Hóp bụng nhiều có tốt không

Chắc chắn đã có lúc bạn cảm thấy tự ti về "chiếc bụng mỡ" của mình và để khắc phục tình trạng này, bạn quyết định "hóp bụng vào" để cho bụng trông nhỏ hơn. Thế nhưng, có thể bạn không biết rằng, hóp bụng liên tục, lại trong thời gian dài có thể gây ra không ít rắc rối về về sức khỏe.

Theo giải thích của bác sĩ chỉnh hình Adam Browning (Viện Medina, Hoa Kỳ) thì hóp bụng là quá trình co bóp và nới lỏng các cơ bụng của bạn. Nó có thể làm thay đổi mô hình chuyển động của cơ bụng, dẫn đến sự mất cân bằng được gọi là 'hội chứng đồng hồ cát'.

Hóp bụng nhiều có tốt không

Hội chứng đồng hồ cát là gì?

Mặc dù có thể bạn đã từng nghe nói về "thân hình đồng hồ cát" - một hình dạng cơ thể mơ ước của phái đẹp, nhưng đừng để bị lừa bởi cái tên "đồng hồ cát" này. "Hội chứng đồng hồ" cát hoàn toàn không giống "dáng người đồng hồ cát". Hội chứng này thậm chí còn có thể gây đau đớn và nhiều vấn đề sức khỏe.

"Hội chứng đồng hồ cát là kết quả của việc thực hiện hóp bụng thường xuyên hoặc trong một thời gian dài. Các cơ bụng trên trở nên ưu trương hoặc căng, các cơ bụng dưới trở nên yếu và không được sử dụng đúng mức", tiến sĩ Browning nói.

Điều này xảy ra bởi vì việc hóp bụng đã kích hoạt một số cơ bắp, bao gồm 4 loại cơ bụng:

Thứ nhất là các sợi trên của trực tràng: Cặp cơ này kéo dài từ xương sườn xuống đến xương chậu của bạn, giữ các cơ quan nội tạng của bạn đúng vị trí và giúp bạn giữ cân bằng. Đây cũng là nơi cơ bụng "sáu múi" hình thành.

Thứ hai là cơ xiên bên trong: Cặp cơ này gắn vào ngay bên trong xương hông và dạ dày giữa của bạn, ở hai bên của trực tràng. Chúng đóng một vai trò quan trọng trong các chuyển động xoắn và xoay trái phải của cơ thể.

Hóp bụng nhiều có tốt không

Thứ ba là cơ bụng ngang: Lớp cơ sâu này nằm bên dưới xiên bên trong, giúp ổn định cơ thể.

Thứ tư là cơ hoành: Nằm ngay dưới phổi, đây là cơ bắp hỗ trợ việc thở của con người.

"Trong mỗi trường hợp, các cơ bạn co bóp làm tăng áp lực trong ổ bụng, đẩy phổi và dạ dày của bạn lên cao hơn vào lồng ngực của bạn", tiến sĩ Browning giải thích.

Hóp chặt cơ bụng thực tế là một cách vận động bất thường, phản xạ vô điều kiện của cơ thể trong một số trường hợp. Mỗi người có thể làm việc này vì lý do khác nhau. Ví dụ, khi bị đau do chấn thương hoặc phẫu thuật, mọi người vô thức thở nông để cố gắng bảo vệ cơ cốt lõi, tránh tổn thương nhiều hơn, hoặc nhiều người hóp bụng vì lý do thẩm mỹ, muốn có vóc dáng thon thả với bụng phẳng.

Tuy nhiên, khi được thực hiện một cách cố ý hoặc qua tập luyện lâu dài, hóp bụng có thể trở thành thói quen hoặc hành vi mạn tính ở độ tuổi trưởng thành.

Tác dụng phụ của việc thường xuyên hóp bụng

Thỉnh thoảng hóp bụng vào sẽ không gây hại cho bạn, nhưng làm vậy quá nhiều có thể gây ra vấn đề về sức khỏe. Cụ thể như:

Hóp bụng nhiều có tốt không

Vấn đề về hô hấp

"Hóp bụng quá lâu cũng gây nên các vấn đề về hô hấp. Theo tiến sĩ Browning, khi dạ dày co bóp, cơ hoành cũng co bóp theo hướng ngược lại, kéo xương sườn lên trên và tạo không gian âm cho phổi nở ra khi hít vào.

Điều này có nghĩa là khi bạn hít vào, sẽ có ít chỗ hơn cho xương sườn và phổi của bạn mở rộng. Và khi phổi của bạn không có không gian cần thiết, diện tích bề mặt để vận chuyển oxy bị hạn chế và bạn không thể thở tốt nhất.

Cuối cùng, hóp bụng có thể làm giảm lượng oxy của bạn tới 30%.

Đau cổ và lưng

Các cơ ở lưng giữa và dưới của bạn có nhiệm vụ hỗ trợ phần trên cơ thể. Nhưng khi dạ dày xiết chặt làm "rối tung" các cơ trong lõi (bụng), cổ, vai và lưng.

"Khi cơ thể bạn cố gắng tìm không gian để xương sườn mở rộng, phổi của bạn bắt đầu ép lên trên thay vì xuống, điều này có thể gây đau cổ", tiến sĩ Browning nói.

Vấn đề ở sàn chậu

Sự "kìm kẹp dạ dày" diễn ra ở bụng và cơ hoành của bạn, nhưng nó cũng có thể ảnh hưởng đến cơ sàn chậu.

"Các mô mềm sàn chậu bị suy yếu do ở trạng thái căng liên tục, không có khả năng tự co bóp với tần suất hoặc sức mạnh giống như các mô ở bụng trên của bạn", tiến sĩ Browning lưu ý. Sàn chậu yếu có thể gây rò rỉ nước tiểu trong các hoạt động hàng ngày như cười, ho hoặc hắt hơi.

Hóp bụng nhiều có tốt không

Cách khắc phục hội chứng đồng hồ cát

Hội chứng đồng hồ cát có thể điều trị được, nhưng không dễ dàng. Tiến sĩ Browning chia sẻ một số mẹo để đưa cơ thể bạn trở lại đúng hướng nếu nó đã quen với việc hóp bụng như sau.

Cố gắng phá vỡ thói quen hóp bụng: Bước đầu tiên để điều chỉnh việc hóp bụng là thừa nhận rằng bạn làm điều đó. Chỉ khi bạn nhận thức được hành vi, bạn mới có thể nỗ lực để ngăn chặn nó.

Thực hành thở đúng cách: Học thở cơ hoành có thể giúp bạn rèn luyện lại cơ thể và não bộ. "Bạn cần để cho bụng của mình nở ra một cách tự nhiên sau mỗi lần hít vào. Mặc dù bạn có thể tự học và thực hành nó, nhưng bạn có thể cần tư vấn từ huấn luyện thêm từ giáo viên hướng dẫn yoga, nhà vật lý trị liệu hoặc bác sĩ, tùy thuộc vào mức độ ăn sâu vào thói quen thở hiện tại của bạn", tiến sĩ Browning nói.

Những thói quen xấu rất khó phá vỡ và việc hóp bụng cũng vậy. Julie Wiebe, giáo sư trợ lý vật lý trị liệu tại Đại học Michigan, khuyến nghị tập thở bằng bụng để "hướng dẫn" lại não và thả lỏng bụng tự nhiên. Quan trọng hơn, đây là phương pháp huấn luyện tinh thần trước những tiêu chuẩn về vẻ đẹp cực đoan.

Hóp bụng cơ tác dụng gì không?

Theo Nghiên cứu trên Tạp chí Phục hồi chức năng tập thể dục, hóp bụng là một mẹo giảm béo vòng 2 tương đối hiệu quả dành cho các chị em lười vận động. Hóp bụng cũng đồng nghĩa với việc cơ bụng của bạn hoạt động, chuyển hóa năng lượng nhiều hơn cũng như hạn chế tích lũy mỡ thừa.

Nên hóp bụng khi nào?

Đối với những người thường xuyên ngồi, đứng làm việc hay những người ít vận động thì việc hóp bụng là cách tốt nhất để giảm mỡ. Khi hóp vào, cơ bụng sẽ hoạt động, giúp chuyển hóa nhiều năng lượng hơn, ngăn chặn quá trình tích tụ mỡ thừa trong cơ thể.

Hóp bụng bao lâu thì giảm mỡ bụng?

Theo huấn luyện viên thể hình, động tác hóp bụng có khả năng đốt cháy khoảng 312 calo khi thực hiện trong 1 giờ. Các bước thực hiện động tác hóp bụng giảm mỡ bụng như sau: Bước 1: Đứng hoặc ngồi thẳng lưng. Bước 2: Hít vào rồi thở ra 3 lần với nhịp độ bình thường để thả lỏng cơ thể, giữ cho cơ bụng ổn định.

Siết cơ bụng cơ tác dụng gì?

Chuyên gia thể hình cho biết, siết cơ bụng là quá trình thực hiện các bài tập nhằm mục đích cắt giảm lượng mỡ thừa trong thể một cách tối đa nhất, đặc biệt là mỡ thừa tại vùng bụng. Quá trình tập luyện này sẽ giúp cơ bụng săn chắc hơn, các múi bụng hình thành rõ nét, bắp chắc khỏe, cắt nét đẹp hơn.