Codeforte siro mua ở đâu

Thuốc Codeforte thường được chỉ định trong điều trị các triệu chứng trong một số bệnh lý như: viêm họng, viêm phế quản, viêm phổi...Tuỳ từng độ tuổi và bệnh lý trên từng bệnh nhân mà thuốc được chỉ định với liều lượng, dạng thuốc khác nhau. Bài viết dưới đây cung cấp một số thông tin cho bạn đọc một số thông tin chính về thuốc Codeforte như tác dụng, cách dùng, tác dụng không mong muốn có thể xảy ra.

Codeforte được bào chế dưới dạng viên nang mềm hoặc siro. Thành phần hoạt chính của thuốc Codeforte dạng viên nang mềm bao gồm Codein phosphat 10mg, Guaifenesin 50mg, Chlorpheniramin maleat 2mg. Bên cạnh đó, thuốc còn được bổ sung các tá dược vừa đủ 1 viên bao gồm: dầu đậu nành, lecithin, sáp ong trắng, dầu cọ gelatin, glycerin, sobitol 70%, nipazin, nipasol, titanđioxy, màu đỏ ponceau 4R.

Codein là hoạt chất thuộc nhóm giảm đau gây ngủ. Ngoài ra, Codein còn có công dụng giảm ho. Codein có khả năng hấp thu tốt, ít gây kích ứng đường tiêu hóa. Nó ít gây nghiện hơn Morphin nên được sử dụng nhiều trong các thuốc trị ho. Codein có tác dụng giảm ho do thuốc tác dụng ức chế và nâng cao ngưỡng kích thích của trung tâm ho ở hành não; đồng thời giúp làm khô và tăng độ đặc của dịch tiết đường hô hấp.

Clopheninamin chứa trong thuốc là chất kháng thụ thể histamin H1, ít tác động lên hệ thần kinh, có tác dụng chống ho do ức chế sự co phế quản gây nên phản xạ ho. Clopheninamin có tác dụng phụ là ngăn chặn tiết acetylcholin.
Guaifenesin có tác dụng làm loãng dịch đờm, long đờm, dễ dàng đẩy ra ngoài khi ho.

Giải đáp Codeforte là thuốc gì?

3.1. Chỉ định

Thuốc Codeforte được chỉ định điều trị triệu chứng ho do các nguyên nhân bệnh lý khác nhau, chẳng hạn như: viêm phế quản, viêm phổi, viêm thanh quản, viêm họng hoặc có thể do do dị ứng thời tiết.

3.2. Chống chỉ định

Thuốc Codeforte chống chỉ định trong các trường hợp sau:

  • Mẫn cảm bất kì thành phần tá dược nào của thuốc với Codeforte.
  • Suy hô hấp, hen suyễn.
  • Glaucoma góc đóng.
  • Suy thận
  • Phì đại tuyến tiền liệt.
  • Bệnh nhược cơ.
  • Trẻ em dưới 2 tuổi do chưa có nghiên cứu chính xác về độ an toàn khi sử dụng thuốc Codeforte ở những đối tượng này.

Ngoài ra, cần hết sức thận trọng khi dùng thuốc Codeforte trong trường hợp sau:

  • Trẻ em dưới 6 tuổi.
  • Phụ nữ đang mang thai và cho con bú.
  • Bệnh nhân bị tăng huyết áp, rối loạn chức năng thận, bệnh lý tim mạch.
  • Thuốc có khả năng ảnh hưởng đến lái xe hay vận hành máy móc. Vì vậy, sau khi dùng thuốc này, bạn không nên lái xe hay vận hành máy móc, hay làm việc gì cần sự tỉnh táo.

Thuốc Codeforte dạng viên nang mềm uống trực tiếp với nước sau khi ăn. Khi uống nuốt trọn viên thuốc, không được bỏ vỏ bên ngoài để dùng mỗi phần thuốc bên trong.

Liều lượng dùng thuốc dạng viên nang mềm:

  • Người lớn và trẻ em trên 6 tuổi: uống 1 – 2 viên/ lần x 3 lần/ngày.
  • Trẻ nhỏ hơn 6 tuổi: thận trọng, phải có sự hướng dẫn của bác sĩ để được cân nhắc giữa lợi ích và nguy cơ trước khi sử dụng.

Liều dùng dạng sirô:

  • Người lớn, trẻ em > 12 tuổi: 10-20ml/lần x 2-3 lần/ngày
  • Trẻ em từ 5-12 tuổi: 5-10ml/lần x 2-3 lần/ngày
  • Trẻ em 2-5 tuổi: 2,5 – 5ml /lần x 2-3 lần/ngày

Thuốc Codeforte nên sử dụng ở liều thấp nhất, trong thời gian ngắn. Tốt nhất nên tham khảo ý kiến bác sĩ để có liều dùng và thời gian sử dụng hợp lý.

Buồn ngủ, nôn nao là tác dụng không mong muốn của thuốc Codeforte

Khi sử dụng thuốc Codeforte, người dùng có thể gặp phải một số tác dụng không mong muốn sau đây:

  • Buồn ngủ, nôn nao, rối loạn tiền đình, choáng váng hoặc thậm chí ảo giác.
  • Rối loạn nhịp tim, hạ huyết áp, đánh trống ngực.
  • Rối loạn hô hấp, co thắt phế quản nhẹ.
  • Buồn nôn, nôn, táo bón.
  • Dùng thuốc với liều cao kéo dài có nguy cơ gây nghiện.

Nếu xuất hiện các tác dụng phụ bất thường, kéo dài hay diễn tiến nghiêm trọng hơn, bạn hãy thông báo ngay cho bác sĩ để có biện pháp xử lý kịp thời.

Một số thuốc khi dùng đồng thời với nhau có thể gây tương tác làm giảm tác dụng điều trị và tăng nguy cơ tác dụng không mong muốn của mỗi thuốc. Bạn nên báo với bác sĩ tất cả các loại thuốc mà mình đang sử dụng, kể cả thảo dược và thực phẩm chức năng. Một số thuốc gây tương tác với Codeforte gồm:

  • Thuốc nhóm IMAO và thuốc chống trầm cảm 3 vòng: tăng tác dụng hoặc kích thích, làm tăng nguy cơ gây trầm cảm.
  • Thuốc an thần: Diazepam, Phenobarbital: tăng tác dụng lên thần kinh trung ương ức chế hô hấp, có thể dẫn đến hôn mê tử vong.
  • Các thuốc kháng cholinergic như Atropin, thuốc chống tiêu chảy: tăng tác dụng của các thuốc này gây táo bón, liệt ruột.
  • Sử dụng rượu: tăng nguy cơ hạ huyết áp, suy hô hấp.
  • Ciprofloxacin làm giảm nồng độ của thuốc này trong huyết tương do đó làm giảm tác dụng của Ciprofloxacin.
  • Thuốc lá cũng có khả năng tương tác với thuốc Codeforte.

Thuốc Codeforte thường được chỉ định trong điều trị các triệu chứng trong một số bệnh lý đường hô hấp. Để đảm bảo hiệu quả điều trị cũng như tránh được một số tác dụng phụ, người bệnh cần dùng thuốc theo đơn hoặc nhờ sự tư vấn của bác sĩ, dược sĩ tư vấn.

Theo dõi website Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec để nắm thêm nhiều thông tin sức khỏe, dinh dưỡng, làm đẹp để bảo vệ sức khỏe cho bản thân và những người thân yêu trong gia đình.

Để được tư vấn trực tiếp, Quý Khách vui lòng bấm số 1900 232 389 [phím 0 để gọi Vinmec] hoặc đăng ký lịch khám tại viện TẠI ĐÂY. Nếu có nhu cầu tư vấn sức khỏe từ xa cùng bác sĩ Vinmec, quý khách đặt lịch tư vấn TẠI ĐÂY. Tải ứng dụng độc quyền MyVinmec để đặt lịch nhanh hơn, theo dõi lịch tiện lợi hơn

XEM THÊM:

📌 Thành phần: Codein phosphat: 10mg Guaifenesin: 50mg Chlorpheniramin maleat : 2 mg Tá dược vừa đủ: 1 viên Tá dược gồm: Dầu đậu nành, lecithin, sáp ong trắng, dầu dừa, gelatin, amidon, glycerin, sorbitol, nipazin, nipazol, titan dioxyd, đỏ Ponceau 4R, Vanilin.

📌 Dạng bào chế: Viên nang mềm.

📌 Quy cách đóng gói: Hộp 2 vỉ x 10 viên.

📌 Dược lực học:

Codein phosphat có tác dụng giảm ho do tác dụng trực tiếp lên trung tâm gây ho ở hành não. Ngoài ra còn làm khô dịch tiết đường hô hấp và làm tăng độ đặc quánh của dịch tiết phế quản. Chlorpheniramin maleat là một kháng histamin có tác dụng an thần. Như hầu hết các kháng histamin khác, chlorpheniramin cũng có tác dụng phụ chống tiết acetylcholin, nhưng tác dụng phụ này khác nhau nhiều giưã các cá thể. Tác dụng kháng histamin của chlorpheniramin thông qua phong bế cạnh tranh thụ thể H1 của các tế bào tác động. Guaifenesin có tác dụng làm long đờm, giảm ho do cơ chế làm loãng, lỏng dịch đờm, dễ dàng đẩy ra ngoài khi ho.

📌 Dược động học:

Sau khi uống Codeforte, các hoạt chất được hấp thu qua đường tiêu hóa: Codein được chuyển hóa ở gan và thải trừ ở thận dưới dạng tự do hoặc kết hợp với acid glucuronic. Codein hoặc sản phẩm chuyển hóa của nó được bài tiết qua phân rất ít. Codein qua được nhau thai và một lượng nhỏ qua được hàng rào máu não. Sau khi uống nửa đời thải trừ là 2-4 giờ, tác dụng giảm ho xuất hiện trong vòng 1-2 giờ và có thể kéo dài 4-6 giờ. Chlorpheniramin maleat: Hấp thu tốt khi uống và xuất hiện trong huyết tương trong vòng 30 – 60 phút. Nồng độ đỉnh huyết tương đạt được trong khoảng 2,5 đến 6 giờ sau khi uống. Chuyển hoá nhanh và nhiều. Thời gian bán thải là 12 – 15 giờ, ở người bệnh suy thận mạn thời gian bán hủy kéo dài tới 280 – 330 giờ. Thuốc được bài tiết chủ yếu qua nước tiểu dưới dạng không đổi hoặc chuyển hoá, sự bài tiết phụ thuộc vào pH và lưu lượng nước tiểu. Guaifenesin được hấp thu tốt ở vùng dạ dày, được chuyển hóa thành beta-2-methoxyphenoxy-lactic acid và thải trừ qua nước tiểu. Sau khi uống nửa đời sinh học là 1 giờ.

📌 Chỉ định:

Điều trị triệu chứng ho khan hoặc ho do kích ứng cho bệnh nhân trên 12 tuổi.

📌 Chống chỉ định:

Những bệnh nhân mang gen chuyển hóa thuốc qua CYP2D6 siêu nhanh. Trẻ em dưới 12 tuổi để điều trị ho do có nguy cơ cao xảy ra các phản ứng có hại nghiêm trọng và đe dọa tính mạng. Người bị hen, suy hô hấp. Người mẫn cảm với các thành phần của thuốc. Trẻ em dưới 18 tuổi vừa thực hiện cắt amidan và/hoặc thủ thuật nạo V.A. Glocom góc đóng. Phì đại tiền liệt tuyến. Phụ nữ có thai, phụ nữ cho con bú.

📌 Lưu ý và thận trọng:

Codein không được khuyến cáo sử dụng ở những trẻ em có suy giảm chức năng hô hấp. Cần thận nhắc khi dùng cho bệnh nhân tiểu đường cao huyết áp, bệnh tim mạch, rối loạn chức năng thượng thận, phì đại tuyến tiền liệt. Codein chỉ nên sử dụng ở liều thấp nhất mà có hiệu quả và trong thời gian ngắn nhất. Thuốc có thể ảnh hưởng đến khả năng lái xe hoặc vận hành máy. Cần tránh dùng cho người đang lái xe hoặc đang điều khiển máy móc… Codeforte không được khuyến cáo dùng cho phụ nữ cho con bú. Ở liều điều trị thông thường, codein và chất chuyển hóa có hoạt tính có thể có mặt trong sữa mẹ ở liều rất thấp và dường như không gây ảnh hưởng đến trẻ bú mẹ. Tuy nhiên nếu bệnh nhân là người mang gen chuyển hóa thuốc qua CYP2D6 siêu nhanh, morphin [chất chuyển hóa có hoạt tính của codein] có thể có trong sữa mẹ với nồng độ cao hơn và trong trường hợp rất hiếm gặp có thể dẫn đến các triệu chứng ngộ độc opioid ở trẻ sơ sinh, có thể gây tử vong.

📌 Tác dụng không mong muốn:

Thường gặp: ngủ gà, an thần, khô miệng. Đau đầu, chóng mặt, khát và có cảm giác khác lạ. Buồn nôn, nôn, táo bón, bí đái, đái ít. Mạch nhanh, mạch chậm, hồi hộp yếu mệt, hạ huyết áp thế đứng. Ngứa, mày đay. Suy hô hấp, an dịu, sảng khoái, bồn chồn. Đau dạ dày, co thắt ống mật. Hiếm gặp: Chóng mặt, phản ứng phản vệ, ảo giác, mất phương hướng, rối loạn thị giác, co giật. Suy tuần hoàn, đỏ mặt, toát mồ hôi, mệt mỏi. Ghi chú: “Thông báo cho bác sỹ những tác dụng không mong muốn gặp phải khi sử dụng thuốc”.

📌 Hạn dùng: 30 tháng kể từ ngày sản xuất

📌 Bảo quản: Nơi khô, tránh ánh sáng,nhiệt độ không quá 30oC.

📌 ĐỌC KỸ HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG TRƯỚC KHI DÙNG

📌 Nhà sản xuất:

CÔNG TY CỔ PHẦN DƯỢC PHẨM NAM HÀ

415 Hàn Thuyên – Phường Vị Xuyên – Thành phố Nam Định – Tỉnh Nam Định.

Video liên quan

Chủ Đề