Hãy cho biết mỹ có những chiến lược gì trước sáng kiến vành đai và con đường bri của trung quốc

Năm 2013, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình công bố Sáng kiến Vành đai và Con đường [BRI] – đây chỉ là cách vận dụng ngôn ngữ hiện đại để gọi tên một dự án sao chép lại các tuyến đường bộ và hàng hải của Con đường tơ lụa cổ đại nối Trung Quốc với châu Âu qua Nam Á và Trung Đông. Trung Quốc sẽ đạt đến đỉnh cao ở vị thế lãnh đạo toàn cầu sau nhiều thập kỷ tìm kiếm thông qua việc giúp các quốc gia đang phát triển xây dựng cơ sở hạ tầng giao thông với những vô số lợi ích kinh tế đầy hứa hẹn cho tất cả các bên. 

Trung Quốc sẽ cung cấp các khoản vay “ước tính” khoảng 1 nghìn tỷ đô la Mỹ cho 126 quốc gia “chiến lược” để giúp các nước này xây dựng cơ sở hạ tầng thiết yếu quan trọng bao gồm cảng biển, sân bay, kho chứa và đường cao tốc chạy dọc theo Con đường Tơ lụa như một “chuỗi ngọc trai”.

Trung Quốc tin rằng trật tự “tự do”toàn cầu hiện tại đang điều chỉnh các hoạt động tài chính phát triển bao gồm cho vay, đầu tư, thương mại và giải quyết tranh chấp, không phục vụ lợi ích của các nước đang phát triển, đặc biệt là Trung Quốc. Và nước này cho rằng cần phải có một trật tự toàn cầu mới, không bị chi phối bởi các quy tắc, luật pháp, và thông lệ đã lỗi thời. Và rằng, các loại hình đầu tư mới - theo phong cách Trung Quốc -  là điều tất yếu. 

Thay vì là một “món quà cho thế giới” như Trung Quốc đã hứa hẹn, các nhà phê bình cho rằng Sáng kiến Vành đai và Con đường là một món quà cho người Trung Quốc. Trên thực tế, ông Tập đã đưa sáng kiến này vào trong Hiến pháp Trung Quốc tại Đại hội Đảng Cộng sản Trung Quốc lần thứ 19 năm 2017. Sáng kiến Vành đai và Con đường ra đời không nhằm mục đích bổ sung cho các tổ chức phát triển quốc tế và ngân hàng đa phương hiện thời mà là một giải pháp thay thế dành cho các nước đang phát triển. 

Trong những năm đầu, Trung Quốc đã đạt được nhiều tiến bộ lớn trong việc gieo hạt giống phát triển dọc theo Con đường tơ lụa. Tuy nhiên, việc từ bỏ các thực tiễn phát triển “được chấp nhận” rộng rãi đã được đúc kết qua nhiều thập kỷ trong trật tự toàn cầu, cuối cùng đã làm hỏng mô hình thay thế của Trung Quốc. Mô hình này có vẻ chững lại khi các khoản đầu tư thất bại và các nước tham gia bắt đầu rút khỏi chương trình. Thế nhưng bất chấp điều đó, Trung Quốc vẫn tiếp tục đẩy mạnh. 

Tháng 1 năm nay, đại dịch Covid-19 cực kỳ nguy hiểm bắt nguồn từ Vũ Hán, Trung Quốc và lan rộng trên toàn cầu rất nhanh sau đó. Hậu quả của đại dịch này là sự hủy diệt và hỗn loạn kinh tế, chưa kể đến sự hỗn loạn xã hội, chính trị và văn hóa trên quy mô lớn. Trung Quốc chối bỏ mọi trách nhiệm liên quan đến đại dịch. 

Sáng Kiến Vành đai và Con đường vốn đang chao đảo lại càng chuyển hướng xấu hơn, có khả năng làm xói mòn những thành quả mà Trung Quốc hy vọng sẽ đạt được. Nước này hiện đang phải đối mặt với một cuộc khủng hoảng về đường lối ứng phó trong giai đoạn phát triển tiếp theo. 

Những khiếm khuyết cơ bản nào của Sáng kiến Vành đai và Con đường đã khiến ảnh hưởng của đại dịch trở nên tồi tệ? Trung Quốc sẽ chọn con đường nào để khôi phục động lực của mình: “tăng cường hơn nữa” sáng kiến này trong đại dịch hay thiết kế lại để đưa sáng kiến này tiệm cận hơn với các thông lệ toàn cầu đang thịnh hành? Các tổ chức đa phương, các nước đang phát triển, EU và Mỹ sẽ phản ứng thế nào? 

Chỉ có Trung Quốc mới biết họ sẽ chọn con đường nào, và còn quá sớm để đánh giá sự lựa chọn của họ là gì. Nhưng dù là gì đi nữa, sinh kế của người dân ở nhiều quốc gia đang phát triển và đã phát triển cũng đang bị đe doạ.

Khi thiết lập Sáng kiến Vành đai và Con đường, Trung Quốc không hề cố gắng che đậy việc nước này nhìn trật tự tự do toàn cầu bằng nửa con mắt. Trung Quốc giao dịch và đầu tư chỉ để làm lợi cho quốc gia. Và Trung Quốc từ chối chấp nhận bất kỳ tổn thất nào. 

Khi Sáng kiến này cung cấp một khoản vay thì các dự án thụ hưởng phải sử dụng lao động, vật liệu, dịch vụ vận chuyển và chuyên môn kỹ thuật của Trung Quốc. Quốc gia vay nợ không thấy lợi ích nào từ việc xây dựng này. Ngoài ra, Trung Quốc còn o bế quốc gia vay nợ, ép họ phải tham gia vào chuỗi cung ứng và thị trường của mình khiến các nước này phải lệ thuộc vào Trung Quốc. 

Các nhà phê bình gọi Sáng kiến Vành đai và Con đường là “ngoại giao bẫy nợ”. Trung Quốc thường cung cấp các khoản vay với lãi suất cao hơn mức thị trường. Như vậy, nếu một quốc gia trả hết nợ, Trung Quốc sẽ giàu hơn. Với những nước không có khả năng thanh toán, Trung Quốc sẽ giành quyền sở hữu hoặc kiểm soát các dự án, hoặc thu nợ bằng các tài nguyên có giá trị do quốc gia vay nợ thoả hiệp như vàng, kim loại đất hiếm hoặc dầu mỏ. Zambia đã thoát nợ với Trung Quốc bằng cách chuyển giao các mỏ đồng của mình cho các chủ nợ Trung Quốc. 

Không giống như các ngân hàng đa phương, Trung Quốc thực hiện cho vay đối với các quốc gia có xếp hạng tín dụng nghèo hoặc “cấp thấp”. Việc này giúp Trung Quốc có nhiều cơ hội giành quyền kiểm soát một dự án khi các nước vay nợ chắc chắn thất bại. 

Trung Quốc thực hiện các khoản vay từ các “ngân hàng chính sách”, Ngân hàng Phát triển Trung Quốc, Ngân hàng Xuất nhập khẩu, các ngân hàng quốc doanh, các quỹ đầu tư thuộc sở hữu chính phủ và hàng chục ngân hàng đặc biệt. Hoạt động cho vay được trợ cấp ở mức cao, được quy định và kiểm soát bởi hệ thống chính trị. 40% nợ trong khuôn khổ Sáng kiến Vành đai và Con đường thuộc sở hữu của Trung Quốc. 

Phần vốn còn lại thuộc sở hữu của các tổ chức khác. Ngân hàng Thế giới và Ngân hàng Phát triển Châu Á cũng cấp vốn cho các dự án trong khuôn khổ này. Có hai ngân hàng là Ngân hàng Đầu tư Cơ sở hạ tầng châu Á [AIIB] do Trung Quốc thành lập, kết hợp nguồn vốn từ hơn 60 quốc gia tài trợ và Ngân hàng Phát triển mới [BRICS] do Trung Quốc, Brazil, Nga và Ấn Độ thành lập đang thay thế cho các dự án do Ngân hàng Thế giới tài trợ.

Trước đại dịch, nhiều quốc gia đã trở nên bất mãn với những thỏa thuận họ đã ký kết trong khuôn khổ Sáng kiến Vành đai và Con đường, những thoả thuận mà chính họ cũng thấy là quá hoàn hảo để có thể tin là thật.

Tạp chí Forbes gọi đây là “Con đường rắc rối toàn cầu”. Một số quốc gia rơi vào nợ nần chồng chất khiến triển vọng phát triển ngày càng tăm tối. Những nước khác chỉ nhận ra rằng họ đã mất quyền kiểm soát các dự án của mình sang tay Trung Quốc khi rơi vào tình thế không thể trả được nợ mới. 

Sri Lanka đã trở thành “một điển hình” cho “ngoại giao bẫy nợ” của Trung Quốc. Kế hoạch của Trung Quốc là xây dựng cảng biển nước sâu, sân bay, sân vận động thể thao, trung tâm hội nghị và hệ thống đường bộ ở Hambantota. Sau đó Sri Lanka vỡ nợ. Giờ đây, Trung Quốc nắm giữ 77% cổ phần của dự án trong thời gian 99 năm. 

Dân cư địa phương đã phản đối dự án này trong một thời gian dài bởi họ không thấy có lợi ích gì mang lại cho người dân trong vùng. Người Kazakhstan đã xuống đường để phản đối ảnh hưởng của Trung Quốc tại đất nước họ. Ở các quốc gia khác như Malaysia và Thái Lan, một số dự án đang bị thu hẹp quy mô và được đàm phán lại. 

Thiếu cơ chế minh bạch và trách nhiệm giải trình, tham nhũng tràn lan, đặc biệt là hối lộ, chưa kể đến sự thiếu hiệu quả vì trì hoãn, trình độ nhân công thấp, quy trình mua sắm đấu thầu và chủ nghĩa thiên vị nhóm là những vấn đề gặp phải của các dự án này. 

Tạp chí Phố Wall đã có bài nói rằng Trung Quốc đã cố gắng giúp chính phủ Malaysia trước đây che giấu 20 tỷ đô la tiền gian lận bằng cách đề nghị cứu trợ Quỹ phát triển 1MDB. 

Nhưng hãy xem xét Sáng kiến Vành đai và Con đường từ góc độ tổng thể. Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế Mỹ đã chỉ ra rằng giá trị của sáng kiến này dao động từ 1 đến 8 nghìn tỷ đô la, khó mà coi đây chỉ là sai số làm tròn. 

Tiến sỹ Terry F. Buss - Chuyển ngữ: Đào Thuý

Thiết kế: Phạm Luyện - Ảnh: AP, Reuters

Kỳ tới: Trung Quốc biến Sáng kiến Vành đai và Con đường thành vũ khí

Công thư của Mỹ có thể sẽ kéo theo phản ứng tương tự của các nước khác để bảo vệ quyền tự do biển cả của mình.

Khi Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken công bố quan hệ đối tác mới với Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế [OECD] tại Paris, Pháp tuần trước, mục tiêu công khai của nỗ lực này là chống tham nhũng và thúc đẩy cơ sở hạ tầng chất lượng cao toàn cầu.

Nhưng giới quan sát cho rằng ẩn bên dưới mối quan hệ hợp tác mới này là một nỗ lực lớn hơn nhằm thay thế sáng kiến Vành đai và Con đường [BRI], tham vọng cơ sở hạ tầng được Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình khởi xướng nhưng vấp phải nhiều hoài nghi từ phía Mỹ.

"Chúng tôi có mặt ở đây hôm nay để mang tới một cách tiếp cận khác", Ngoại trưởng Blinken nói với các đại diện OECD, cho rằng "các bên khác" đang tìm cách thực hiện những dự án cơ sở hạ tầng mà không tham vấn cộng đồng sở tại, tận dụng tài nguyên, đưa lao động từ bên ngoài vào làm việc và cuối cùng "đẩy nhiều quốc gia đang phát triển vào cảnh nợ nần".

Ông Blinken thêm rằng Mỹ muốn hợp tác cùng "các chính phủ cùng chí hướng" cùng đối tác tư nhân và xã hội dân sự "phát động một cuộc đua hướng tới xây dựng cơ sở hạ tầng chất lượng và bền vững hàng đầu trên toàn thế giới".

Đoàn tàu chạy trên tuyến đường sắt điện hiện đại đầu tiên Ethiopia-Djibouti tại Addis Ababa, Ethiopia vào tháng 10/2016. Ảnh: Xinhua.

Quan hệ đối tác này dựa trên nền tảng Mạng lưới Điểm xanh, sáng kiến do chính phủ Mỹ, Australia và Nhật Bản đưa ra vào năm 2019 nhằm thu hút đầu tư tư nhân vào lĩnh vực cơ sở hạ tầng, đặc biệt ở những nước đang phát triển.

Các ngân hàng thương mại ở Mỹ và nhiều nước phương Tây thường xem các nước thu nhập thấp, đặc biệt ở châu Phi, tiềm ẩn nhiều rủi ro, nên tránh đầu tư vào các dự án ở đó. Điều này tạo ra khoảng trống về cơ sở hạ tầng, giúp nhiều công ty Trung Quốc giành được các hợp đồng từ châu Phi, châu Á tới châu Mỹ.

Theo quan hệ đối tác mới, Mỹ cùng hai đồng minh Nhật Bản, Australia với sự hỗ trợ kỹ thuật từ OECD sẽ giải quyết nạn tham nhũng và đứng ra chứng nhận "dự án chất lượng cao" đáp ứng "tiêu chuẩn quốc tế" của Mạng lưới Điểm xanh.

Chứng nhận về chất lượng này sẽ là điều kiện để các thành viên sáng kiến Xây dựng Thế giới Tốt đẹp trở lại [B3W] của nhóm G7 có thể đầu tư và tài trợ cho các dự án cơ sở hạ tầng ở những nước đang phát triển.

B3W được ra mắt vào tháng 6 với kế hoạch đầu tư 40 tỷ USD vào các nước đang phát triển cho tới năm 2035, gồm châu Phi, nơi Trung Quốc được xem là nhà thầu cơ sở hạ tầng và nhà đầu tư lớn nhất. Trong khuôn khổ B3W, các dự án sẽ cần đáp ứng tiêu chuẩn toàn cầu cao nhất trong các lĩnh vực, như minh bạch về mua sắm và các vấn đề quản trị liên quan, những khía cạnh mà BRI thường vấp nhiều chỉ trích.

David Shinn, giáo sư Trường Quan hệ Quốc tế Elliott thuộc Đại học George Washington, cho rằng phát biểu của Ngoại trưởng Blinken trong buổi ra mắt sáng kiến ngày 5/10 chính là mũi dùi hướng về BRI. Tuy nhiên, chuyên gia này cho rằng hai sáng kiến không nhất thiết phải loại trừ lẫn nhau.

"Tôi cho rằng G7 sẽ theo đuổi sáng kiến B3W mà không đề cập gì tới BRI", Shinn nói. "Hai sáng kiến này càng tách bạch nhau càng tốt. B3W nên tiếp tục theo đuổi hướng đi của riêng họ".

Nhưng Chris Alden, giáo sư quan hệ quốc tế tại Trường Kinh Tế London, có quan điểm ngược lại. Theo ông, sáng kiến mà Ngoại trưởng Mỹ thông báo dựa trên nỗ lực tập thể nhằm lấy lại thị phần cơ sở hạ tầng ở những khu vực mà BRI đã chiếm ưu thế, đặc biệt là ở châu Phi.

"Các tiêu chuẩn cao và nỗ lực chống tham nhũng của B3W tạo ra đối trọng với BRI", Alden nói. "Các nước châu Phi trong thập kỷ qua đã bị thu hút bởi tốc độ thực hiện các dự án cơ sở hạ tầng của Trung Quốc mà không kèm theo nhiều điều kiện, trái ngược với cách làm của OECD hay Ngân hàng Thế giới".

Seifudein Adem, giáo sư nghiên cứu toàn cầu tại Đại học Doshisha ở Kyoto, Nhật Bản đồng tình rằng sáng kiến của Ngoại trưởng Blinken là một phản ứng từ Washington trước các hoạt động và chính sách của Bắc Kinh, hơn là tính toán về lợi ích.

Adem thêm rằng ý tưởng cạnh tranh với BRI bằng "hệ thống cơ sở hạ tầng chất lượng cao" ở châu Phi từng được cựu thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe đưa ra tại Hội nghị Quốc tế Tokyo về Phát triển châu Phi ở Nairobi vào tháng 8/2016.

Giới chuyên gia cho rằng dù mục đích thực sự sáng kiến mới là gì, việc Mỹ và G7 thúc đẩy đầu tư vào cơ sở hạ tầng toàn cầu vẫn là một động thái tích cực.

"Mối quan tâm đầu tư mới vào cơ sở hạ tầng châu Phi là một điều thực sự tốt. Châu Phi đang rất thiếu vốn cho cơ sở hạ tầng, nên sẽ chào đón tất cả các khoản đầu tư mà lục địa này có thể nhận được", Adem nói.

Jonathan Hillman, giám đốc Dự án Tái kết nối châu Á tại Trung tâm Chiến lược và Nghiên cứu Quốc tế, nói tuyên bố của Ngoại trưởng Blinken tại OECD phản ánh sự thay đổi chiến lược của Mỹ cả về nội dung lẫn hình thức.

"Việc Mỹ giờ tập trung hơn vào việc mở rộng phạm vi hiện diện của các dự án cơ sở hạ tầng chất lượng cao toàn cầu là một thay đổi về nội dung", Hillman nói. "Sự thay đổi về hình thức ở đây là quan chức Mỹ không còn dành nhiều thời gian để chỉ trích công khai đối thủ cạnh tranh của họ, thay vào đó nói nhiều hơn về những lợi ích mà Washington và đồng minh đang mang lại. Thông điệp này có nhiều khả năng gây tiếng vang lớn đối với các nước đang phát triển".

Một trong những ví dụ đầu tiên về kế hoạch hợp tác của Mỹ và đồng minh là việc mở rộng tuyến cáp quang biển tới Palau được đồng tài trợ bởi Mỹ, Nhật và Australia, ba quốc gia nền tảng của Mạng lưới Điểm xanh, theo Hillman.

"Tôi hy vọng sẽ có thêm nhiều dự án, không chỉ thông qua Mạng lưới Điểm xanh và B3W của G7, mà còn thông qua Bộ Tứ, với sự góp mặt của Ấn Độ, và có thêm một nhóm điều phối cơ sở hạ tầng mới", ông nói.

Thanh Tâm [Theo SCMP]

Video liên quan

Chủ Đề