu đạt được về kinh tế - xã hội cùng với những thành tựu trên lĩnh vực xây dựng Đảng, chính quyền nhân dân và quốc phòng, an ninh đã khẳng định đường lối đổi mới đúng đắn của Đảng, khẳng định ý chí tự lực, tự cường, bản lĩnh và sức sống của Đảng bộ và nhân dân Tuy Phong.