Hợp đồng dịch vụ tư vấn pháp luật là gì

Cần lưu ý gì về hợp đồng dịch vụ tư vấn pháp luật thường xuyên?

Với các doanh nghiệp, “hợp đồng dịch vụ” không còn là khái niệm xa lạ nữa. Vậy hợp đồng dịch vụ tư vấn pháp luật thường xuyên của các tổ chức luật sư có giống như vậy hay không? Đối với dịch vụ pháp lý thì mẫu hợp đồng gồm những điều khoản cơ bản nào? Hãy cùng Công ty Luật HTC Việt Nam hiểu rõ hơn về hợp đồng dịch vụ tư vấn pháp luật thường xuyên qua bài viết dưới đây.

1. Hợp đồng dịch vụ tư vấn pháp luật thường xuyên là gì?

Hợp đồng dịch vụ tư vấn pháp luật thường xuyên được hiểu là văn bản thỏa thuận giữa luật sư/ tổ chức hành nghề luật sư với doanh nghiệp sử dụng dịch vụ về dịch vụ pháp lý theo nhu cầu của doanh nghiệp. Văn bản pháp lý này được ký trên cơ sở các nguyên tắc căn bản của hợp đồng và phù hợp quy định pháp luật liên quan, mang đầy đủ các đặc điểm của một quan hệ pháp luật dân sự với ba yếu tố cấu thành là chủ thể, khách thể và nội dụng.

2. Nội dung cơ bản cần có trong hợp đồng dịch vụ tư vấn pháp luật thường xuyên

- Hợp đồng dịch vụ tư vấn pháp luật là quan hệ có hai bên chủ thể: bên cung ứng và bên sử dụng, tức bên cá nhân/tổ chức hành nghề luật sư và doanh nghiệp.

- Khách thể của hợp đồng dịch vụ tư vấn pháp luật là các lợi ích mà doanh nghiệp hướng đến trong quá trình sử dụng dịch vụ.

- Nội dung của hợp đồng dịch vụ tư vấn pháp luật là sự thỏa thuận quyền, nghĩa vụ, phạm vi công việc của tổ chức luật sư với nội dung công việc của doanh nghiệp:

+ Đối tượng hợp đồng dịch vụ tư vấn pháp luật là các hoạt động dịch vụ – tức là các vấn đề pháp lý phát sinh trong nội bộ doanh nghiệp, hoạt động kinh doanh cũng như tranh chấp phát sinh của doanh nghiệp.

+ Thời gian, địa điểm thực hiện dịch vụ. Trong dịch vụ tư vấn pháp lý, khó có thể xác định chính xác thời gian tư vấn đối với công việc vì nhiều vấn đề phát sinh trong quá trình tìm hiểu. Chính vì vậy hai bên cần có thỏa thuận thống nhất với nhau về thời gian cũng như địa điểm làm việc để đảm bảo thuận lợi nhất.

+ Quyền và nghĩa vụ của các bên. Xác định rõ ràng quyền và nghĩa vụ của các bên là việc làm cần thiết để đảm bảo tính minh bạch trong quá trình hợp tác về sau. Đảm bảo mỗi bên thực hiện đầu đủ phạm vi quyền lợi và nghĩa vụ của mình. Đặc biệt là doanh nghiệp cần lưu ý điều khoản này trong hợp đồng để đảm bảo quyền lợi tốt nhất cho mình trong quá trình hợp tác.

Dịch vụ tư vấn pháp luật thường xuyên cho doanh nghiệp của Công ty Luật TNHH HTC Việt Nam

- Tư vấn và giải đáp mọi thắc mắc về vấn đề pháp lý trong quá trình hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, các vấn đề pháp lý khác phát sinh trong hoạt động kinh doanh; Tư vấn giải quyết các chính sách về lao động, tiền lương, bảo hiểm xã hội, y tế, thất nghiệp; an toàn, vệ sinh lao động, phòng cháy, chữa cháy v.v…;

- Tư vấn soạn thảo, xây dựng, kiểm soát các Văn bản nội bộ của Doanh nghiệp; các loại hợp đồng và văn bản mang tính pháp lý;

- Hỗ trợ xây dựng, kiểm tra, rà soát các rủi ro pháp lý trong các Hợp đồng Kinh doanh thương mại của Doanh nghiệp với các đối tác, khách hàng;

- Thường xuyên cập nhật quy định pháp luật mới có liên quan trực tiếp đến hoạt động của doanh nghiệp và tư vấn để đảm bảo cho doanh nghiệp luôn. hoạt động một cách hợp pháp, trong khuôn khổ pháp luật;

- Tham gia, bảo vệ tối đa quyền và lợi ích hợp pháp của doanh nghiệp trong quá trình giải quyết tranh chấp hoặc khởi kiện tại cơ quan có thẩm quyền khi có nhu cầu.

Cam kết chất lượng dịch vụ:

Công ty Luật TNHH HTC Việt Nam hoạt động với phương châm tận tâm – hiệu quả – uy tín, cam kết đảm bảo chất lượng dịch vụ, cụ thể như sau:

- Đảm bảo thực hiện công việc theo đúng tiến độ đã thỏa thuận, đảm bảo tuân thủ đúng quy định pháp luật, đúng với quy tắc đạo đức và ứng xử của luật sư Việt Nam.

- Đặt quyền lợi khách hàng lên hàng đầu, nỗ lực hết mình để mang đến cho khách hàng chất lượng dịch vụ tốt nhất.

- Bảo mật thông tin mà khách hàng cung cấp, các thông tin liên quan đến khách hàng.

Rất mong được hợp tác lâu dài cùng sự phát triển của Quý Khách hàng.

Trân trọng!

[Người viết: Bích Thủy/205; Ngày viết: 15/05/2022]

Để được tư vấn chi tiết xin vui lòng liên hệ:

Công ty Luật TNHH HTC Việt Nam

Địa chỉ: Tầng 15, Tòa nhà đa năng, số 169 Nguyễn Ngọc Vũ, P. Trung Hòa, Q. Cầu Giấy, Hà Nội.

ĐT: 0989.386.729;

Email:

Website: //htc-law.com ; //luatsuchoban.vn

------------------------------------------------------------------

Bài viết liên quan:

- Một số lưu ý quan trọng khi sử dụng dịch vụ phòng pháp chế thuê ngoài

- Những điểm mạnh về tư vấn pháp luật thường xuyên của Công ty Luật TNHH HTC Việt Nam

- Những rủi ro pháp lý mà doanh nghiệp có quy mô nhỏ gặp phải khi không có phòng pháp chế

- Phạm vi công việc của dịch vụ tư vấn pháp luật thường xuyên tại Công ty Luật TNHH HTC Việt Nam

- Cách để chọn được một phòng pháp chế thuê ngoài phù hợp với mô hình doanh nghiệp của bạn

Dịch vụ pháp lý được hiểu là sự giúp đỡ pháp luật, bao gồm những công việc như tham gia tố tụng với tư cách là người tham gia bào chữa cho thân chủ tức là những bị can, bị cáo hoặc bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của những người có quyền và nghĩa vụ liên quan đến vụ án hình sự. Tham gia tố tụng với tư cách là người đại diện hoặc bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự trong vụ án dân sự, lao động, thương mại, hành chính; Việc tham gia tố tụng trọng tài để giải quyết tranh chấp; Tư vấn pháp luật đối với các lĩnh vực như dân sự, hình sự, lao động…, soạn thảo hợp đồng, đơn từ theo yêu cầu của cá nhân, tổ chức; Đại diện theo ủy quyền của cá nhân, tổ chức để thực hiện công việc có liên quan đến pháp luật; Thực hiện dịch vụ pháp lý khác theo quy định của pháp luật.

Hợp đồng dịch vụ: Theo quy định tại Điều 513 Bộ Luật Dân sự năm 2015 thì hợp đồng dịch vụ là sự thỏa thuận giữa các bên, theo đó bên cung ứng dịch vụ thực hiện công việc cho bên thuê dịch vụ, còn bên thuê dịch vụ trả tiền dịch vụ cho bên cung ứng dịch vụ.

Hợp đồng dịch vụ pháp lý: Trong các văn bản quy phạm pháp luật của Việt Nam chưa có một quy định nào thể hiện thế nào là hợp đồng dịch vụ pháp lý. Tuy nhiên có thể khái quát khái niệm như sau:

Hợp đồng dịch vụ pháp lý là một loại hợp đồng thuộc ngành dịch vụ nghề nghiệp, theo đó bên luật sư cung cấp dịch vụ pháp lý cho bên thuê luật sư, còn bên thuê luật sư phải trả tiền thù lao theo thỏa thuận,

Các chủ thể có thể cung ứng dịch vụ pháp lý: tổ chức hành nghề luật sư, luật sư hành nghề với tư cách cá nhân, văn phòng Thừa phát lại, Tổ chức trọng tài thương mại.

Luật luật sư năm 2006 và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật luật sư năm 2012 không đưa ra định nghĩa về hợp đồng dịch vụ pháp lý, tuy nhiên, theo khoản 1 Điều 26 Luật luật sư năm 2006 và Bộ luật dân sự năm 2015 có thể đưa ra định nghĩa về hợp đồng dịch vụ pháp lý như sau: “Hợp đồng dịch vụ pháp lý là một thoả thuận bằng văn bản giữa tổ chức hành nghề luật sư và khách hàng, theo đó tổ chức hành nghề luật sư. cho khách hàng các dịch vụ pháp lý và khách hàng phải trả phí , cho tổ chức hành nghề luật sư, trừ khi các bên có thoả thuận khác”.

Như vậy, Hợp đồng dịch vụ pháp lý là văn bản thỏa thuận giữa Luật sư với khách hàng về phạm vi dịch vụ pháp lý mà Luật sư thực hiện theo yêu cầu của khách hàng. Hợp đồng được ký kết trên cơ sở các nguyên tắc cơ bản của Hợp đồng dân sự, phù hợp với quy định của Bộ Luật Tố Tụng Hình sự và Luật Luật sư.

Khi tiếp nhận vụ việc theo yêu cầu của khách hàng hai bên phải ký Hợp đồng dịch vụ pháp lý, trừ trường hợp Luật sư tham gia tố tụng theo yêu cầu của cơ quan Tiến hành tố tụng và Luật sư hành nghề với tư cách cá nhân làm việc theo Hợp đồng lao động cho cơ quan, tổ chức.

Theo quy định của khoản 2 Điều 26 Luật luật sư năm 2006 và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật luật sư năm 2012: “Hợp đồng dịch vụ pháp lý phải được làm thành văn bản…”.

Như vậy, luật chỉ ghi nhận duy nhất hình thức hợp đồng dịch vụ pháp lý là văn bản. Luật đã loại trừ các hình thức thể hiện sự thoả thuận của các bên thông qua lời nói hoặc các hành vi cụ thể .

Vậy, trong trường hợp các bên giao kết hợp đồng dịch vụ pháp lý bằng lời nói [hay còn gọi là hợp đồng miệng] mà không lập thành văn bản thì sẽ như thế nào?

Theo quy định tại Điều 129 Bộ Luật Dân sự năm 2015 thì hợp đồng thông tuân thủ điều kiện về hình thức sẽ bị vô hiệu trừ trường hợp “một bên hoặc các bên đã thực hiện ít nhất hai phần ba nghĩa vụ trong giao dịch thì theo yêu cầu của một bên hoặc các bên, Tòa án ra quyết định công nhận hiệu lực của giao dịch đó”.

Như vậy, trong trường hợp hợp đồng dịch vụ pháp lý không được lập thành văn bản nhưng đảm bảo các điều kiện sau đây thì vẫn có thể coi như các bên đã ký hợp đồng dịch vụ pháp lý bằng văn bản:

[i] Một bên đã thực hiện được ít nhất hai phần ba các nghĩa vụ;

[ii] Cả hai bên đã thực hiện được ít nhất hai phần ba các nghĩa vụ [một bên cung cấp dịch vụ tư vấn, một bên thanh toán tiền].

Về phía khách hàng, việc chứng minh đã thực hiện được ít nhất hai phần ba nghĩa vụ không khó vì dựa trên khoản tiền phí dịch vụ mà các bên đã thoả thuận và số tiền mà khách hàng đã thanh toán thì có thể đưa ra được một con số chính xác. Tuy nhiên, về phía tổ chức hành nghề luật sư cung cấp dịch vụ tư vấn pháp luật, sẽ khó xác định thế nào là đã thực hiện được hai phần ba nghĩa vụ. Bởi lẽ dịch vụ pháp lý là một dịch vụ tương đối đặc thù, rất khó định lượng được. Nó chỉ có thể xác định được khi có những căn cứ cụ thể hoặc là chứng minh được tổ chức hành nghề luật sư đã hoàn thành nghĩa vụ tư vấn của mình.

Video liên quan

Chủ Đề