Giáo an sinh hoạt dưới cờ tìm hiểu truyền thống nhà trường

 – HS biết được : truyền thống giảng dạy, học tập và các các hoạt động văn hoá văn nghệ, thể dục – thể thao của GV và học sinh trong nhà trường.

Đang xem: Giáo án tìm hiểu truyền thống nhà trường

 – Giáo dục HS niềm tự hào về truyền thống tốt đẹp đó.

Xem thêm: Cảnh Đẹp Quê Hương Tin Học 10, Cảnh Đẹp Quê Hương Vịnh Hạ Long

 – TTHCM: Vâng lời Bác các em học chăm ngoan[ liên hệ]

II. CHUẨN BỊ :

 1.GV: Tư liệu về truyền thống của nhà trường. Các danh hiệu GV dạy giỏi, chủ nhiệm giỏi, các danh hiệu HS giỏi.

 2.HS : Các bài hát về nhà trường.

Xem thêm: Công Dụng Của Hệ Thống Truyền Lực Trên Ô Tô, Hệ Thống Truyền Lực Trên Ô Tô Có Tác Dụng Gì

III.HOẠT ĐỘNG:

4 trang

anhtho88

693

5Download
Bạn đang xem tài liệu “Giáo án Hoạt động ngoài giờ lớp 2 – Chủ điểm: Mái trường thân yêu của em – Hoạt động 1: Tìm hiểu về truyền thống nhà trường”, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Thứ..ngày..thángnăm 201..THÁNG 9CHỦ ĐIỂM : MÁI TRƯỜNG THÂN YÊU CỦA EMHOẠT ĐỘNG 1: TÌM HIỂU VỀ TRUYỀN THỐNG NHÀ TRƯỜNGI.MỤC TIÊU: – HS biết được : truyền thống giảng dạy, học tập và các các hoạt động văn hoá văn nghệ, thể dục – thể thao của GV và học sinh trong nhà trường. – Giáo dục HS niềm tự hào về truyền thống tốt đẹp đó. – TTHCM: Vâng lời Bác các em học chăm ngoan[ liên hệ]II. CHUẨN BỊ : 1.GV: Tư liệu về truyền thống của nhà trường. Các danh hiệu GV dạy giỏi, chủ nhiệm giỏi, các danh hiệu HS giỏi. 2.HS : Các bài hát về nhà trường.III.HOẠT ĐỘNG:Hoạt động của thàyHoạt động của trò 1.Chuẩn bị. – GV chuẩn bị các tư liệu về truyền thống nhà trường.- Chon một số HS có khả năng giớ thiệu hay để dẫn các bạn di thăm các phòng truyền thống của nhà trường.- GV hướng dẫn HS cách Giới thiệu các thành tích của nhà trường.2.Tổ chức cho HS đi tham quan tìm hiểu truyền thống của nhà trường : – GV t/c cho HS tham quan phòng truyền thống Giới thiệu.- Tên trường và ý nghĩa của cái tên đó.- trường được thành lập ngày, tháng, năm nào?- GV yêu cầu HS giới thiệu danh sách GV đạt danh hiệu của trường, GV giỏi trong năm học vừa qua.- GV t/c cho HS Thăm phòng truyền thống đội.- GV t/c cho HS biểu diễn văn nghệ: Hát về nhà trường.3.GV nx giờ hoạt động – GV tổ chức HS thảo luận nội dung tham quan. và các bài học đã rút ra. – Chúng ta cần làm gì để xứng đáng là HS của nhà trường?TTHCM: Vâng lời Bác các em học chăm ngoan- HS thảo luận nội dung.- HS ghi nhớ các quy định.- HS tiến hành tham quan.- HS chú ý lắng nghe.- HS biểu diễn văn nghệ.- HS thảo luận theo nhóm.- HS nêu.Thứ..ngày..thángnăm 201..THÁNG 9CHỦ ĐIỂM : MÁI TRƯỜNG THÂN YÊU CỦA EMHOẠT ĐỘNG 2 : TIỂU PHẨM : “ CÁI BÀN BIẾT ĐAU’’I.MỤC TIÊU: – Thông qua tiểu phẩm : “ Cái bàn biết đau’’, giáo dục HS biết giữ gìn bàn ghế và các đồ dùng học tập trong lớp. – Giáo dục HS biết giữ gìn và BV tài sản của nhà trương là nghĩa vụ của HS, là thực hiện tốt nội qui của nhà trường.BĐKH: Mỗi người cần giữ gìn tài sản của nhà trường, giúp cho ngôi trường ngày càng khang trang, sạch đẹp.II. CHUẨN BỊ : 1.GV: Kịch bản : “ Cái bàn biết đau’’. Nội qui của trường. 2.HS : Các bài hát về nhà trường.III.HOẠT ĐỘNG:Hoạt động của thàyHoạt động của trò 1.Chuẩn bị – GV giao cho mỗi nhóm nội dung tiểu phẩm để HS đọc phân vai trước 1 tuần.- Chon một số HS có khả năng giới thiệu hay để diều khiển chương trình. 2.Trình diễn tiểu phẩm : – GV t/c cho HS văn nghệ chào mừng.- MC tuyên bố lí do, giới thiệu chương trình..- GV yêu cầu các nhóm trình bày tiểu phẩm.- GV yêu cầu HS thảo luận nội dung tiểu phẩm.1. Cô giáo vào lớp thấy Vinh đang làm gì?2. Vì sao cô giáo cho rằng cái bàn biết đau?3. Ai tán thành hành động của bạn Vinh ở phần cuối tiểu phẩm?- GV t/c cho HS biểu diễn văn nghệ: Hát về nhà trường.3.GV nhận xét- đánh giá : – GV tổ chức HS bình luận và khen nhóm trình bày hay nhất. – BĐKH: Chúng ta cần làm gì để BV tài sản của nhà trường.- GV : Mỗi người cần giữ gìn tài sản của nhà trường, giúp cho ngôi trường ngày càng khang trang, sạch đẹp.- HS tiến hành.- HS nêu.- HS tiến hành trình bày tiểu phẩm.- HS thảo luận theo nhóm.- HS chú ý lắng nghe.- HS biểu diễn văn nghệ.- HS nêu.Thứ..ngày..thángnăm 201..THÁNG 9CHỦ ĐIỂM : MÁI TRƯỜNG THÂN YÊU CỦA EMHOẠT ĐỘNG 3 : VUI TRUNG THUI.MỤC TIÊU: -HS hiểu trong ngày tết Trung thu, mặt nạ là một trong những món đồ chơi truyền thông được lứa tuổi trẻ yêu thích, nhất là trẻ em. – HS biết cách làm mặt lạ để vui Trung thu.- Rèn đôi bàn tay khéo léo và khả năng sáng tạo của HS.. II. CHUẨN BỊ : 1.GV: Một số mặt nạ truyền thống, mặt nạ thời hiện đại. 2.HS : Các nguyên liệu để làm mặt nạ.III.HOẠT ĐỘNG:Hoạt động của thàyHoạt động của trò 1.Chuẩn bị- GV yêu cầu HS chuẩn bị các loại mặt nạ trước 1 tuần.- Treo các bức ảnh sưu tầm về mặt nạ để HS quan sát, học tập. 2.GV yêu cầu HS làm mặt nạ: * Làm khuôn hình mặt nạ.- Cách 1. Đo miếng bìa lên khuôn mặt của mặt nạ mẫu, vẽ theo kích cỡ : mặt, mắt, mồm, cắt theo hình đã vẽ, ta tạo được khôn mặt nạ.* Trang trí mặt nạ theo ý tưởng sáng tạo của mình.*Dùng bút vẽ, trang trí mặt nạ theo trí tưởng tượng của mình.* Cắt dán thêm bộ phận tai mắt, mũi, râu, tócđể mặt nạ thêm phần ngộ ngĩnh.* Sau khi hoàn thành trang trí đục 2 lỗ tròng ở hai mang tai luồn và buộc dây chun để đeo mặt nạ khỏi rơi.- * Hoàn thành sản phẩm.3.GV nhận xét- đánh giá : – GV tổ chức chọn một số sản phẩm đẹp làm mẫu. – Tổng kết, khen ngợi các cá nhân có nhiều sáng tạo tạo ra những mặt nạ sinh động, ngộ nghĩnh. Cácsản phẩm hôm nay sẽ có mặt ở đêm hội rước đèn của trường .- HS tiến hành.- HS thực hành.- HS trang trí theo sáng tạo .- HS vẽ theo tưởng tượng.- HS chú ý cách vẽ sao cho đẹp.- HS hoàn thành sản phẩm.- HS quan sát, học tập.Thứ..ngày..thángnăm 201..THÁNG 9Chủ điểm : MÁI TRƯỜNG THÂN YÊU CỦA EMHOạT ĐộNG 4 : TIỂU PHẨM : “PHẠT VI CẢNHI.MỤC TIÊU: – Qua tiểu phẩm “ Phạt vi cảnh’’HS hiểu được sự cần thiết của việc đội mũ bảo hiểm để đảm bảo cho mình và mọi người khi tham gia giao thông.- Giỏo dục HS ý thức tự giác và thói quen đội mũ bảo hiểm khi tham gia giao thông và biết vận động người thân cùng thực hiện. II. CHUẨN BỊ : 1.GV + HS : Kịch bản “ Phạt vi cảnh’’. Tranh ảnh về tình trạng giao thông đường bộ.III.HOẠT ĐỘNG:Hoạt động của thàyHoạt động của trò 1.Chuẩn bị- GV yêu cầu HS chuẩn bị tiểu phẩm trước 1 tuần.- Treo các bức ảnh sưu tầm về mặt nạ để HS quan sát, học tập. 2.Thi đọc và tìm hiểu nội dung tiểu phẩm: *Các tổ thi trình diễn tiểu phẩm.- Các tổ phân vai và tiến hành diễn.* Yêu cầu HS trao đổi nội dung tiểu phẩm.1. Vì sao người bố không tán thành khi chú cảnh sát bắt dừng xe? 2Em hãy nhận xét về thái độ của chú cảnh sát.3. Theo em, nếu tai nạn giao thông xảy ra sẽ gây những thiệt haị gì? 3.GV nhận xét- đánh giá : – GV khen ngợi những nhóm diễn hay nhất.. – Nhắc nhở HS khi tham gia giao thông cần phải đội mũ bảo hiểm để tránh xảy ra tai nạn. Có trách nhiêm vận động người thân cùng thực hiện.- HS tiến hành.- HS quan sát, nhận xét.- HS nêu : Vì người bố cho rằng xe của mình đi đúng luật .- Ôn tồn giảng giải.- Kiên trì thuyết phục.- Vui vẻ khi người mắc lỗi đã nhận ra.- HS nêu.* Thiệt hại về người.* Thiệt hại về tài sản.* Thiệt hại cho xã hội.* Gây ùn tắc giao thông.- HS lắng nghe.- HS vận động người thân.

See more articles in category: FAQ

Kế hoạch sinh hoạt dưới cờ theo chủ đề từng tháng trong năm học 2021 - 2022 giúp thầy cô tham khảo, dễ dàng xây dựng kế hoạch tổ chức các hoạt động sinh hoạt dưới cờ cho học sinh của mình trong cả năm học 2021 - 2022.

Bên cạnh đó, có thể tham khảo Kịch bản sinh hoạt dưới cờ nhằm hỗ trợ, nâng cao chất lượng rèn luyện của thiếu nhi trong nhà trường, góp phần giáo dục toàn diện theo hướng phát triển năng lực trong Chương trình giáo dục phổ thông 2018. Vậy mời thầy cô tham khảo nội dung chi tiết trong bài viết dưới đây của Download.vn:

Kế hoạch sinh hoạt dưới cờ theo chủ đề trong tháng

PHÒNG GD&ĐT.................
TRƯỜNG TH..................

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

Số: …../KH-THĐII

......., ngày ..... tháng 9 năm 2021

KẾ HOẠCH
Tổ chức các hoạt động sinh hoạt dưới cờ năm học 2021 - 2022

Thực hiện Chương trình công tác Đội và phong trào thanh thiếu nhi năm 2021 - 2022; Căn cứ vào kế hoạch năm học của liên đội trường TH..........; nhằm hỗ trợ, nâng cao chất lượng học tập và rèn luyện của thiếu nhi trong nhà trường. Góp phần giáo dục toàn diện theo hướng phát triển năng lực phẩm chất cho học sinh trong chương trình giáo dục phổ thông 2018. Liên đội TH......... lập kế hoạch tổ chức "Sinh hoạt dưới cờ", cụ thể như sau:

I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU

1. Thông qua các giờ sinh hoạt Liên đội dưới cờ nhằm giáo dục truyền thống, mở rộng vốn kiến thức và hiểu biết cho đội viên thông qua các chủ đề, chủ điểm sinh hoạt của từng tuần, từng tháng; tạo điều kiện để các em nói lên tiếng nói của mình về các vấn đề có liên quan đến trẻ em.

2. Tạo môi trường vui chơi, giải trí lành mạnh để các em thể hiện tài năng, năng khiếu của mình, giúp các em tham gia tích cực và mạnh dạn hơn trong các hoạt động tập thể; giúp các em tránh xa các tệ nạn xã hội.

3. Các hoạt động phải đảm bảo tính thiết thực, hiệu quả, đáp ứng được yêu cầu giáo dục, bồi dưỡng tình cảm, đạo đức trong sáng, tính tích cực xã hội, khả năng giao tiếp, ứng xử, ý thức tổ chức kỷ luật cho thiếu nhi.

II. THỜI GIAN, ĐỊA ĐIỂM, QUY MÔ TỔ CHỨC VÀ ĐỐI TƯỢNG THAM GIA:

1. Thời gian tổ chức: Giờ sinh hoạt Liên đội dưới cờ được gắn với Lễ Chào cờ đầu tuần của nhà trường; được tổ chức tối đa trong thời gian 20 phút.

2. Địa điểm tổ chức: Giờ sinh hoạt Liên đội dưới cờ được tổ chức tại sân trường ngay dưới sân cờ.

3. Quy mô tổ chức: Toàn Liên đội.

4. Đối tượng tham gia: Toàn thể đội viên đang học tập và sinh hoạt tại Liên đội theo các khối lớp. Ngoài ra, có sự tham gia của Ban Giám hiệu nhà trường, giáo viên và phụ trách các chi đội.

II. NỘI DUNG, HÌNH THỨC, CHƯƠNG TRÌNH SINH HOẠT

1. Nội dung

Nội dung sinh hoạt Liên đội dưới cờ được thiết kế gắn với chủ đề, chủ điểm hàng tháng trong chương trình công tác Đội và phong trào thiếu nhi năm học của Liên đội; kế hoạch năm học, hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp và hoạt động ngoại khoá của nhà trường, tập trung vào 6 mảng hoạt động của Đội:

- Hoạt động giáo dục truyền thống, đạo đức, nếp sống: Giúp thiếu nhi nâng cao hiểu biết về truyền thống cách mạng của dân tộc, Đảng, Bác Hồ; Đoàn TNCS Hồ Chí Minh và Đội TNTP Hồ Chí Minh. Giáo dục cho các em tình yêu quê hương đất nước, lòng tự hào dân tộc; bồi dưỡng cho các em các giá trị đạo đức, lòng nhân ái, nếp sống văn minh; biết ơn các anh hùng, liệt sĩ, ông bà, cha mẹ, thầy cô.

- Hoạt động hỗ trợ học tập, văn hoá: Giúp thiếu nhi có phương pháp học tập đúng đắn, rèn luyện ý thức tổ chức kỉ luật trong việc thực hiện nền nếp, nội quy nhà trường; biết vận dụng và đưa vào cuộc sống những kiến thức đã được học trong nhà trường. Nhờ đó, có thể củng cố được những kiến thức đã học, đồng thời mở rộng tầm hiểu biết đối với thế giới xung quanh.

- Hoạt động vui chơi giải trí và phát triển: Tạo điều kiện để các em vui chơi, giải trí, góp phần rèn luyện ý thức tổ chức, kỉ luật, nâng cao tinh thần trách nhiệm, tình yêu thương bạn bè; giúp các em rèn luyện thể chất, có sức khoẻ, óc thẩm mĩ, có nếp sống lành mạnh, biết giao tiếp ứng xử trong xã hội.

- Hoạt động lao động - sáng tạo: Giúp thiếu nhi làm quen với lao động, biết yêu lao động, yêu quý và tôn trọng thành quả lao động. Rèn luyện cho các em kỹ năng tự phục vụ bản thân và gia đình; gắn bó với đời sống xã hội, với quê hương đất nước, góp phần làm đẹp thêm quê hương; bước đầu hình thành cho các em ý thức, thái độ và tác phong của người lao động tự giác, có kỉ luật và sáng tạo.

- Hoạt động xã hội: Giúp thiếu nhi xây dựng những tình cảm tốt đẹp, nâng cao ý thức trách nhiệm của lớp măng non đất nước trong thời kỳ mới, hình thành cho các em đức hy sinh, lòng nhân ái, vị tha, tính tích cực xã hội, chủ động, góp phần vào việc xây dựng cộng đồng. Khơi dậy trong các em ý thức thực hiện pháp luật; tham gia có hiệu quả công tác bảo vệ môi trường, đảm bảo an toàn giao thông, phòng chống tội phạm và các tệ nạn xã hội.

- Hoạt động giáo dục tinh thần đoàn kết, hữu nghị quốc tế: Giúp thiếu nhi rèn luyện kỹ năng giao tiếp, biết chia sẻ, thăm hỏi và giúp đỡ lẫn nhau. Tạo điều kiện để các em hiểu biết thêm về tổ chức và hoạt động của các bạn thiếu nhi quốc tế, nhất là thiếu nhi trong khu vực. Tăng cường tình đoàn kết, hợp tác ngày một tốt hơn của thiếu nhi Việt Nam với thiếu nhi thế giới.

Yêu cầu: Nội dung các buổi sinh hoạt Liên đội dưới cờ phải đảm bảo mục đích giáo dục, được thiết kế phù hợp với tâm sinh lý lứa tuổi, dễ thực hiện, góp phần rèn luyện kỹ năng, hình thành thói quen có ích cho các em; góp phần củng cố, nâng cao kiến thức mà các em đã được học trên lớp.

2. Hình thức tổ chức

Mỗi chi đội, lớp trực tuần sẽ tổ chức 1 hoạt động gắn với chủ đề của mỗi tháng, các chi đội đăng kí tham gia với 1 hình thức, có thể tham khảo một số hình thức sau:

- Hình thức sân khấu hóa: Được tiến hành theo đặc trưng của nghệ thuật sân khấu nhằm chuyển tải các nội dung cần tuyên truyền, giáo dục cho thiếu nhi, bao gồm các thể loại: Hát múa, kể chuyện, hoạt cảnh truyền thống, tiểu phẩm, hóa trang, múa rối…

- Hình thức giao lưu, nói chuyện chuyên đề: Thông qua hình thức này nhằm tư vấn, nâng cao nhận thức, kỹ năng cho các em thông qua từng chủ đề, chủ điểm của buổi sinh hoạt; tạo điều kiện để các em được giao lưu, tìm hiểu, chia sẻ các vấn đề có liên quan tới thiếu nhi mà các em đang quan tâm.

- Hình thức tuyên truyền măng non: Thông qua hoạt động của các đội tuyên truyền măng non nhằm tuyên truyền, cung cấp thông tin cho thiếu nhi về các phong trào, các hoạt động của Đội; các kiến thức pháp luật có liên quan tới trẻ em, truyền thông bảo vệ môi trường, an toàn giao thông, phòng tránh các tệ nạn xã hội.

- Hình thức tổ chức trò chơi: Hình thức này có ý nghĩa quan trọng và cần thiết đối với thiếu nhi, vừa đáp ứng nhu cầu của các em, vừa là một phương thức giáo dục có hiệu quả về nhiều mặt: Sức khỏe, công tác xã hội, phát triển năng khiếu, tư duy, rèn luyện đạo đức.

Yêu cầu: Hình thức tổ chức sinh hoạt Liên đội dưới cờ vừa phải gắn với Lễ Chào cờ theo Nghi thức Đội, vừa phải đảm bảo các yếu tố sinh động, hấp dẫn, thu hút, lôi cuốn các em; tạo cho các em một môi trường vui chơi, giải trí lành mạnh, hướng các em tới mục tiêu “Học mà chơi - chơi mà học”.

3. Chương trình sinh hoạt

Chương trình sinh hoạt Liên đội dưới cờ cần được thiết kế đảm bảo các nội dung sau:

- Lễ Chào cờ theo Nghi thức Đội: Các chi đội tập trung xuống sân trường để tham dự Lễ Chào cờ của Liên đội. Các chi đội xếp đội hình hàng dọc theo vị trí quy định của Liên đội [5 phút].

- Đánh giá và triển khai hoạt động: Sau phần nghi lễ chào cờ, lớp trực tuần lên nhận xét, đánh giá các hoạt động của toàn Liên đội trong tuần trước. [thời gian không quá 10 phút].

- Hoạt động giáo dục kỹ năng hoặc biểu diễn của chi đội: Sau phần đánh giá và triển khai hoạt động của Liên đội là hoạt động giáo dục kỹ năng hoặc biểu diễn của một chi đội theo kế hoạch và chủ đề đã được phân công [thời gian khoảng 20 phút].

- Thi đua khen thưởng: Kết thúc mỗi tháng Liên đội sẽ sơ kết, lựa chọn và trao thưởng cho 01 chi đội thực hiện tốt hoạt động sinh hoạt Liên đội dưới cờ. Giáo viên làm Tổng phụ trách Đội dặn dò, phân công các chi đội chuẩn bị nội dung kỳ sinh hoạt tiếp theo trên cơ sở kế hoạch và chủ đề đã triển khai.

- Dự kiến chủ điểm sinh hoạt dưới cờ trong năm học [Chủ điểm có thể thay đổi theo tình hình thực tế]

STTThời gianChủ điểmNgười thực hiện
1Tuần 1Truyền thống nhà trườngTPT-GV-HS
2Tuần 2Xây dựng nội quy trường lớpTPT-GV-HS
3Tuần 3Tuyên truyền An toàn giao thôngTPT-GV-HS
4Tuần 4Hội thi tìm hiểu ATGTTPT-GV-HS
5Tuần 5Tuyên truyền quyền bổn phận trẻ emTPT-GV-HS
6Tuần 6Em là người lịch sựTPT-GV-HS
7Tuần 7TÌm hiểu ngày phụ nữ Việt NamTPT-GV-HS
8Tuần 8Tuyên truyền phòng tránh bạo lực học đườngTPT-GV-HS
9Tuần 9Phát động thi đua mừng ngyaf nhà giáo Việt NamTPT-GV-HS
10Tuần 10Phát động phong trào giữ gìn trường, lớp sạch đẹpTPT-GV-HS
11Tuần 11Biết ơn thầy giáo cô giáoTPT-GV-HS
12Tuần 12Nói lời hay làm việc tốtTPT-GV-HS
13Tuần 13Diễn đàn phòng chống xâm hại trẻ emTPT-GV-HS
14Tuần 14Tìm hiểu về những người có công với quê hươngTPT-GV-HS
15Tuần 15Giao lưu kỷ niệm ngày TLQĐNDVN 22/12TPT-GV-HS
16Tuần 16Ngày hội làm việc tốtTPT-GV-HS
17Tuần 17Mùa xuân trên quê hương emTPT-GV-HS
18Tuần 18Phát động phong trào Tết ấm yêu thươngTPT-GV-HS
19Tuần 19Sơ kết học kỳ 1- Trò chơi dân gian ngày tếtTPT-GV-HS
20Tuần 20Hội vui mừng Đảng mừng xuânTPT-GV-HS
21Tuần 21Chào mùa xuân mớiTPT-GV-HS
22Tuần 22Mùa xuân là Tết trồng câyTPT-GV-HS
23Tuần 23Tìm hiểu cảnh đẹp quê hươngTPT-GV-HS
24Tuần 24Hội thi hướng dẫn viên nhíTPT-GV-HS
25Tuần 25Phát động chào mừng ngày Quốc tế Phụ Nữ 8-3TPT-GV-HS
26Tuần 26Hội thi đôi bàn tay khéoTPT-GV-HS
27Tuần 27Kỷ niệm ngày thành lập Đoàn TNCS Hồ Chí MinhTPT-GV-HS
28Tuần 28Vẽ tranh về gia đình của emTPT-GV-HS
29Tuần 29Phát động phong trào nhân ái chia sẻTPT-GV-HS
30Tuần 30Hội thi nhi đồng chăm ngoanTPT-GV-HS
31Tuần 31Theo dòng lịch sửTPT-GV-HS
32Tuần 32Chào mừng ngày giải phòng Miền namTPT-GV-HS
33Tuần 33Mừng ngày sinh nhật BácTPT-GV-HS
34Tuần 34Ngày Hội Đội viênTPT-GV-HS
35Tuần 35Tổng kết năm họcTPT-GV-HS

III. TỔ CHỨC THỰC HIỆN

1. Liên đội:

- Tham mưu Ban Giám hiệu nhà trường, căn cứ hướng dẫn của Hội đồng đội để xây dựng kế hoạch triển khai thực hiện.

- Xây dựng chủ đề, chủ điểm hàng tháng để hướng dẫn các chi đội tổ chức tốt nội dung sinh hoạt Liên đội dưới cờ.

2. Các chi đội

- Căn cứ vào kế hoạch của Liên đội lựa chọn nội dung, hình thức sinh hoạt phù hợp với chủ đề từng tháng.

- Linh hoạt sáng tạo trong thực hiện các nội dung sinh hoạt, đảm bảo tinh thần vừa học vừa chơi, trải nghiệm phát triển các kỹ năng sống.

Trên đây là kế hoạch sinh hoạt dưới cờ của Liên đội kính mong các đồng chí giáo viên phối kết hợp thực hiện để chương trình đạt kết quả tốt.

Nơi nhận:

-HĐ Đ xã, huyện [B/c]
- Giáo viên, hs [t/h]

HIỆU TRƯỞNG

........................

TỔNG PHỤ TRÁCH ĐỘI

..................................

Video liên quan

Chủ Đề