Giấy tờ để xuất khảu hang hóa dien tử năm 2024

Việc xuất khẩu hàng hóa đóng vai rất quan trọng đối với kinh tế mỗi quốc gia, và nước ta cũng đã có nhiều cơ chế để khuyến khích doanh nghiệp xuất khẩu. Mặc dù vậy, không phải tất cả các loại hàng hóa đều có thể xuất khẩu tự do, có những loại hàng cần được kiểm soát ở mức cao hơn và cần có giấy phép xuất khẩu. Dưới đây là bài viết về giấy phép xuất khẩu, mời các bạn đọc cùng theo dõi.

Giấy phép xuất khẩu là gì?

Giấy phép xuất khẩu là giấy tờ do cơ quan có thẩm quyền một nước cho phép mặt hàng nhất định được đưa ra khỏi lãnh thổ của nước đó.

Ở Việt Nam, giấy phép xuất khẩu là văn bản do cơ quan nhà nước cấp cho cá nhân hoặc tổ chức đáp ứng đủ điều kiện xuất khẩu hàng hóa theo quy định đối với một loại hàng hóa cụ thể.

Luật Thương mại 2005 và luật Quản lý ngoại thương 2017 là căn cứ để quản lý việc xuất khẩu hàng hóa. Bên cạnh đó có Nghị định 69/2018 quy định chi tiết một số điều của 2 luật này.

Những loại mặt hàng phải xin giấy phép xuất khẩu

Theo phụ lục III của Nghị định 69 đã nêu trên, có một số mặt hàng yêu cầu giấy phép xuất khẩu. Dưới đây là một số mặt hàng thuộc phạm vi quản lý của các Bộ và cần xin giấy phép xuất khẩu, bao gồm:

  • Tiền chất công nghiệp;
  • Tiền chất thuốc nổ, vật liệu nổ công nghiệp;
  • Khoáng sản;
  • Các loại hàng hóa xuất khẩu theo hạn ngạch do nước ngoài quy định;
  • Hàng cần kiểm soát xuất khẩu theo quy định của Điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên, do Bộ Công Thương công bố cho từng thời kỳ;
  • Hàng hóa áp dụng chế độ cấp giấy phép xuất khẩu tự động.

Vì giới hạn nội dung bài viết không thể đề cập được hết chi tiết từng mục hàng phải xin giấy phép nên nếu bạn có nhu cầu xuất khẩu hàng hóa, hãy liên hệ Vinalogs để nhận tư vấn miễn phí nhé.

Hồ sơ xin giấy phép xuất khẩu cần những gì?

Theo Khoản Điều 9 nghị định 69/2018/NĐ-CP, hồ sơ xin cấp giấy phép xuất khẩu được quy định như sau:

Hồ sơ cấp giấy phép gồm:

  • Văn bản đề nghị cấp giấy phép của thương nhân: 1 bản chính.
  • Giấy chứng nhận đầu tư hoặc giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp: 1 bản sao có đóng dấu của thương nhân.
  • Các giấy tờ, tài liệu liên quan theo quy định của pháp luật.

Điều này có nghĩa là hồ sơ xin cấp giấy phép xuất khẩu bao gồm văn bản đề nghị cấp giấy phép từ thương nhân, các giấy chứng nhận về đầu tư hoặc đăng ký kinh doanh, cùng các giấy tờ và tài liệu khác liên quan theo quy định của pháp luật.

Quy trình cấp giấy phép xuất khẩu được quy định chi tiết tại Khoản 3 Điều 7 và Khoản 4 Điều 8 của Nghị định 69/2018/NĐ-CP, cùng với Khoản 1 Điều 14 Luật Quản lý ngoại thương.

Trình tự xin giấy phép xuất khẩu bao gồm những bước nào?

Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ

Bước 2: Nộp hồ sơ xin cấp giấy phép xuất khẩu

  • Trong thời hạn 3 ngày làm việc, bộ, cơ quan ngang bộ có thẩm quyền sẽ xem xét hồ sơ. Nếu hồ sơ chưa đầy đủ hoặc không hợp lệ, cơ quan sẽ thông báo cho thương nhân để hoàn thiện hồ sơ. Trường hợp cần xem xét thêm thông tin, thời gian xem xét không vượt quá 10 ngày làm việc.
  • Thời gian xử lý hồ sơ được tính từ thời điểm cơ quan nhận được ý kiến trả lời từ các cơ quan liên quan (nếu có). Nếu có quy định pháp luật yêu cầu bộ, cơ quan ngang bộ phải trao đổi ý kiến với các cơ quan liên quan, thì thời hạn xử lý hồ sơ sẽ phụ thuộc vào quá trình trao đổi này.
  • Sau khi hoàn thiện xem xét hồ sơ, bộ, cơ quan ngang bộ sẽ thông báo kết quả cho thương nhân. Kết quả có thể là việc cấp giấy phép xuất khẩu hoặc từ chối cấp giấy phép nếu không đáp ứng đủ các yêu cầu pháp luật.

Bước 3: Nhận kết quả

Nơi xin giấy phép xuất khẩu ở đâu?

Tùy thuộc vào từng loại hàng hóa cụ thể mà việc xin cấp giấy phép xuất khẩu sẽ phải được thực hiện thông qua các bộ và cơ quan ngang bộ có thẩm quyền khác nhau. Dưới đây là danh sách một số các bộ, cơ quan ngang bộ cấp giấy phép cho từng loại mặt hàng:

  • Bộ công thương: Tiền chất công nghiệp, Tiền chất thuốc nổ, vật liệu nổ công nghiệp.
  • Bộ Thông tin và Truyền thông: sách, tạp chí, báo, ấn phẩm.
  • Bộ Y tế: trang thiết bị y tế, nguyên liệu thuốc, thuốc kiểm soát đặc biệt, hóa chất, mỹ phẩm.
  • Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn: thuốc bảo vệ thực vật, phân bón, thức ăn chăn nuôi, giống vật nuôi, giống thủy hải sản, giống cây trồng.
  • Ngân hàng nhà nước: vàng nguyên liệu

Các bộ, cơ quan ngang bộ này sẽ đảm nhận thẩm quyền xem xét và cấp giấy phép xuất khẩu cho các mặt hàng tương ứng trong lĩnh vực quản lý của mình. Điều này nhằm đảm bảo quy trình xuất khẩu được thực hiện một cách hiệu quả và tuân thủ đúng các quy định pháp luật liên quan.

Trên đây là toàn bộ thông tin về giấy phép xuất khẩu hàng hóa hiện nay. Nếu có nhu cầu xuất khẩu hàng hóa ra nước ngoài, hãy liên hệ ngay với Vinalogs để được tư vấn trực tiếp ngay hôm nay.