Hướng dẫn vẽ kỹ thuật cơ bản

 Cách đọc bản vẽ cơ khí là một kỹ năng quan trọng trong gia công cơ khí chính xác. Kỹ năng này không thể thiếu đối với bất cứ ai làm trong lĩnh vực cơ khí.

Tại sao biết cách đọc bản vẽ cơ khí lại quan trọng?

 Bản vẽ cơ khí được dùng để thể hiện các chi tiết, đặc điểm của một loại máy móc, hệ thống. Đôi khi, nó dùng để mô tả một chi tiết máy móc riêng biệt nào đó.

 Bản vẽ cơ khí sẽ giúp mọi người nắm được cấu tạo, đặc điểm cũng như cách vận hành của máy móc, chi tiết, sản phẩm sản xuất ra. Ngay cả những chi tiết không thể nhìn thấy bằng mắt thường, bản vẽ cơ khí cũng có thể thể hiện một cách rõ ràng.

Bản vẽ cơ khí có ý nghĩa rất quan trọng

 Chính vì vậy, nắm bắt được cách đọc bản vẽ cơ khí là rất quan trọng. Nó là việc bắt buộc phải biết với những kỹ sư, những người làm việc trong lĩnh vực cơ khí. Nếu không thể đọc hiểu được bản vẽ cơ khí, việc chế tạo, lắp ráp, sử dụng, bảo trì các thiết bị cơ khí sẽ gặp rất nhiều khó khăn.

 Xem thêm: 9 phần mềm vẽ kỹ thuật cơ khí mạnh mẽ nhất hiện nay

Những yêu cầu cần thiết để biết cách đọc được bản vẽ cơ khí

 Muốn đọc được một bản vẽ cơ khí, mọi người cần có đầy đủ những kiến thức liên quan tới hình học, họa hình và vẽ kỹ thuật. Ngoài ra, nắm được những nguyên lý, đặc điểm của các chi tiết máy cơ khí hoặc có kinh nghiệm thực tế tại các xưởng cơ khí thì chắc chắn rằng việc học hiểu, phân tích hình dạng, chi tiết trong bản vẽ sẽ đơn giản hơn.

 > Xem thêm: Bản vẽ cơ khí là gì và những điều cần biết

Hướng dẫn cách đọc bản vẽ cơ khí chính xác nhất

Trong 4 loại bản vẽ kỹ thuật thì bản vẽ chi tiết gia công là dạng bản vẽ hay được sử dụng. Nhưng nó cũng gây nhiều khó khăn cho người đọc nhất.  Vì thế trong khuôn khổ bài viết Alpha Tech sẽ hướng dẫn các bước đọc hiểu dạng bản vẽ này. Đối với các bản vẽ khác, cách đọc cũng tương tự. Đồng thời, trên youtube có rất nhiều video trực quan và dễ hiểu. Các bạn có thể tìm để xem thêm. Còn đối với bản vẽ chi tiết gia công cách đọc có thể tóm lược theo tuần tự 4 bước cơ bản:

Bước 1: Xem thông tin tổng quan về bản vẽ và đọc nội dung trong khung tên

 Thông thường, bước đầu tiên trong đọc các bản vẽ chi tiết là  đọc các thông tin tổng quan được ghi chú trong bản vẽ. Đó chính là những thông tin như: tên chi tiết, vật liệu, số lượng, khách hàng nào đặt, yêu cầu bề mặt, tỷ lệ biễu diễn… Các thông tin này được đóng khung ghi chú ở góc dưới bên phải của bản vẽ cơ khí.

 Những thông tin đó sẽ giúp bạn nắm sơ qua đặc điểm của bản vẽ. Để có thể dễ dàng mường tượng  hình dạng, nguyên lý, tính năng làm việc và những đặc điểm cơ bản của chi tiết. Từ đó, đảm bảo việc đọc thông tin của các hình chiếu trong bản vẽ ở bước tiếp theo được dễ dàng hơn

Rất nhiều thông số quan trọng được thể hiện ngay tại khung tên bản vẽ

Bước 2: Cách đọc bản vẽ cơ khí: phân tích các hình chiếu, cạnh cắt trong bản vẽ

 Sau khi nhìn tổng quan toàn bộ bản vẽ, việc tiếp theo chính là xem xét những hình biểu diễn, trình bày có trong bản vẽ. Bao gồm các hình chiếu, mặt cắt,… theo thứ tự từ trái qua phải. Sau đó xác định xem hình chiếu nào là hình chiếu chính, hình nào là hình chiếu cắt. Sau đó đọc đến các hình cắt trích nếu có. Xem xét tỉ mỉ từng hình chiếu trong sự liên quan giữa chúng được thể hiện ở bản vẽ . Các hình chiếu này sẽ giúp bạn hiểu rõ quan hệ lắp ráp giữa các chi tiết cũng như cách thức gia công chi tiết đó.

Bước 3: Đọc các kích thước chung và kích thước từng phần của các chi tiết

 

Bước này rất quan trọng. Trong phần này cần phân tích kích thước của chi tiết và các phần tử của nó. Để biết được chi tiết đó to nhỏ như thế nào, dài ngắn ra làm sao. Thông thường một bản vẽ chi tiết sẽ có kích thước quan trọng và kích thước tham khảo. Kích thước quan trọng thường được đóng trong ô vuông, kích thước tham khảo thì được biểu diễn trong ngoặc kép. Ở bước này, cũng cần chú ý đến các kích phi [thước tròn của các lỗ]

Bước 4 Đọc các yêu cầu kỹ thuật, độ nhám bề mặt, dung sai của chi tiết.

Đừng quên chuẩn bị một cuốn sổ tay để làm việc hiệu quả hơn

 Đây là bước cuối cùng của quá trình đọc bản vẽ cơ khí. Trong bước này ta sẽ xác định độ nhám bề mặt của chi tiết gia công. Thông thường độ nhám của chi tiết sẽ được thể hiện ngay ở hình biểu diễn. Đôi khi chúng được thể hiện ở góc trên bên phải của bản vẽ. Việc đọc xem các thông số kỹ thật, dung sai, kích thước, độ nhám bề mặt rất quan trọng. Thông qua đó ta sẽ xác đinh được biện pháp công nghệ và phương pháp gia công để đảm bảo kích thước và độ nhám yêu cầu kỹ thuật của sản phẩm.

Lời kết

Nếu gặp khó khăn trong việc đọc bản vẽ, hãy liên hệ với các chuyên gia.

 Để đọc bản vẽ cơ khí thì việc trang bị cho mình kiến thức cơ bản và cách vẽ kỹ thuật là điều cần thiết. Ngoài ra bạn cần học hỏi thêm ở những chuyên gia giỏi. Và phải được trải nghiệm thực tế tại các nhà máy chế tạo, gia công cơ khí. Những kiến thức thực tiễn đó sẽ giúp bạn đọc hiểu bản vẽ một cách dễ dàng hơn.

 Để nắm được cách đọc bản vẽ cơ khí bạn có thể xem thêm tại đây. Đây là một video khá chi tiết và rất được các bạn chưa có kinh nghiệm nhiều ưa thích. Ngoài ra cuốn  giáo trình vẽ kỹ thuật của tác giả Trần Hữu Quế cũng sẽ giúp ích rất nhiều cho bạn.

 Hoặc bạn cũng có thể liên hệ với chúng tôi. Với kinh nghiệm trong lĩnh vực gia công kim loại tấm. Các kỹ sư cơ khí, chuyên viên gia công của Cơ khí Alpha Tech chắc chắn sẽ giúp đỡ được bạn.

Thông tin liên hệ Alpha Tech:

  • Địa chỉ: Lô 3 – Khu công nghiệp Di Trạch – Hoài Đức – Hà Nội – Việt Nam.
  • Số điện thoại: 0902 132 912 – 024 3200 8308
  • Email:   – 

Hướng dẫn đọc hiểu bản vẽ cũng như các kiến thức cần thiết để giúp bạn có thể đọc được bản vẽ kỹ thuật cơ khí. Bài viết sẽ giúp đọc bản vẽ nhanh, chính xác , thành thạo.

Bạn cần biết đọc hiểu bản vẽ cơ khí vì nó được dùng để thể hiện các chi tiết, đặc điểm của một loại máy móc, hệ thống. Đôi khi, nó dùng để mô tả một chi tiết máy móc riêng biệt nào đó.

Thành thạo đọc hiểu bản vẽ cơ khí sẽ giúp mọi người nắm được cấu tạo, đặc điểm cũng như cách vận hành của máy móc, chi tiết, sản phẩm sản xuất ra. Ngay cả những chi tiết không thể nhìn thấy bằng mắt thường, bản vẽ cơ khí cũng có thể thể hiện một cách rõ ràng.

Muốn đọc được một bản vẽ cơ khí, mọi người cần có đầy đủ những kiến thức liên quan tới hình học, họa hình và vẽ kỹ thuật. Ngoài ra, nắm được những nguyên lý, đặc điểm của các chi tiết máy cơ khí hoặc có kinh nghiệm thực tế tại các xưởng cơ khí thì chắc chắn rằng việc học hiểu, phân tích hình dạng, chi tiết trong bản vẽ sẽ đơn giản hơn.

Xem thêm: Vẽ Kỹ Thuật Cơ Khí - Chia Sẻ 10 Cuốn Sách Vẽ Kỹ Thuật Chọn Lọc

Hình chiếu vuông góc:

Phương pháp các hình chiếu vuông góc đã được nghiên cứu trong bài viết bản vẽ kỹ thuật bạn có thể tham khảo lại.

Hình chiếu phụ:

Hình chiếu phụ là hình chiếu trên mặt phẳng hình chiếu không song song với mặt phẳng hình chiếu cơ bản.
Hình chiếu phụ được dùng trong trường hợp vật thể có bộ phận nào đó, nếu được biểu diễn trên mặt phẳng hình chiếu cơ bản thì sẽ bị biến dạng về hình dạng và kích thước

Hình chiếu riêng phần:

Hình chiếu riêng phần là hình chiếu một phần nhỏ của vật thể trên mặt phẳng hình chiếu song song với mặt phẳng hình chiếu cơ bản.

Hình cắt và mặt cắt

Mặt cắt:

Hình biểu diễn đường bao của vật thể trên mặt phẳng

Hình cắt:

Hình biểu diễn mặt cắt và đường bao của vật thể sau mặt phẳng

Phân loại mặt cắt:

- Vẽ ngay trên hình chiếu tương ứng.

- Biểu diễn vật thể có hình dạng đơn giản.

-Vẽ ở ngoài hình chiếu tương ứng.

-Vẽ gần hình chiếu, liên hệ với hình chiếu bằng nét chấm mảnh.

Phân loại hình cắt

Tùy thuộc vào vị trí mặt phẳng cắt và số lượng mặt phẳng cắt mà hình cắt có tên gọi khác nhau.

Chủ yếu hình cắt được chia thành:

- Là hình biểu diễn một phần vật thể dưới dạng hình cắt

- Được ngăn cách với phần còn lại của vật thể bằng nét gạch

chấm mảnh

- Là hình biểu diễn một nửa hình cắt ghép với một nửa hình chiếu và được ngăn cách nhau bằng nét gạch chấm mảnh

- Biểu diễn những vật thể có tính chất đối xứng

- Sự dụng một mặt phẳng cắt để chia vật thể thành 2 phần.

- Biểu diễn hình dạng bên trong của vật thể.

Hình chiếu trích

Hình trích là hình được biểu diễn [ thường được phóng to ] trích ra từ một hình biểu diễn đã có trên bản vẽ.

  • Bản vẽ chi tiết [Drawing Part]

  • Bản vẽ lắp ráp [Assembly Drawing]

  • Bản vẽ sơ đồ [Schema]

Sau đây trung tâm CAMMECH sẽ hướng dẫn các bạn đọc bản vẽ kỹ thuật từng bước cụ thể theo các loại bản vẽ kỹ thuật cơ khí khác nhau:

- Bản vẽ chi tiết

  • Biểu diễn chính xác hình dạng, kết cấu của chi tiết.

  • Gồm toàn bộ kích thước, yêu cầu kỹ thuật để gia công, kiểm tra.

- Trình tự đọc bản vẽ chi tiết

Phân tích và đọc bản vẽ sau:

- Bản vẽ lắp ráp

-Thể hiện hình dáng và vị trí tương quan của các chi

tiết trong bộ phận máy.

-Thể hiện hình dáng và vị trí tương quan giữa các bộ phận máy.

-Thường sử dụng cho cấu tạo phức tạp.

- Trình tự đọc bản vẽ lắp

Phân tích và đọc bản vẽ sau:

Tổng kết:

Để đọc hiểu bản vẽ kỹ thuật cơ khí thành thạo bạn cần phải trang bị đầy đủ kiến thức về hình chiếu, các quy định về tiêu chuẩn, loại bản vẽ.... Ngoài ra cần thêm các kiến thức khi đi làm thực tế, tổng hợp các kiến thức trên sẽ giúp bạn đọc hiểu bản vẽ một cách dễ dàng và nhanh chóng.

Các bạn có thể tham gia các khóa học thiết kế 2D hay 3D của trung tâm Cammech để rèn luyện kỹ năng dựng hình cũng như nâng cao khả năng đọc bản vẽ của mình.

Chúc các bạn thành công!

Video liên quan

Chủ Đề