Góc hàm nằm ở đâu

Hạch là một tổ chức lympho [liên võng nội mô], nằm rải rác nhiều vị trí khác nhau trong cơ thể. Hạch đóng một vai trò đáng kể trong phòng chống bệnh tật, nhất là các bệnh nhiễm khuẩn. Khi hạch sưng, đau là biểu hiện phản ứng của cơ thể, hầu hết là lành tính nhưng đôi khi là trọng bệnh.

Vì sao nổi hạch sưng, đau?

Hạch là một tổ chức liên võng nội mô, chúng sản sinh ra các dòng bạch cầu, đồng thời chúng cũng sinh ra dòng kháng thể để chống lại các tác nhân lạ xâm nhập cơ thể. Khi có tác nhân lạ xâm nhập cơ thể thì hạch phát triển to [sưng, đau], đặc biệt là hạch ở các vị trí gần với tác nhân xâm nhập [viêm họng thì hạch góc hàm sưng, đau; nhiễm khuẩn ở chi dưới hoặc bộ phận sinh dục, tiết niệu thì hạch bẹn xuất hiện sưng to và đau...].

Tuy vậy, cũng có những trường hợp hạch sưng to nhưng không gây đau, đó là những trường hợp bệnh viêm mạn tính như hạch lao, bệnh Hodgkin [ung thư hệ bạch huyết] hoặc Non - Hodgkin, viêm họng, viêm amidan mạn tính. Một số bệnh nhiễm khuẩn cấp tính [viêm amidan, viêm họng cấp, viêm tai giữa cấp, sang chấn phần mềm nhiễm khuẩn], xuất hiện gần vùng tổn thương là hạch sưng to và gây đau nhưng khi điều trị hết hiện tượng nhiễm khuẩn thì hạch cũng trở về trạng thái bình thường như ban đầu.

Hạch sưng đau khi có viêm nhiễm vùng lân cận.

Với bệnh viêm mạn tính như viêm họng, viêm VA, viêm amidan, viêm tai giữa mạn tính thì hạch vùng cổ cũng sưng to nhưng ít đau hoặc không đau. Hạch có thể nằm dưới da như hạch hai bên cơ ức đòn chũm, hạch thượng đòn, hạch góc hàm, hạch bẹn, nhưng hạch cũng có thể nằm sâu trong cơ thể như hạch trung thất, hạch mạc treo ruột. Hầu hết hạch sưng to là có lý do của nó tức là cơ thể đang mắc một bệnh nào đó có thể nguy hiểm hoặc không.

Hạch sưng to có thể đứng riêng rẽ hoặc dính lại với nhau, dính vào da, dính vào tổ chức lân cận; hạch sưng to có thể di động hoặc không; có thể rắn hoặc mềm. Tuy vậy, hạch sưng to, đau có thể là lành tính nhưng đôi khi là bệnh nhiễm khuẩn cấp tính, thậm chí là trọng bệnh [Hodgkin, u trung thất ác tính, lao hạch, u mạc treo ruột ác tính, hạch di căn của ung thư].

Hạch sưng đau là bệnh gì?

Ở vùng cổ và vùng trên xương đòn có nhiều loại bệnh như sưng hạch ở cổ mà có sự kích thích làm cho hạch sưng lên như lao hạch. Các hạch lao thường nhỏ nhưng nhiều, xuất hiện từ từ, hạch sưng to nhưng thường không đau. Các hạch lao thường xếp thành chuỗi dọc theo hai bên cơ ức đòn chũm. Mật độ của các hạch lao cũng rất khác nhau, có cái mềm có cái rắn chắc, lúc đầu các hạch di động dễ dàng nhưng do viêm nhiễm lâu ngày nên dần dần các hạch dính lại với nhau khó di động. Hạch lao rất dễ bị rò chảy ra một chất giống bã đậu.

Khi hạch rò, chảy ra chất bã đậu thì bờ của vết rò nham nhở [có thể nhìn bằng mắt thường hoặc bằng kính lúp]. Khi hạch rò chảy ra hết chất bã đậu thì có thể lành nhưng thường để lại sẹo răn rúm dọc hai bên cơ ức đòn chũm mà người ta thường gọi là “chuỗi tràng nhạc”.

Liên quan đến nổi hạch, người bệnh thường có sốt về chiều, ăn kém, gầy sút nhanh chóng, ra mồ hôi lúc ngủ. Hạch sưng to do bị bệnh Hodgkin, thường thấy hạch nổi ở hố thượng đòn bên trái lúc mới bị bệnh, dần dần cả hai hố thượng đòn đều có hạch nổi. Kèm theo hạch ở hố thượng đòn thì hạch nách và hạch ở trung thất cũng xuất hiện.

Đặc tính của hạch trung thất thường không gây đau nên người bệnh không cảm nhận được. Hạch của bệnh Hodgkin không hóa mủ nên không bị rò ra như trong hạch lao. Người bệnh cũng có sốt. Tính chất của sốt trong bệnh Hodgkin là sốt từng đợt và mỗi một lần sốt như vậy, hạch cũ cũng to dần lên và xuất hiện thêm các hạch sưng to mới. Kèm theo còn có một số dấu hiệu đặc trưng khác như lách sưng to, rắn [có thể sờ nắn thấy hoặc siêu âm sẽ cho kết quả về kích thước của lách to ra so với lách bình thường].

Khi thấy hạch vùng bẹn sưng to [sưng hạch bạch huyết ở háng], đau có thể do một số bệnh nhiễm khuẩn thuộc bộ phận sinh dục - tiết niệu như bệnh do vi khuẩn họ Chlamydia, bệnh giang mai. Bệnh giang mai thường có ba thời kỳ nhưng thời kỳ đầu [giang mai I] có vết loét ở bộ phận sinh dục ngoài và hạch bẹn sưng đau, không hóa mủ, di động dễ dàng.

Ngoài ra, nếu người bệnh bị tổn thương nhiễm khuẩn [vết xây xước, áp-xe, mụn nhọt...] ở vùng chi dưới, vùng quanh hố chậu thì hạch bẹn cũng sưng to và đau. Một số bệnh về máu cũng có hạch to như bệnh bạch cầu cấp. Hạch thường to, mềm, di động xuất hiện nhiều vị trí khác nhau trên cơ thể mà bình thường vẫn có hạch như ở hố thượng đòn, nách, bẹn, trung thất, mạc treo. Kèm theo hạch to là sốt cao, lách to nhanh, xuất huyết. Trong bệnh bạch cầu mạn tính thể lympho thì nhiều hạch nhưng bé, phát triển nhanh, lâu dần [vài ba tháng] hạch to ra, mềm và di động được.

Hạch sưng to có thể nguy hiểm hoặc không, vì vậy khi thấy có hiện tượng bất thường trong cơ thể và kèm theo hạch sưng to, đau [hoặc không] cần phải hết sức bình tĩnh, không nên lo lắng thái quá và nên đi khám bệnh ngay. Khi hạch to, đau đã được bác sĩ khám bệnh và xác định thì nên tích cực điều trị theo đơn của bác sĩ, không nên điều trị dở dang hoặc chần chừ.

Không nên tự mua thuốc để điều trị vì làm như vậy bệnh không những không khỏi mà còn để lại nhiều điều bất lợi. Những người hay bị viêm họng, nên vệ sinh họng, miệng hằng ngày bằng cách đánh răng sau khi ăn, trước khi đi ngủ và sau khi ngủ dậy. Nên súc họng bằng nước muối nhạt để vệ sinh họng, miệng hằng ngày.


Khi phát hiện nổi hạch dưới hàm thường làm nhiều người lo lắng và liên tưởng đến ung thư. Thông thường những cục u này đều không đáng ngại. Chúng có thể biểu hiện các đặc tính khác nhau như cứng hoặc mềm, đau hoặc không đau, phát triển nhanh hay chậm, tùy vào nguyên nhân gây nên.

Tìm hiểu rõ về triệu chứng sưng hạch dưới hàm sẽ giúp bác sĩ dễ dàng tìm ra nguyên nhân và giúp bạn xác định liệu tình trạng này có thực sự đáng lo ngại hay không.

1. Nổi hạch dưới hàm là gì?

Hạch bạch huyết thuộc hệ thống bạch huyết – có vai trò quan trọng trong việc bảo vệ cơ thể trước các đợt “tấn công” của tác nhân lạ xâm nhập, chẳng hạn như vi khuẩn, virus… Hạch bạch huyết phân bố khắp nơi trên cơ thể, đặc biệt tập trung ở bẹn, nách, cổ, cằm và dưới hàm. Đây cũng là những khu vực dễ dàng quan sát thấy các hạch sưng lên, nổi rõ.

Bạn có thể xem thêm: Nổi hạch sau tai và đau: Nguyên nhân là gì? Có nguy hiểm không?

2. Triệu chứng nhận biết nổi hạch dưới hàm

Triệu chứng nổi hạch dưới hàm là khi chúng sưng lên, có kích thước bằng hoặc lớn hơn hạt đậu nằm ở xung quanh vùng dưới hàm.

Bên cạnh đó, khi nổi hạch dưới hàm, bạn còn có thể biểu hiện các triệu chứng như:

  • Đau ở khu vực hạch bị sưng lên dưới hàm.
  • Chảy nước mũi, đau họng, sốt và các dấu hiệu khác của nhiễm trùng đường hô hấp trên.
  • Hạch nổi to có hình dạng như các nút cứng, cố định và phát triển nhanh chóng. Đây được xem là dấu hiệu cảnh báo cho ung thư.
  • Đổ mồ hôi đêm.
  • Sưng hạch ở các vị trí khác khắp cơ thể. Điều này cảnh báo có nhiễm trùng, chẳng hạn như tăng bạch cầu đơn nhân, rối loạn hệ thống miễn dịch [bệnh lupus hoặc viêm khớp dạng thấp], HIV.

Đây được xem là nguyên nhân gây ra hầu hết các trường hợp nổi hạch dưới hàm, phổ biến nhất là do nhiễm virus gây cảm lạnh. Ngoài ra một số bệnh lý liên quan đến nhiễm trùng dưới đây cũng có thể dẫn đến nổi hạch dưới hàm:

  • Viêm họng hạt
  • Bệnh sởi
  • Nhiễm trùng tai
  • Áp xe răng
  • Tăng bạch cầu đơn nhân
  • Nhiễm trùng da hoặc vết thương
  • Virus gây suy giảm miễn dịch ở người [HIV-AIDS] thường làm hệ thống hạch bạch huyết trên toàn cơ thể sưng lên.

Ngoài ra, một số bệnh nhiễm trùng ít phổ biến khác như bệnh lao, sốt do mèo cào, nhiễm trùng lây qua đường tình dục,… cũng có thể là nguyên nhân dẫn đến sưng hạch bạch huyết ở dưới hàm.

Nổi hạch dưới hàm do nguyên nhân nhiễm trùng thường là hạch mềm khi chạm vào, chúng di chuyển xung quanh cổ và thường gây đau cho đến khi nhiễm trùng được giải quyết.

Rối loạn miễn dịch

Hạch dưới hàm sưng cũng có thể là dấu hiệu cho các rối loạn miễn dịch toàn thân như:

  • Lupus – một bệnh lý mãn tính trên khớp, da, thận, tế bào máu, tim và phổi.
  • Viêm khớp dạng thấp – một dạng viêm khớp mãn tính ảnh hưởng đến lớp bao hoạt dịch của khớp.

Ung thư

Nổi hạch dưới hàm có thể là biểu hiện của ung thư bắt nguồn từ hệ thống bạch huyết [ung thư hạch] hoặc bệnh bạch cầu hoặc các ung thư đầu cổ lan tràn vào hạch.

Ngoài ra, nổi hạch ở khu vực quanh cổ còn là dấu hiệu đại diện cho các dạng ung thư ở cơ quan khác di căn đến các hạch bạch huyết ở khu vực này.

3. Nổi hạch dưới hàm có nguy hiểm không?

Mặc dù hạch nổi to không phải là tình trạng đáng lo ngại nhưng nếu các nguyên nhân nhiễm trùng dẫn đến nổi hạch dưới hàm không được điều trị tốt, áp xe có thể hình thành. Áp xe là một tập hợp dịch mủ ứ đọng do nhiễm trùng. Dịch mủ này thường như chất lỏng, chứa tế bào bạch cầu, mô chết và vi khuẩn. Dịch mủ này ứ đọng quá nhiều sẽ cần điều trị dẫn lưu và kháng sinh.

4. Khi nào cần đến gặp bác sĩ?

Trước tiên, khi bị sưng hạch dưới hàm, hãy sử dụng một miếng gạc hoặc khăn ấm để chườm nóng, uống thuốc giảm đau [paracetamol hay ibuprofen] để giảm đau tạm thời cho tới khi cơ thể đã chống lại nhiễm trùng thành công.

Tuy nhiên, nếu phát hiện bị nổi hạch dưới hàm không rõ nguyên nhân, bạn nên đi khám bác sĩ nếu:

  • Hạch tiếp tục nổi to mặc dù đã được điều trị nhiễm trùng [nguyên nhân được nghi ngờ đầu tiên]
  • Hạch đã sưng lên hoặc ngày càng to trong 2 tuần
  • Hạch sờ vào có cảm giác cứng và bất động
  • Bạn bị sụt cân không rõ nguyên nhân, đau tai dai dẳng, khó nuốt, khó thở, thay đổi giọng nói, chảy máu từ cổ họng hoặc miệng, vết loét trong miệng không biến mất, sốt dai dẳng hoặc đổ mồ hôi ban đêm.

Các bài viết của Hello Bacsi chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

Video liên quan

Chủ Đề