Giáo an tích hợp môn Toán tiểu học

BÀI DỰ THI:

DẠY HỌC THEO CHỦ ĐỀ TÍCH HỢP

TÍCH HỢP: TOÁN - VẬT LÍ – HOÁ HỌC – SINH HỌC - LỊCH SỬ - ĐỊA LÍ – GDCD QUA CHỦ ĐỀ:

GIẢI BÀI TOÁN BẰNG CÁCH LẬP PHƯƠNG TRÌNH - HỆ PHƯƠNG TRÌNH [TOÁN 9] .

A. ĐẶ T VẤN ĐỀ

     Việt Nam là quốc gia có đường bờ biển dài và vùng biển rộng. Biển, đảo Việt Nam là một kho tàng tài nguyên vô giá, về nguồn lợi thủy sản, khoáng sản, du lịch và cũng là điều kiện phát triển ngành GTVT biển. Đây là điều kiện để nước ta phát triển kinh tế, nâng cao chất lượng cuộc sống và hội nhập vào nền kinh tế khu vực và thế giới.

Song, thực trạng về ô nhiễm môi trường biển hiện nay đang là vấn đề nóng đang cần được quan tâm. Hơn nữa, tình hình tranh chấp chủ quyền biển đảo trên Biển Đông đã trở thành vấn đề rất phức tạp. Đặc biệt, chủ quyền quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa của nước ta đã và đang  bị Trung Quốc xâm phạm. Sự kiện Trung Quốc đã ngang nhiên đưa giàn khoan Hải Dương 981 vào vùng thềm lục địa, vùng đặc quyền kinh tế của nước ta [năm 2014]. Điều đó vi phạm nghiêm trọng luật pháp quốc tế, đe dọa hòa bình, ổn định, an ninh, an toàn và tự do hàng hải ở Biển Đông.

     Nếu là người Việt Nam yêu nước, ai cũng đau lòng khi lãnh hải của tổ quốc bị xâm phạm. Với trách nhiệm của một người công dân yêu nước, một người làm công tác giáo dục, chúng tôi luôn xác định: Nhiệm vụ của người thầy không chỉ là truyền đạt kiến thức mà còn phải truyền lại cho thế hệ sau tình yêu quê hương đất nước, yêu dân tộc, yêu chuộng hòa bình, tự do... Từ đó, các em không chỉ biết về chủ quyền Tổ quốc mà có ý thức, trách nhiệm bảo vệ chủ quyền của quốc gia, dân tộc.          

     Là một giáo viên dạy bộ môn Toán, trong các tiết dạy chính khoá cũng như dạy tự chọn tôi luôn cố gắng tìm tòi lồng ghép, đan xen các nội dung trong thực tiễn cuộc sống cũng như các môn học khác nhau có liên quan vào bài giảng của mình để khơi dậy tính tò mò, ham học hỏi, tạo hứng thú cho các em nắm bài chắc chắn hơn, hiểu được vai trò quan trọng của toán học đối với các bộ môn khoa học khác cũng như trong cuộc sống. Đồng thời chú ý giáo giáo dục cho trẻ  hiểu biết thêm về vấn đề chủ quyền biển đảo thì việc lồng ghép giáo dục trong các bộ môn ở các cấp học là con đường hiệu quả nhất nhằm đáp ứng việc dạy học theo định hướng đổi mới hiện nay.

     Tham dự cuộc thi “Dạy học theo chủ đề tích hợp” do Bộ GD&ĐT tổ chức, tôi nhận thức được quan điểm tích hợp là định hướng về nội dung và phương pháp dạy học; trong đó giáo viên tổ chức, hướng dẫn để học sinh biết huy động tổng hợp kiến thức, kỹ năng thuộc nhiều lĩnh vực khác nhau nhằm giải quyết các nhiệm vụ học tập, thông qua đó hình thành những kiến thức, kỹ năng mới, phát triển được những năng lực cần thiết, nhất là năng lực giải quyết vấn đề trong học tập và trong thực tiễn cuộc sống. Vậy nên tôi chọn và nghiên cứu dự án dạy học với chủ đề:

TÍCH HỢP: TOÁN - VẬT LÍ – HOÁ HỌC – SINH HỌC - LỊCH SỬ - ĐỊA LÍ – GDCD QUA CHỦ ĐỀ:

GIẢI BÀI TOÁN BẰNG CÁCH LẬP PHƯƠNG TRÌNH - HỆ PHƯƠNG TRÌNH [TOÁN 9] .

B. NỘI DUNG

I/ Tên dự án dạy học:

TÍCH HỢP: TOÁN - VẬT LÍ – HOÁ HỌC – SINH HỌC - LỊCH SỬ - ĐỊA LÍ – GDCD QUA CHỦ ĐỀ:

GIẢI BÀI TOÁN BẰNG CÁCH LẬP PHƯƠNG TRÌNH - HỆ PHƯƠNG TRÌNH [TOÁN 9] .

II/ Mục tiêu:

Sau bài học, HS đạt được:

1.Kiến thức:

* Học sinh được củng cố lại các bước giải bài toán bằng cách lập phương trình - hệ phương trình: Phân tích bài toán, chọn ẩn số, biểu diễn các đại lượng chưa biết, lập phương trình, giải phương trình - hệ phương trình, đối chiếu điều kiện của ẩn, trả lời bài toán.

* Biết  sử dụng tích hợp kiến thức phân môn và liên môn để giải quyết các bài toán và các nội dung, yêu cầu đặt ra trong bài học, cụ thể là:

+ Lịch sử: Biết được ý nghĩa lịch sử trọng đại của ngày Quốc Khánh [ngày 2/9]; Hiểu được quyền hạn của Việt Nam trong vùng biển nước mình.

+ Địa lí: Học sinh biết được vai trò của biển đối với sự phát triển kinh tế, chính trị của đất nước, biết được vị trí địa lí của quần đảo Hoàng Sa, Biết được một số căn cứ để khẳng định chủ quyền biển đảo nước ta.

[Địa lí 8: Bài 23, bài 24]

[Địa lí 9: Bài 38-39-40]

+ Môn Sinh học: Học sinh hiểu được sự đa dạng của các loài sinh vật biển dựa trên các điều kiện tự nhiên, môi trường sống thuận lợi. Sự ô nhiễm môi trường biển làm suy giảm tài nguyên sinh vật.

Sinh học 7

+ Môn Giáo dục công dân: Học sinh có tình yêu, tự hào về quê hương đất nước, có ý thức trách nhiệm giữ gìn, bảo vệ biển đảo quê hương.

+ Vật lí: Học sinh được củng cố lại công thức tính quãng đường, công thức  trong toán chuyển động, công thức liên hệ giữa khối lượng riêng, khối lượng và thể tích của vật.                          [Vật lí 8 – bài 2].

+ Hóa học: Học sinh biết sử dụng công thức tính nồng độ chất tan trong dung dịch.                                   [Hóa học 8 -  bài 42].

+ Toán học: Học sinh biết sử dụng công thức tính diện tích, chu vi hình chữ nhật.

  [Hình học 8 -  chương II- bài 2].

Học sinh biết sử dụng kiến thức về tỉ số của hai số và tỉ số %.

[Số học 6].

+ Tin học: Học sinh biết cách truy cập các trang mạng để tìm hiểu các thông tin về các vấn đề xã hội cần thiết.

 [Tin học 9 – bài 3].

+ Thông tin xã hội: Học sinh biết được sự kiện cá chết hàng loạt ở vùng biển Miền Trung năm 2015, sự kiện tảo nở hoa độc hại [hay còn gọi là thủy triều đỏ] ở Đà Nẵng. Sự kiện tranh chấp tại Biển Đông.

+Trong thực tiễn cuộc sống: Học sinh tính được kích thước mảnh đất của sân trường, số cây con rau  mẹ và Mai mang đi trồng, giá tiền mỗi quả trứng mẹ Lan đã mua…

2. Kỹ năng:

- Rèn luyện kỹ năng lập bảng phân tích đối với dạng toán chuyển động, kĩ năng chọn ẩn và biểu diễn các đại lượng chưa biết theo ẩn và theo các đại lượng đã biết, kĩ năng lập phương trình - hệ phương trình, kĩ năng biến đổi và giải phương trình - hệ phương trình.

- Trình bày tốt các dạng bài tập áp dụng.

- Linh hoạt, chủ động, thông minh và khéo léo trong việc vận dụng kiến thức liên môn để giải quết các tình huống cụ thể trong cuộc sống thực tiễn.

2.2/ Kỹ năng sống.

- Kỹ năng tư duy, phê phán, đánh giá; kỹ năng ra quyết định và giải quyết vấn đề.

- Kỹ năng quản lí thời gian.

- Kỹ năng nói; kỹ năng trình bày suy nghĩ, ý tưởng và kỹ năng hợp tác; kỹ năng lắng nghe tích cực.

- Kỹ năng thu thập và xử lí thông tin, quan sát phim ảnh; kỹ năng truy cập mạng Internet.

3. Thái độ:

- Có thái độ tự giác thực hiện những nội dung đã học trong bài: có niềm tự hào về lịch sử dân tộc; có ý thức bảo vệ nguồn tài nguyên biển; bảo vệ môi trường nói chung và môi trường biển nói riêng; xác định mục đích học tập, lí tưởng sống đúng đắn.

- Có ý thức tự giác tích cực, hợp tác trong học tập; tích cực tìm hiểu thông tin xã hội để biết được một phần thực trạng về tình hình xã hội hiện nay. Từ đó tìm thấy niềm vui, say mê trong học tập và nghiên cứu.

- Thấy được mục đích đúng đắn là học tập, từ đó đề ra những biện pháp thiết thực nhằm thực hiện mục tiêu mà mình đề ra.

4. Định hướng phát triển năng lực:

- Học sinh có năng lực vận dụng các bước giải bài toán bằng cách lập phương trình - hệ phương trình; năng lực vận dụng tốt kiến thức các bộ môn Vật lí, Hóa học, Hình học, Số học có liên quan để giải quyết các vấn đặt ra trong bài giảng.

- Học sinh hình thành năng lực tự học và tính toán, năng lực sử dụng ngôn ngữ toán học, năng lực tư duy lô gic, năng lực sáng tạo, hợp tác nhóm, năng lực sử dụng công nghệ thông tin.

- Học sinh có năng lực giải quyết các bài toán trong thực tiễn cuộc sống như thông qua việc giải bài toán bằng cách lập phương trình - hệ phương trình để tính được kích thước mảnh đất của sân trường, số cây con rau  mẹ và Mai mang đi trồng, giá tiền mỗi quả trứng mà mẹ Lan đã mua…

III/ Đối tượng dạy học của dự án.

Đối tượng học sinh lớp 9a trường THCS Xuân Phú, huyện Yên Dũng, tỉnh Bắc Giang. 

Đặc điểm học sinh: Học sinh có lực học khá, giỏi. Khả năng nhận thức khá tốt.

IV/ Ý nghĩa của bài học.

1. Ý nghĩa của dự án đối với thực tiễn dạy học:

Dự án dạy học tích hợp với chủ đề “giải bài toán bằng cách lập phương trình - hệ phương trình” không chỉ củng cố kiến thức và rèn kỹ năng về giải loại toán bằng cách lập phương trình - hệ phương trình mà còn giúp các em học sinh biết vận dụng kiến thức, kỹ năng của nhiều môn học như: Toán học, Hóa học, Vật lí, Địa lý, Lịch sử, Giáo dục công dân để giải quyết các tình huống, các câu hỏi đặt ra trong quá trình dạy - học. Qua đó thấy rõ kiến thức các môn học như Toán học - Vật lí – Hoá học … có liên quan mật thiết với nhau và đây chính là sợi dây liên kết giữa những môn học, thấy rằng những tri thức mà các em đang có luôn tương quan xuyên suốt, có ý nghĩa hỗ trợ tác động qua lại lẫn nhau.

Hơn nữa, dự án dạy học tích hợp với chủ đề “giải bài toán bằng cách lập phương trình - hệ phương trình” còn hình thành cho học sinh các kỹ năng quan sát, hoạt động nhóm, trình bày trước lớp, giao tiếp, giúp học sinh phát triển năng lực hành động, năng lực giải quyết vấn đề thực tiễn, năng lực phát triển tư duy, năng lực tính toán…   Qua đó rèn ý thức tự giác tích cực chủ động trong học tập, giáo dục tri thức, giáo dục kỹ năng sống, hình thành phẩm chất nhân cách, hình thành năng lực cho học sinh. Rèn cho học sinh kỹ năng vận dụng liên môn các kiến thức trong quá trình học tập bộ môn Toán nói riêng và tất cả các bộ môn khoa học khác nói chung một cách linh hoạt và sáng tạo

2. Ý nghĩa của dự án đối với thực tiễn đời sống:

Dự án dạy học tích hợp với chủ đề “giải bài toán bằng cách lập phương trình - hệ phương trình” giúp các em học sinh hiểu hơn về vai trò của biển đối với đời sống con người, đối với sự phát triển kinh tế của đất nước đặc biệt đối với sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, biết được thực trạng về ô nhiễm môi trường biển hiện nay, biết được vị trí địa lí của quần đảo Hoàng Sa, một số căn cứ về chủ quyền biển đảo nước ta, đặc biệt là đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa; biết được một số thông tin thời sự về sự tranh chấp chủ quyền ở Biển Đông hiện nay. Qua đó giáo dục học sinh biết yêu thiên nhiên, yêu quê hương đất nước, yêu chuộng hoà bình, có ý thức bảo vệ tài nguyên thiên nhiên đặc biệt là nguồn tài nguyên biển, bảo vệ môi trường biển, có ý thức bảo vệ chủ quyền biển đảo quê hương.

      Đồng thời qua dự án các em thấy rằng các vấn đề trong cuộc sống luôn gắn liền với các kiến thức trong học tập. Để từ đó học sinh có niềm tin yêu và hứng thú trong học tập, có những nhu cầu tìm tòi, sự hiểu biết để phát hiện ra những cái hay, những đặc trưng riêng của Toán học đã được ứng dụng trong thực tiễn. Các em thấy đựơc việc học nói chung và việc học bộ môn Toán nói riêng có thể nói là vô cùng quan trọng và cần thiết. Các em thấy được mình cần phải tiếp tục xây dựng cho mình một động cơ học tập đúng đắn, một động lực mạnh mẽ để rèn luyện bản thân, cố gắng học tập và rèn luyện để có những kiến thức, những hiểu biết, trang bị cho mình một nền tảng tri thức vững vàng, một ý thức kiên định trong học tập và trong cuộc sống, chuẩn bị hành trang cho cuộc sống tương lai, góp phần xây dựng quê hương đất nước, trở thành người công dân tốt, có ích cho xã hội.

V/ Thiết bị dạy học, học liệu

Giáo Viên:

* Các thiết bị, đồ dùng dạy học, học liệu sử dụng trong dạy học:

- Máy vi tính, máy chiếu Projecter.

- Một số sách tham khảo: Lịch sử; Vật lí; Địa lí; Tin học; Hóa học…

* Ứng dụng CNTT trong việc dạy và học của dự án:

- Sử dụng phần mềm PowerPoint trong trình chiếu.

- Phầm mềm hỗ trợ download.

- Phần mềm đổi đuôi, cắt ghép, xử lí phim ảnh.

Học sinh:

Sưu tập một bộ hình ảnh liên quan đến nội dung bài học như: Hình ảnh về hoạt động khai thác thuỷ sản, khai thác dầu khí tại Biển Đông, hình ảnh cá chết hàng loạt tại vùng biển miền Trung nước ta năm 2015, hình ảnh ô nhiễm môi trường biển, hình ảnh về hoạt động vệ sinh bảo vệ môi trường biển, một số hình ảnh về Trung Quốc xâm phạm chủ quyền biển đảo tại quần đảo Hoàng Sa nước ta….

VI. Hoạt động dạy học và tiến trình dạy học

TÍCH HỢP: TOÁN - VẬT LÍ – HOÁ HỌC – SINH HỌC - LỊCH SỬ - ĐỊA LÍ – GDCD QUA CHỦ ĐỀ:

GIẢI BÀI TOÁN BẰNG CÁCH LẬP PHƯƠNG TRÌNH - HỆ PHƯƠNG TRÌNH [TOÁN 9] .

Hoạt động 1: Tích hợp môn Lịch sử.

Bài toán 1: Trong dịp kỉ niệm 70 năm ngày thành lập nước CHXHCN Việt Nam có 180 học sinh được điều về thăm quan diễu hành tại quảng trường Ba Đình Hà Nội. Người ta tính rằng, nếu dùng loại xe lớn để chở một lượt hết số học sinh thì phải điều động ít hơn 2 xe so với dùng xe nhỏ. Biết rằng mỗi ghế ngồi 1 học sinh và mỗi xe lớn có nhiều hơn mỗi xe nhỏ là 15 ghế. Tính số xe lớn nếu loại xe này được huy động.

1/ Mục tiêu:

  • Học sinh được rèn kỹ năng giải bài toán bằng cách lập phương trình đối với loại toán tìm số.
  • Hiểu được ý nghĩa lịch sử quan trọng ngày Quốc Khánh 2/9.

2/ Cách tổ chức thực hiện

Hoạt động của giáo viên

Hoạt động của học sinh.

Cho học sinh nghiên cứu đề bài.

Bài toán cho biết gì? Yêu cầu gì?

Hãy chọn ẩn và đặt điều kiện cho ẩn.

GV phát phiếu học tập đã chuẩn bị sẵn cho học sinh.

Giáo viên phát phiếu học tập, yêu cầu học sinh hoạt động nhóm điền vào chỗ trống trên phiếu học tập.

GV theo dõi, giúp đỡ, hỗ trợ những nhóm gặp khó khăn.

Sau 5 phút giáo viên thu phiếu học tập và nhận xét rút kinh nghiệm bài làm của học sinh trên phiếu học tập bằng máy chiếu một số bài làm tiêu biểu.

GV chốt lại các bước trình bày lời giải bài toán bằng cách lập phương trình- hệ phương trình.

? Theo em ngày thành lập nước CHXHCN Việt Nam là ngày, tháng, năm nào?

Ngày đó tại quảng trường Ba Đình diễn ra sự kiện lịch sử gì?

Chủ tịch Hồ Chí Minh thay mặt Chính phủ lâm thời - tức là ủy ban Dân tộc giải phóng Trung ương - Người đọc bản Tuyên ngôn Độc Lập. Tuyên bố với quốc dân đồng bào cả nước và toàn thể nhân loại trên thế giới, bắt đầu từ nay Nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà đã ra đời. Bản Tuyên ngôn Độc lập cũng đã mở ra một kỷ nguyên mới, lần đầu tiên người dân Việt Nam có quyền ngẩng cao đầu, tự hào mình đã trở thành công dân của một nước tự do và độc lập. Và cũng bắt đầu từ Tuyên ngôn 2/9, người dân Việt Nam bắt đầu một cuộc sống mới.

HS đọc đề bài và nghiên cứu bài toán.

HS trả lời

HS hoạt động nhóm theo yêu cầu của GV.

Giải:

Gọi số xe lớn cần huy động là x [xe], x.

Số xe nhỏ nếu huy động sẽ cần x+2 [xe].

Số ghế của mỗi xe lớn là: .

Số ghế của mỗi xe nhỏ là:

Vì mỗi xe lớn có nhiều hơn mỗi xe nhỏ là 15 ghế nên ta có phương trình:

ó x2 + 2x – 24 = 0

Giải phương trình trên ta được

 [thỏa mãn đk], [loại vì không thỏa mãn điều kiện].

Vậy nếu huy động loại xe lớn thì cần 4 xe.

Ngày thành lập nước CHXHCN Việt Nam là ngày: 2 - 9 – 1945

Hoạt động 2: Tích hợp môn Hoá học.

Bài toán 2: Người ta đổ thêm 200g nước vào dung dịch chứa 40g muối thì nồng độ của dung dịch giảm đi 10%. Hỏi trước khi đổ thêm nước thì dung dịch đó chứa bao nhiêu gam nước?

1/ Mục tiêu:

- Học sinh được rèn kỹ năng giải bài toán bằng cách lập phương trình đối với loại toán có sử dụng kiến thức thuộc bộ môn Hóa học, cụ thể là công thức tính nồng độ phần trăm của chất trong dung dịch, công thức tính khối lượng chất trong dung dịch để giải bài toán.

- Qua đó học sinh thấy được mối liên hệ giữa bộ môn Hoá học và Toán học trong quá trình học tập cũng như trong thực tiễn cuộc sống, biết cách giải quyết các vấn đề trong thực tiễn cuộc sống liên quan đến kiến thức môn học.

2/ Cách tổ chức dạy học:

Hoạt động của giáo viên

Hoạt động của học sinh.

Cho học sinh nghiên cứu đề bài.

Bài toán cho biết gì? Yêu cầu gì?

Bài toán có nội dung thuộc lĩnh vực môn nào?

Viết công thức tính nồng độ của dung dịch.

GV yêu cầu học sinh làm việc cá nhân trên phiếu học tập: Điền vào chỗ trống để hoàn chỉnh lời giải bài toán.

GV theo dõi, giúp đỡ, hỗ trợ những em gặp khó khăn.

Sau 6 phút GV cho học sinh kiểm tra bài, chia sẻ về bài làm giữa các bạn trong nhóm với nhau.

GV chia sẻ, trình chiếu đáp án, quy định thang điểm lên màn hình cho học sinh kiểm tra bài chấm điểm lẫn nhau theo từng nhóm.

GV tuyên dương học sinh làm tốt, những nhóm hoạt động tích cực và rút kinh nghiệm những hạn chế trong bài của học sinh.

GV: Liên hệ.

Từ bài toán trên cho thấy, dựa vào công thức tính nồng độ phần trăm chất tan trong môn Hóa học để lập phương trình và tính được khối lượng nước cần đổ thêm theo yêu cầu của bài toán bài.

GV liên hệ tình trạng xâm nhập mặn tại vùng đồng bằng Sông Cửu Long năm 2015 do nồng độ muối tăng cao vượt quá mức độ cho phép. [xem hình ảnh minh họa trên màn hình máy chiếu].

Trước tình trạng xâm nhập mặn ở vùng Đồng bằng Sông Cửu Long như trên, em thử đề ra biện pháp khắc phục?

[ còn không xa nữa đến ngày thu hoạch nhưng lúa đã chết do bị nhập mặn .]

GV đưa ra các biện pháp mà địa phương thực hiện để hạn chế xâm nhập mặn.

Để đối phó với tình trạng hạn, xâm nhập mặt, một số địa phương đã chủ động, tích cực thực hiện nhiều biện pháp ngăn mặn, giữ ngọt, tổ chức bơm chuyền cứu lúa, mở vòi nước công cộng phục vụ nước sinh hoạt cho nhân dân, giảm thiểu được thiệt hại...

GV chỉ rõ mục đích của việc ngăn không cho nước biển xâm nhập và bơm nước ngọt để rửa mặn tức là làm giảm đi nồng độ muối trong nước đến nồng độ cho phép để cây trồng, vật nuôi có thể sinh trưởng và triển. Trong thực tiễn các em còn có thể vận dụng phương pháp trên để xử lí một số tình huống trong bữa ăn hàng ngày như chế biến món ăn.

Qua đây ta có thể thấy được rằng môn Hóa học và môn Toán có mối liên hệ chặt chẽ, có tác động hỗ trợ qua lại lẫn nhau, nhờ kiến thức bộ môn này để hỗ trợ giải quyết vấn đề của môn kia cũng như giải quyết các vấn đề trong thực tiễn cuộc sống.

HS đọc đề bài và nghiên cứu bài toán.

HS trả lời

Bài toán có nội dung thuộc lĩnh vực bộ môn Hóa học.

C% =  

Trong đó:

C% : là nồng độ phần trăm của chất tan.

 : là khối lượng chất tan.

: là khối lượng dung dịch.

HS làm việc cá nhân theo yêu cầu của GV.

Giải:

Gọi khối lượng nước trong dung dịch ban đầu là x[g], x>0.

Nồng độ của muối trong dung dịch ban đầu là: %.

Sau khi đổ thêm 200g nước vào thì khối lượng của dung dịch mới là: x+240[g].

Nồng độ của muối dung dịch mới là:

%

Vì nồng độ muối trong dung dịch giảm đi 10% nên ta có phương trình:

ó x2 + 280x – 70400 = 0.

Giải phương trình trên ta được nghiệm [thỏa mãn đk], [loại vì không thỏa mãn đk].

Vậy lượng nước ban đầu trong dung dịch là 160g.

Cống Xuân Hòa đang khẩn trương bơm nước ngọt vào cứu lúa


Hoạt động 3: Tích hợp môn Vật lí.

Bài toán 3: Miếng kim loại thứ nhất nặng 880g, miếng kim loại thứ hai nặng 858g. Thể tích của miếng thứ nhất nhỏ hơn thể tích của miếng thứ hai là 10cm3, nhưng khối lượng riêng của miếng thứ nhất lớn hơn khối lượng riêng của miếng thứ hai là 1g/cm3. Tính khối lượng riêng của mỗi miếng kim loại nói trên.

1/ Mục tiêu:

- Học sinh được rèn kỹ năng giải bài toán bằng cách lập phương trình đối với loại toán có sử dụng kiến thức thuộc bộ môn Vật lí, cụ thể là sử dụng công thức liên hệ giữa khối lượng, khối lượng riêng và thể tích của một vật.

Qua đó học sinh thấy được mối liên hệ giữa bộ môn Vật lí và Toán học trong quá trình học tập.

2/ Cách tổ chức dạy học:

Hoạt động của giáo viên

Hoạt động của học sinh.

Cho học sinh nghiên cứu đề bài.

Bài toán cho biết gì? Yêu cầu gì?

Bài toán có nội dung thuộc lĩnh vực môn nào?

Hãy viết công thức liên hệ giữa khối lượng, khối lượng riêng và thể tích của vật?

Nếu gọi khối lượng riêng của miếng kim loại thứ nhất là x[g], ĐK:x>0.

Viết biểu thức biểu thị khối lượng riêng của miếng kim loại thứ hai ?

Viết biểu thức biểu thị thể tích của miếng kim loại thứ nhất ?

Viết biểu thức biểu thị thể tích của miếng kim loại thứ hai ?

Lập phương trình bài toán?

GV yêu cầu học sinh đứng tại chỗ trình bày lời giải.

GV yêu cầu học sinh chia sẻ về bài làm của bạn.

GV chia sẻ và rút kinh nghiệm cho học sinh.

GV: Liên hệ.

Từ bài toán trên cho thấy từ công thức tính khối lượng của một vật để suy ra thể tích của vật đó Từ đó lập được phương trình, giải quyết được bài toán. Qua đây ta có thể thấy được rằng môn Vật lí và môn Toán cũng có mối liên hệ chặt chẽ, có tác động hỗ trợ qua lại lẫn nhau.

HS đọc đề bài và nghiên cứu bài toán.

HS trả lời

Bài toán có nội dung thuộc lĩnh vực bộ môn Vật lí.

 m =D.V

  trong đó:

m là khối lượng của vật.

D là khối lượng riêng của vật.

V là thể tích của vật.

Giải:

Nếu gọi khối lượng riêng của miếng kim loại thứ nhất là x[g/cm3 ], x>0.

Khối lượng riêng của miếng kim loại thứ hai là: x-1[g/cm3 ].

Thể tích của miếng kim loại thứ nhất là: cm3.

Thể tích của miếng kim loại thứ hai là: cm3.

Ta có phương trình:

Giải phương trình ta được  [loại, vì không thỏa mãn điều kiện]

Vậy khối lượng riêng của miếng kim loại thứ nhất là: 8,8[g/cm3 ].

Khối lượng riêng của miếng kim loại thứ hai là: 7,8[g/cm3 ].

Hoạt động 4: * Tích hợp môn  Địa lý .

Bài toán 4: Theo kế hoạch, một đội khai thác dầu khí phải khai thác 160 000 tấn dầu thô trong một thời gian nhất định. Nhưng do sự nỗ lực về mọi mặt nên mỗi ngày đội đã khai thác nhiều hơn so với kế hoạch là 800 tấn nên không những đội đã hoàn thành sớm hơn dự định 5 ngày mà còn vượt mức 8000 tấn. Hỏi theo kế hoạch, đội phải khai thác trong bao nhiêu ngày?

1/ Mục tiêu:

-  Học sinh được rèn kỹ năng giải bài toán bằng cách lập phương trình đối với dạng toán năng suất.

-  Học sinh thấy được sự phong phú về nguồn tài nguyên thiên nhiên biển đó là nguồn tài nguyên phi sinh vật [dầu khí, khoáng sản].

Qua đây giáo dục học sinh biết yêu thiên nhiên, yêu biển, có ý thức bảo vệ tài nguyên thiên nhiên nói chung và nguồn tài nguyên biển nói riêng.

2/ Cách tổ chức dạy học:

Hoạt động của giáo viên

Hoạt động của học sinh.

Cho học sinh nghiên cứu đề bài.

Bài toán cho biết gì? Yêu cầu gì?

Bài toán thuộc loại toán nào ?

Cách giải bài toán năng suất tương tự như cách giải loại toán nào ?

Hãy điền nội dung để hoàn thiện bảng phân tích sau :

Hãy trao đổi theo nhóm trình bày lời giải vào bảng phụ.

GV theo dõi, giúp đỡ, hỗ trợ những nhóm gặp khó khăn.

Sau 6 phút GV cho các nhóm kiểm tra bài lẫn nhau.

GV yêu cầu học sinh chia sẻ bài làm giữa các nhóm, cho điểm nhóm có bài giải đúng và nhanh nhất.

GV giới thiệu sản lượng khai thác dầu của nước ta năm 2013

 

 

Giàn khai thác dầu khí trên mỏ Sông Đốc của Tập đoàn Dầu khí Việt Nam

 

GV giới thiệu:

- Biển nước ta có nguồn tài nguyên vô cùng phong phú, khoáng sản nổi bật là dầu khí [với trữ lượng khoảng 3- 4 tỷ tấn], và nhiều loại khoáng sản như: than, sắt, ti tan, cát thủy tinh..., hải sản có tổng trữ lượng khoảng 3-4 triệu tấn.

- Để rõ hơn sự phong phú về nguồn tài nguyên thủy sản của Biển đông, cô cùng các em xét bài toán 5.

HS trả lời

 

 

HS hoàn thiện bảng phân tích theo yêu cầu của GV.

Giải:

Gọi thời gian mà đội đó dự định khai thác là x[ngày], ĐK:x > 5.

Thời gian thực tế mà đội đã khai thác là: [x – 5] [ngày].

Năng suất mỗi ngày đội dự định khai thác là : [tấn].

 Năng suất mỗi ngày thực tế mà đội khai thác là :[tấn].

Ta có phương trình :

ó x2 – 15x – 1000 =0

Giải phương trình ta được

[thỏa mãn đk], [loại, vì không thoả mãn điều kiện của ẩn].

Vậy theo kế hoạch, đội phải khai thác trong 40 ngày.

HS nghe giảng.

Hoạt động 5: * Tích hợp môn  Địa lý, sinh học .

Bài toán 5: Sản lượng khai thác thuỷ sản của hai tỉnh A và B năm 2014 đạt 320 000 tấn. Sản lượng khai thác của tỉnh A năm 2015 tăng 5%, còn tỉnh B tăng 1% nên tổng sản lượng khai thác của hai tỉnh năm 2015 đạt 328 800 tấn. Tính sản lượng khai thác của mỗi tỉnh năm 2014.

1/ Mục tiêu:

- Học sinh được củng cố kỹ năng giải bài toán bằng cách lập phương trình đối với dạng toán có chứa tỉ số %.

- Học sinh lại một lần nữa thấy được sự phong phú về nguồn tài nguyên thiên nhiên biển đối với sự phát triển kinh tế của đất nước, đặc biệt là nguồn tài nguyên sinh vật [thủy sản].

2/ Cách tổ chức dạy học:

Hoạt động của giáo viên

Hoạt động của học sinh

Đưa ra bài toán 1 trên màn hình máy chiếu.

Cho học sinh nghiên cứu đề bài.

Bài toán cho biết gì? Yêu cầu gì?

Để giải bài toán trên theo em ta có nên chọn ẩn như thế nào?

Đơn vị và điều kiện của ẩn là gì?

Gv lưu ý: Việc chọn ẩn khác nhau dẫn đến điều kiện của ẩn và phương trình cũng khác nhau.

GV gọi 1HS lên bảng trình bày lời giải.

Dưới lớp trình bày ra nháp.

GV theo dõi, giúp đỡ, hỗ trợ những em gặp khó khăn.

GV yêu cầu học sinh chia sẻ bài làm bài làm của bạn trên bảng, cho điểm học sinh và động viên, khuyến khích học sinh làm bài tốt.

GV cho học sinh quan sát một số hình ảnh về khai thác thuỷ sản thuộc một số tỉnh miền Trung nước ta trên màn hình máy chiếu.

 

- Với sản lượng khai thác thuỷ sản nói trên, [ở mức độ tương đối]. Song các em phần nào có thể hình dung được được sự phong phú về nguồn tài nguyên thiên nhiên biển đối với sự phát triển kinh tế của đât nước, đặc biệt là nguồn tài nguyên sinh vật [thủy sản] thuộc vùng biển chủ quyền của nước ta.

  Như vậy có thể nói biển, đảo đối với Việt Nam là một kho tàng tài nguyên vô giá, về nguồn lợi thủy sản, khoáng sản, du lịch và cũng là điều kiện phát triển ngành GTVT biển. Đây là điều kiện để nước ta phát triển kinh tế, nâng cao chất lượng cuộc sống và hội nhập vào nền kinh tế khu vực và thế giới.

Song, thực trạng về ô nhiễm môi trường biển đang là vấn đề báo động.

Qua môn Sinh học các em được biết thì yếu tố nào gây ô nhiễm môi trường biển?

GV: Các hoạt động phát triển trên đất liền có thể là nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường biển như: sự đô thị hóa, phát triển các khu công nghiệp, nông nghiệp, nuôi trồng và khai thác thủy sản nước lợ, các khu dân cư, khai khoáng,… Chính chất thải từ các hoạt động trên, không qua xử lý đổ ra sông suối và cuối cùng đều đổ ra biển. Đây là nguyên nhân chính gây ô nhiễm môi trường biển hiện nay

.GV trình chiếu một số nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường biển nước ta hiện nay lên máy chiếu cho học sinh quan sát.

Khi môi trường biển bị ô nhiễm thì hậu quả gì sẽ xảy ra?

GV trình chiếu một số hậu quả của ô nhiễm môi trường biển lên máy chiếu cho học sinh quan sát.

 Một trong những hậu quả nặng nề của việc ô nhiễm môi trường biển ở nước ta là hiện tượng cá chết hàng loạt ở vùng biển miền Trung [khoảng 70 tấn] vào tháng 4/2015  gây xôn xao dư luận trong và ngoài nước.

Hình ảnh người dân chôn cá chết

Hình ảnh cá chết hàng loạt ở Miền Trung

 

 

 

GV đưa ra một số thông tin về hiện tượng cá chết hàng loạt ở vùng biển miền Trung  và hiện tượng thủy triều đỏ ở Việt Nam.

Theo em, mỗi chúng ta cần làm gì để  góp phần khắc phục tình trạng ô nhiễm môi trường biển?

Một trong những hoạt động nhằm góp phần khắc phục tình trạng ô nhiễm môi trường đó là thu gom rác thải trên các bãi biển, Sử dụng hợp lý và tiết kiệm tài nguyên, hạn chế thải các chất thải độc hại ra môi trường.

GV trình chiếu một số biện pháp bảo vệ môi trường biển lên máy chiếu cho học sinh quan sát.

HS đọc đề bài.

HS trả lời

Giải:

- Gọi sản lượng khai thác thuỷ sản của tỉnh A năm 2014 là x[tấn], 0< x < 320000.

- Gọi sản lượng khai thác thuỷ sản của tỉnh B năm 2014 là y[tấn], 0< y < 320000.

- Sản lượng khai thác thuỷ sản của tỉnh A năm 2015 là x+5%.x =1,05.x [tấn].

- Sản lượng khai thác thuỷ sản của tỉnh B năm 2015 là y+ 1%.y = 1,01.y [tấn].

Theo bài ra ta có hệ phương trình:

Giải hệ phương trình ta được  .

Ta thấy x =140000, y = 180000 [thỏa mãn điều kiện của ẩn].

Vậy sản lượng khai thác thuỷ sản của tỉnh A , tỉnh B năm 2014 lần lượt là: 140000 [tấn], 180000 [tấn].

HS nghe giảng.

 

HS trả lời.

Môi trường biển bị ô nhiễm đã dẫn tới suy thoái đa dạng sinh học biển, điển hình là hệ sinh thái san hô. Vùng biển Việt Nam có khoảng 1.122 km2 rạn san hô, nếu hệ sinh thái này bị mất, biển nước ta có nguy cơ sẽ trở thành "thủy mạc" không còn tôm cá nữa. Đó là thông điệp mà các nhà môi trường và bảo tồn thiên nhiên nước ta đã cảnh báo.


Hoạt động 6: Tích hợp giáo dục ý thức bảo vệ môi trường biển.

 Bài toán 6:  Hai tổ thanh niên tình nguyện tham gia lao động vệ sinh nhặt giấy rác khu vực một bãi biển.

Dự định hoàn thành công việc, hai tổ phải cùng làm trong 6 giờ. Nhưng sau khi làm chung được 2 giờ thì tổ II được điều đi làm việc khác, tổ I đã hoàn thành công việc còn lại trong 10 giờ. Hỏi nếu làm riêng thì mỗi tổ phải hoàn thành công việc đó trong bao lâu?

1/ Mục tiêu:

-  Học sinh được rèn kỹ năng giải bài toán bằng cách lập phương trình đối với dạng toán làm việc chung – riêng.

Đông đảo đoàn viên thanh niên và người dân thu gom rác thải tại bãi biển.

- Qua bài toán giáo dục học sinh có ý thức tham gia các phong trào vệ sinh, bảo vệ môi trường biển.

2/ Cách tổ chức dạy học:

Hoạt động của giáo viên

Hoạt động của học sinh.

GV yêu cầu học sinh đọc và nghiên cứu đề bài

Bài toán thuộc loại toán nào?

Để giải loại toán này các em nên kẻ bảng phân tích để dễ kiểm soát.

GV yêu cầu học sinh làm việc cá nhân trình bày ra giấy.

GV theo dõi, giúp đỡ, hỗ trợ những em gặp khó khăn.

Sau 5 phút cho các em kiểm tra bài lẫn nhau theo nhóm.

GV trình chiếu một số bài tiêu biểu để HS cả lớp chia sẻ.

GV chia sẻ và sửa chữa thiếu xót nếu có.

GV liên hệ:

Như các em đã biết lợi ích từ biển đảo đem lại cho nền kinh tế nước ta là như vậy. Nhưng do đặc điểm lãnh thổ đất liền nước ta có hình chữ S, trải dài ven biển từ Bắc vào Nam, chiều ngang hẹp [nơi rộng nhất khoảng 600 km, nơi hẹp nhất khoảng 50 km], nên chiều sâu đất nước bị hạn chế. Bởi thế, trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, biển đảo Việt Nam còn có vai trò quan trọng, làm tăng chiều sâu phòng thủ đất nước ra hướng biển.

Song từ lâu, tình hình biển đảo đã trở thành vấn đề rất phức tạp, đặc biệt là vấn đề chủ quyền quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa của nước ta luôn bị Trung Quốc xâm phạm. Cụ thể đó là sự kiện Trung Quốc đã ngang nhiên đưa giàn khoan Hải Dương 981 vào vùng thềm lục địa, vùng đặc quyền kinh tế của nước ta điều đó vi phạm nghiêm trọng luật pháp quốc tế, đe dọa hòa bình, ổn định, an ninh, an toàn và tự do hàng hải ở Biển Đông.

Để tìm hiểu về vấn đề chủ quyền của quần đảo Hoàng Sa cô cùng các em tìm hiểu bài toán 7

Học sinh đọc và nghiên cứu đề bài

Học sinh đứng tại chỗ trả lời

Toán làm việc chung riêng.

HS làm việc cá nhân theo yêu cầu của GV.

Giàn khoan Hải Dương 981 đang hoạt động khai thác nhiên liệu trên biển Đông

Hoạt động 7: Tích hợp môn Vật lí  + Địa lí + Bảo vệ chủ quyền biển đảo.

Bài toán 7: [Đảo Lăng Thuỷ Giác thuộc Đảo Hải Nam của  Trung Quốc, Đảo Lí Sơn thuộc tỉnh Quảng Ngãi - Việt Nam, Đảo Tri Tôn thuộc quần đảo Hoàng Sa].

Hai chiếc tàu thuỷ khởi hành cùng một lúc. Tàu thứ nhất dự định đi từ đảo Lăng Thuỷ Giác đến quần đảo Hoàng Sa, tàu thứ hai dự định đi từ đảo Lí Sơn đến đảo Tri Tôn.

Nếu tàu thứ nhất đi với vận tốc 45km/h, tàu thứ hai đi  với vận tốc 52km/h thì chúng đến đích cùng một lúc.

Nếu tàu thứ nhất tăng vận tốc thêm 5km/h và tàu thứ hai tăng vận tốc thêm 8km/h thì tàu thứ hai đến đích sớm hơn tàu thứ nhất 10 phút.

Tính khoảng cách từ đảo Lăng Thuỷ Giác đến quần đảo Hoàng Sa, Và khoảng cách từ đảo Lí Sơn đến đảo Tri Tôn.

1/ Mục tiêu:

  • Học sinh được rèn kỹ năng giải bài toán bằng cách lập phương trình đối với dạng toán chuyển động.
  • Biết được khoảng cách tương đối của quần đảo Hoàng Sa tới Đảo Lí Sơn [Quảng Ngãi]; biết được khoảng cách của quần đảo Hoàng Sa [Việt Nam] so với Đảo Hải Nam [Trung Quốc].
  • Thông qua bài toán 7 học sinh có ý thức tìm hiểu những căn cứ để khẳng định chủ quyền quần đảo Hoàng Sa là của Việt Nam. Từ đó thấy được vai trò của việc học tập đối với việc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, bảo vệ lãnh thổ nước ta.
  • Giáo dục học sinh trường THCS Xuân Phú hiểu được ý nghĩa của mô hình biển đảo và có trách nhiệm bảo vệ mô hình biển đảo của nhà trường cũng như và có ý thức trách nhiệm trong việc bảo vệ chủ quyền biển đảo quê hương, hướng về quần đảo Hoàng Sa - Trường Sa thân yêu.

2/ Cách tổ chức dạy học:

Hoạt động của giáo viên

Hoạt động của học sinh.

GV đưa đề bài trên màn hình máy chiếu.

GV: Yêu cầu học sinh đọc đề bài.

Bài toán thuộc loại toán nào?

GV yêu cầu học sinh hoạt động theo nhóm trình bày nhanh bảng phân tích bài toán, lập hệ phương trình.

Giải nhanh hệ phương trình lập được.

 Vậy khoảng cách từ đảo Lăng Thuỷ Giác đến quần đảo Hoàng Sa?

Và khoảng cách từ đảo Lí Sơn đến đảo Tri Tôn ?

GV đưa bản đồ về quần đảo Hoàng Sa lên màn hình máy chiếu và giới thiệu về vị trí của quần đảo Hoàng Sa cho học sinh.

GV liên hệ:

Về khoảng cách đến đất liền, quần đảo Hoàng Sa nằm gần Việt Nam hơn. Cụ thể, Tri Tôn là một hòn đảo nhỏ thuộc quần đảo Hoàng Sa, nằm cách Lý Sơn khoảng 228km.[ 123 hải lí]. [trong bài toán cô đã lấy số lệu tuơng đối là 225km  để việc tính toán khỏi phức tạp]

Trong khi đó, khoảng cách từ đảo Hoàng Sa đến Lăng Thuỷ giác thuộc đảo Hải Nam của Trung Quốc khoảng 260km[ 140 hải lí].

  Có thể nói đây cũng là một trong những căn cứ để khẳng định chủ quyền Quần đảo Hoàng Sa là của Việt Nam.

Ngoài ra, khi học các bộ môn Địa lí, Ngữ Văn, Lịch sử chúng ta còn biết được rất nhiều các căn cứ khác có cơ sở pháp lí để khẳng định rằng Quần đảo Hoàng Sa là của Việt Nam. [Các em có thể tìm đọc thêm cuốn sách “Những cơ sở pháp lí khẳng định chủ quyền quần đảo Hoàng Sa là của Việt Nam” để hiểu thêm về chủ quyền Biển Đảo của nước ta].

Qua đây cho thấy cô cùng các em, mỗi người không chỉ có trách nhiệm giữ gìn và  bảo vệ môi trường biển mà cần biết bảo vệ chủ quyền dân tộc, bảo vệ chủ quyền biển đảo quê hương và hãy hướng về Hoàng Sa - Trường Sa thân yêu!

 

HS đọc đề bài và nghiên cứu bài toán.

Bài toán thuộc loại toán chuyển động.

HS thực hiện theo yêu cầu của GV.

V[km/h]

t[h]

S[km]

TH 1

Tàu 1

45

x/45

x

Tàu 2

52

y/52

y

TH 2

Tàu 1

50

x/50

x

Tàu 2

60

y/60

y

      

Hpt:

Giải hệ phương trình ta được: x = 225; y = 260 [thoả mãn ĐK].

Vậy khoảng cách từ đảo Lí Sơn đến đảo Tri Tôn là: 225km.

Khoảng cách từ đảo Lăng Thuỷ Giác đến quần đảo Hoàng Sa là: 260

Đảo Lí Sơn gần quần đảo Hoàng Sa hơn so với đảo Hải Nam.

Bài toán 8: Trong năm học 2014-2015 Huyện Đoàn Yên Dũng phối hợp với liên đội trường THCS Xuân Phú phát động đợt kế hoạch nhỏ nhằm huy động kinh phí xây dựng mô hình biển đảo quê hương tại trường THCS Xuân Phú. Cụ thể, mỗi học sinh lớp 9A nộp được 4 kg giấy vụn, mỗi học sinh lớp 9B nộp được 3 kg giấy vụn nên cả hai lớp nộp được là 218 Kg giấy vụn. Tính số học sinh của mỗi lớp. Biết rằng hai lớp 9A và 9B có tổng số 62 học sinh.

Hoạt động của giáo viên

Hoạt động của học sinh.

GV đưa đề bài trên màn hình máy chiếu.

GV: Yêu cầu học sinh đọc đề bài.

GV yêu cầu học sinh hoạt động theo nhóm trình bày nhanh lời giải bài toán.

GV theo dõi các nhóm hoạt động.

Sau 5 phút cho các nhóm chấm bài lẫn nhau.

GV chiếu đáp án lên màn hình.

GV nhắc nhở thêm cho học sinh về ý thức trách nhiệm của học sinh trong việc bảo vệ mô hình biển đảo ở trường nói riêng, chủ quyền biển đảo Việt Nam nói chung.

HS đọc đề bài và nghiên cứu bài toán.

HS thực hiện theo yêu cầu của GV.

Giải:

Gọi số học sinh hai lớp 9A, 9B lần lượt là x, y [ học sinh], ĐK: x, y N*.

Vì hai lớp 9A và 9B có tổng số 62 học sinh nên ta có phương trình: x + y = 62 [1].

Vì mỗi học sinh lớp 9A nộp được 4 kg giấy vụn, mỗi học sinh lớp 9B nộp được 3 kg giấy vụn nên cả hai lớp nộp được là 218 Kg giấy vụn nên ta có Phương trình:

 3x + 4y = 218 [2].

Từ [1] và [2] ta có hệ phương trình:         

Giải hệ phương trình trên ta đựơc x =30,

y= 32 [thoả mãn điều kiện của ẩn].

Vậy số học sinh lớp 9A, 9B lần lượt là: 30, 32 [học sinh]

Hoạt động 8: Tích hợp phân môn hình học + Tích hợp giải quyết các vấn đề trong thực tiễn cuộc sống.

Câu1: Một hôm mẹ Lan đi chợ về, Lan thấy mẹ mua hai loại trứng gà và trứng vịt. Lan hỏi mẹ giá một quả trứng mỗi loại là bao nhiêu? Mẹ Lan nói: Hôm qua mẹ mua 5 quả trứng gà và 5 quả trứng vịt hết 10000 đồng, hôm nay mẹ mua 3 quả trứng gà và 7 quả trứng vịt chỉ hết 9600 đồng. Con tính xem giá mỗi quả trứng là bao nhiêu? Em hãy tính giúp bạn Lan nhé.

 Câu 2:  Sân trường của trường THCS Xuân Phú hình chữ nhật có chu vi 340m. ba lần chiều dài hơn bốn lần chiều rộng. Đố em tính xem chiều dài và chiều rộng của sân trường.

Câu 3:  Một hôm Mai và mẹ mang cây con rau đi trồng. Nếu trồng mỗi hàng ba cây thì thừa ra 6 cây, nếu trồng mỗi hàng bốn cây thì thiếu một cây. Hãy tính xem mẹ và Mai mang bao nhiêu cây con rau đi trồng.

1/ Mục tiêu:

-  Học sinh áp dụng các bước giải bài toán bằng cách lập phương trình để giải bài toán có nội dung liên quan đến phân môn hình học, bài toán tìm hai số.

Qua đây học sinh thấy được vai trò của Toán học trong thực tiễn cuộc sống. Để từ đó các em xác định rõ hơn về động cơ học tập, hứng thú học tập bộ môn Toán.

2/ Cách tổ chức dạy học:

Hoạt động của giáo viên

Hoạt động của học sinh.

GV yêu cầu học sinh đọc và suy nghĩ đề bài của 3 bài toán trên trong 2 phút.

GV: Nội dung trong từng bài toán nói về vấn đề gì?

GV: Nội dung các bài toán ở trên đều là các vấn đề thường gặp trong thực tiễn cuộc sống hàng ngày. Để giải quyết được các vấn đề nói trên ta có thể dựa vào việc giải bài toán bằng cách lập phương trình - hệ phương trình.

GV cho học sinh trao đổi và thảo luận trong nhóm

Nhóm 1 suy nghĩ câu 1.

Nhóm 2 suy nghĩ câu 2.

Nhóm 3 suy nghĩ câu 3

Sau 5 phút cử đại diện nhóm đọc kết quả.

GV yêu cầu cả lớp tiếp tục suy nghĩ cả hai câu trên giờ sau chữa và cho điểm nhóm trả lời nhanh và đúng.

HS trả lời.

Học sinh tham gia thảo luận nhanh rồi cử đại diện nhóm trình bày cách giải quyết bài của nhóm và đọc kết quả bài làm của nhóm mình.

Hoạt động củng cố

1/ Mục tiêu:

  • Học sinh được hệ thống sơ lược lại toàn bộ các nội dung cơ bản được sử dụng trong bài học.

2/ Cách tổ chức dạy học:

Hoạt động của giáo viên

Hoạt động của học sinh.

Qua giờ học hôm nay được củng cố kiến thức và kỹ năng giải các dạng bài tập nào?

Để giải các bài tập đó các em đã vận dụng những kiến thức nào?

Ngoài kiến thức bộ môn Toán, chủ đề học tập hôm nay các em còn biết thêm những vấn đề gì trong cuộc sống?

- Qua giờ học, các em thấy rằng các vấn đề trong cuộc sống luôn gắn liền với các kiến thức trong học tập.

- Bên cạnh đó, kiến thức các môn học cũng liên quan mật thiết với nhau, kiến thức bộ môn này góp phần vào giải quyết các vấn đề bộ môn kia.

Chính vì vậy việc học toán có thể nói là vô cùng quan trọng và cần thiết.

- Các em hãy cố gắng học tập và rèn luyện để có những kiến thức, những hiểu biết để chuẩn bị hành trang cho cuộc sống tương lai, góp phần xây dựng quê hương đất nước, trở thành người công dân tốt, có ích cho xã hội.

Nội dung được củng cố trong bài gồm: Kiến thức và kỹ năng giải các dạng bài tập giải bài toán bằng cách lập phương trình.

Để giải các bài tập đó các em đã vận dụng những kiến thức sau:

Bộ môn Toán: Công thức tính diện tích hình chữ nhật [phân môn hình học].

Bộ môn Vật lí: Công thức liên hệ giữa vận tốc, thời gian và quãng đường của vật chuyển động đều, công thức liên hệ giữa khối lượng, khối lượng riêng và thể tích của vật .

Bộ môn Hóa học: Công thức tính nồng độ phần trăm của chất tan trong dung dịch.

Bộ môn Giáo dục công dân: Yêu thiên nhiên, sống hòa hợp với thiên nhiên, trân trọng và giữ gìn nguồn tài nguyên thiên nhiên, đặc biệt là nguồn tài nguyên biển, có ý thức giữ gìn nền độc lập tự do của tổ quốc, bảo vệ chủ quyền biển đảo quê hương.

 Lịch sử: Tìm hiểu những căn cứ lịch sử khẳng định chủ quyền biển đảo quê hương.

 Địa lí: Bảo vệ tài nguyên sinh vật Việt Nam. Bảo vệ môi trường, chống biến đổi khí hậu.

Trong thực tiễn cuộc sống: Tính được kích thước mảnh đất của sân trường, số cây con rau  mẹ và Mai mang đi trồng, giá tiền mỗi quả trứng mẹ Lan đã mua…

**. RÚT KINH NGHIỆM BÀI GIẢNG

- Qua bài giảng trên tôi thấy học sinh nắm được và biết vận dụng kiến thức về giải bài toán bằng cách lập phương trình, biết liên hệ vào thực tế, biết tích hợp kiến thức nhiều môn học như: Toán - Vật lí – Hóa học - Địa lí  - Lịch sử ….

- Học sinh phát triển năng lực hành động, năng lực giải quyết vấn đề thực tiễn, năng lực phát triển tư duy, năng lực tính toán…

- Học sinh hứng thú với bài học, có ý thức tự giác tích cực chủ động trong học tập.

VII. Kiểm tra đánh giá kết quả học tập.

1. Nội dung.

Đề kiểm tra 15 phút

Bài 1: Một khu vườn ươm hình chữ nhật có chiều dài hơn chiều rộng 20m, diện tích 3500m2. Tính độ dài hàng rào xung quanh vườn biết rằng người ta chừa ra 1m để làm cổng ra vào.

Bài 2: Bà An gửi vào quỹ tiết kiệm một số tiền với lãi xuất 1,2% và lãi tháng này được tính gộp vào vốn cho tháng sau.

Hỏi bà An đã gửi vào quỹ tiết kiệm đó bao nhiêu tiền. Biết rằng sau 2 tháng bà đã được nhận tổng số tiền lãi là 48.288 đồng.

2. Đánh giá.

a. Về kiến thức : Đánh giá ở 3 cấp độ.

- Nhận biết.

- Thông hiểu.

- Vận dụng [cấp độ thấp, cấp độ cao].

b. Về kĩ năng :

Đánh giá :

- Kĩ năng trình bày bài tập giải bài toán bằng cách lập phương trình.

- Kĩ năng vận dụng tích hợp các kiến thức liên môn để giải quyết các vấn đề  trong bài học cũng như các vấn đề trong thực tiễn cuộc sống hàng ngày.

c. Về thái độ : Đánh giá thái độ HS.

- Học sinh hứng thú với bài học, có ý thức tự giác tích cực chủ động trong học tập.

3. Kết quả.

Giỏi

Khá

Trung Bình

Yếu, Kém

SL

%

SL

%

SL

%

SL

%

16

53,3

10

33,3

4

13,3

0

0

VIII. Các sản phẩm của học sinh.

  • Học sinh sưu tầm những hình ảnh về hiện tượng ô nhiễm môi trường biển và một số hình ảnh về những hoạt động vệ sinh khu vực bãi biển. Những hậu quả của sự ô nhiễm môi trường biển.
  • Bài kiểm tra của một số học sinh ở dạng file ảnh.

Video liên quan

Chủ Đề