Hà nội cách tây ninh bao nhiêu km

Thế giới

Thành phố lớn 12,493

Các thị trấn nhỏ 27,733

Làng 281,410

Làng nhỏ 229,846

Việt Nam

Thành phố lớn 26

Các thị trấn nhỏ 75

Làng 31

Làng nhỏ 5

Thời gian chính xác
Thành phố Tây Ninh

Việt Nam

08:10

25 có thể

Thành phố Móng Cái

Việt Nam

08:10

25 có thể

Sự khác biệt về thời gian giữa các thành phố Thành phố Tây Ninh và Thành phố Móng Cái là

0 giờ

Hiện nay, đường giao thông của Việt Nam được sử dụng - giao thông bên phải.
Hiện nay, đường giao thông của Việt Nam được sử dụng - giao thông bên phải.

km

dặm

Khoảng cách giữa hai điểm trên bản đồ, tính toán bằng cách sử dụng tọa độ hiện có.

1 147 km

688 dặm

Khi đi du lịch bằng xe hơi với tốc độ trung bình 70 km/ h, bạn sẽ có thể để có được đến đích của bạn trong khoảng một thời gian nhất định.

16 giờ

0.7 ngày

Chúng tôi không tìm thấy sân bay tại những nơi đó, nhưng chúng tôi đã tính toán thời gian mà các máy bay chở khách sẽ bay khoảng cách này [với trung bình 850 km / h tốc độ không khí].

1.3 h.

81 phút.

Đối với các định nghĩa khác, xem Tây Ninh [định hướng].

Tây Ninh là một tỉnh thuộc vùng Đông Nam Bộ, Việt Nam.

Tây Ninh

Tỉnh
Tỉnh Tây Ninh

phủ Tây Ninh trong bản đồ tỉnh Gia Định thời Pháp xâm chiếm 3 tỉnh miền Đông Nam Kỳ năm 1865.

Năm 1802, vua Gia Long lên ngôi, đồng thời đổi tên phủ Gia Định thành trấn Gia Định.

Năm 1808, trấn Gia Định đổi lại đổi là thành Gia Định, gồm có 5 trấn là Phiên An, Biên Hòa, Vĩnh Thanh, Định Tường và Hà Tiên.

Năm 1832, vua Minh Mạng định tiếp tục tổ chức hành chánh ở Gia Định, từ 5 trấn chia thành 6 tỉnh gồm có Phiên An tỉnh thành [tức trấn Phiên An cũ], Tỉnh Biên Hòa [trấn Biên Hòa cũ], Tỉnh Định Tường [trấn Định Tường cũ], Tỉnh Vĩnh Long [trấn Vĩnh Thanh cũ], Tỉnh An Giang, Tỉnh Hà Tiên. Lúc bấy giờ, vùng đất Tây Ninh thuộc Phiên An tỉnh thành[6].

Năm 1838, vua Minh Mạng đổi Phiên An tỉnh thành là tỉnh Gia Định gồm có 3 phủ, 7 huyện. Các phủ là Phủ Tân Bình có 3 huyện, Phủ Tân An có 2 huyện, Phủ Tây Ninh có 2 huyện là: huyện Tân Ninh và huyện Quang Hóa.

Phủ Tây Ninh: phía Bắc giáp Cao Miên [qua núi Chiêng, tức núi Bà Đen], phía Đông giáp huyện Bình Long phủ Tân Bình, phía Nam giáp huyện Bình Dương phủ Tân Bình và huyện Cửu An phủ Tân An, nguyên là đạo Quang Phong. Năm Minh Mạng thứ 19 [1838], bỏ đạo lập phủ với tên gọi phủ Tây Ninh, quản lý 2 huyện [với 7 tổng có 56 làng xã]:

  • Huyện Tân Ninh, lỵ sở kiêm phủ thành nằm ở thôn Khang Ninh [nay thuộc thị xã Tây Ninh], phía Bắc giáp Cao Miên [qua núi Chiêng], phía Đông giáp huyện Bình Long phủ Tân Bình, phía Nam giáp huyện Bình Long phủ Tân Bình và huyện Quang Hóa cùng phủ Tây Ninh, phía Tây giáp huyện huyện Kiến Hưng tỉnh Định Tường và giáp nước Cao Miên. Huyện Tân Ninh, được đặt ra năm Minh Mạng thứ 17 [1836], theo Đại Nam nhất là quản lý 2 tổng [nhưng có lẽ là 3 tổng], là tổng Hàm Ninh Thượng và tổng Kiếm Hoa với 24 làng xã.[7] Phần đất huyện Tân Ninh phủ Tây Ninh nhà Nguyễn nay có thể là địa phận phía Bắc của tỉnh Tây Ninh ngày nay [tức năm 2011] [thành phố Tây Ninh, huyện Tân Biên, huyện Châu Thành,...] và có thể bao gồm cả một phần đất phía Bắc của tỉnh Svay Rieng [khúc giữa tỉnh Svay Rieng] Campuchia, vì mô tả trên theo Đại Nam nhất thống chí: Tân Ninh còn tiếp giáp với cả huyện Kiến Hưng phủ Kiến An tỉnh Định Tường nhà Nguyễn, vốn chỉ nằm bên bờ Tây sông Vàm Cỏ Tây, cách địa bàn tỉnh Tây Ninh ngày nay [phần từng là đất huyện Tân Ninh] qua địa bàn tỉnh Svay Rieng.

Năm 1890, sau khi lập Liên bang Đông Dương, người Pháp trích một phần đất hạt Tây Ninh [hạt Tây Ninh nguyên là toàn bộ phủ Tây Ninh] là phần đất dọc theo rạch Ngã Bát cho Campuchia thuộc Pháp, trong đó có lẽ gồm cả phần đất tỉnh Svay Rieng [tức tỉnh Soài Riêng] đề cập đến ở trên. Các bản đồ của người Pháp thể hiện xứ Nam Kỳ thuộc Pháp, vẽ với kỹ thuật Tây phương khá chính xác, vào các năm 1872 và 1886 [trước khi thành lập Liên bang Đông Dương năm 1887] đều thể hiện vùng lồi Svay Rieng thuộc đất Nam Kỳ [Cochinchine].

  • Huyện Quang Hóa, phía Bắc giáp huyện Tân Ninh cùng phủ Tây Ninh, phía Đông giáp huyện Tân Ninh, phía Nam giáp huyên Tân Ninh và huyện Cửu An phủ Tân An, phía Tây giáp huyện Kiến Hưng phủ Kiến An tỉnh Định Tường nhà Nguyễn. Lỵ sở trước đặt ở thôn Cẩm Giang sau chuyển sang thôn Long Giang, quản lý 4 tổng [Hàm Ninh Hạ [Ham Ninh Ha tong], Mộc Hóa [Moc Hoa tong], Giải Hóa [Giải Hoa tong], Mỹ Ninh [Mi Nin tong]] với 32 làng xã.[7] Đất huyện Quang Hóa phủ Tây Ninh nhà Nguyễn nay có thể là địa phân các huyện phía Nam tỉnh Tây Ninh [như Bến Cầu, Gò Dầu, Trảng Bàng,...], các huyện Đông Bắc tỉnh Long An [như Đức Huệ, Hậu Nghĩa, Mộc Hóa[8],...] và phần phía Nam của tỉnh Svay Rieng Campuchia.

Theo Đại Nam thực lục thì vào khoảng tháng 3 âm lịch năm 1845, Cao Hữu Dực [quyền Tuyên phủ sứ Tây Ninh] cho chiêu mộ dân trong phủ Tây Ninh lập ra 26 thôn làng: Tiên Thuận, Phúc Hưng, Phúc Bình, Vĩnh Tuy, Phúc Mỹ, Long Thịnh, Long Khánh, Long Giang, Long Thái, An Thịnh, Khang Ninh, Vĩnh An, An Hòa, Gia Bình, Long Bình, Hòa Bình, Long Định, Phú Thịnh, Thái Định, Hòa Thuận, An Thường, Thuận Lý, Thiên Thiện, Hướng Hóa, Định Thái, Định Bình, đều thuộc phủ Tây Ninh. Vua Thiệu Trị phê chuẩn quyết định này.[9]

Năm 1861, Sau khi thực dân Pháp chiếm Tây Ninh, việc cai quản ở 2 huyện được thay thế bằng 2 Đoàn Quân sự đặt tại Trảng Bàng và Tây Ninh.

Năm 1868, hai đoàn Quân sự được thay thế bằng hai Ty Hành chánh. Sau nhiều lần thay đổi.

Năm 1897, Tây Ninh gồm có 2 quận là Thái Bình, Trảng Bàng, trong đó có 10 tổng, 50 làng.

Bản đồ hành chính hạt Tham biện Tây Ninh của Nam Kỳ thuộc Pháp khoảng năm 1896 - 1898

Phường 3, thành phố Tây Ninh

Ngày 1 tháng 1 năm 1900, Toàn quyền Paul Doumer cho áp dụng nghị định ký ngày 20 tháng 12 năm 1899 đổi các khu tham biện [inspections] là tỉnh [province]. Thời Pháp thuộc, Nam Kỳ được chia làm 20 tỉnh để cai trị và sau đó Cap St. Jacques [Vũng Tàu] tách ra thành tỉnh thứ 21. Tây Ninh lúc đó là tỉnh thứ 12.

Gia, Châu, Hà, Rạch, Trà

Sa, Bến,Long, Tân, Sóc
Thủ, Tây, Biên, Mỹ, Bà.
Chợ, Vĩnh, Gò, Cần, Bạc và Cấp [Vũng Tàu]

— Thơ về các Tỉnh

Ngày 9 tháng 12 năm 1942, Thống đốc Nam kỳ ban hành Nghị định số 8345 ấn định ranh giới Tây Ninh.

Sau Cách mạng Tháng Tám tỉnh Tây Ninh vẫn giữ nguyên ranh giới cũ.

Năm 1950, cắt một phần đất của xã Thái Hiệp Thạnh cũ thành lập thị xã Tây Ninh, nhưng do chưa đủ điều kiện hoạt động nên sau đó giải thể.

Sau hiệp định Giơnevơ năm 1954, thành lập lại Thị xã Tây Ninh trên địa bàn cũ, do Võ Văn Truyện làm Bí thư Đảng kiêm Chủ tịch Uỷ ban hành chính.

Năm 1957, tỉnh Tây Ninh chia thành 3 quận gồm có Châu Thành, Gò Dầu Hạ, Trảng Bàng.

Năm 1959, quận Châu Thành chia thành 2 quận Phước Ninh và Phú Khương; quận Gò Dầu Hạ chia thành 2 quận Hiếu Thiện và Khiêm Hanh.

Năm 1960, Mặt trận Dân tộc Giải phóng Miền Nam được thành lập tại làng Tân Lập, Tây Ninh. Đây cũng là trụ sở của Mặt trận từ năm 1960 đến 1966

Năm 1961, quận Trảng Bàng đổi tên thành quận Phú Đức.

Năm 1963, quận Phú Đức được giao cho tỉnh Hậu Nghĩa và đổi lại tên cũ là Trảng Bàng. Từ đó đến năm 1975, tỉnh Tây Ninh có 4 quận:

  • Quận Phước Ninh có 15 xã; quận lỵ đặt tại Bến Sỏi, sau dời đến ngã ba Tầm Long
  • Quận Phú Khương có 11 xã; quận lỵ đặt tại Suối Đá, sau dời đến chợ Long Hoa
  • Quận Hiếu Thiện có 15 xã; quận lỵ đặt tại Gò Dầu Hạ
  • Quận Khiêm Hanh có 5 xã; quận lỵ đặt tại Bàu Đồn.

Năm 1968, Liên minh các Lực lượng Dân tộc, Dân chủ và Hòa bình Việt Nam cũng được thành lập tại Tây Ninh

Năm 1969 Cộng hòa Miền Nam Việt Nam ra đời tại Tây Ninh và được xem là thủ đô đầu tiên

Sau năm 1975, tỉnh Tây Ninh có thị xã Tây Ninh và 7 huyện: Bến Cầu, Châu Thành, Dương Minh Châu, Gò Dầu, Phú Khương, Tân Biên, Trảng Bàng.

Ngày 14 tháng 3 năm 1979, đổi tên huyện Phú Khương thành huyện Hòa Thành.[10]

Ngày 13 tháng 5 năm 1989, tách một phần các huyện Tân Biên và Dương Minh Châu để thành lập huyện Tân Châu.[11]

Ngày 29 tháng 12 năm 2013, Chính phủ ban hành Nghị quyết số 135/NQ-CP thành lập thành phố Tây Ninh trên cơ sở toàn bộ diện tích và dân số của thị xã Tây Ninh.[12]

Ngày 10 tháng 1 năm 2020, Ủy ban Thường vụ Quốc hội ban hành Nghị quyết số 865/NQ-UBTVQH14 [nghị quyết có hiệu lực từ ngày 1 tháng 2 năm 2020][13]. Theo đó, thành lập hai thị xã Hòa Thành và Trảng Bàng trên cơ sở toàn bộ diện tích và dân số của hai huyện có tên tương ứng.

Tỉnh Tây Ninh có 1 thành phố, 2 thị xã và 6 huyện như hiện nay.

Hành chínhSửa đổi

Cáp treo lên núi Bà Đen

Tỉnh Tây Ninh có 9 đơn vị hành chính cấp huyện trực thuộc, bao gồm 1 thành phố, 2 thị xã và 6 huyện với 94 đơn vị hành chính cấp xã, bao gồm 17 phường, 6 thị trấn và 71 xã.[13]

Đơn vị hành chính cấp huyện Thành phố
Tây Ninh Thị xã
Hòa Thành Thị xã
Trảng Bàng Huyện
Bến Cầu Huyện
Châu Thành Huyện
Dương Minh Châu Huyện
Gò Dầu Huyện
Tân Biên Huyện
Tân Châu Diện tích [km²] Dân số [người] Mật độ dân số [người/km²] Số đơn vị hành chính Năm thành lập Loại đô thị
139,92 82,92 340,14 264 580,94 435,60 260 861 1.103,20
135.254 138.626 179.494 70.397 141.822 120.042 153.904 102.991 153.799
966,7 1.671,7 527,7 296,4 244,1 275,6 592 119,6 123,1
7 phường, 3 xã 4 phường, 4 xã 6 phường, 4 xã 1 thị trấn, 8 xã 1 thị trấn, 14 xã 1 thị trấn, 10 xã 1 thị trấn, 8 xã 1 thị trấn, 9 xã 1 thị trấn, 11 xã
2013 2020 2020 1959 1975 1989 1955 1749 1989
Loại III Loại IV Loại IV
Nguồn: Website tỉnh Tây Ninh[14]

Kinh tế - xã hộiSửa đổi

Bài chi tiết: Danh sách đơn vị hành chính Việt Nam theo GRDP

Bài chi tiết: Danh sách đơn vị hành chính Việt Nam theo GRDP bình quân đầu người

Kinh tếSửa đổi

Năm 2018, Tây Ninh là đơn vị hành chính Việt Nam đông thứ 37 về số dân, xếp thứ 28 về Tổng sản phẩm trên địa bàn [GRDP], xếp thứ 14 về GRDP bình quân đầu người, đứng thứ 32 về tốc độ tăng trưởng GRDP. Với 1.133.400 người dân[15], GRDP đạt 71.166 tỉ Đồng [tương ứng với 3,0908 tỉ USD], GRDP bình quân đầu người đạt 62,79 triệu đồng [tương ứng với 2.727 USD], tốc độ tăng trưởng GRDP đạt 8,01%.[16]

Tỉnh Tây Ninh được xem là một trong những cửa ngõ giao lưu về quốc tế quan trọng giữa Việt Nam với Campuchia, Thái Lan,… Đồng thời tỉnh có vị trí quan trọng trong mối giao lưu trao đổi hàng hoá giữa các tỉnh vùng kinh tế trọng điểm phía Nam và các tỉnh thuộc vùng đồng bằng sông Cửu Long.

Nông nghiệpSửa đổi

Trong 3 tháng đầu năm 2012, phát triển ở mức tương đối, lĩnh vực nông nghiệp vẫn tiếp tục là thế mạnh, một số lĩnh vực đạt kết quả khả quan như thu ngân sách đạt dự toán, đảm bảo tiến độ thực hiện và đáp ứng các nhiệm vụ chi theo dự toán được giao, chỉ số giá tiêu dùng được kéo giảm, đầu tư phát triển trên địa bàn do được tập trung chỉ đạo nên thực hiện có hiệu quả, các dự án được cấp giấy chứng nhận đầu tư đẩy nhanh tiến độ triển khai.[17] Thu ngân sách nhà nước đạt trên 1.133 tỷ đồng, Tổng nguồn vốn tín dụng của hệ thống ngân hàng ước trên 21.880 tỷ đồng, tăng 27% so với cùng kỳ, Tổng kim ngạch xuất khẩu ước thực hiện 287 triệu USD, tăng trên 22% so với cùng kỳ. Tốc độ tăng trưởng bình quân GDP của Tây Ninh hàng năm đạt 14%, GDP bình quân đầu người đạt năm 2010 đạt 1.390 USD.[18]

Công nghiệpSửa đổi

Ngành công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp của Tây Ninh ngày càng phát triển vững chắc đồng thời đã xây dựng được hệ thống các nhà máy chế biến nông sản tại các vùng chuyên canh như các nhà máy mía đường, các nhà máy chế biến bột củ mì, các nhà máy chế biến mủ cao su, từng bước xây dựng các khu công nghiệp trong tỉnh.[17]

Giáo dụcSửa đổi

Tính đến thời điểm ngày 30 tháng 9 năm 2011, trên địa bàn toàn tỉnh Tây Ninh có 410 trường học ở cấp phổ trong đó có Trung học phổ thông có 31 trường, Trung học cơ sở có 106 trường, Tiểu học có 271 trường, chuyên 1 trường, bên cạnh đó còn có 116 trường mẫu giáo[19]. Với hệ thống trường học như thế, nền giáo dục trong địa bàn Tỉnh Tây Ninh cũng tương đối hoàn chỉnh, góp phần giảm thiểu nạn mù chữ trong địa bàn tỉnh[19].

Tây Ninh có một trường chuẩn Quốc tế Cambridge là trường Liên cấp IGC Tây Ninh [Chánh Môn A, Khu phố 1, Phường 4, TP. Tây Ninh], từ bậc Mầm non - Tiểu học - THCS - THPT, hệ bán trú và nội trú.

Có một trường chuyên là THPT Chuyên Hoàng Lê Kha tại số 368 Trường Chinh, phường 3, thành phố Tây Ninh [địa chỉ cũ là 23 Võ Thị Sáu, phường 3, thành phố Tây Ninh].

Một số trường đứng top đầu của tỉnh:

  • Trường THPT Chuyên Hoàng Lê Kha
  • Trường THPT Tây Ninh
  • Trường THPT Nguyễn Trãi
  • Trường THPT Lý Thường Kiệt
  • Trường THPT Trần Đại Nghĩa

Văn hóaSửa đổi

Kiến trúc Chàm, nền văn minh Chàm và dân tộc Khmer được đánh giá cao như là một xã hội văn minh sớm xuất hiện ở miền Nam Việt Nam. Tây Ninh hiện còn 2 trong 3 tháp cổ ở vùng đất nam bộ của nền văn hóa Óc Eo [Vương quốc Phù Nam tồn tại từ thế kỷ I đến thế kỷ VIII] hầu như còn nguyên vẹn là tháp Chót Mạt ở xã Tân Phong huyện Tân Biên và tháp Bình Thạnh ở xã Phước Bình thị xã Trảng Bàng. Theo thống kê của ban Dân tộc tỉnh Tây Ninh hiện Tây Ninh có 21 dân tộc cùng chung sống, trong đó dân tộc Tà Mun [được cho là hậu duệ của Vương quốc Phù Nam] ở Tây Ninh đang làm thủ tục để công nhận là dân tộc thứ 55 của Việt Nam.[20]

Du lịchSửa đổi

Tây Ninh nổi tiếng với những phong cảnh thiên nhiên hùng vĩ và những công trình nhân tạo hoành tráng:

  • Núi Bà Đen cao 986 m, là ngọn núi cao nhất miền Nam Việt Nam
  • Vườn quốc gia Lò Gò - Xa Mát
  • Hồ Dầu Tiếng
  • Tòa Thánh Cao Đài Tây Ninh
  • Trung ương Cục Miền Nam
  • Khu địa đạo An Thới Trảng Bàng

Ngoài ra còn nhiều địa điểm du lịch khác như: Ma Thiên Lãnh, Chùa Cao Sơn Tự ở huyện Gò Dầu...

Ẩm thựcSửa đổi

Tây Ninh nổi tiếng với các loại đặc sản sau đây:

  • Bánh Tráng phơi sương: Loại đặc sản này ngày nay đã được sản xuất ở nhiều địa phương trong tỉnh và được sản xuất công nghiệp, nhưng nó vẫn gắn liền với địa danh Trảng Bàng. Trước năm 1980, Bánh Tráng Trảng Bàng được sản xuất từ củ sắn [khoai mì]. Nhưng ngày nay thì chỉ được sản xuất từ lúa gạo. Để làm ra Bánh Tráng phơi sương phải qua nhiều công đoạn khá công phu và cầu kỳ.
  • Bánh Canh thịt heo Trảng Bàng: Bánh Canh Trảng Bàng là một loại thức ăn nổi tiếng của Tây Ninh có từ rất lâu đời. Nó đã trở thành một sản phẩm du lịch, một điểm dừng chân thân thuộc đối với khách du lịch.
  • Muối tôm: là một đặc sản rất nổi tiếng của Tây Ninh.Ban đầu chỉ có vài hộ gia đình sản xuất nhỏ lẻ, đến nay đã có hơn 100 cơ sở làm các loại sản phẩm muối Tây Ninh, tập trung chủ yếu trên địa bàn huyện Gò Dầu, thị xã Trảng Bàng và thành phố Tây Ninh. Mảnh đất Tây Ninh khắc nghiệt khô cằn chỉ có núi mà không có biển, thiếu cả muối lẫn tôm mà lại sản sinh ra thứ đặc sản nức tiếng này, thật vô cùng kì lạ, đó là một bí quyết, một niềm tự hào của người dân Tây Ninh. Muối tôm, giống như tên gọi có thành phần chính là sự kết hợp giữa tôm và muối. Người dân Tây Ninh nhập nguồn nguyên liệu này về từ các tỉnh ven biển, được chế biến theo một công thức riêng để cho ra đời những hạt muối đậm màu gạch, thơm ngon nổi tiếng trong và ngoài nước.
  • Mãng cầu Bà Đen [trái na]: được trồng tại khu vực gần núi Bà Đen của Tây Ninh. Cùng với việc chọn thời vụ canh tác, xử lý ra hoa vào các tháng khác nhau mà trái mãng cầu có quanh năm. Ngay cả các tháng 3-4-5, sản lượng cũng đạt gần 1.000 tấn/tháng. Tỉnh Tây Ninh đã tiến hành đăng ký với Cục Sở hữu Trí tuệ về bảo hộ địa danh dưới hình thức chỉ dẫn địa lý "Bà Đen" cho sản phẩm mãng cầu được trồng ở khu vực núi Bà Đen và vùng phụ cận núi Bà.
  • Thằn lằn núi và ốc núi cũng là đặc sản nỗi tiếng của Tây Ninh
  • Cá Cầy trên sông Vàm cỏ Đông hay cá Lăng trong lòng hồ Dầu Tiếng cũng là những món ăn đặc sản khi đến Tây Ninh.
  • Bánh xèo Lò Gò- Xa Mát: đặc biệt bánh xèo ở đây khác ở các nơi khác là bột làm bằng gạo từ giống lúa xưa của dân tộc Khơ me, nhân bánh là hổn hợp của măng rừng và gà rừng lai, kết hợp với hơn 18 loại rau rừng đặc sản của Vườn Quốc gia.
  • Bò tơ 5 Sánh: Hiện có hơn 25 chi nhánh từ Miền Đông đến Miền tây, bạn sẽ được thưởng thức món thăn tái chanh và bò nướng y không nơi nào sánh bằng. Thịt bò ở đây rất tươi, bò được chọn kỷ lưỡng được vỗ béo theo công thức riêng nên miếng thịt có vị thơm ngon đặc biệt.
  • Bánh tráng trộn: Có lẽ ít ai ngờ tới, món Bánh tráng trộn đang được bày bán ở hầu khắp các nẻo đường trong Nam và ngoài Bắc là một món ăn được chế biến một cách đầy ngẫu nhiên và tình cờ của người dân ở Trảng Bàng.
  • Mãng cầu Bác Ba Sơn [trái na]: được trồng tại ngã tư núi quẹo bên tay trái [đường lên Long Điền Sơn], mãng cầu bác ba sơn khác mãng cầu các vườn khác là ngon, ngọt, dai, chắc thịt hơn, được người dân tỉnh Tây Ninh và ngoài tỉnh rất ưa, nếu có dịp đến Tây Ninh đừng quên ghé sang rẫy bác ba sơn để tìm mua mãng cầu tốt, dai, ngon nhất Tây Ninh.

Dân cưSửa đổi

Nơi thờ cúng Bà Đen

Tính đến ngày 1 tháng 4 năm 2019, dân số toàn tỉnh Tây Ninh đạt 1.169.165 người, mật độ dân số đạt 268 người/km²[21] Trong đó dân số sống tại thành thị đạt 207.569 người, chiếm 17,8% dân số toàn tỉnh[22], dân số sống tại nông thôn đạt 961.596 người, chiếm 82,2% dân số[23]. Dân số nam đạt 584.180 người[24], nữ đạt 584.985 người[25]. Tỷ lệ tăng tự nhiên dân số phân theo địa phương tăng 0,92%[26] Tỷ lệ đô thị hóa tính đến năm 2021 đạt 42%.

Tính đến ngày 1 tháng 4 năm 2019, toàn tỉnh Tây Ninh có 9 tôn giáo khác nhau, nhiều nhất là Đạo Cao Đài có 415.920 người, Công giáo có 45.992 người, Phật giáo có 38.336 người, các tôn giáo khác như Hồi giáo 3.337 người, Tin Lành có 684 người, Phật giáo hòa hảo có 236 người, Minh Sư Đạo có bốn người, Tịnh độ cư sĩ Phật hội Việt Nam có hai người, Bà-la-môn có một người[27].

Theo thống kê của Tổng cục thống kê Việt Nam, tính đến ngày 1 tháng 4 năm 2009, toàn tỉnh Tây Ninh có đủ 29 dân tộc cùng người nước ngoài sinh sống. Trong đó dân tộc Kinh có 1.050.376 người, người Khmer có 7.578 người, người Chăm có 3.250 người, người Xtiêng có 1.654 người, người Hoa có 2.495 người, còn lại là những dân tộc khác như Mường, Thái, Tày...[27]...

Giao thôngSửa đổi

Tây Ninh có đường Xuyên Á đi qua với chiều dài gần 28km, nối Thành phố Hồ Chí Minh với Campuchia thông qua cửa khẩu Mộc Bài. Tây Ninh có 2 tuyến sông chính là tuyến sông Sài Gòn và tuyến sông Vàm Cỏ Đông. Ngoài ra địa bàn tỉnh Tây Ninh còn có cảng sông Bến Kéo nằm trên sông Vàm Cỏ Đông.

Chú thíchSửa đổi

  1. ^ //baotayninh.vn/dan-so-tay-ninh-dat-muc-1-178-trieu-nguoi-vao-cuoi-nam-2020-a129380.html
  2. ^ Tổng cục Thống kê
  3. ^ Tỉnh Tây Ninh thuộc miền Đông Nam bộ Nước Cộng hoà Xã hội chủ nghĩa Việt Nam Lưu trữ 2012-11-16 tại Wayback Machine, Website Tỉnh Tây Ninh.
  4. ^ Tỉnh Tây Ninh nằm trong vùng miền Đông Nam Bộ, Cổng Thông tin điện tử Chính phủ.
  5. ^ a b c Điều kiện tự nhiên và Tài nguyên thiên nhiên của Tỉnh Tây Ninh, Cổng Thông tin điện tử Chính phủ.
  6. ^ Tây Ninh từng là vùng đất thuộc Tỉnh Phiên An, Nam Kỳ Lục Tỉnh.
  7. ^ a b Đại Nam nhất thống chí, tập 31, trang 198.
  8. ^ Lịch sử huyện Mộc Hóa tỉnh Long An.
  9. ^ Đại Nam thực lục, chính biên, đệ tam kỷ, quyển XLVII, tập 6, trang 721-722.
  10. ^ “Quyết định 115-CP năm 1979 về việc đổi tên huyện Phú Khương tỉnh Tây Ninh thành huyện Hòa Thành”.
  11. ^ “Quyết định 48-HĐBT năm 1989 về việc phân vạch địa giới hành chính các huyện Tân Biên, Dương Minh Châu và thành lập huyện Tân Châu thuộc tỉnh Tây Ninh”.
  12. ^ “Nghị quyết 135/NQ-CP năm 2013 về việc thành lập các phường Ninh Sơn, Ninh Thạnh thuộc thị xã Tây Ninh và thành lập thành phố Tây Ninh thuộc tỉnh Tây Ninh”.
  13. ^ a b “Nghị quyết số 865/NQ-UBTVQH14 năm 2020 về việc thành lập thị xã Hòa Thành, thị xã Trảng Bàng và thành lập các phường, xã thuộc thị xã Hòa Thành, thị xã Trảng Bàng, tỉnh Tây Ninh”.
  14. ^ Ban chỉ đạo Tổng điều tra dân số và nhà ở trung ương. “Dân số đến 01 tháng 4 năm 2019 - tỉnh Tây Ninh”. Truy cập ngày 7 tháng 8 năm 2020.
  15. ^ “Dân số các tỉnh Việt Nam năm 2018”. Tổng cục Thống kê Việt Nam. Truy cập Ngày 30 tháng 9 năm 2019.
  16. ^ “Tình hình kinh tế, xã hội Tây Ninh năm 2018”. Báo Tây Ninh, Đảng bộ Tây Ninh. Truy cập Ngày 12 tháng 10 năm 2019.
  17. ^ a b Tình hình kinh tế - xã hội tỉnh Tây Ninh 03 tháng đầu năm 2012[liên kết hỏng], Cổng thông tin Tỉnh Tây Ninh.
  18. ^ Tây Ninh: GDP bình quân đầu người đạt gần 1.400 USD, Báo Tiền Phong.
  19. ^ a b Thống kê về Giáo dục Việt Nam, Niên giám thống kê 2011, Theo tổng cục thống kê Việt Nam
  20. ^ Đề nghị công nhận người Tà Mun là dân tộc thứ 55 - Tuổi Trẻ Online
  21. ^ Diện tích, dân số và mật độ dân số năm 2011 phân theo địa phương, Theo Tổng cục thống kê Việt Nam.
  22. ^ Dân số thành thị trung bình phân theo địa phương, Theo Tổng cục thống kê Việt Nam.
  23. ^ Dân số nông thôn trung bình phân theo địa phương, Theo Tổng cục thống kê Việt Nam.
  24. ^ Dân số nam trung bình phân theo địa phương, Theo Tổng cục thống kê Việt Nam.
  25. ^ Dân số nữ trung bình phân theo địa phương, Theo Tổng cục thống kê Việt Nam.
  26. ^ Tỷ lệ tăng tự nhiên dân số phân theo địa phương, Theo Tổng cục thống kê Việt Nam.
  27. ^ a b Kết quả toàn bộ Tổng điều tra Dân số và Nhà ở Việt Nam năm 2009, Tổng cục Thống kê Việt Nam.

Liên kết ngoàiSửa đổi

  • Trang thông tin điện tử chính thức của tỉnh Tây Ninh Lưu trữ 2006-08-19 tại Wayback Machine
  • Báo Tây Ninh điện tử
  • Điểm du lịch Tây Ninh
  • Danh sách các dự án bất động sản tại Tây Ninh
Wikimedia Commons có thêm hình ảnh và phương tiện truyền tải về Tây Ninh.

Video liên quan

Chủ Đề