Giáo viên Đại học Ngoại ngữ Đà Nẵng

1. Nhiệm vụ của giảng viên

Giảng dạy, nghiên cứu khoa học, biên soạn giáo trình, biên soạn tài liệu tham khảo; hướng dẫn sinh viên thực tập và khóa luận tốt nghiệp; thực hiện các công việc khác liên quan đến hoạt động đào tạo, nghiên cứu khoa học, đảm bảo chất lượng và các nhiệm vụ khác theo phân công.

2. Tiêu chuẩn chung đối với vị trí giảng viên

Những người có đủ các tiêu chuẩn chung sau đây; không phân biệt dân tộc, giới tính, thành phần xã hội, tín ngưỡng, tôn giáo; có thể nộp hồ sơ dự tuyển:

– Có trình độ Thạc sĩ trở lên, chuyên môn được đào tạo phù hợp với ngành/chuyên ngành yêu cầu cho từng vị trí việc làm [Mục 3 – tiêu chuẩn riêng]. Ưu tiên ứng viên có trình độ Tiến sĩ.

– Có khả năng nghiên cứu khoa học;

– Có khả năng ứng dụng công nghệ thông tin và sử dụng ngoại ngữ trong thực hiện các nhiệm vụ của chức danh giảng viên;

– Có lý lịch rõ ràng, phẩm chất đạo đức tốt;

– Có sức khỏe tốt để thực hiện nhiệm vụ;

– Có tinh thần trách nhiệm cao, có kỹ năng làm việc nhóm hiệu quả;

– Không dị tật, nói ngọng, nói lắp;

– Có nguyện vọng công tác lâu dài tại Trường Đại học Ngoại ngữ.

3.  Số lượng vị trí việc làm cần tuyển và tiêu chuẩn riêng cho từng vị trí

TT Đơn vị Vị trí Số

lượng

Tiêu chuẩn riêng
 

1

 

Khoa tiếng Anh

 

Giảng viên ngành Ngôn ngữ Anh

 

02

–   Có trình độ Thạc sĩ trở lên, được đào tạo ở nước ngoài. Tốt nghiệp đại học hệ chính quy ngành Ngôn ngữ Anh, Lý luận và Phương pháp dạy học bộ môn tiếng Anh [TESOL].

–   Chuyên môn được đào tạo thuộc ngành/chuyên ngành:

+ Ngôn ngữ Anh, TESOL: 01 chỉ tiêu [CT].

+ Truyền thông, Quan hệ công chúng: 01 CT;

Ưu tiên ứng viên:

–   Tốt nghiệp đại học hệ chính quy loại Giỏi trở lên.

–   Tốt nghiệp ở nước sử dụng tiếng Anh làm ngôn ngữ chính.

–   Có năng lực tiếng Anh tốt: IELTS 7.0 hoặc tương đương [còn hiệu lực].

 

Giảng viên ngành Hoa Kỳ học

 

02

–   Có trình độ Thạc sĩ trở lên, được đào tạo ở nước ngoài.

–   Chuyên môn được đào tạo thuộc ngành/chuyên ngành: Hoa kỳ học hoặc ngành/chuyên ngành gần.

Ưu tiên ứng viên:

–   Tốt nghiệp đại học hệ chính quy loại Giỏi trở lên.

–   Tốt nghiệp ở nước sử dụng tiếng Anh làm ngôn ngữ chính.

–   Có năng lực tiếng Anh tốt: IELTS 7.0 hoặc tương đương [còn hiệu lực].

 

2

 

Khoa tiếng Anh chuyên ngành

 

Giảng viên tiếng Anh chuyên ngành

 

03

–   Có trình độ Thạc sĩ trở lên, được đào tạo ở nước ngoài. Tốt nghiệp đại học hệ chính quy ngành Ngôn ngữ Anh, TESOL.

–   Chuyên môn được đào tạo thuộc ngành/chuyên ngành:

+ Ngôn ngữ Anh, TESOL: 01 CT.

+ Kinh doanh quốc tế, Tài chính, Ngân hàng, Thương mại, Thương mại điện tử: 01 CT

+ Du lịch, Quản trị du lịch, Lữ hành, Quản trị lữ hành: 01 CT.

Ưu tiên ứng viên:

–   Tốt nghiệp đại học hệ chính quy loại Giỏi trở lên.

–   Tốt nghiệp ở nước sử dụng tiếng Anh làm ngôn ngữ chính.

–   Có năng lực tiếng Anh tốt: IELTS 7.0 hoặc tương đương [còn hiệu lực].

 

3

 

Khoa tiếng Pháp

 

Giảng viên ngành Ngôn ngữ Pháp

 

01

–   Có trình độ Thạc sĩ trở lên. Tốt nghiệp đại học hệ chính quy ngành Ngôn ngữ Pháp.

–   Chuyên môn được đào tạo thuộc ngành/chuyên ngành: tiếng Pháp du lịch hoặc ngành/chuyên ngành gần.

Ưu tiên ứng viên:

–   Tốt nghiệp đại học hệ chính quy loại Giỏi trở lên.

–   Tốt nghiệp thạc sĩ, tiến sĩ ở nước sử dụng tiếng Pháp làm ngôn ngữ chính.

 

4

 

Khoa Ngôn ngữ và Văn hóa Nhật

Bản

Giảng viên ngành Ngôn ngữ Nhật  

02

–   Có trình độ Thạc sĩ trở lên. Tốt nghiệp đại học hệ chính quy ngành Ngôn ngữ Nhật Bản.

–   Chuyên môn được đào tạo thuộc ngành/chuyên ngành: Ngôn ngữ Nhật Bản hoặc ngành/chuyên ngành gần.

Ưu tiên ứng viên:

–   Được đào tạo ở nước ngoài.

Giảng viên tiếng Nhật thương mại  

02

–   Có trình độ Thạc sĩ trở lên, được đào tạo ở Nhật Bản. Tốt nghiệp đại học hệ chính quy ngành Ngôn ngữ Nhật Bản.

–   Chuyên môn được đào tạo thuộc ngành/chuyên ngành: Ngôn ngữ Nhật; MBA, Kinh tế phát

triển, Kinh doanh quốc tế, Khởi nghiệp Sáng tạo hoặc ngành/chuyên ngành gần;

 

5

 

Khoa Ngôn ngữ và Văn hóa Hàn Quốc

Giảng viên ngành Ngôn ngữ Hàn Quốc  

03

–   Có trình độ Thạc sĩ trở lên, được đào tạo ở Hàn Quốc. Tốt nghiệp đại học hệ chính quy ngành Ngôn ngữ Hàn Quốc.

–   Chuyên môn được đào tạo thuộc ngành/chuyên ngành: Ngôn ngữ Hàn Quốc, Văn học Hàn Quốc, Giáo dục tiếng Hàn, Hàn Quốc học, Kinh tế, Quản trị, Xã hội học, Báo chí, Du lịch, Truyền

thông hoặc ngành/chuyên ngành gần.

 

6

 

Khoa Quốc tế học

Giảng viên Bộ môn Châu Á học  

2

–   Có trình độ Thạc sĩ trở lên, được đào tạo ở nước ngoài [kết quả học tập trong bảng điểm đạt từ loại Khá trở lên]. Tốt nghiệp đại học hệ chính quy loại Giỏi trở lên.

–   Chuyên môn được đào tạo thuộc ngành/chuyên ngành: Đông phương học, Quan hệ quốc tế, Châu Á–Thái Bình Dương học, Nghiên cứu phát

triển quốc tế, Khoa học Chính trị, Báo chí và Truyền thông hoặc ngành/chuyên ngành gần.
 

7

 

Khoa tiếng Trung

 

Giảng viên ngành Ngôn ngữ Trung Quốc

 

03

–   Có trình độ Thạc sĩ trở lên, được đào tạo ở Trung Quốc. Chuyên môn được đào tạo thuộc ngành/chuyên ngành: Ngôn ngữ, Văn học và văn hóa nước ngoài; Văn hóa học; Kinh tế quốc tế; Trung Quốc học; Truyền thông quốc tế; Kinh doanh quốc tế; Quản trị dịch vụ du lịch và lữ hành hoặc ngành/chuyên ngành gần; hoặc

–   Có trình độ Thạc sĩ trở lên, được đào tạo tại Việt Nam [kết quả học tập trong bảng điểm đạt loại Giỏi trở lên]. Chuyên môn được đào tạo thuộc ngành/chuyên ngành: Ngôn ngữ, Văn học và văn hóa nước ngoài, Văn hóa học, Trung Quốc học.

–  Tốt nghiệp đại học hệ chính quy loại Giỏi trở lên ngành Ngôn ngữ Trung Quốc hoặc Sư phạm tiếng Trung. Nếu chỉ tốt nghiệp đại học loại Khá thì bắt

buộc các học phần thuộc khối kiến thức chuyên ngành phải có kết quả giỏi.

 

8

 

Khoa Sư phạm Ngoại ngữ

Giảng viên ngành Sư phạm tiếng Pháp  

01

–   Có trình độ Thạc sĩ trở lên.

–   Chuyên môn được đào tạo thuộc ngành/chuyên ngành: Ngôn ngữ Pháp, Sư phạm tiếng Pháp.

–   Tốt nghiệp đại học hệ chính quy ngành Ngôn ngữ Pháp, Sư phạm tiếng Pháp loại Giỏi trở lên.

* Ưu tiên ứng viên:

– Tốt nghiệp từ các nước sử dụng tiếng Pháp làm ngôn ngữ chính.

 

9

 

Tổ tiếng Thái Lan

Giảng viên ngành Ngôn ngữ Thái

Lan

 

02

–   Có trình độ Thạc sĩ trở lên. Tốt nghiệp đại học ngành Ngôn ngữ Thái Lan.

–   Chuyên môn được đào tạo thuộc ngành/chuyên ngành: Ngôn ngữ Thái Lan hoặc ngành/chuyên ngành gần;

* Ưu tiên ứng viên:

– Được đào tạo ở Thái Lan.

4. Hình thức tuyển dụng

Theo hình thức xét tuyển viên chức được quy định tại Điều 11 Mục 3 Chương 2 của Nghị định 115/2020/NĐ-CP. Các ứng viên dự tuyển tham gia 02 vòng xét tuyển với các nội dung như sau:

Vòng 1: Kiểm tra điều kiện dự tuyển tại Phiếu đăng ký dự tuyển theo yêu cầu của vị trí việc làm cần tuyển, nếu đáp ứng đủ thì người dự tuyển được tham dự vòng

Vòng 2: Phỏng vấn để kiểm tra trình độ đào tạo, năng lực, kỹ năng hoạt động nghề nghiệp, thái độ, động cơ của người dự tuyển theo yêu cầu của vị trí việc làm cần tuyển. Thời gian phỏng vấn từ 30-45 phút, gồm các nội dung:

Phần 1: Hội đồng đánh giá kỹ năng, thái độ, hiểu biết về đơn vị của ứng viên;

Phần 2: Hội đồng đánh giá kiến thức chung của ứng viên về Luật Giáo dục đại học, Luật viên chức, Chủ trương đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước, Cơ cấu tổ chức của đại học vùng/trường đại học, Kiểm định và đảm bảo chất lượng, Tự chủ đại học,…

Phần 3: Ứng viên giảng một nội dung kiến thức chuyên môn trước Hội đồng tuyển dụng và trả lời các câu hỏi để thể hiện năng lực chuyên môn.

Điểm phỏng vấn được tính theo thang điểm 100.

5.  Chính sách ưu tiên và chế độ đãi ngộ

5.1 Chính sách ưu tiên

Thực hiện theo quy định tại Điều 6 Mục 1 Chương 2 của Nghị định 115/2020/NĐ-CP.

5.2 Chế độ đãi ngộ

Môi trường làm việc năng động, chuyên nghiệp, gắn kết giữa đào tạo và nghiên cứu, có cơ hội thăng tiến;

Được tạo điều kiện đi đào tạo tiến sĩ tại các trường đại học có uy tín trong và ngoài nước theo nhiều nguồn học bổng của ĐHĐN, Bộ Giáo dục và Đào tạo, Hiệp định giữa Chính phủ Việt Nam và chính phủ các nước, các trường đại học nước ngoài, … ;

Được tạo điều kiện ra nước ngoài hợp tác giảng dạy, nghiên cứu, trao đổi học thuật, nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, phát huy tối đa năng lực của bản thân và phát triển nghề nghiệp;

Được hưởng lương theo chức danh nghề nghiệp và chế độ phúc lợi, thu nhập theo quy định chung của ĐHĐN, tương xứng với năng lực và kết quả công tác; được hưởng đầy đủ các chế độ về BHXH, BHYT theo quy định của Nhà nước.

6. Hồ sơ dự tuyển

Thành phần hồ sơ

– Phiếu đăng ký dự tuyển như mẫu kèm theo;

– Đơn xin việc [đơn được viết tay, nêu rõ vị trí việc làm muốn dự tuyển];

– Sơ yếu lý lịch tự thuật có xác nhận của Ủy ban Nhân dân xã, phường, thị trấn nơi đăng ký hộ khẩu thường trú trong thời hạn 30 ngày, tính đến ngày nộp hồ sơ dự tuyển [mẫu kèm theo];

– Bản sao công chứng Giấy khai sinh, Chứng minh nhân dân/Căn cước công dân;

– Bản sao công chứng các văn bằng [tốt nghiệp trung học phổ thông, đại học, thạc sĩ, tiến sĩ]; chứng chỉ và kết quả học tập [đại học, thạc sĩ, tiến sĩ] theo yêu cầu của vị trí dự tuyển. Trường hợp có văn bằng do cơ sở đào tạo nước ngoài cấp phải được công chứng dịch thuật sang tiếng Việt và được Cục Quản lý chất lượng Bộ Giáo dục và Đào tạo công nhận;

– Giấy chứng nhận sức khỏe do cơ quan y tế có thẩm quyền cấp trong thời hạn 30 ngày, tính đến ngày nộp hồ sơ dự tuyển;

– Phiếu lý lịch tư pháp do cơ quan có thẩm quyền cấp;

– Hai ảnh chân dung kích thước 4×6 cm trên nền màu trắng, chụp không quá 03 tháng tính đến ngày nộp hồ sơ;

– Bằng khen, giấy khen và giấy chứng nhận hưởng chính sách, giấy chứng nhận ưu tiên [nếu có].

– Số lượng hồ sơ: 01 bộ hồ sơ đầy đủ [sắp xếp theo đúng thứ tự quy định tại mục 1].

Các lưu ý đối với người dự tuyển

Toàn bộ hồ sơ được đựng trong túi bìa cứng, ngoài bì hồ sơ ghi rõ “Hồ sơ tuyển dụng viên chức năm 2021, gồm các thông tin: Vị trí dự tuyển, đơn vị, họ và tên, ngày tháng năm sinh, địa chỉ liên lạc, điện thoại và địa chỉ email.

Người dự tuyển hoàn toàn chịu trách nhiệm về hồ sơ đăng ký dự tuyển. Trường hợp khai không đúng sự thật, người dự tuyển sẽ bị loại khỏi danh sách tuyển dụng hoặc bị hủy kết quả tuyển dụng;

Mỗi người chỉ được đăng ký xét tuyển vào 01 vị trí.

Trường ĐHNN chỉ chấp nhận các bộ hồ sơ có đầy đủ các tiêu chuẩn, các văn bằng, chứng chỉ và giấy tờ hợp lệ theo quy định tại Thông báo này

Trường ĐHNN không hoàn trả hồ sơ nếu không đạt yêu cầu, không trúng tuyển.

7.  Thời gian, địa điểm nhận hồ sơ và phí tuyển dụng

Thời gian nhận hồ sơ

Bắt đầu từ 08h00 ngày 01/12/2021 đến hết 17h00 ngày 31/12/2021 trong giờ hành chính. Hồ sơ nộp sau thời gian trên đều không hợp lệ, kể cả theo dấu bưu điện.

Địa điểm nhận hồ sơ

Gửi hồ sơ qua đường bưu điện [EMS], đến địa chỉ: Phòng Tổ chức-Hành chính, Trường ĐHNN, số 131 Lương Nhữ Hộc, quận Cẩm Lệ, thành phố Đà Nẵng [để hạn chế việc ứng viên phải đi lại, tiếp xúc, đảm bảo công tác phòng chống dịch bệnh Covid-19].

Thời gian, địa điểm xét tuyển

Dự kiến tổ chức xét tuyển trong tháng 01 và tháng 02/2022 tại Trường ĐHNN. Kế hoạch cụ thể sẽ được thông báo.

8. Phí tuyển dụng: Người đủ điều kiện, tiêu chuẩn tham gia dự tuyển Vòng 2 thì nộp phí tuyển dụng 000VNĐ [căn cứ theo Thông tư số 92/2021/TT-BTC ngày 28/10/2021 của Bộ trưởng Bộ Tài chính quy định mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí tuyển dụng, dự thi nâng ngạch, thăng hạng công chức, viên chức].

Thông báo tuyển dụng; danh sách ứng viên đủ điều kiện dự tuyển và các nội dung có liên quan đến công tác tuyển dụng năm 2021 được Trường ĐHNN đăng tải trên Trang thông tin điện tử của Trường ĐHNN tại địa chỉ //www.ufl.udn.vn và niêm yết tại Phòng Tổ chức-Hành chính [131 Lương Nhữ Hộc, quận Cẩm Lệ, thành phố Đà Nẵng].

Trường ĐHNN không tổ chức biên soạn và bán tài liệu ôn thi, không chịu trách nhiệm đối với các lớp ôn thi và tài liệu ôn tập của các tổ chức, cá nhân tự tổ chức.

Mọi thông tin về công tác tuyển dụng viên chức năm 2021, xin liên hệ Phòng Tổ chức – Hành chính, Trường ĐHNN theo số điện thoại: 0236.3699324 [trong giờ hành chính]; Email: .

Các thông tin khác xem chi tiết trên website: //www.ufl.udn.vn. Trân trọng thông báo.

Nguồn tin: ufl.udn.vn

Video liên quan

Chủ Đề