Lãi suất sinh viên vay vốn ngân hàng mới nhất năm 2022

Nâng mức cho vay học sinh, sinh viên lên 4 triệu đồng/tháng

Ngày 27/09/2007, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 157/2007/QĐ-TTg [Quyết định 157] về tín dụng đối với học sinh, sinh viên [HSSV]. Mức vốn cho vay tối đa 800.000 đồng/tháng/học sinh, sinh viên. Đến nay, mức cho vay này đã qua 7 lần điều chỉnh kể từ lúc ban hành năm 2007.

Vừa qua, ngày 23/03/2022, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 05/2022/QĐ-TTg [Quyết định 05] sửa đổi, bổ sung một số Điều của Quyết định số 157/2007/QĐ-TTg [sửa đổi, bổ sung lần thứ 8]. Theo đó, mức vốn cho vay tối đa được điều chỉnh từ 2.500.000 đồng/tháng/HSSV [Quyết định số 1656/QĐ-TTg] lên 4.000.000 đồng/tháng/HSSV [Khoản 2 Điều 1 Quyết định 05], tăng thêm 1.500.000 đồng/tháng/HSSV.

 

So với mức vốn cho vay năm 2007 là 800.000 đồng/tháng/HSSV, sau 14 năm mức vốn cho vay đã tăng được 3.200.000 đồng/tháng/HSSV. Từ năm 2019 đến nay, mức vốn cho vay được điều chỉnh tăng luôn lớn hơn 60%. Năm 2019 điều chỉnh tăng khoảng 66,6% so với 2017; năm 2022 điều chỉnh tăng 60% so với 2019.

Giải thích cho việc tăng mức vay vốn lên 4.000.000 đồng, theo đánh giá của Bộ Giáo dục và Đào tạo với mức cho vay 2.500.000 đồng/tháng/HSSV [25.000.000 đồng/năm/HSSV] chỉ mới đáp ứng 49% học phí của nhóm ngành có học phí cao nhất và 38,5% nhu cầu chi phí học tập cho HSSV. Mức chi phí học tập bình quân của một HSSV khoảng 6,5 triệu đồng/tháng đến 9,5 triệu đồng/tháng.

Theo Ngân hàng Chính sách xã hội [đơn vị triển khai chính sách cho vay HSSV, VBSP], tại thời điểm 2019 mức cho vay 2.500.000 đồng/tháng/HSSV có thể đáp ứng khoảng 60% chi phí học tập. Tuy nhiên, thời điểm hiện tại mức cho vay trên chỉ đáp ứng khoảng 37% tổng chi phí học tập của HSSV, cùng với việc chi phí đang gia tăng, mức cho vay như hiện tại khó có thể hỗ trợ tốt cho các HSSV có hoàn cảnh khó khăn.

Ngoài ra, Quyết định 05 cũng sửa đổi một số nội dung khác như:

Đối tượng được vay vốn [sửa đổi khoản 2 Điều 2], theo đó đối tượng được vay vốn bao gồm: [a] Học sinh, sinh viên mồ côi cả cha lẫn mẹ hoặc chỉ mồ côi cha hoặc mẹ nhưng người còn lại không có khả năng lao động; [b] Học sinh, sinh viên là thành viên của hộ gia đình thuộc một trong các đối tượng: [i] Hộ nghèo theo chuẩn quy định của pháp luật; [ii] Hộ cận nghèo theo chuẩn quy định của pháp luật; [iii] Hộ có mức sống trung bình theo chuẩn quy định của pháp luật. Như vậy, Quy định bổ sung thêm đối tượng được vay vốn là hộ cận nghèo theo chuẩn quy định của pháp luật [Thông tư số 07/2021/TT-BLĐTBXH và Quyết định số 24/2021/QĐ-TTg].

Trả nợ gốc và lãi tiền vay lần đầu tiên [sửa đổi khoản 2 Điều 9]: thời điểm đối tượng được vay vốn phải trả nợ gốc và lãi lần đầu tiên là kể từ ngày HSSV kết thúc khóa học 12 tháng theo quy định. Quy định mới không xét đến tình trạng việc làm của HSSV, cứ sau 12 tháng kể từ ngày HSSV kết thúc khóa học, người vay vốn [đại diện Hộ gia đình của HSSV] có nghĩa vụ phải trả nợ gốc, lãi lần đầu tiên cho VBSP. Quy định mới hỗ trợ cho cán bộ của VBSP không cần phải thường xuyên theo dõi, giám sát tình trạng việc làm của HSSV trong vòng 12 tháng sau khi kết thúc khóa học.

Miễn lãi phạt trả nợ trước hạn [sửa đổi khoản 2 Điều 9]: theo quy định mới đối tượng vay vốn có thể trả nợ trước hạn mà không phải chịu lãi phạt trả nợ trước hạn.

Theo số liệu cập nhật trên Báo cáo thường niên 2020, tính đến ngày 31/12/2020, dư nợ cho vay HSSV của VBSP đạt 10.469 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng 4,6% so với tổng dư nợ, VBSP đã cho vay 44.585 HSSV có hoàn cảnh khó khăn.

Theo Nghị quyết số 11/NQ-CP về chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội, giai đoạn 2022 – 2023, Chính phủ giao VBSP triển khai các chính sách cho vay ưu đãi, trong đó tổng nguồn vốn cho vay tối đa là 3.000 tỷ đồng đối với HSSV theo Quyết định 157.

Đại diện VBSP ở tỉnh cho biết, sau khi Quyết định 05 được ban hành, các chi nhánh của VBSP cũng ban hành Thông báo kịp thời điều chỉnh mức cho vay và đối tượng cho vay để phù hợp với Quyết định của Chính phủ. Theo đó, mức cho vay tối đa áp dụng từ ngày 19/5/2022 đối các khoản giải ngân mới là 4.000.000 đồng/tháng/HSSV [40.000.000 đồng/năm/HSSV]. Mức lãi suất áp dụng là 6,6%/năm [0,55%/tháng].

Quyết định số 05/2022/QĐ-TTg có hiệu lực thi hành kể từ ngày 19/05/2022.

[Theo Nhịp sống kinh tế]

Trong 2 năm 2022 và 2023, các doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh được vay vốn với lãi suất chỉ còn 2%/năm.

Phó thủ tướng Chính phủ Lê Minh Khái vừa ký quyết định số 5/2022/QĐ-TTg sửa đổi, bổ sung một số điều của quyết định số 157/2007/QĐ-TTg ngày 27-9-2007 của Thủ tướng Chính phủ về tín dụng đối với học sinh, sinh viên. Theo đó, mức cho vay tối đa là 4 triệu đồng/tháng/học sinh, sinh viên. 

Như vậy, so với mức cũ đã áp dụng từ 1-12-2019 thì mức cho vay tối đa đối với học sinh, sinh viên tăng thêm 1,5 triệu đồng/tháng/học sinh, sinh viên.

Quyết định cũng sửa đổi khoản 2 điều 2 về đối tượng được vay vốn: Học sinh, sinh viên là thành viên của hộ gia đình thuộc một trong các đối tượng:

1- Hộ nghèo theo chuẩn quy định của pháp luật.

2- Hộ cận nghèo theo chuẩn quy định của pháp luật.

3- Hộ có mức sống trung bình theo chuẩn quy định của pháp luật.

Quyết định cũng sửa đổi khoản 2 điều 9 về trả nợ gốc và lãi tiền vay. Cụ thể, kể từ ngày học sinh, sinh viên kết thúc khóa học 12 tháng theo quy định, đối tượng được vay vốn phải trả nợ gốc và lãi tiền vay lần đầu tiên. Đối tượng được vay vốn có thể trả nợ trước hạn mà không chịu lãi phạt trả nợ trước hạn.

Đối với các hợp đồng vay vốn tín dụng đã ký hợp đồng trước ngày 19-5-2022, Ngân hàng Chính sách xã hội, khách hàng và các bên liên quan tiếp tục được thực hiện theo các cam kết, các quyền hạn và trách nhiệm ghi trong hợp đồng đã ký. Mức vay tối đa nêu trên được áp dụng đối với các khoản giải ngân mới kể từ ngày 19-5-2022.

Theo đánh giá của Bộ Giáo dục và đào tạo, trong điều kiện mức học phí hiện nay [theo nghị định số 86/2015/NĐ-CP], mức cho vay hiện hành [2,5 triệu đồng/thánghọc sinh, sinh viên] mới chỉ đáp ứng 49% học phí của nhóm ngành có học phí cao nhất và 38,5% nhu cầu chi phí học tập cho học sinh, sinh viên [học phí và chi phí sinh hoạt]. Mức chi phí học tập của một học sinh, sinh viên là khoảng 6,5 triệu đồng/tháng đến 9,5 triệu đồng/tháng [tính với mức học phí cao nhất].

Còn theo Ngân hàng Chính sách xã hội, tại thời điểm ban hành quyết định 157/2007/QĐ-TTg, mức cho vay tối đa 1 học sinh, sinh viên là 800.000 đồng/tháng, đáp ứng khoảng 66% tổng chi phí học tập của học sinh, sinh viên.

Tại thời điểm năm 2019, mức cho vay 2,5 triệu đồng/học sinh, sinh viên/tháng đáp ứng khoảng 60% chi phí học tập. Tuy nhiên đến thời điểm hiện nay, mức cho vay hiện hành chỉ đáp ứng được 37% tổng chi phí học tập của học sinh, sinh viên, cộng với chi phí sinh hoạt tiếp tục gia tăng, mức cho vay hiện hành 2,5 triệu đồng/tháng khó đảm bảo theo học của học sinh, sinh viên.

Bộ Tài chính cho biết mức vay vốn tối đa cần được điều chỉnh để phù hợp với lộ trình tăng học phí, khả năng huy động vốn của Ngân hàng Chính sách xã hội, khả năng cấp bù chênh lệch lãi suất và phí quản lý của ngân sách nhà nước. 

Việc nâng mức vốn vay để hỗ trợ cho học sinh, sinh viên trang trải chi phí học tập qua đó góp phần ổn định đời sống, tư tưởng cho hộ gia đình và học sinh, sinh viên, nâng cao trình độ dân trí là cần thiết.

Cần chính sách mới cho sinh viên vay vốn

Theo Báo Chính Phủ

Trần Thị Ngọc Anh, hiện là sinh viên Trường ĐH Tài chính - marketing, có hoàn cảnh khó khăn và từng nhận học bổng Tiếp sức đến trường của báo Tuổi Trẻ - Ảnh: TRỌNG NHÂN

Ngoài ra, chi phí học tập tại các TP lớn liên tục tăng thời gian qua, tạo áp lực không nhỏ lên các gia đình. Bên cạnh đó, ĐH công lập sẽ bước vào giai đoạn tự chủ tài chính đồng nghĩa với học phí tăng làm sinh viên gặp nhiều khó khăn.

Thủ tục phức tạp

Theo Bộ GD-ĐT, chi phí học tập bình quân hiện nay của một học sinh, sinh viên khoảng 6,5 - 9,5 triệu đồng/tháng. Nên mức cho vay 2,5 triệu đồng/tháng/học sinh, sinh viên trước đây chỉ đáp ứng 49% học phí của nhóm ngành có học phí cao nhất và 38,5% nhu cầu chi phí học tập. 

Tuy nhiên, thời điểm hiện tại chỉ đáp ứng khoảng 37%, cùng với việc chi phí đang gia tăng, mức cho vay 2,5 triệu đồng/tháng khó có thể hỗ trợ tốt cho các học sinh, sinh viên có hoàn cảnh khó khăn.

Trước thực tế đó, ngày 23-3 Thủ tướng đã ban hành quyết định điều chỉnh mức vay từ 2,5 triệu đồng lên 4 triệu đồng/tháng/học sinh, sinh viên. 

Quyết định này cũng sửa đổi đối tượng được vay vốn gồm: học sinh, sinh viên mồ côi cả cha lẫn mẹ hoặc chỉ mồ côi cha hoặc mẹ nhưng người còn lại không có khả năng lao động; học sinh sinh viên là thành viên của hộ gia đình thuộc một trong các đối tượng: hộ nghèo theo chuẩn quy định của pháp luật; hộ cận nghèo theo chuẩn quy định của pháp luật; hộ có mức sống trung bình theo chuẩn quy định của pháp luật.

Sinh viên Hoàng Ngọc Tân [Trường ĐH Công nghệ thông tin - ĐH Quốc gia TP.HCM] cho biết gần hai năm qua gia đình bạn vô cùng khó khăn, kinh tế kiệt quệ do mẹ bị bệnh ung thư. "Tôi biết đến chính sách tín dụng sinh viên và rất muốn được vay tiền ăn học nhưng tôi không thuộc đối tượng vay vốn. 

Chính sách mới bổ sung thêm đối tượng được vay vốn là hộ cận nghèo theo chuẩn quy định của pháp luật nhưng tôi cũng không đủ điều kiện vì gia đình tôi không thuộc diện này. Tôi có hỏi thủ tục xin vay nhưng thấy phức tạp quá, số tiền được vay cũng không nhiều nên thôi" - Tân nói.

Gia đình sinh viên Kiều Trang [Trường ĐH Khoa học xã hội và nhân văn - ĐH Quốc gia TP.HCM] cũng không thuộc diện hộ nghèo nhưng có em trai út bị bệnh tim bẩm sinh và câm điếc. 

Sau lần mổ tim, bệnh của em trai đã thuyên giảm cũng là lúc gia đình thêm nghèo túng. Trang chia sẻ: "Gia đình tôi thuộc diện cận nghèo, theo quy định trước đây không thuộc đối tượng được vay vốn từ chương trình tín dụng sinh viên. 

Thời gian qua tôi gặp rất khó khăn nhưng nhờ kiếm được việc làm thêm, tự lo được sinh hoạt phí. Còn học phí thì bố mẹ vay tiền người thân quen gửi cho tôi. Không chỉ tôi mà rất nhiều bạn sinh viên khác gần đây cũng gặp rất nhiều khó khăn trong cuộc sống. 

Sinh viên đều mong Nhà nước mở rộng đối tượng sinh viên được vay vốn học tập với các thủ tục đơn giản hơn hiện nay".

Cần mở rộng đối tượng cho vay

Theo PGS.TS Nguyễn Đình Tứ - giám đốc Quỹ phát triển ĐH Quốc gia TP.HCM, quỹ tín dụng sinh viên hiện có những hạn chế. Từ năm 1998 đến nay, quy định về tín dụng sinh viên dù đã được sửa đổi nhiều lần nhưng vẫn có nhiều hạn chế về đối tượng được vay, mức vay khá thấp, thời hạn vay ngắn, thủ tục và phương thức vay còn phức tạp. 

"Với mức 6,6%/năm [0,55%/tháng], lãi suất cho vay tín dụng sinh viên đang cao hơn khoảng 1% so với mặt bằng lãi suất huy động kỳ hạn 12 tháng của các ngân hàng thương mại nhà nước. Theo tôi, lãi suất như vậy hoàn toàn không phù hợp với đối tượng là sinh viên vay để phục vụ việc học tập", ông Tứ nhận định.

ThS Nguyễn Văn Toàn - trưởng phòng công tác sinh viên Trường ĐH Công nghệ thông tin [ĐH Quốc gia TP.HCM] - đề nghị: "Nhà nước cần mở rộng thêm đối tượng sinh viên được vay vốn học tập như cách làm của nhiều nước, tín dụng sinh viên đã phổ biến cho toàn thể sinh viên và không phân biệt sinh viên khó khăn hay không. 

Bên cạnh đó, thay vì quy định sinh viên vay vốn thông qua hộ qua đình thì nên để sinh viên được trực tiếp vay. Nhà nước cần mạnh dạn cho sinh viên vay đủ tiền để đóng học phí và chi phí sinh hoạt. Nhà nước cũng không lo việc sinh viên không trả nợ vay, vì hiện có rất nhiều cách để ngăn chặn hiệu quả việc này được rất nhiều nước đang áp dụng".

ThS Đặng Kiên Cường - trưởng phòng công tác sinh viên Trường ĐH Nông lâm TP.HCM - cũng cho rằng nếu nguồn quỹ chương trình tín dụng sinh viên đủ lớn thì nên mở rộng đối tượng được vay...

Nhu cầu vay vốn của sinh viên rất lớn

TS Lâm Thanh Minh - quyền trưởng phòng công tác chính trị và học sinh, sinh viên Trường ĐH Sư phạm TP.HCM - cho biết hiện nay số sinh viên xác nhận thủ tục vay vốn học tập tại trường từ đầu năm học 2021 - 2022 [tháng 9-2021 đến tháng 5-2022] chiếm gần 15% số sinh viên của trường, tăng khoảng 5% so với năm học trước.

Trong mùa dịch, nhà trường hỗ trợ sinh viên bằng cách scan giấy xác nhận sinh viên và gửi về Ngân hàng Chính sách xã hội để thực hiện thủ tục vay.

"Thời gian gần đây số sinh viên có nhu cầu vay vốn tăng cho thấy nhu cầu vay vốn học tập của sinh viên rất lớn. Tuy nhiên, vẫn còn một số bất cập trong chính sách này. Cần tiếp tục thực hiện chính sách này và liên thông với các quy định của Chính phủ về học phí, cũng như nghị định về hỗ trợ tiền đóng học phí và sinh hoạt phí đối với các ngành đào tạo giáo viên" - ông Minh kiến nghị.

Tăng mức cho vay học sinh, sinh viên lên 4 triệu đồng/tháng

TRẦN HUỲNH

Video liên quan

Chủ Đề