Hướng dẫn câu lệnh tinh chỉnh playlist view trong foobar2000

Safety starts with understanding how developers collect and share your data. Data privacy and security practices may vary based on your use, region, and age. The developer provided this information and may update it over time.

No data shared with third parties

Learn more about how developers declare sharing

No data collected

Learn more about how developers declare collection

Ratings and reviews

While the UI leaves something to be desired [namely an editable playback queue, a tag viewer, and multi-select in the library and playlist views], this is still one of the top 10 music players for Android. Why? Stability, performance, capability, and output flexibility. Foobar handles large collections of music without crashing, offers perfect gapless playback, a variety of DSPs, support for streaming radio & media servers, and sports a library with configurable whitelisting + blacklisting.

8 people found this review helpful

Foobar mobile app makes for a great minimal music player with no ads and some great dsp tools. I can always rely on foobar to 'just work' pretty much all the time, which I appreciate. The new update with new media library scan and tempo modification is cool, too. But I do wish there were a way to save/store a few different eq settings.

2 people found this review helpful

With the VERSION 1.4 update, FOOBAR2000 required me to completely reestablish the location of my music files -- which took me about an hour to figure OUT that ther was a major problem & how to FIX it. Finally, I got the app to recognize the folder, but for a good while, the interface kept giving me 'Playback error: Invalid path' errors when I try to get the app to scan for my music files & folders on either the internal drive or the SD card. This update deleted the app's file allocations.

Joined: 1/6/06 Messages: 735 Likes Received: 157

Theo đề nghị của bác chủ e xin đóng góp vào topic cách setup để dùng tablet android chỉnh từ xa foobar 2000 trên nền Win7 Ultimate. Cũng tương tự như Jriver thì phần remote controller Foobarcon cũng sử dụng webservice của google để khiển foobar trên máy tính. Cách cài đặt rất đơn giản như sau: - Vào //sites.google.com/site/foobarcon/ để cài theo hd trong đó, đương nhiên trên foobar component của máy tính cũng phải cài foo_httpcontrol. Android tablet thì vào Gôgle play tải foobarcon. - Sau khi cài xong mọi thứ, vào foobar 2000 kích hoạt foobarcon & chọn theo thứ tự sau [CTRL +P >tool ->Foobarcon >Open // 127.0....] - Sau khi kick vào Open // 127.0.... thì trình duyệt sẽ bật lên cửa sổ trong đó co ghi Installed templates -> chọn foobarcon --> hiện lên cửa số báo FoobarCon is installed successfully với cái biểu tượng Foobar to vật vã.

- Bật Foobarcon ở tablet lên thì nó sẽ bắt nhập IP của máy tính đang chạy. Nhập IP xong thì có thể dùng tablet để khiển foobar trên máy tính.

Các tính năng chính của Foobarcon tóm tắt như sau:

- Quản lý playlist, library, xem file - Có khả năng search trong library [gồm cả extended search] - Hình ảnh album [có cache] - Xem biography của ban nhạc/ca sỹ - Wake On Lan [WOL] - Lyrics support

Các bác xem hình tham khảo:
  • > * Em có cấu hình như thế này:
    Dune duo [digital output original]->wifi->laptop [winxp]->jriver [output 32bit with kernel streaming, bitstreaming dsd->cable usb a-b [for printer]->dac 32bit->amp->speaker

    Em có nhận xét File 32bit [file em down trên trang bán file dsd cho miễn phí dùng thử] nghe thì như thật, các nốt nhạc rất rõ ràng, không nhầm lẫn được, nhưng có cảm giác không thích File 44.1kz theo dac báo vậy. Đây là file wav do shop Conbaoso copy cho thì nghe thấy nhạt không truyền cảm * Em lại ghép theo cấu hình này: Dune duo [digital output original]->cable optical->dac 32bit->amp->speaker Âm thanh truyền cảm hơn, đã có thấy chút xíu sự rung động * Kết luận chung: Máy tính phát được tất cả các file nhưng âm thanh đi ra hình như mất đi cái truyền cảm Dune chì phát được 24/192 nhưng được cái truyền cảm hơn * Thắc mắc và giải pháp Thắc mắc của em là rất nhiều Bác nghe bằng máy tính như vậy là cấu hình máy tính của mình có vấn đề Giải pháp là ngồi ngóng xem Bác nào setup cho ra âm thanh truyền cảm thì em đu theo. Thanks các Bác

    apham Advanced Member

    Joined: 20/9/06 Messages: 750 Likes Received: 152 Location: HCM City Cám ơn bác dokien, sáng nay em đã làm như hướng dẫn, hì hục đồng bộ cái app FoobarCom với music server [laptop] mà nó chưa chạy.

Cho em hỏi: - Cần phải set IP trên laptop và smartphone giống nhau phải không ạ? IP lấy từ wifi access point/ 3G? Hiện tại em set IP trên 2 devices giống nhau mà nó chưa chịu hiểu nhau, là sao nhỉ?

- Foobar2000 hiện có bản v1.2.9, em đang dùng 1.2.8 có cần nâng cấp lên bản mới không? Vì hiện tại nghe khá OK

tackehoa Advanced Member

Joined: 27/4/12 Messages: 138 Likes Received: 47 Nếu như sáng nay bác đi xem Festival DAC có lẽ bác sẽ có một cái nhìn khác. Tất cả hệ thống phần cứng là cố định, nguồn nhạc cũng cố định chỉ thay đổi DAC. Em thấy rằng vấn đề nhạc tính và truyền cảm DAC quyết định một phần rất lớn trong hệ thống. DAC 32bit của bác chắc xuất sứ cả bác Hào ạ hay bác tự DIY.

kusanagi Advanced Member

Joined: 9/11/11 Messages: 78 Likes Received: 3 Em test qua 1 số DAC [ k cần set IP giống nhau vì thằng smartfone chỉ cần "thấy" IP của laptop là nó khiển đc rồi.

IP của lap thì bác lấy trong phần properties của network trong lap. Nếu lấy từ wifi access point/ 3G thì nó là 1 dãy nhiều IP mình đâu biết cái nào gán cho máy lap đó? [đa số home users đều xài IP động chứ ít ai set IP cố định, trừ trường hợp dân IT muốn gán IP tĩnh cho nó ổn định]

Vì trên nền web service nên tất cả ipad, android tablet/smartfone đều có thể khiển đc các máy tính bất kể là Ios hay Windows. Vừa khiển từ xa máy tính, vừa lướt web, vừa kéo torrent, lại còn xem đc biography của các ca sĩ đang hát,... thật là thú vị & đáng giá

Foobar bản càng mới thì càng thông minh & tích hợp nhiều đồ chơi, nếu chịu khó vọc thì UI nó cũng đẹp & quản lý library cũng tốt k thua Jriver. E đã cài bản xưa 0.8.3 mà nhiều ng khen ngợi, nhưng tai e nghe chả thấy khác gì so với 1.2.9 mà lại thiếu rất nhiều phần tinh chỉnh nên e quất luôn 1.2.9 cho đỡ mệt.

apham Advanced Member

Joined: 20/9/06 Messages: 750 Likes Received: 152 Location: HCM City Em vẫn chưa làm thông cái phần dùng smartphone điều khiển foobar, hì hì cái Win lúc nào config cũng vậy hết, phải "để mai tính" mới xong.

Thôi em xin tiếp không làm lỡ mạch truyện

Kết nối giữa máy tính và DAC Để kết nối giữa máy tính và DAC thì hiện nay cách phổ thông nhất và hiệu quả nhất là dùng cáp USB. Apham đã xem nhiều hệ thống ultra hi-end thì họ cũng dùng cách này nên chúng ta mạnh dạn mà chơi y chang như vậy.

Cũng có 1 trường phái khác sử dụng Toslink, nếu so sánh giữa USB và Toslink thì nó còn phụ thuộc vào DAC của mình. Nếu DAC có bộ chuyển đổi USB tốt [USB-I2S hoặc USB-SPDIF] thì dùng kết nối USB tốt hơn, còn nếu bộ chuyển đổi USB bình thường thì thể kết nối Toslink sẽ hay hơn vì nó tránh được nhiễu cao tần từ nguồn máy tính. Do vậy chúng ta nên thử cả 2 loại trên DAC của mình trước khi quyết định.

Cho nhu cầu chơi nhạc thì dây tín hiệu USB càng ngắn càng tốt, quan trọng là dây phải chống nhiễu noise and crosstalk, tốt nhất là 1m. Với USB 2.0 thì chiều dài tối đa là 5 mét nên dây dài hơn thì tín hiệu sẽ bị mất trên đường truyền. Càng dài thì tiết diện dây phải càng to.

Đa phần cáp USB có định dạng 1 đầu A type gắn vào PC và đầu kia là B type gắn vào DAC

Hình minh họa dây USB trong hệ thống âm thanh

Chia sẻ của bác pc_chip: Hiện nay các với các USB DAC đời mới dùng Ansynchronous USB thì hoàn toàn không đòi hỏi phải truyền nhận dữ liệu theo thời gian thực nữa! Chính vì không cần thời gian thực nên việc lựa chọn máy tính MAC hay PC cũng không còn quá cần thiết nữa [miễn sao phần mềm phát nhạc và driver của USB DAC cho phép tryền dữ liệu "bit perfect" không chịu sự can thiệp của hệ điều hành là xong]. Với các bác dùng máy tính để thu và mix nhạc thì lại khác vì lúc ấy họ làm ở thời gian thực và lúc này độ trễ latency của hệ điều hành và phần mềm là vô cùng quan trọng nên mới phải cân nhắc dùng hệ điều hành và phần mềm hỗ trợ tốt mà khoản này thì MAC có ưu thế hơn cũng như thường các thiết bị chuyên dùng này dùng giao tiếp Firewire 1394 vốn phù hợp hơn hẳn USB].

Hiện trên thị trường cũng chỉ có một vài hãng chuyên sản xuất các chip nhận tín hiệu USB tốt và phần lớn các hãng làm DAC cũng sử dụng các giải pháp của các hãng chuyên cung cấp các chip nhận tín hiệu USB mà thôi.

Theo ý kiến cá nhân của em thì do các giải pháp nhận tín hiệu USB vẫn đang tiếp tục được cải thiện nên hiện giải pháp an toàn nhất vẫn là đầu tư một DAC truyền thống thật tốt và dùng một bộ chuyển đổi tín hiệu từ USB sang S/PDIF rời để chơi. Sau nay nếu có công nghệ tốt hơn thì nâng cấp riêng cái bộ chuyển đổi này sẽ dễ dàng hơn.

Câu hỏi: dây USB xịn thì có cho âm thanh tốt hơn dây USB phổ thông rẻ tiền trên thị trường hay không?

Câu trả lời là có, tuy nhiên khác nhau rõ ràng như thế nào thì cần phải trải nghiệm. Còn cảm quan mà nói thì dây USB xịn có jack mạ vàng, tiết diện to bản, nhìn ngầu và cắm vào dàn máy nghe sựt sựt chứ không lỏng lẻo như dây thường là đã rồi

Một số anh em chơi qua cái này cho biết là đối với dây quang [optical] thì sự khác biệt giữa dây đắt tiền và rẻ tiền rất ít, còn với dây USB thì sự khác biệt rất lớn, đặc biệt là dây có bọc chống nhiễu ở 2 đầu nối. Bản thân apham có thử qua cả dây rẻ tiền [dây máy in] với dây Nordost Blue Heaven phía trên thì nghe có khác đấy các bác ạ [người nhà của em chẳng rành về âm thanh mà còn nói là nghe trong veo hơn, hehe]

PS: hiện nay em vẫn dùng cáp USB hiệu HP của máy in, nhìn cũng chắc chắn chứ chưa có "xiền" mua hàng xịn đâu ạ, tuy nhiên mình sẽ phải mua 1 sợi khá khá 1 chút khi có điều kiện

kusanagi Advanced Member

Joined: 9/11/11 Messages: 78 Likes Received: 3 Em cũng công nhận là có sự khác biệt khi sử dụng các dây USB khác nhau, nhưng khác biệt có nhiều và đáng để bỏ tiền cho cọng usb thật xin hay không thì cần tranh luận thêm. Cá nhân em lúc này thì chỉ cần 1 dây vừa vừa đừng tệ quá để đảm bảo truyền dẫn ổn định là đủ. Bác apham xem qua 3 link dưới và các thử nghiệm đo đạc của tác giả trên các loại USB khác nhau sẽ thấy nhiều kết quả khá bất ngờ //marlene-d.blogspot.com/2012/01/h ... tween.html //marlene-d.blogspot.com/2012/01/m ... ences.html //marlene-d.blogspot.de/2013/01/vo ... nt-on.html Em thấy nếu sử dụng qua USB được thì quá tốt vì đỡ phải mua thêm thiết bị và dây nhợ. Nhưng thực tế nghe thử 1 số DAC tầm bình bình từ 10-20tr với cá nhân em nhận định kết nối qua coax mang hiệu quả tốt nhất, đặc biệt là những DAC cũ kết nối USB còn khá hạn chế. Còn optical tuy không ảnh hưởng nhiễu và ít suy hao khi truyền xa nhưng phải qua thêm 1 lần chuyển đổi tín hiệu nữa từ điện => quang [ ánh sáng đỏ ] , khi tới DAC lại đổi ngược quang => điên rồi mới qua D/A giải mã. Optical trước đây spec chỉ đạt tối đa 96khz [ sau này đã lên được 192khz ] so với coax là 192khz mà trên thiết bị của em optical nghe thấy tệ hơn cả USB [em đang xài DAC MHDT Havana đời khá cũ ]. Theo em việc lựa chọn kết nối nào để chơi tốt nhất thì phải tự thử nghiệm trên thiết bị mình dùng, nếu chưa mua DAC thì nên nghiên cứu kĩ. Rồi mới rồi xem đầu tư usb spdif converter, soundcard hay dùng thẳng USB thì giải pháp nào hiệu quả mà vẫn đảm bảo chi phí

giahuy Shop

Joined: 25/5/11 Messages: 701 Likes Received: 4.244 Em là dân DIY không phải là dân sử dụng đồ hãng ,thì qua quá trình DIY của em liên quan đến nguồn phát PC thì em có một số góp ý thêm với bác chủ thớt về mặt kỹ thuật thế này 1. Nguồn phát máy tính cho đến trước khi truyền dẫn qua DAC đều là bit perfect nên trên thực tế chất lượng PC theo em là không quan trọng chỉ cần đủ tốc độ để xử lý các file âm thanh không bị lag , bị trễ là OK , chất lượng Ram , đĩa cứng cũng tương tự , do tất cả quá trình truyền dữ liệu trong mạch của PC đều thực hiện các thuật toán bắt tay [CRC ] kiểm tra tính tòan vẹn của dữ liệu nên không thể không bit perfect được , do đó đầu tư PC chỉ cần nhấn mạnh khía cạnh tốc độ xử lý và tiêng ồn do quạt gây ra [ với em nghe nhạc lossless chép từ CD chỉ cần pentium 2 là đủ , nếu nghe nhạc độ phân giải tôi đa 192K-24 bit chỉ cần pentium 4 - 500 MRam là đủ

2. Hệ điều hành : chỉ cần win XP là đủ , chỗ này có một vấn đề về công nghệ : kể từ win vista ,microsoft sử lý âm thanh toàn bộ bằng phần mềm loại bỏ hardware accelerator [không chuyển tín hiệu sang sound card cho DSP xử lý giùm nữa]vì lý do là Microsoft gặp quá nhiểu rắc rối từ việc tương thích soundcard [ nếu có một sự cố cấp thấp trong Kernel , màn hình xanh sẽ xuất hiện ngay] , do đó nếu cài vista hay win 7 , vô tình cấu hình máy cần phải mạnh hơn do CPU phải đảm trách việc xử lý âm thanh và loại bỏ một số ưu việt của DSP trên sound card thế hệ cũ [thế hệ sound card mới tìm cách thích nghi bằng phần mềm]

3. Quan trọng nhất là việc chuyển tín hiệu digital sau khi các phần mềm nghe nhạc xử lý ra ANalog để đưa vào bộ dàn , phần chuyển tín hiệu này có thể bằng các cách sau:

  1. Qua soundcard dùng DAC trên sound card
  2. Trên sound card có SPDIF out hoặc I2S out -> DAC có SPDIF in hoặc I2S in
  3. Trực tiếp xuất SPDIF on board -> DAC có SPDIF in
  4. Xuất qua USB-SPDIF converter -> DAC có SPDIF in
  5. XUất thẳng vào DAC có cổng USB

    Chất lượng âm thanh nằm ở chổ này Giải pháp a dùng DAC trên sound card là trường phái sử dụng các card sound có opamp thay đổi chất âm và thiết kế mạch chuyên cho hi end [ Konnect, Xonar] trường phái này thường gặp phải sự ái ngại do sound card sử dụng nguồn xung và nằm trong không gian nhiễu loạn của PC !] Giải pháp B thường ít khi được sử dụng vì ít ai chỉ gắn sound card để lấy tín hiệu digital ra , phần lớn các main board sau này đều có đường SPDIF tích hợp luôn trên main board [ Em hiện đang sử dụng cách này với nhiều cải biến các bác có thể tham khảo thêm bên topic [ DIY Nguồn phát máy tính kết hợp Creative + TDA1541+ Tube] và sound card có đường ra I2S quá hiếm ở Việt nam] Giải pháp C. là giải pháp cho chất âm tệ nhất vì các lý do : đường SPDIF onboard rất nhiễu và đường Mass chung với Mass máy tính rất nhiễu dù có đầu tư cho DAC thật nhiều tiền cũng không giải quyết được , nếu sử dụng đường Toslink thì giải quyết được phần nhiễu mass vì cách ly tuy nhiên do tốc độ phát nhận của TOSLINK không đủ nhanh, do đó ở đầu tiếp nhận hình dạng sóng SPDIF bị biến dạng nhiều ảnh hưởng chất âm chưa nói tới chất lượng cáp quang Giải pháp D là giải pháp thông dụng nhất hiện nay tuy nhiên chất lượng sẽ tùy thuộc vào thiết kế bộ USB- SPDIF converter Trước tiên là giao tiếp USB máy tính - USB trên converter cần biết tín hiệu truyền qua cổng USB là tín hiệu nối tiếp và có kiểm tra tính toàn vẹn của thông tin [bit perfect] do đó nếu chất lượng dây USB kém , chất liệu chế tạo cổng USB kém tín hiệu không bị sai lệch dữ liệu nhưng sẽ bị kiểm tra đi kiểm tra lại nhiều lần gây trễ và khi chuyển đổi qua SPDIF sẽ bị Jitter giữa 2 data liên tiếp nhau gây biến dạng âm thanh tái tạo sau này [ bác nào sử dụng dây USB nối ổ cứng ngoài thì dễ thấy ổ cứng bị đọc chậm khi dây dài hay dây dỏm mặc dầu vẫn chép file không bị hư] Kế đến là bộ convert từ tín hiệu USB sang SPDIF và chuyển theo dây coaxial đi đến DAC , do tấn số tín hiệu SPDIF lên đế hơn 30 MHZ nên dây Coaxial rất chi là quan trọng , Bác nào chơi loại này nên mượn một osccilor 50 MHZ về để xem tín hiệu SPDIF ở ngay cổng vào của DAC xem hình dạng có vuông vắn đẹp và biên độ đồng đều hay không việc này cần làm trước khi đổi DAC tốn cả mớ tiền mà chất lượng vẫn không như ý , chất lượng dây dẫn cũng như cách truyền tín hiệu ngỏ ra SPDIF [75 ohm, 100 ohm qua tụ hay qua biến thế cách ly...] ảnh hưởng rất nhiều lên dạng sóng và ảnh hưởng lên chất âm sau này nhiều khi chỉ cần thay 1 cái tụ hay 1 cái điện trở làm cho sóng SPDIF đẹp hơn lại có hiệu quả hơn nhiều khi bỏ ra hàng 100 USD để thay đổi DAC, dây ... Giải pháp E thường các DAC có USB in là Dac chuyên dụng cho âm thanh hi end - tuy nhiên dây dẫn USB cũng quan trong như ở giải pháp D Ngoài ra thiết kế bên trong cũng làm cho chất lượng khác nhau Loại DAC mà theo em sẽ cho chất lượng tốt nhất cần có cấu tạo như sau : 1. Có cổng USB và cổng I2S [ dành cho các nguồn phát có I2S như transport, card sound có I2S vì đường I2S bảo đảm nghe hay hơn tìn hiệu SPDIF] 2. USB convert trực tiếp ra I2S [hay chuẩn digital khác tương thích với DAC] không qua trung gian tin hiệu SPDIF [ thường sử dụng các loại XMOS , Xylin không sử dụng các con SPDIF-> I2S như CS8414 ...] 3. có giải pháp cách ly với tín hiệu digital với DAC 4. Sử dụng các con Dac gấu 5. Xuất âm đèn 6. Tụ , trở linh kiện tốt 8. tấn số lấy mẫu chọn lựa được Do em không chơi hàng hiệu nên chỉ lý luận trên lý thuyết và thực tế kinh nghiệm DIY của em củng như những nghiên cứu kỹ thuật các loại DAC trên mạng mong các bác đừng ném đá nhé

    apham Advanced Member

    Joined: 20/9/06 Messages: 750 Likes Received: 152 Location: HCM City Cám ơn bác giahuy, phần của bác chia sẻ chính là nội dung em đang viết cho mục C-DAC đấy ạ. Cho em tham chiếu nguồn của bác nhé.

    > Bác Giahuy phần viết của bác em có vài ý kiến thế này:

- Mục 1 và 2: em nghĩ là bác tìm hiểu thêm một chút về nguyên tắc hoạt động của WinXP một chút sẽ hiểu tại sao nó không thật sự tốt. Nếu không dùng Sound Card và phần mềm hộ trợ thực sự cho AISO thì sẽ không đạt được "bit perfect" nếu chỉ dựa vào Windows XP. Đơn giản là nguyên thủy thì hàm xử lý Audio của Window XP convert mọi thứ sang 48kHz [trong khi đấy chuẩn CD dùng 44.1kHz nên không thể có cách gì đổi chính xác theo dạng perfect qua lại giữa 44.1kHz và 48kHz] để thực hiện mọi tác vụ trước khi đẩy ra ngoài bất kể qua cổng nào: S/PDIF, Optical, USB hay kể cả Analog [được giải mã từ sound card tích hợp hay sound card rời lắp trong máy]! Những cái này không liên quan gì đến cái gọi là hardware acceleration hay DSP trong sound card cả! Tóm lại là phần máy tính này tuy không cần quá cầu kỳ nhưng cũng không đơn giản là dùng sao cũng được và nó có thể coi là điều kiện cần cho tất cả các giải pháp phần cứng mà bác đề cập trong mục 3.

- Mục 3: các giải pháp A, B, C, D đều gặp phải vấn đền chung là giải quyết phần nhiễu nguồn, nhiễu gây bởi các linh kiện bên trong máy tính, độ chính xác của clock. [nếu DAC bác làm không có giải pháp reclock tốt]. Mục D bác đề cập đến việc truyền dữ liệu không tốt gây truyền đi truyền lại nhiều lần dẫn đến giảm tốc độ thì đúng nhưng thứ nhất là băng thông của chuẩn USB hiện giờ vẫn lớn hơn nhiều so với băng thông cần thiết cho truyền dữ liệu Audio [tính đơn giản 1 phút nhạc Wav 16bit/44.1 kHz cũng chỉ khoảng 1MB] nên trừ khi dây USB quá tệ còn lại thì không phải là vấn đề. Bác đề cập đến việc truyền đi truyền lại gây trễ nên tạo jitter thì chưa chính xác lắm vì tín hiệu nếu tryền Async và vẫn còn trong miền Digital thì được các bộ converter USB sang S/PDIF loại tốt khử nhiễu [jitter gần nhưu không đáng kể vì không dùng clock của máy tính ở phía đầu nhận USB] và reclock lại cho thật chính xác để chuyển ra đầu ra S/PDIF rồi nên ở đây Jitter cũng gần như không đáng kể!

ttanh Advanced Member

Joined: 10/12/05 Messages: 3.456 Likes Received: 36 Location: hanoi Dây lằng nhằng quá, dùng wifi đi các bác

hscc Advanced Member

Joined: 8/6/11 Messages: 150 Likes Received: 1 Bác Gia Huy cho em hỏi là xuất từ PC ra ngoài theo đường HDMI thì là trường hợp nào trong các trường hợp bác nêu trên? nếu không phải thì xuất đường này tín hiệu digital có tốt không ạ?

giahuy Shop

Joined: 25/5/11 Messages: 701 Likes Received: 4.244 Cám ơn Bác PC chip đã góp ý chính xác về win XP tuy nhiên ở đây em cần nói cho rõ hơn là chỉ cần dùng win XP vì em dùng sound card rời [không dùng on board] , win xp hỗ trợ "kernel streaming " Các phần mềm như Foobar, Jriver đều hỗ trợ kernel streaming , khi dùng kernel streaming dữ liệu audio bỏ qua toàn bộ Kmixer [là giai đoạn mà window xử lý 44.1-> 48 khz như bác nói] chuyển thẳng cho DSP trên soundcard xử lý , việc này làm giảm thời gian xử lý của CPU tức là tăng tốc xử lý audio với cấu hình CPU thấp đồng thời bảo đảm bit perfect nếu mình chọn tần số lấy mẫu trong foobar phù hợp với định dạng gốc của file lossless Nó tương tự như khi bác bác dùng win 7 và sử dụng sound card ngoài bac chọn WASAPI Exclusive mode vậy Về Jitter thì nếu dùng sound card rời thì tùy thuộc vào Clock của Soundcard [clock cho DSP] và clock của DAC , em không sử dụng reclock ở DAC mà em sử dụng clock ở soundcard đồng thời rút ngắn nhất đường đi của các tín hiệu I2S vào trực tiếp DAC để giảm Jitter đến mức nhỏ nhất . Theo các chuyên gia thì tốt nhất là sử dụng clock ở gần DAC và lầy clock đó cung cấp cho các phần đằng trước nó [tuy nhiên chỉ đúng với trường hợp dùng CD transport] còn trong trường hợp dùng PC theo em thì Jitter không phải là vấn nạn quan trong do tốc độ nhanh va sử dụng các RAM lớn để buffer vấn đề lớn nhất là nhiễu Phần cable USB tần số của USB 2.0 hiện nay truyền tốt ở mức 280 Mbps [mega bit/s]trong khi đó tín hiệu audio truyền đi ở mức cao nhất cũng khoảng 30Mbps như vậy cứ cho là gấp 10 lần đi , trước đây khi em làm phần cứng của một số thiết bị truyền dẫn bằng USB , nhiễu trên cable của tín hiệu USB mà em bắt được trong mỗi lần truyền dữ liệu có khi lên tới 20 lần mới truyền đi thành công nếu dây dài hơn 0,5 m và các đầu Jack không tốt đó bác còn đương nhiên dân kỹ thuật thì đâu cần phải mua dây USB có đầu mạ vàng dây dẫn bằng bạc

giahuy Shop

Joined: 25/5/11 Messages: 701 Likes Received: 4.244 Bác dùng HDMI thì về nguyên lý cũng giống như truyền bằng USB vậy tuy nhiên tốc độ truyền dẫn HDMI cao hơn và thiết bị Audio hi end có ít loại có HDMI , chứ nếu có thì theo em chất lượng cũng giống như truyền USB vậy thôi , âm thanh hay hay không thì nó nằm sau phần HDMI đó bác

apham Advanced Member

Joined: 20/9/06 Messages: 750 Likes Received: 152 Location: HCM City Em rất cám ơn các bác pc_chip, giahuy, dokien, kusanagi đã bỏ thời gian vào còm men trong topic này.

Sang nay tán gẫu với bác Aries thì em biết mấy bác là ai rồi nhá

apham Advanced Member

Joined: 20/9/06 Messages: 750 Likes Received: 152 Location: HCM City Em tiếp

C: Bộ giải mã chuyển đổi tín hiệu từ Digital sang Analog - DAC

Phần này apham cho rằng nó phức tạp nhất, cá nhân nhất và tranh cãi nhiều nhất bởi vì ngoài đặc điểm kỹ thuật của máy móc ra mà chúng ta có thể giải quyết thấu đáo một cách khoa học thì phần kia chính là phần cảm nhận về chất âm tái tạo mà cái này thì tùy thuộc vào gu của mỗi người.

Tuy nhiên chúng ta ai cũng thống nhất 1 yếu tố quan trọng của DAC đó là chất âm tái tạo phải có nhạc tính, tức là phải "có hồn".

Trong phần C này chúng ta sẽ tìm hiểu qua một số khái niệm quan trọng với DAC để cuối cùng chúng ta có thể tự tìm ra câu trả lời cho riêng mình, đó là chọn được 1 đầu DAC vừa ý.

Hình minh họa một số DAC

Với giải pháp nghe nhạc số với nguồn phát là máy tính thì DAC đóng vai trò quan trọng nhất. Do đó DAC theo em chiếm 80% phần nhạc tính còn PC + software + dây tín hiệu chiếm 20% còn lại. Giả thuyết là nguồn nhạc lossless đã chuẩn rồi nhé, cái này thì cũng không khó khăn lắm vì các bác giao lưu 1 chút với mấy anh em VNAV là xin chép được nguồn nhạc tốt.

Apham có vài quan điểm cá nhân, xin chia sẻ trong phần mở đầu của DAC này: - Nên chọn DAC USB và không nên chọn DAC optical nếu DAC mà các bạn đầu tư được sản xuất từ 2010 trở về sau này vì lúc đó đa phần DAC nhận tín hiệu USB không đồng bộ. - Nên nghe thử càng nhiều càng tốt, nếu có điều kiện giao lưu và mượn về phối ghép với bộ dàn ở nhà thì tuyệt vời ông mặt trời [các bác thấy em đi nghe và chụp hình nhiều model DAC phết đấy]. - Ủng hộ cách chơi DIY của các bác nào tự ráp 1 DAC chuyên biệt [có mạch giải mã, nguồn cung cấp riêng, v.v...] - Nên dùng DAC đơn nhiệm cho việc nghe nhạc 2 kênh thay vì DAC đa nhiệm trừ khi các bác trang bị DAC nghe nhạc để...xem phim, ví dụ mua Oppo chỉ để nghe nhạc thì không bằng dùng số tiền đó để mua DAC chuyên nghe nhạc - Không tán thành cách chơi đường vòng, tốn kém rồi cuối cùng cũng phải đi về con đường chính thống. Đó là mấy bác dùng bộ phát nhạc như kiểu Dune rồi kết nối cổng optical sang MD Player để giải mã hay đại loại như vậy. Cách này xem qua thấy rẻ nhưng chất lượng tệ và học phí cao. - Không nên tận dụng sound card của máy tính để lấy tín hiệu đã giải mã ra thẳng amply hoặc dùng cổng SPDIF onboard nối ra DAC trừ khi "bí quá làm liều". Lý do tín hiệu rất nhiễu bởi vì nguồn mass chung của máy tính và các tín hiệu nhiễu loạn bên trong không gian của máy tính.

Khi chúng ta chơi nhạc lossless thì cũng phải chấp nhận 1 điều quan trọng đó là phải chấp nhận [open mind] ứng dụng/ đầu tư cho công nghệ mới. Với người chơi nhạc chịu khó thì các bạn có thể săn tìm được những amply, loa cổ cho chất âm hay, mộc mạc và trong tầm tiền. Nhưng khi chơi lossless thì "đồ cổ" không có ý nghĩa ở đây trong khái niệm price/ performance hay "tiền nào của nấy".

Em bổ sung thêm “đồ cổ” ở đây là DAC cổ trong khuôn khổ bài viết này để giải mã nguồn phát từ PC vì nó được thiết kế ra để xứ lý tín hiệu từ CD/ MD transport chứ không phải PC. Và ý này dựa trên quan điểm price/ performance.

ttanh Advanced Member

Joined: 10/12/05 Messages: 3.456 Likes Received: 36 Location: hanoi con DAC Samsung chất âm ra sao cụ? :lol:

> Em xin đóng góp đôi ý kiến mặc dù về món nhạc số này trình em gần như con số 0.

1. Chơi DAC thì có 2 luồng ý kiến : - Chất lượng âm thanh phụ thuộc vào DAC - Chất lượng âm thanh phụ thuộc phần digital Thực tế qua thời gian đi giao lưu em thấy cả 2 đều ảnh hưởng đến chất lượng âm thanh nhưng phần digital ảnh hưởng lớn hơn 2. Một số người chơi có KT thì rất thích kiểu giải mã thời gian thực [realtime] vì nó cho nhạc tính tốt hơn kiểu lưu trong ram rồi trích xuất ra. Kiểu dùng bộ nhớ đệm có ưu điểm là âm thanh trong trẻo, sạch sẽ, chi tiết, không hay bị lỗi nhưng theo một số "tai già" thì nghe vô cảm. Chính vì thế thời gian qua số người quay lại chơi LP, băng cối, cassette compac, đầu CDP đời cổ ngày càng nhiều. Bàn riêng về CDP đời cổ nó cũng là nguồn âm digital nhưng sự can thiệp của Ram vào âm thanh rất ít do công nghệ chế tạo Ram hồi đó chưa phát triển nên tính realtime có lẽ còn bảo lưu nhiều hơn các thiết bị đời mới sau này... 3. Ý kiến cuối cùng của bác Anpham :"Khi chúng ta chơi nhạc lossless thì cũng phải chấp nhận 1 điều quan trọng đó là phải chấp nhận [open mind] ứng dụng/ đầu tư cho công nghệ mới. Với người chơi nhạc chịu khó thì các bạn có thể săn tìm được những amply, loa cổ cho chất âm hay, mộc mạc và trong tầm tiền. Nhưng khi chơi lossless thì đồ cổ không có ý nghĩa ở đây trong khái niệm price/ performance hay "tiền nào của nấy"." có lẽ cũng vì bác nhận thấy sự "chênh" trong chất lượng âm thanh giữa đời mới và đời cũ ?

> Hix hix ... trước đây chỉ phải nớm nớp lo mỗi khi "đâm chọt" cụ Aries bên này giờ lại phải nơm nớp lo mỗi khi "chạm" đến cụ Apham bên kia! Sống thế nào được đây không biết! 8]

Em có thêm tí ý kiến thế này rồi thôi vì dạo này em lười quá ạ:

- Chơi nhạc nào thì chất lượng DAC cũng quyết định rất nhiều. Có thể hiểu nôm na là thế này: tín hiệu càng nhỏ thì càng ảnh hưởng nhiều đến âm thanh! Do vậy, ở đầu nguồn bao giờ cũng ảnh hưởng nhiều nhất. Cái này bác nào chơi Phono sẽ rõ hơn cả.

- Chơi nhạc bằng máy tính thì có thêm cái phần nằm trước cái bộ phận DAC ảnh hưởng cũng rất nhiều nữa. Theo em hiện giờ cái nút cổ chai vẫn đang nằm ở chỗ giao tiếp từ máy tính sang DAC [Firewire thì tốt hơn chút vì công nghệ đã đi trước được 1 thời gian còn USB thì vẫn đang còn trong quá tình hoàn thiện]. Còn lại thì công nghệ làm DAC, preamp, poweramp, speakers cũng đã tương đối ổn định và có rất ít đột phá!

Ps: @bác Giahuy: truyền USB như bác nói cần truyền nhiều lần đến vậy thì do có nhiều yếu tố ảnh hưởng chứ không hẳn là vì sợi dây USB! Với em thì AISO4ALL hay Kernel Streaming trên WinXP cũng chỉ là giải pháp tình thế! Tốt nhất là nên tìm Card nào có hỗ trợ ASIO từ phần cứng cũng như xử lý nguồn và clock tốt [như kiểu RME hay Lynx].

Chúc các bác vui!

apham Advanced Member

Joined: 20/9/06 Messages: 750 Likes Received: 152 Location: HCM City @ttanh: hà, bác này trêu nhá. Con DAC Samsung copy file và thể hiện hình ảnh màu sắc rất chuẩn ạ

apham Advanced Member

Joined: 20/9/06 Messages: 750 Likes Received: 152 Location: HCM City @ nghenhinhs1:

Có lẽ em nói chưa rõ ý nên có thể gây hiểu nhầm, cám ơn bác góp ý và em đã cập nhật lại nội dung ở trên cho rõ ràng hơn.

Blues Advanced Member

Joined: 30/8/07 Messages: 563 Likes Received: 5

Chủ Đề