Đại diện theo pháp luật là gì năm 2024

Người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp là cá nhân đại diện cho doanh nghiệp thực hiện các quyền và nghĩa vụ phát sinh từ giao dịch của doanh nghiệp, đại diện cho doanh nghiệp tham gia tố tụng trước Trọng tài hoặc Tòa án [Điều 13 Luật Doanh nghiệp 2014].

Khác với quy định của Luật Doanh nghiệp 2005, theo quy định mới của Luật Doanh nghiệp 2014 [LDN 2014] thì công ty TNHH và công ty Cổ phần có thể có một hoặc nhiều người đại diện theo pháp luật. Điều lệ công ty quy định cụ thể số lượng, chức danh quản lý và quyền, nghĩa vụ của người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp.

Người đại diện theo pháp luật của Doanh nghiệp tư nhân

Theo quy định tại Khoản 4 Điều 185 thì chủ doanh nghiệp tư nhân là người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp tư nhân. Chủ doanh nghiệp tư nhân có thể trực tiếp hoặc thuê người khác quản lý, điều hành hoạt động kinh doanh. Trường hợp thuê người khác làm Giám đốc quản lý doanh nghiệp thì vẫn phải chịu trách nhiệm về mọi hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.

Như vậy, trong mọi trường hợp chủ doanh nghiệp tư nhân là người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp. Trường hợp thuê Giám đốc thì Giám đốc cũng không phải là người đại diện theo pháp luật mà hoạt động dưới sự ủy quyền của chủ doanh nghiệp tư nhân.

Người đại diện theo pháp luật trong công ty Hợp danh

Theo quy định tại Khoản 1 Điều 179 LDN 2014: “1. Các thành viên hợp danh có quyền đại diện theo pháp luật và tổ chức điều hành hoạt động kinh doanh hằng ngày của công ty. Mọi hạn chế đối với thành viên hợp danh trong thực hiện công việc kinh doanh hằng ngày của công ty chỉ có hiệu lực đối với bên thứ ba khi người đó được biết về hạn chế đó.”

Như vậy, tất cả các thành viên Hợp danh trong công ty đều là người đại diện theo pháp luật của công ty.

Người đại diện theo pháp luật trong công ty TNHH MTV

- Do cá nhân làm chủ sở hữu

Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do cá nhân làm chủ sở hữu có Chủ tịch công ty, Giám đốc hoặc Tổng giám đốc. Chủ tịch công ty có thể kiêm nhiệm hoặc thuê người khác làm Giám đốc hoặc Tổng giám đốc. Quyền, nghĩa vụ của Giám đốc hoặc Tổng giám đốc được quy định tại Điều lệ công ty, hợp đồng lao động mà Giám đốc hoặc Tổng giám đốc ký với Chủ tịch công ty.

Như vậy, người đại diện theo pháp luật trong công ty TNHH MTV sẽ do Điều lệ công ty quy định

- Do tổ chức làm chủ sở hữu

Theo quy định tại Khoản 1 Điều 78 thì người đai diện theo pháp luật trong công ty TNHH MTV do điều lệ công ty quy định. Nếu Điều lệ công ty không quy định thì Chủ tịch Hội đồng thành viên hoặc Chủ tịch công ty là người đại diện theo pháp luật của công ty.

Người đại diện theo pháp luật trong công ty TNHH hai thành viên trở lên

Người đại diện theo pháp luật trong công ty TNHH hai thành viên trở lên do Điều lệ công ty quy định [Khoản 2 Điều 13 LDN 2014]

Người đại diện theo pháp luật trong công ty Cổ phần

Người đại diện theo pháp luật trong công ty Cổ phần do Điều lệ công ty quy định [Khoản 2 Điều 13 LDN 2014].

Trường hợp chỉ có một người đại diện theo pháp luật, thì Chủ tịch Hội đồng quản trị hoặc Giám đốc hoặc Tổng giám đốc là người đại diện theo pháp luật của công ty; trường hợp Điều lệ không có quy định khác thì Chủ tịch Hội đồng quản trị là người đại diện theo pháp luật của công ty. Trường hợp có hơn một người đại diện theo pháp luật, thì Chủ tịch Hội đồng quản trị và Giám đốc hoặc Tổng giám đốc đương nhiên là người đại diện theo pháp luật của công ty [Khoản 2 Điều 134].

Ông Trần Quang Phát [Hà Nội] hỏi, trong thời gian chờ người đại diện theo pháp luật mới được ghi nhận thông tin trên giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp thì ai được quyền đại diện công ty ký tên trên các giấy tờ, hợp đồng?

Luật sư Trần Văn Toàn, Văn phòng luật sư Khánh Hưng Đoàn Luật sư thành phố Hà Nội trả lời vấn đề này như sau:

Khoản 1 Điều 12 Luật Doanh nghiệp [năm 2020] quy định, người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp là cá nhân đại diện cho doanh nghiệp thực hiện các quyền và nghĩa vụ phát sinh từ giao dịch của doanh nghiệp, đại diện cho doanh nghiệp với tư cách người yêu cầu giải quyết việc dân sự, nguyên đơn, bị đơn, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan trước Trọng tài, Tòa án và các quyền, nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật.

Tại Điểm c Khoản 1 Điều 76 Luật này quy định, chủ sở hữu công ty TNHH một thành viên là tổ chức có quyền quyết định cơ cấu tổ chức quản lý công ty, bổ nhiệm, miễn nhiệm, bãi nhiệm người quản lý, Kiểm soát viên của công ty.

Theo thông tin ông Trần Quang Phát phản ánh, công ty TNHH một thành viên do tổ chức làm chủ sở hữu này đang được tổ chức quản lý và hoạt động theo quy định tại Điểm a Khoản 1, Khoản 3 Điều 79 Luật Doanh nghiệp, với mô hình Chủ tịch công ty và Tổng Giám đốc; Điều lệ công ty này quy định công ty chỉ có một đại diện theo pháp luật là Tổng Giám đốc, Chủ tịch công ty không kiêm Tổng Giám đốc.

Do Tổng Giám đốc bị tai nạn chết bất ngờ, trong khi Điều lệ công ty chỉ quy định một đại diện theo pháp luật, nên sau thời điểm Tổng Giám đốc chết, phải chờ chủ sở hữu công ty họp, quyết định bổ nhiệm Tổng Giám đốc mới, công ty chưa có người đại diện theo pháp luật thay thế, nên hoạt động của công ty có thể ngưng trệ, vướng mắc trong việc ký kết hợp đồng, giao dịch…

Căn cứ quy định của Luật Doanh nghiệp, căn cứ Điều lệ công ty đã nêu, thì trong trường hợp này không có ai mặc nhiên thay thế được vai trò, chức năng, nhiệm vụ của người đại diện theo pháp luật đã chết. Chủ sở hữu công ty phải bổ nhiệm người thay thế.

Theo quy trình bổ nhiệm người quản lý, chủ sở hữu cần có thời gian để xem xét, đánh giá, lựa chọn nhân sự có đủ tiêu chuẩn, điều kiện để bổ nhiệm chức danh Tổng Giám đốc mới. Nhưng với tính chất cấp thiết nhằm bảo đảm sự hoạt động bình thường của doanh nghiệp, chủ sở hữu có thể xem xét ngay nhân sự đang có tại doanh nghiệp, ra ngay quyết định bổ nhiệm đối với người đang giữ chức danh Phó Tổng Giám đốc lên Quyền Tổng Giám đốc, đại diện theo pháp luật của Công ty. Quyết định này có hiệu lực thi hành ngay kể từ ngày ký.

Căn cứ Khoản 1 Điều 81, Khoản 1 Điều 82 Luật Doanh nghiệp, Chủ tịch công ty do chủ sở hữu công ty bổ nhiệm được nhân danh chủ sở hữu công ty thực hiện các quyền và nghĩa vụ của chủ sở hữu công ty. Chủ tịch công ty bổ nhiệm hoặc thuê Giám đốc, Tổng Giám đốc…

Trong trường hợp cấp thiết này, chủ sở hữu, Chủ tịch công ty cần có trao đổi nhanh để thống nhất ai là người thực hiện ký quyết định bổ nhiệm vị trí Quyền Tổng Giám đốc.

Căn cứ Điều lệ công ty người được bổ nhiệm làm Quyền Tổng Giám đốc là đại diện theo pháp luật của công ty. Họ có quyền ký kết thực hiện hợp đồng, giao dịch ngay khi quyết định bổ nhiệm có hiệu lực. Công ty tiến hành đăng ký thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp về người đại diện theo pháp luật trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày quyết định bổ nhiệm được ký ban hành.

Việc đăng ký thay đổi người đại diện theo pháp luật của công ty thực hiện theo quy định tại Khoản 1; Điểm a Khoản 2 Điều 50 Nghị định số 01/2021/NĐ-CP ngày 4/1/2021 của Chính phủ về đăng ký doanh nghiệp.

Trong thời gian thực hiện chức danh Quyền Tổng Giám đốc - đại diện theo pháp luật của công ty, mà người được bổ nhiệm hoàn thành tốt chức trách, nhiệm vụ được giao, thì chủ sở hữu chính thức bổ nhiệm chức danh Tổng Giám đốc. Trường hợp người được bổ nhiệm Quyền Tổng Giám đốc không đạt yêu cầu thì chủ sở hữu ra quyết định miễn nhiệm, bổ nhiệm người khác đủ tiêu chuẩn, điều kiện thay thế.

Luật sư Trần Văn Toàn

VPLS Khánh Hưng, Đoàn luật sư Hà Nội

* Thông tin chuyên mục có giá trị tham khảo với người đọc, không dùng làm tài liệu trong tố tụng pháp luật.

Đại diện theo pháp luật gồm những ai?

Như vậy, người đại diện theo pháp luật của pháp nhân bao gồm: - Người được pháp nhân chỉ định theo điều lệ; - Người có thẩm quyền đại diện theo quy định của pháp luật; - Người do Tòa án chỉ định trong quá trình tố tụng tại Tòa án.

Người đại diện pháp luật là gì?

Người đại diện theo pháp luật là người do pháp luật hoặc do cơ quan Nhà nước có thẩm quyền quy định, để đại diện cho một cá nhân hoặc tổ chức, doanh nghiệp thực hiện các giao dịch như ký hợp đồng…

Người đại diện theo pháp luật có nghĩa vụ gì?

Người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp có trách nhiệm được quy định tại Khoản 1 Điều 14 Luật Doanh nghiệp: [1] Thực hiện các quyền và nghĩa vụ được giao một cách trung thực, cẩn trọng, tốt nhất nhằm bảo đảm lợi ích hợp pháp của doanh nghiệp; [2] Trung thành với lợi ích của doanh nghiệp; không sử dụng thông tin, ...

Người đại diện hợp pháp được hiểu như thế nào?

Theo quy định tại Khoản 17 Điều 2 Luật Xử lý vi phạm hành chính 2012 thì người đại diện hợp pháp được quy định như sau: Người đại diện hợp pháp bao gồm cha mẹ hoặc người giám hộ, luật sư, trợ giúp viên pháp lý.

Chủ Đề