Giám sát chủ đầu tư là gì năm 2024

Giám sát dự án đầu tư công nhằm đảm bảo dự án đầu tư công được tiến hành hiệu quả và đúng quy định. Vậy, nội dung giám sát dự án đầu tư công gồm những gì? Hãy cùng NPLaw thông qua bài viết dưới đây sẽ chia sẻ chi tiết quy định pháp luật về nội dung này nhé.

1. Giám sát dự án đầu tư công là gì?

Căn cứ khoản 1 và khoản 15 Điều 3 Nghị định 29/2021/NĐ-CP giải thích từ ngữ như sau:

1. Giám sát đầu tư” là hoạt động theo dõi, kiểm tra đầu tư. Giám sát đầu tư gồm giám sát chương trình, dự án đầu tư và giám sát tổng thể đầu tư.

Theo đó, giám sát dự án đầu tư là hoạt động theo dõi, kiểm tra đầu tư của giám sát đầu tư đối với các hoạt động có liên quan với nhau, nhằm thực hiện một hoặc một số mục tiêu cụ thể của chương trình, được thực hiện trên địa bàn cụ thể trong khoảng thời gian nhất định và dựa trên những nguồn lực đã xác định.

2. Nội dung

2.1. Trách nhiệm giám sát dự án đầu tư công được quy định như thế nào?

- Chủ đầu tư tự tổ chức thực hiện theo dõi, kiểm tra toàn bộ quá trình đầu tư dự án theo nội dung và các chỉ tiêu được phê duyệt nhằm bảo đảm mục tiêu và hiệu quả đầu tư.

- Cơ quan chủ quản, người có thẩm quyền quyết định đầu tư thực hiện theo dõi, kiểm tra dự án thuộc phạm vi quản lý. Việc kiểm tra được thực hiện như sau:

- Kiểm tra ít nhất một lần đối với dự án có thời gian thực hiện trên 12 tháng;

- Kiểm tra khi điều chỉnh dự án làm thay đổi địa điểm, mục tiêu, quy mô, tăng tổng mức đầu tư.

- Cơ quan quản lý nhà nước về đầu tư công và cơ quan quản lý nhà nước chuyên ngành thực hiện theo dõi, kiểm tra dự án thuộc phạm vi quản lý.

- Cơ quan quản lý nhà nước về đầu tư công, cơ quan quản lý nhà nước chuyên ngành, cơ quan chủ quản và người có thẩm quyền quyết định đầu tư quyết định tổ chức kiểm tra dự án theo kế hoạch hoặc đột xuất.

Có thể nói, hoạt động giám sát và đánh giá dự án đầu tư công có ý nghĩa vô cùng quan trọng, có ý nghĩa trong việc quản lý tiến độ thời gian, bảo đảm yêu cầu của dự án đầu tư, phát hiện kịp thời và có những biện pháp xử lý các tình huống phát sinh, góp phần cho các dự án đầu tư công được thực hiện thuận lợi, từ đó sử dụng hợp lý, hiệu quả nguồn vốn đầu tư công.

2.2. Quy định về thực hiện chế độ giám sát đầu tư công

Nội dung thực hiện giám sát thi công xây dựng công trình gồm những bước sau:

Bước 1: Kiểm tra: ở bước này thì việc giám sát thi công xây dựng công trình sẽ tiến hành kiểm tra về sự phù hợp năng lực của nhà thầu thi công xây dựng và kiểm tra biện pháp thi công xây dựng của nhà thầu.

Bước 2: Xem xét và chấp thuận các nội dung theo quy định của pháp luật. Theo đó, việc xem xét và chấp thuận sẽ do nhà thầu trình và yêu cầu nhà thầu thi công chỉnh sửa các nội dung này trong quá trình thi công xây dựng công trình cho phù hợp với thực tế và quy định của hợp đồng.

Bước 3: Kiểm tra: tiến hành kiểm tra và chấp thuận cũng như kiểm tra, đôn đốc nhà thầu thi công xây dựng công trình và các nhà thầu khác thực hiện công việc xây dựng tại hiện trường theo yêu cầu của thiết kế xây dựng và tiến độ thi công của công trình.

Bước 4: Giám sát thực hiện: theo đó, tại bước này chủ thể giám sát sẽ tiến hành giám sát việc thực hiện các quy định về quản lý an toàn trong thi công xây dựng công trình; giám sát các biện pháp đảm bảo an toàn đối với công trình lân cận, công tác quan trắc công trình, sau đó sẽ đưa ra đề nghị chủ đầu tư tổ chức điều chỉnh thiết kế khi phát hiện sai sót, bất hợp lý về thiết kế.

2.3. Giám sát dự án đầu tư công được thực hiện như thế nào?

* Giám sát của chủ đầu tư, chủ sử dụng

Chủ đầu tư tự tổ chức thực hiện theo dõi, kiểm tra toàn bộ quá trình thực hiện dự án và báo cáo nội dung sau:

  1. Việc quản lý thực hiện dự án: Lập kế hoạch tổng thể và kế hoạch chi tiết thực hiện dự án; tình hình thực hiện và điều chỉnh kế hoạch;
  1. Tình hình thực hiện dự án đầu tư; Tiến độ thực hiện; khối lượng và giá trị khối lượng thực hiện; chất lượng công việc; các biến động trong quá trình thực hiện dự án;
  1. Tình hình thực hiện kế hoạch vốn đầu tư: Việc huy động vốn cho dự án; giải ngân [tạm ứng, thu hồi tạm ứng, thanh toán]; quyết toán vốn dự án hoàn thành; nợ đọng xây dựng cơ bản [nếu có] và việc xử lý;
  1. Năng lực tổ chức thực hiện dự án và việc chấp hành các quy định về quản lý đầu tư, của ban quản lý dự án và các nhà thầu;

đ] Khó khăn, vướng mắc, phát sinh trong quá trình thực hiện dự án và việc xử lý theo thẩm quyền;

  1. Đề xuất phương án xử lý khó khăn, vướng mắc, vấn đề vượt quá thẩm quyền.

Chủ sử dụng tự tổ chức thực hiện theo dõi, kiểm tra toàn bộ quá trình khai thác, vận hành dự án và báo cáo nội dung sau:

  1. Việc quản lý, khai thác, vận hành dự án;
  1. Khó khăn, vướng mắc, phát sinh trong quá trình khai thác, vận hành dự án và việc xử lý theo thẩm quyền;
  1. Đề xuất phương án xử lý khó khăn, vướng mắc, vấn đề vượt quá thẩm quyền.

* Giám sát của người có thẩm quyền quyết định đầu tư

Nội dung theo dõi:

  1. Tình hình thực hiện chế độ báo cáo của chủ đầu tư, chủ sử dụng;
  1. Tổng hợp tình hình thực hiện dự án: Tiến độ thực hiện; thực hiện kế hoạch vốn đầu tư; giải ngàn, quyết toán vốn dự án hoàn thành; nợ đọng xây dựng cơ bản [nếu có] và việc xử lý; khó khăn, vướng mắc, phát sinh ảnh hưởng đến việc thực hiện dự án và kết quả xử lý;
  1. Tổng hợp tình hình tổ chức khai thác, vận hành dự án; khó khăn, vướng mắc, phát sinh chính ảnh hưởng đến quá trình khai thác, vận hành dự án và kết quả xử lý;
  1. Việc chấp hành các biện pháp xử lý của chủ đầu tư, chủ sử dụng;

đ] Báo cáo và đề xuất phương án xử lý khó khăn, vướng mắc, vấn đề vượt quá thẩm quyền theo quy định.

Nội dung kiểm tra:

  1. Việc chấp hành quy định về: giám sát, đánh giá đầu tư; đấu thầu; đền bù giải phóng mặt bằng, tái định cư; sử dụng vốn đầu tư và các nguồn lực khác của dự án; bố trí vốn đầu tư, giải ngân, thanh toán, quyết toán vốn đầu tư; giải quyết các vướng mắc, phát sinh trong quá trình thực hiện dự án; nghiệm thu đưa dự án vào hoạt động; quản lý, vận hành dự án; bảo vệ môi trường;
  1. Việc quản lý thực hiện dự án của chủ đầu tư, ban quản lý dự án;
  1. Tiến độ thực hiện dự án;
  1. Việc quản lý, khai thác, vận hành dự án của chủ sử dụng;
  1. Việc chấp hành biện pháp xử lý vấn đề đã phát hiện của cơ quan được giao chuẩn bị đầu tư, chủ đầu tư, ban quản lý dự án, chủ sử dụng.

* Giám sát của cơ quan chủ quản và cơ quan quản lý nhà nước về đầu tư công

Nội dung theo dõi:

  1. Tình hình thực hiện chế độ báo cáo của chủ đầu tư, người có thẩm quyền quyết định đầu tư và chủ sử dụng theo quy định;
  1. Tổng hợp tình hình thực hiện dự án: tiến độ thực hiện, thực hiện kế hoạch vốn đầu tư, giải ngân; khó khăn, vướng mắc, phát sinh chính ảnh hưởng đến việc thực hiện dự án và kết quả xử lý;
  1. Tổng hợp tình hình tổ chức khai thác, vận hành dự án; khó khăn, vướng mắc, phát sinh chính ảnh hưởng đến quá trình khai thác, vận hành dự án và kết quả xử lý;

đ] Việc chấp hành biện pháp xử lý của chủ đầu tư, người có thẩm quyền quyết định đầu tư và chủ sử dụng;

  1. Báo cáo và đề xuất phương án xử lý khó khăn, vướng mắc, vấn đề vượt quá thẩm quyền.

Nội dung kiểm tra:

  1. Việc chấp hành quy định về đầu tư và giám sát, đánh giá đầu tư;
  1. Việc quản lý thực hiện dự án của người có thẩm quyền quyết định đầu tư, chủ đầu tư, ban quản lý dự án;
  1. Tiến độ thực hiện dự án;
  1. Việc quản lý, khai thác, vận hành dự án của chủ sử dụng;

đ] Việc chấp hành biện pháp xử lý vấn đề đã phát hiện của cơ quan được giao chuẩn bị đầu tư, người có thẩm quyền quyết định đầu tư, chủ đầu tư, ban quản lý dự án, chủ sử dụng.

* Chế độ giám sát của cơ quan quản lý nhà nước chuyên ngành

Căn cứ chức năng, nhiệm vụ và lĩnh vực quản lý nhà nước được phân công, cơ quan quản lý nhà nước chuyên ngành thực hiện giám sát dự án đầu tư công theo quy định của pháp luật chuyên ngành.

2.4. Tại sao cần phải giám sát dự án đầu tư công?

Cần phải giám sát dự án đầu tư công vì Khi triển khai thi công xây dựng một công trình, với vai trò là Chủ đầu tư, tất cả chúng ta đều lo lắng về chất lượng vật tư đầu vào, chất lượng thi công công trình, sự chậm trễ về tiến độ, an toàn lao động của các nhà thầu.

Yêu cầu nhà thầu tạm dừng thi công khi xét thấy chất lượng thi công xây dựng không đảm bảo yêu cầu kỹ thuật, biện pháp thi công không đảm bảo an toàn, vi phạm các quy định về quản lý an toàn lao động làm xảy ra hoặc có nguy cơ xảy ra tai nạn lao động, sự cố gây mất an toàn lao động; chủ trì, phối hợp với các bên liên quan giải quyết những vướng mắc, phát sinh trong quá trình thi công xây dựng công trình và phối hợp xử lý, khắc phục sự cố theo quy định của pháp luật.

Thông qua việc quy định cụ thể chế độ trách nhiệm của doanh nghiệp về quản lý chất lượng công trình xây dựng; cũng như quy định về giám sát, đánh giá dự án đầu tư xây dựng và chú trọng bổ sung, hoàn thiện các định mức kinh tế kỹ thuật, các tiêu chuẩn xây dựng, quy chuẩn xây dựng, các tiêu chuẩn kỹ thuật chuyên ngành phù hợp với yêu cầu phát triển kinh tế; duy trì công tác thanh tra, kiểm tra xây dựng, giám định chất lượng công trình xây dựng, Nhà nước quản lý, kiểm soát chất lượng sản phẩm, công trình xây dựng, đồng thời định hướng cho các doanh nghiệp hành nghề tư vấn, xây dựng tiến tới thiết lập hệ thống quản lý chất lượng công trình xây dựng theo tiêu chuẩn quốc tế nhằm nâng cao khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp trong xu thế hội nhập kinh tế quốc tế hiện nay.

Trên dây là thông tin giải đáp vướng mắc về vấn đề Giám sát dự án đầu tư công NPLAW gửi đến Quý độc giả. Nếu Quý độc giả có bất kỳ vướng mắc nào liên quan cần giải đáp thêm, xin vui lòng liên hệ với NPLAW theo thông tin liên hệ sau:

Người giám sát thi công xây dựng của chủ đầu tư là gì?

Giám sát thi công xây dựng là gìKỹ sư giám sát thi công xây dựng chính là người đại diện cho chủ đầu tư, có nhiệm vụ là theo dõi, kiểm tra, báo cáo cũng như là xử lý và sử dụng mẫu biên bản nghiệm thu trong quá trình nghiệm thu các công việc có liên quan đến tại công trình xây dựng.

Giám sát đầu tư là gì?

Theo đó thì giám sát đầu tư là hoạt động theo dõi, kiểm tra đầu tư. Giám sát đầu tư gồm giám sát chương trình, dự án đầu tư và giám sát tổng thể đầu tư. Như vậy có thể hiểu thì giám sát dự án đầu tư là hoạt động theo dõi, kiểm tra đầu tư của dự án đối với các hoạt động có liên quan.

Giám sát đánh giá dự án là gì?

Giám sát và đánh giá là quá trình mà các dữ liệu được thu thập và phân tích để cung cấp thông tin cho các nhà hoạch định chính sách, và những người khác trong việc lập kế hoạch và quản lý dự án.

Giám sát có điện là gì?

Giám sát tình trạng động cơ điện là một quá trình theo dõi sức khỏe và hiệu suất của động cơ điện. Nó giúp phát hiện bất kỳ vấn đề tiềm ẩn nào trước khi chúng trở nên nghiêm trọng, do đó tránh được việc sửa chữa hoặc thay thế tốn kém.

Chủ Đề