Vì sao khó có thai lần 2

Rất nhiều chị em đã gửi thư về aFamily tâm sự lần 2 mà khó thụ thai thế. Hãy nghe Th.S, bác sỹ Mai Trọng Hưng [Khoa Đẻ - Bệnh viện Phụ sản Hà Nội] tư vấn nhé!

  • Muốn “làm tiếp tập 2” mà sao khó thế?

Khả năng thụ thai sau sinh

Thông thường, sau khi sinh, nếu hai vợ chồng sinh hoạt đều đặn trong vòng 1 năm, không dùng bất kỳ các biện pháp tránh thai nào, mà không thụ thai, chị em phải đi khám bác sỹ. Đó là biểu hiện có nguy cơ vô sinh thứ phát. Hiện tượng vô sinh thứ phát dễ xảy ra với những người đã từng có thai, chửa ngoài tử cung, sẩy thai sau đó muốn có thai lại mà không được. Hiện tượng này có thể xảy ra với cả nam giới.

Với những cặp vợ chồng dùng các biện pháp tránh thai như uống thuốc tránh thai, sẽ không bị ảnh hưởng gì tới khả năng sinh sản, thụ thai nếu dùng theo đúng liều lượng quy định. Thông thường, các bác sỹ khuyến cáo chị em nên dùng thuốc tránh thai trong một thời gian từ 18 – 24 tháng, sau đó nghỉ 3 tháng rồi dùng tiếp. Khi nào muốn có con, chỉ cần ngưng dùng thuốc, sẽ thụ thai ngay.

Nguyên nhân khó thụ thai lần 2

Sau khi sinh, tử cung của người phụ nữ bị can thiệp bằng các biện pháp từ bên ngoài như tác động vào cổ tử cung, vòi trứng buồng trứng... Các nghiên cứu cho thấy các chị em sau khi mổ đẻ, khả năng thụ thai ít hơn sinh thường.

Hiện nay, các chị em để sau một vài năm mới sinh tiếp lần hai, nhưng lại khó có con, thông thường do hai yêu tố sau:

- Do tổn thương, viêm cơ học như gãy buồng trứng, tắc nghẽn vòi trứng, viêm nhiễm bộ phận sinh dục.

- Do bị stress, căng thẳng, có yếu tố tâm sinh lý tác động vào con người.

Thông thường, nguyên nhân gây nên hiện tượng khó có con đều do từ phía chị em. Đối với các ông chồng, muốn kiểm tra khả năng có con, chỉ cần làm tinh dịch đồ, sau 5 phút biết kết quả. Còn với chị em, phải khám và điều trị phức tạp gấp nhiều lần.

Niềm vui "2 vạch"

Các hiện tượng chị em khó có con gặp phải nhiều nhất là do bị tổn thương vòi trứng. Vòi trứng có chức năng rất quan trọng trong quá trình thụ tinh. Vòi trứnglà ống dẫnnoãn từ buồng trứng tới tử cung và cũng là nơinoãn thụ tinh và sau đó mới di chuyển vào buồng tử cung.

Đoạnloa của vòi trứng có cấu trúc gồm 10-12 tua, các tua này sẽ đón bắt và hứng noãn đưa vào vòi trứng. Vì vậy, vòi trứng cần phải thông đồng thời phải mềm mại di động dễ dàng mới có nhiều khả năng đón bắt noãn, di chuyển noãn, tinh trùng và trứng đã thụ tinh vào buồng tử cung. Có một số tình trạng bệnh lý như lạc nội mạc tử cung trong vùng chậu, viêm vùng chậu do Chlamydia… gây dính, tắc vòi trứng.

Tình trạng tắc tai vò trứng

Để chẩn đoán tình trạng tắc vòi trứng, các bác sỹ sẽ chỉ định chụp tử cung - vòi trứng cản quang. Kết quả này sẽ cho biết tình trạng tử cung và vòi trứng. Tuy nhiên, cũng cómột số trường hợp kết quả dương tính giả nghĩa là kết luận tắc vòi trứng nhưng thật sựkhôngtắc. Nguyên nhân là do sự co thắt khi bơm thuốc cản quang.

Để khắc phục tình trạng này, có thể dùng phương pháp mổ nội soi, một phương pháp phẫu thuật giúp quan sát tử cung - buồng tử cung và tai vòi một cách đầy đủ và chính xác. Khi xác định có tắc vòi trứng,bác sĩ phẫu thuật sẽ đánh giá mức độ tổn thương. Nếu mức độ nhẹ tức là tai vòi dính ít, còn di động thì bác sĩ sẽ tái tạovòi trứng và kiểm tra lại khả năng thông thương.

Nhưng nếu tổn thương quá nặng thì sẽ có khuyến cáo kẹp đốt hay cắt luôn 2 tai vòi để giảm nguy cơ thai ngoài tử cung khi thụ tinh ống nghiệm. Khi mổ nội soi, tử cung cung được đánh giá về kích thước, về lòng tử cung có vách ngăn hay viêm dính để tìm các yếu tố có khả năng gây sảy thai hay sanh non. Đặc biệt hơn, khi mổ nội soi 2 buồng trứng sẽ được đánh giá về kích thước, có phóng noãn hay không và có khối u… Nếu tình trạng tắc vòi trứng quá nặng, có khả năng phải thụ tinh ống nghiệm.

Trước đây, bệnh viện Việt Pháp đã dùng phương pháp bơm thông hơi vòi trứng nhưng hiện tại không dùng nữa. Vì phương pháp này không hiệu quả, chưa chắc đã khắc phục được vấn đề nhưng lại có thể làm tổn thương vòi trứng do tác động bơm dị vật từ bên ngoài vào.

Nhiều chị em mong muốn sớm có con, đã dùng các biện pháp như dùng que thử rụng trứng, tính ngày, đo thân nhiệt... nhưng khó cho kết quả chính xác. Thông thường, trứng rụng ở giữa chu kỳ kinh đều. Các chị em nên đi siêu rụng trứng từ ngày thứ 11, 12 của chu kỳ và nhờ bác sỹ tư vấn sẽ thụ thai một cách tốt hơn.

Bên cạnh đó, các ảnh hưởng như viêm nhiễm cổ tử cung, đặc biệt là ảnh hưởng của các thủ thuật [nạo hút, đốt việm lội tuyến tử cung] sẽ ảnh hưởng đến sự di chuyển của tinh trùng, khó thụ thai.

Các chị em cũng nên để tinh thầnthoải mái tránh lo lắng ảnh hưởng tới họat động của buồng trứng, sẽ dễ thụ thai hơn.

Lời khuyên chung của bác sỹ:

- Sau khi sinh lần 1 sáu tháng, chị em nên đi khám bác sỹ để kiểm tra tình trạng sức khỏe của mình.

- Tránh để viêm nhiễm phụ khoa, viêm nhiễm cổ tử cung, khó có con lần 2.

- Khi gặp hiện tượng gì bất thường về tình trạng sức khỏe, cần đi khám bác sỹ ngay. Nên đi khám định toàn bộ cơ thể từ 6 – 12 tháng/lần.

- Nên kế hoạch bằng bao cao su hoặc dùng thuốc tránh thai, sẽ ít bị ảnh hưởng hơn với lần thụ thai thứ 2.

- Tùy theo nhu cầu có em bé, sau 1 năm, kể cả sinh thường hay mổ đẻ, đều có thể có thai.

- Nếu muốn có con lần 2 mà khó thụ thai, nên đến khám bác sỹ để được tư vấn cụ thể và chi tiết.

Bài viết có sự tư vấn của Thạc sỹ, bác sỹ Mai Trọng Hưng [Bệnh viện Phụ sản Hà Nội] – phòng khám 35 Vạn Bảo [Hà Nội].

Nam Hải

Mang thai và sinh con lần 2, người mẹ có những sự khác biệt so với sinh con lần đầu tiên cả về sức khỏe và tinh thần. Hãy xem đó là những khác biệt nào, có khó khăn gì không và kinh nghiệm để khắc phục.

Mang thai lần thứ hai, phụ nữ có một vài điều khác biệt so với lần thứ nhất:

  • Tiêm phòng khi mang thai lần 2

Thông thường, trước khi mang thai lần đầu, mẹ hầu như đã tiêm phòng đầy đủ cho nên, ở lần mang thai thứ hai, đa phần các mẹ hầu như đã được bảo vệ đầy đủ.

Nếu mẹ đã tiêm đủ 5 mũi uốn ván trước thai kỳ thì không phải tiêm lại. Nếu mẹ chưa tiêm đủ 5 mũi thì tiêm thêm một mũi vào 3 tháng giữa thai kỳ. Nếu mẹ đã tiêm đủ 5 mũi nhưng cách lần tiêm cuối cùng trên 10 năm thì cũng phải tiêm nhắc lại. Nếu mẹ đã tiêm phòng 3-4 mũi uốn ván từ trước mà lần tiêm cuối cùng đã trên 1 năm thì nên tiêm nhắc lại thêm một mũi để đảm bảo hiệu quả phòng bệnh.

Đối với các mũi tiêm phòng bệnh sởi – thủy đậu – rubella, nếu mẹ chưa tiêm trước khi mang thai lần thứ nhất thì nên tiêm phòng trước khi mang thai lần thứ 2 tối thiểu 3 tháng. Đối với mũi cúm, mẹ nên tiêm trước khi mang thai lần thứ 2 tối thiểu 1 tháng.

Tiêm phòng khi mang thai và sinh con lần 2

Bù lại cho sự thiếu thốn về thời gian tìm hiểu kiến thức thì lần này, mẹ đã có kinh nghiệm hơn trong việc mang thai. Vì vậy, thai kỳ của mẹ phần nào cũng nhẹ nhàng hơn so với lần thứ nhất.

Khi mang thai lần 2, mẹ đã biết được nên ăn thực phẩm nào, nên kiêng thực phẩm nào, dinh dưỡng thế nào là đủ cho hai mẹ con, bổ sung dinh dưỡng trong các tháng của thai kỳ cho thích hợp, biết được lịch khám cần thiết, biết được các điều kiện sinh nở cần thiết, biết được cái gì nên mua cái gì không….

Hoặc đơn giản là một vài hiện tượng trong khi mang thai như khi nào con đạp, khi nào con máy mẹ cũng dễ dàng nhận ra để không quá băn khoăn và lo lắng như lần đầu mang thai. Vì vậy, thai kỳ của mẹ sẽ bớt áp lực hơn lần thứ nhất mang thai.

Mang thai lần thứ 2, người mẹ thường mệt mỏi hơn lần thứ nhất do không còn nhiều thời gian để chăm sóc bản thân nữa mà vừa phải chăm lo cho con lớn, vừa phải chăm sóc thai kỳ.

Nếu như mang thai lần đầu, mẹ có thời gian thư thả đọc sách, tìm hiểu rất nhiều kiến thức về chăm con và nuôi con, có thời gian nghỉ ngơi thật nhiều đồng thời vì là lần đầu mang thai nên cũng được người thân quan tâm lo lắng cho nhiều hơn thì lần này, người mẹ hầu như không có thời gian cá nhân để làm việc đó.

Mẹ mang thai lần thứ hai có thể tăng cân nhanh hơn, sớm hơn nên cần ăn uống dinh dưỡng và đủ chất thay vì ăn nhiều.

  • Vòng bụng lớn, bụng bầu thấp

Vòng bụng lớn hơn, bụng bầu thấp hơn nguyên nhân do sinh nở lần 1 chưa co loại hoàn toàn khiến cho thành bụng không thể nâng đỡ được tử cung tốt như khi mang thai lần đầu.

Mẹ mang thai lần thứ 2 có các triệu chứng đi vệ sinh xuất hiện sớm hơn và khó kiểm soát hơn nếu thai lớn. Kinh nghiệm cho mẹ đó là tập bài tập kegel giúp tử cung không bị giãn, vùng đáy chậu vững chắc và nhớ tránh mang vác đồ nặng.

Tùy vào một số mẹ có thể cảm nhận rõ cử động thai nhi sớm hơn từ tuần 16 – 17 khác lần mang thai đầu tiên là phải đến 19-20 tuần mẹ mới cảm thấy cử động thai bởi vì mẹ có kinh nghiệm hơn và nhạy cảm hơn với em bé.

  • Cân nặng bé thứ 2 thường lớn hơn

Con thứ hai sinh ra thường nặng cân hơn em bé lần đầu khoảng 138g. Tuy nhiên, điều này chỉ là tương đối do người mẹ sinh sau lớn tuổi hơn và dễ tăng cân hơn chứ không phải bé nào cũng thế.

Mẹ vẫn nên ăn uống và sinh hoạt điều độ để cân nặng em bé trung bình khoảng trên 3kg là tốt nhất.

  • Mẹo hay cho mẹ khi mang thai lần 2

Kinh nghiệm cho mẹ mang thai lần 2 thuận lợi hơn đó là mẹ hãy lên một danh sách các việc cần làm ngay từ đầu thai kỳ để tránh mệt mỏi vừa phải chăm con vừa phải vất vả trải qua thai kỳ, nhất là thời kỳ ốm nghén.

Do đã có kinh nghiệm, mẹ sẽ có thể lên kế hoạch và chi tiêu chính xác để vừa tiết kiệm nhất, vừa đầy đủ nhất.

Checklist việc cần làm và chuẩn bị kỹ càng trước khi mang thai lần 2

Sinh thường lần 2 có đúng ngày dự sinh không?

Theo kinh nghiệm của nhiều bác sĩ sản khoa, thông thường, sinh con lần thứ 2 thường sớm hơn sinh con lần thứ nhất so với ngày dự sinh khoảng 1 tuần. Vì vậy, người mẹ cần chuẩn bị đầy đủ thủ tục cũng như tâm lý và vật dụng cá nhân sẵn sàng cho việc chuyển dạ bất cứ lúc nào ít nhất 2 tuần trước ngày dự sinh.

Mẹ nên ở gần bệnh viện để có thể cấp cứu chuyển dạ kịp thời.

Thời gian chuyển dạ ngắn hơn

Tin vui cho các mẹ sắp sinh bé thứ hai đó là đa phần người mẹ sinh thường có thời gian chuyển dạ trong lần sinh thường thứ 2 ngắn hơn một nửa so với lần thứ nhất.

Sinh thường lần 2 có bị rạch tầng sinh môn hay không?

Có nhiều mẹ cho biết, sinh thường lần thứ 2, mẹ cảm thấy dễ sinh hơn hẳn. Có thể là do cổ tử cung của mẹ đã giãn nở một lần nên giãn ra dễ dàng hơn.

Vì vậy, mẹ sinh thường lần hai có thể sinh con dễ dàng không cần rạch tầng sinh môn. Tuy nhiên, không phải ai cũng không cần rạch tầng sinh môn. Nhiều mẹ có cổ tử cung co giãn tốt hoặc trong ca sinh, để tạo điều kiện cho em bé chào đời thuận lợi, bác sĩ sẽ vẫn rạch tầng sinh môn của sản phụ.

Đau nhức nhiều hơn

Sau khi sinh một lần, tử cung của mẹ bị giãn trở nên yếu hơn nên đến lần thứ 2, sự co rút tử cung sẽ diễn ra mạnh mẽ hơn. Vì vậy, có thể mẹ sẽ cảm thấy các cơn co tử cung mạnh mẽ hơn gây đau đớn nhiều hơn. Mẹ sau sinh mổ thì vết mổ mới chồng lên vết mổ cũ cũng khiến mẹ đau đớn nhiều hơn.

Mẹ có thể khắc phục bằng cách nằm úp, massage, chườm ấm bụng bằng túi chườm hoặc gừng muối ngải cứu để xoa dịu cơn đau.

Nguy cơ biến chứng sau sinh

Mẹ sau sinh lần thứ 2 có nguy cơ biến chứng thai kỳ cao hơn lần 1 nếu đã có tiền sử hoặc nguy cơ từ lần mang thai và sinh con trước như sinh non, dọa sinh non, tiền sản dật, vỡ nhau thai, xuất huyết, béo phì, tiểu đường…

Kiệt sức và mệt mỏi hơn sau lần sinh thứ 2

Mẹ sinh con lần thứ 2 phải chăm sóc cả em bé lớn nếu như không được hỗ trợ từ người thân thì sẽ khá mệt mỏi. Nhiều mẹ còn kiệt sức khi không thể cáng đáng cùng lúc việc chăm cả hai con.

Vì vậy, mẹ cần lên kế hoạch tìm kiếm sự giúp đỡ từ người thân hoặc thuê người giúp việc để đỡ đần việc chăm con lớn, việc nhà để có nhiều thời gian nghỉ ngơi hơn sau khi sinh.

Mang thai lần 2 khiến mẹ mệt mỏi hơn

Khoảng cách giữa hai lần sinh mổ

Các bác sĩ khuyến cáo, ít nhất 2 năm sau lần sinh mổ thứ nhất, mẹ mới nên tiếp tục mang thai và sinh con thứ 2.

Lý do là để cho vết mổ lành hẳn, giảm thiểu nguy cơ cho mẹ khi tử cung và vùng bụng giãn nở lớn trong thời kỳ mang thai lần 2. Nếu như mẹ sinh mổ mang thai quá lớn rất dễ dẫn đến bục hoặc rò rỉ vết mổ, nguy hiểm cho cả hai mẹ con.

Nếu các mẹ sinh con lần thứ 2 mà chưa vượt quá thời gian giãn cách là 2 năm thì trong thời kỳ mang thai cần phải chú ý không để bản thân và thai nhi tăng cân quá nhiều và thăm khám định kỳ thường xuyên để kịp thời phát hiện bất thường.

Đồng thời, có thể mẹ sẽ được chỉ định mổ sớm hơn ngày dự sinh để đảm bảo an toàn, mẹ tròn con vuông trong trường hợp có nguy cơ.

Mổ đẻ lần thứ 2 ở tuần thứ bao nhiêu?

Đối với nhiều mẹ thường đợi chuyển dạ mới sinh mổ cần lưu ý thời gian chuyển dạ lần sinh thứ 2 thường sớm hơn lần sinh thứ nhất 1 tuần. Do đó, mẹ cần chuẩn bị mọi thứ sớm hơn để kịp thời nhập viện khi sinh.

Để xác định thời gian mổ đẻ lần thứ 2, bác sĩ sẽ kiểm tra độ dày mỏng của thành tử cung, vết mổ cũ. Thông thường, thai nhi từ khoảng 39 tuần sẽ được chỉ định mổ. Tuy nhiên, trong nhiều trường hợp sức khỏe thai phụ yếu…có thể sẽ chỉ định mổ sớm hơn nếu cần thiết. Mẹ nào khỏe, thai nhi phát triển tốt có thể đợi ngày chuyển dạ mới mổ.

Mẹ không ăn trước 12 tiếng, không uống nước trước 6 tiếng, tắm rửa vệ sinh sạch sẽ, vệ sinh sạch sẽ vùng kín trước khi vào phòng mổ.

Chuẩn bị đầy đủ hồ sơ, thủ tục, có sự hỗ trợ của người nhà để ổn định tâm lý và thực hiện các thủ tục khác nếu có yêu cầu sau khi bạn vào phòng sinh.

Nhiều mẹ đi sinh chỉ có một mình nên chọn các bệnh viện có dịch vụ tốt để được chăm sóc từ a đến z thậm chí không cần người thân hay bất cứ đồ đạc gì khi đi sinh.

Sinh mổ lần 2 đau hơn lần  1

Đa phần các mẹ sinh mổ lần thứ 2 đều cảm thấy đau hơn đẻ mổ lần thứ nhất.

Thứ nhất là đau vết mổ. Vết mổ mới chồng lên vết mổ cũ, thời gian lành vết mổ lâu hơn khiến mẹ cảm thấy đau hơn.

Thứ hai là đau cơn co tử cung do tử cung phải co lại sau khi bị giãn trong quá trình mang thai. Tuy nhiên, do tử cung của mẹ bị giãn lần thứ 2 chậm co lại hơn lần thứ nhất, quá trình co cũng không tốt như lần thứ nhất nên mẹ sẽ đau hơn.

Mẹ cần vệ sinh vết mổ sạch sẽ, ăn thức ăn giàu sắt. Nếu mẹ bị đau cơn co tử cung, hãy chườm ấm bụng bằng túi chườm hoặc muối gừng ngải cứu để cảm thấy dễ chịu hơn.

Mẹ có kinh nghiệm sau sinh tốt hơn

Do đã có kinh nghiệm từ sau lần sinh con thứ nhất, ở lần sinh mổ thứ 2, mẹ sẽ biết cách chăm sóc con, vận động sau sinh tốt hơn.

Qua khoảng 02 tuần, mẹ bắt đầu khỏe hơn, cơ thể bớt đau nhức, hãy vận động nhẹ nhàng để giãn cơ. Qua khoảng 02 tháng, mẹ bắt đầu tập các bài tập thể dục dành cho mẹ sau sinh để giúp lấy lại vóc dáng và cơ thể khỏe mạnh hơn.

Sinh mổ lần 2 thường đau hơn lần thứ nhất

Chăm sóc bản thân

Sau khi sinh con, mẹ cần biết cách tự chăm sóc sức khỏe bản thân, dành thời gian cho bản thân để mau chóng hồi phục sức khỏe.

Lên kế hoạch

Sau khi sinh, bạn bận rộn với hàng trăm việc không tên. Vì vậy, hãy có một kế hoạch, lịch trình, thời gian biểu cụ thể để tránh bị rối và mệt mỏi quá độ.

Hỗ trợ từ người thân và máy móc

Tốt nhất sau khi sinh, các mẹ cần nhận sự trợ giúp hỗ trợ từ người thân để giảm bớt áp lực chăm con nhất là khi vừa chăm con lớn vừa chăm con nhỏ cực kỳ vất vả.

Bên cạnh đó, bạn có thể cần đến một số dụng cụ, máy móc tự động để hỗ trợ bạn. Ví dụ, mẹ có thể cần đến máy hút sữa để tránh tắc sữa nếu con không bú hoặc không bú hết. Hoặc mẹ cần có máy rửa bát, robot hút bụi, máy giặt… để giảm thiểu thời gian tự làm việc nhà, dành thời gian cho bản thân nhiều hơn.

Giải tỏa áp lực tâm lý

Để giải tỏa áp lực tâm lý sau sinh, mẹ nên thường xuyên chia sẻ tâm tư tình cảm với chồng, người thân, bạn thân để được giúp đỡ, an ủi và cảm thấy bản thân không cô đơn cũng như giảm thiểu nguy cơ trầm cảm sau sinh.

Quan tâm đến cảm xúc của em bé lớn

Có một vấn đề mà có lẽ rất nhiều cha mẹ sau khi có con thứ 2 quên mất. Đó là quan tâm đến cảm xúc, suy nghĩ, tình cảm của con lớn.

Tùy vào độ tuổi, từ 3 tuổi trở lên, bé đã có nhiều cảm xúc và suy nghĩ riêng. Bé nhỏ hơn thì cần được chăm sóc về giấc ngủ, bữa ăn nhiều hơn. Với bé lớn, cha mẹ cần ổn định tâm lý cho con, để con biết và quen với việc mình sắp có thêm em, để con quen với việc tự vệ sinh cá nhân, giúp mẹ làm những việc vặt hay tạo cho bé sự háo hức khi có em và biết yêu thương em.

Cha mẹ tuyệt đối không dùng những câu từ dọa dẫm như có em mới thì con ra rìa, hay phân biệt đối xử, ruồng bỏ và làm tổn thương tâm lý con khi lúc nào cũng quan tâm con thứ 2 mà quên đi sự hiện diện của con lớn khiến bé sinh ra cảm giác đố kỵ và ghen ghét với em.

Cha mẹ có thể cho em lớn đi học, tham gia các lớp kỹ năng để kết bạn, học hỏi cũng như có thời gian cho việc chăm em bé.

Sinh con thứ 2, cha mẹ cần có sự chuẩn bị về sức khỏe, tài chính, tâm lý của mỗi thành viên trong gia đình để có thể thuận lợi sinh con, đón đợi thêm niềm vui mới cho gia đình.

Ngoài ra, mẹ hãy tìm một địa chỉ khám thai uy tín và theo dõi thai kỳ thường xuyên theo lịch khám thai bác sĩ hướng dẫn. 

Mẹ có thể lựa chọn dịch vụ Thai sản và sinh con trọn gói của Bệnh viện Hồng Ngọc để được thăm khám, siêu âm, thực hiện các xét cần thiết trong suốt thai kỳ cho đến khi sinh bé. Sinh con tại Hồng Ngọc, mẹ sẽ cảm thấy nhẹ nhàng hơn rất nhiều, không còn phải chịu những cơn đau thập tử nhất sinh vì được bác sĩ và đội ngũ điều dưỡng hỗ trợ tận tình.

**Lưu ý: Những thông tin cung cấp trong bài viết của Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc mang tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Để biết chính xác tình trạng bệnh lý, bệnh nhân cần tới các bệnh viện để được bác sĩ thăm khám trực tiếp, chẩn đoán và tư vấn phác đồ điều trị hợp lý.

Video liên quan

Chủ Đề