Hướng dẫn khu trò chơi điện tử

Đối với trẻ nhỏ, trò chơi điện tử tồn tại nhiều ưu và nhược điểm. Tuy nhiên, là cha mẹ, bạn hoàn toàn có thể kiểm soát những điều này để trò chơi điện tử mang lại nhiều lợi ích nhất cho trẻ:

  • Không cho bé chơi khi con còn ở độ tuổi mẫu giáo.
  • Trước khi tải một trò chơi nào đó, hãy xem qua đánh giá, giới hạn độ tuổi và những cảnh báo về nội dung mà nhà sản xuất cung cấp
  • Chơi chung với con để bạn và bé có thể thảo luận về các vấn đề của trò chơi
  • Kiểm soát thời gian chơi của trẻ
  • Theo dõi mọi tương tác trực tuyến mà con bạn thực hiện với người lạ và đảm bảo bé không tiết lộ thông tin cá nhân
  • Không để các thiết bị điện tử trong phòng của trẻ, đặc biệt là vào ban đêm
  • Để bé chơi ở những khu vực mà bạn dễ quan sát
  • Nếu bạn cũng thích chơi game, hãy thực thi các quy tắc tương tự cho chính mình để làm gương cho trẻ
  • Chỉ cho phép con chơi sau khi bé hoàn thành bài tập về nhà và các nhiệm vụ khác
  • Khuyến khích trẻ tham gia các hoạt động thể chất hoặc các bộ môn thể thao ngoài trời nhiều hơn.

Tác hại của trò chơi điện tử: Đừng cho trẻ chơi “vô tội vạ”

Hướng dẫn khu trò chơi điện tử

1. Chơi game quá nhiều có thể dẫn đến các vấn đề về sức khỏe

Việc dành nhiều thời gian để chơi game thay vì ra ngoài vận động sẽ khiến khả năng nhận thức của trẻ bị ảnh hưởng, không những vậy trẻ còn có nguy cơ bị béo phì, các cơ và khớp bị suy yếu, bàn tay và ngón tay bị tê. Ngoài ra, trẻ còn có thể bị suy yếu thị lực.

2. Chơi trò chơi điện tử có thể ảnh hưởng đến việc học

Mê mẩn với các trò chơi điện tử có thể khiến trẻ không quan tâm đến bất kỳ việc gì khác, kể cả việc học ở trường. Trẻ không quan tâm đến việc làm bài tập về nhà, thậm chí còn có thể bỏ học để đi chơi game. Tình trạng này nếu diễn ra trong thời gian dài có thể làm ảnh hưởng đến kết quả học tập, thậm chí là cả trí tuệ của trẻ.

3. Tiếp xúc với những điều tiêu cực

Một số trò chơi điện tử trên thị trường hiện nay có thể chứa nhiều cảnh bạo lực, nhân vật ăn mặc hở hang, thô tục, phân biệt chủng tộc, phản cảm và nhiều thứ khác mà trẻ chưa thể nhận ra nếu không có sự hướng dẫn của cha mẹ. Nếu bạn không kiểm soát mà để trẻ chơi trong một thời gian dài, những cảnh tượng này có thể in sâu trong tâm trí và khiến trẻ thực hiện theo.

4. Xa rời xã hội

Các trò chơi trực tuyến có thể kết nối nhiều người nhưng tất cả đều thực hiện qua một thế giới ảo và hầu hết trẻ đều tự chơi một mình với chiếc máy tính hoặc điện thoại thông minh. Nếu trẻ cứ chơi như vậy trong thời gian dài, các kỹ năng giao tiếp trong cuộc sống thực sẽ bị ảnh hưởng.

Lâu dần, trẻ sẽ trở nên cô đơn, chỉ thích ở một mình và tương tác qua màn hình. Trẻ sẽ không có bạn bè để chia sẻ, kết quả là nguy cơ mắc các bệnh liên quan đến tâm lý như trầm cảm, lo lắng, căng thẳng cũng ngày một tăng cao.

5. Có hành vi hung hăng

Nội dung bạo lực trong các trò chơi điện tử và sự hài lòng tức thời mà các trò chơi này đem lại có thể khiến những đứa trẻ trở nên thiếu kiên nhẫn và nóng nảy. Khi mọi thứ không đi theo kế hoạch của bản thân, trẻ bắt đầu có những hành vi và suy nghĩ tiêu cực.

Việc chơi các trò chơi điện tử không được khuyến khích với trẻ nhỏ vì ánh sáng từ màn hình có thể gây ra những ảnh hưởng không tốt cho mắt. Bên cạnh việc cho trẻ thư giãn bằng các trò chơi điện thử, bạn có thể khuyến khích trẻ đọc sách, tham gia các hoạt động ngoài trời hoặc các bộ môn thể thao mà bé yêu thích.