Già hóa dân số ảnh hưởng như thế nào đến các nước phát triển

Mục lục

Dân số già hóa có thực sự là gánh nặng cho nền kinh tế?

09:14 25/10/2019

Dân số cao tuổi không có nghĩa hoàn toàn là gánh nặng mà đây còn là cơ hội lớn cho các ngành kinh tế dịch vụ cho người cao tuổi, nhiều cơ hội kinh doanh phục vụ nhóm người cao tuổi sẽ xuất hiện.

Thu nhập tăng, dân số già, viện phí tăng... sẽ giúp cho ngành bảo hiểm phi nhân thọ ăn nên làm ra

Phát triển quỹ hưu trí xã hội trong bối cảnh già hóa dân số ở Việt Nam

Dân số Việt Nam bước vào giai đoạn "rất già" năm 2038

Dân số vàng: Phải tránh được tình trạng "chưa giàu đã già"

Tỷ lệ sinh đã giảm đi trong nhiều thập kỷ qua trên quy mô toàn cầu, đồng thời với quá trình này là số lượng người già đang tăng lên tương ứng so với dân số trong độ tuổi lao động tại nhiều quốc gia. Một số nước vốn đang ở thời kỳ dân số vàng như Việt Nam cũng đối diện nguy cơ sớm bước vào thời kỳ già hóa nhanh chóng.

Đã có khá nhiều lập luận cho rằng quá trình này tác động tiêu cực đến tăng trưởng và gây ra nhiều khó khăn cho nền kinh tế. Ở các nước phát triển, phe bảo thủ dựa trên lập luận này để đưa ra khuyến nghị cần có tỷ lệ sinh cao hơn, trong khi đó những người theo phái tự do lại dựa vào đây để đề xuất chính sách nhập cư cởi mở hơn.

Tuy nhiên, dường như giả định già hóa dân số tác động tiêu cực đến tăng trưởng là chưa có cơ sở chắc chắn và đã có nhiều bằng chứng khẳng định rằng quan điểm này không phải lúc nào cũng đúng, do vậy mối quan hệ giữa già hóa và tăng trưởng thực sự là vấn đề không thể kết luận một cách rõ ràng. Hãy xem các lập luận ủng hộ và chống lại quan điểm này!

Trước hết, lập luận khá phổ biến hiện nay cho rằng quan hệ này là đúng và khẳng định dân số già hóa dẫn đến nhiều hệ lụy cho nền kinh tế. Rõ ràng là khi một phần dân số của một nước không làm việc nữa, những người còn lại phải lao động nhiều hơn và thậm chí còn phải làm việc hiệu quả hơn để giữ mức sống của mọi người tăng lên. Nhiều người già hơn cũng có nghĩa là có nhiều tiền tiết kiệm hơn so với các cơ hội đầu tư, tạo áp lực làm lãi suất giảm đi.

Hai nghiên cứu gần đây ở Mỹ và một nghiên cứu khác ở châu Âu đã tìm thấy mối tương quan thống kê giữa dân số già và suy giảm năng suất. Cụ thể, họ tập trung vào cách một dân số có nhiều người già hơn nói chung cũng là một dân số có nhiều người già hơn trong số những người vẫn còn trong độ tuổi lao động ảnh hưởng đến năng suất. Lý thuyết, có vẻ đủ trực quan, là người lao động lớn tuổi chậm thích nghi với thay đổi hoàn cảnh, công nghệ và mô hình kinh doanh, và do đó kém năng suất hơn.

Tuy nhiên, vào năm 2017, các nhà kinh tế Daron Acemoglu và Pascual Restrepo đã nghiên cứu tốc độ tăng GDP bình quân đầu người trong giai đoạn từ năm 1995 đến 2015 ở nhiều nước và so sánh với sự thay đổi tỷ lệ người già với số người trong độ tuổi lao động trong cùng thời kỳ đó. Trái ngược với giả định phổ biến nêu trên, về cơ bản nghiên cứu này không tìm thấy mối quan hệ nào như vậy cả.

Một ví dụ về già hóa thường được viện dẫn là Nhật Bản - nơi thực sự chứng kiến ​​tỷ lệ sinh giảm mạnh, tỷ lệ người già tăng cao và tình trạng trì trệ rõ rệt trong nền kinh tế. Nhưng Acemoglu và Restrepo đã so sánh tỷ lệ già hóa dân số của Nhật Bản với tốc độ tăng GDP bình quân đầu người với nhiều nước và cho thấy quan hệ này là không rõ ràng.

Một nghiên cứu gần đây của Úc về tỷ lệ tăng dân số ở nhiều quốc gia cũng cho thấy kết quả khá ngạc nhiên là những quốc gia có tốc độ tăng dân số chậm hơn, bao gồm cả những nước có mức tăng dân số âm đã có tăng trưởng nhanh cả về GDP bình quân đầu người và năng suất lao động.

Tại sao lại như vậy? Trước hết, vai trò đóng góp của người già không chỉ lệ thuộc vào bản thân họ, mà còn phụ thuộc vào nỗ lực và chi phí của người sử dụng lao động để giúp nhân công của họ thích nghi với độ tuổi. Những thập kỷ gần đây đã chứng kiến nhiều quốc gia có nhiều người già thực sự đặt nhiều nỗ lực và nguồn lực hơn vào việc cải thiện năng suất kinh tế trong bối cảnh tự động hóa và công nghệ mới được áp dụng ngày một phổ biến. Nói cách khác, các quốc gia trải qua những thay đổi nhân khẩu học theo xu thế già hóa này đã khá thành công trong việc điều chỉnh sự phù hợp và thích ứng tốt hơn giữa quá trình lão hóa và áp dụng tiến bộ công nghệ.

Thứ hai, lý thuyết cho rằng nhiều người già hơn có nghĩa là tiết kiệm nhiều hơn so với các cơ hội đầu tư và điều này tạo ra một lực hãm đối với tăng trưởng kinh tế. Tuy nhiên, một nền kinh tế quá nhiều tiết kiệm do nhiều người già và hệ lụy là nền kinh tế ở vào trạng thái trì trệ do lãi suất thấp kéo dài, điều đó không hẳn là do có quá nhiều người già, mà có thể là do kích thích theo kiểu Keynes trong nền kinh tế là chưa đủ.

Tổng cầu bao gồm cả từ người già và trẻ em, ngay cả khi họ không làm việc nữa thì vẫn tham gia tiêu dùng. Dân số cao tuổi không có nghĩa hoàn toàn là gánh nặng mà đây còn là cơ hội lớn cho các ngành kinh tế dịch vụ cho người cao tuổi, nhiều cơ hội kinh doanh phục vụ nhóm người cao tuổi sẽ xuất hiện. Thậm chí, ở Trung Quốc thị trường này được coi là rất triển vọng khi tỉ lệ người cao tuổi chi cho các dịch vụ chiếm 165 tỉ USD/năm. Ở nhiều nước, người cao tuổi vẫm tham gia lực lượng lao động [khoảng 46% người cao tuổi Việt Nam vẫn đang làm các công việc được trả lương].

Ngay cả ở Việt Nam, trong thời gian tới có khả năng nằm trong số 10 nước có tốc độ già hóa nhanh nhất trên thế giới, già hóa dân số mặc dù được coi là thách thức đối với tích lũy quốc gia, nhưng cũng cần được nhìn nhận trên khía cạnh tích cực.

Vấn đề là cần phải thích ứng với già hóa dân số, có chính sách tiếp cận toàn diện để chủ động chuẩn bị cho giai đoạn dân số già thông qua các chính sách phát triển dịch vụ chăm sóc xã hội, thúc đẩy cơ chế phối hợp công - tư trong cung ứng dịch vụ chăm sóc xã hội, nhất là khuyến khích khu vực tư nhân tham gia vào cung cấp dịch vụ chăm sóc người cao tuổi, gắn kết giữa chăm sóc y tế tại cộng đồng với dịch vụ chăm sóc xã hội chính thức và phi chính thức.

Theo GS.,TS. Trần Thọ Đạt/ttvn.vn

In bài viết

Tags

kinh tế nền kinh tế người cao tuổi dân số già hóa

THÔNG TIN CẦN QUAN TÂM
  • Tăng tốc với EVFTA: Ngành dệt may sẵn sàng cho cột mốc 1/8

    22/07/2020
  • Gia tăng đầu tư để đưa thêm hàng Việt Nam vào EU

    21/07/2020
  • DATC xử lý tốt nợ xấu của các tổ chức tín dụng, doanh nghiệp

    20/07/2020

Tin nổi bật

Xử lý dứt điểm "vấn nạn" gian lận hoàn thuế giá trị gia tăng

14/02/2022

Hướng dẫn tái cơ cấu doanh nghiệp không đủ điều kiện cổ phần hóa

14/02/2022

Cơ chế tạo nguồn năm 2022 để thực hiện tiền lương, trợ cấp

14/02/2022

Đối tượng nào phải quyết toán thuế thu nhập cá nhân 2022?

14/02/2022

Cảnh báo kinh doanh theo phương thức đa cấp trái phép thông qua ứng dụng Limbic Arc

13/02/2022

Già hóa dân số - Câu chuyện chung của nhiều quốc gia

Về vấn đề già hóa dân số và vấn đề biến đổi khí hậu, bảo vệ môi trường ở Việt Nam hiện nay

Ngày phát hành: 13/05/2021 Lượt xem 2384

1.Về vấn đề già hóa dân số và chất lượng dân số

1]Về già hóa dân số

Già hóa dân số đang diễn ra với tốc độ rất nhanh ở nước ta. Tuổi thọ của người dân liên tục tăng nhanh, từ 68,6 tuổi vào năm 1999 lên 73,2 tuổi vào năm 2014 và dự báo là 78 tuổi vào năm 2030. Theo số liệu của Ngân hàng Thế giới, từ năm 2017, dân số từ 65 tuổi của nước ta đã chiếm 7,15% tổng dân số[1]và nước ta chính thức bước vào giai đoạn già hóa dân số[2]. Theo dự báo của Tổng cục Thống kê [2010] và Liên hợp quốc [2012], nước ta chỉ cần 20-21 năm để đưa tỷ lệ nói trên lên 14% và giai đoạn 2021-2037 được coi là thời gian quá độ để chuyển từ “già hóa dân số” sang “dân số già”.

So với nhiều nước trên thế giới, giai đoạn quá độ của nước ta diễn ra rất nhanh và điều này sẽ tạo ra nhiều vấn đề cần phải giải quyết: [1] Suy giảm năng suất lao động và tăng trưởng kinh tế. Tăng nhanh dân số già đồng nghĩa với suy giảm tăng trưởng lực lượng lao động, dẫn đến giảm tăng trưởng vốn, kìm hãm tăng năng suất lao động, nhất là năng suất các nhân tố tổng hợp; [2] Đảm bảo thu nhập cho người cao tuổi, sự gia tăng nghèo và bất bình đẳng trong xã hội; [3] Sức ép đối với hệ thống chăm sóc sức khỏe cho người cao tuổi và hệ thống y tế; [4] Sức ép đối với tài chính công với những áp lực về đảm bảo nhu cầu chăm sóc sức khỏe cho người cao tuổi [chi phí trung bình để chăm sóc sức khỏe cho một người cao tuổi bằng 7-8 lần chi phí trung bình chăm sóc sức khỏe cho một người trẻ tuổi] và lương hưu, trợ cấp cho người cao tuổi, chi tiêu công sẽ buộc phải tăng lên; [5] Những thách thức về xã hội như đảm bảo đời sống văn hóa và tinh thần cho người cao tuổi, điều chỉnh thị trường lao động-việc làm, giải quyết mâu thuẫn và xung đột thế hệ trong thời kỳ dân số già...

Tuy nhiên, già hóa dân số cũng tạo ra các cơ hội phát triển ngành dịch vụ chăm sóc sức khỏe và những sản phẩm phục vụ cho người cao tuổi. Nhu cầu chi tiêu cho sức khỏe của người cao tuổi gia tăng, đời sống kinh tế của người dân cả nước có xu hướng được cải thiện nên dịch vụ về chăm sóc sức khỏe cho người cao tuổi sẽ phát triển. Xu thế này sẽ mở ra nhiều cơ hội phát triển các mô hình chăm sóc người cao tuổi hiệu quả, phát triển mạng lưới cơ sở cung cấp, chăm sóc, điều dưỡng người cao tuổi gắn với chăm sóc tại gia đình, cộng đồng[3]. Nhiều loại hàng hóa thực phẩm, dược phẩm, thời trang… phục vụ nhóm khách hàng này cũng sẽ có cơ hội phát triển hơn trước.

Thực tế cho thấy, người cao tuổi ở Việt Nam trong giai đoạn hiện nay vẫn chủ yếu là lớp người thuộc thời kỳ chiến tranh, sống ở nông thôn, nghèo khó nên sức khỏe yếu, đời sống nhìn chung còn nhiều khó khăn, bất cập. Những vấn đề rất đáng quan tâm đối với người cao tuổi ở Việt Nam hiện nay, đó là:

- Sức khỏe người cao tuổi yếu và có nhiều vấn đề cần giải quyết. Mặc dù có tuổi thọ trung bình khá cao nhưng tuổi thọ khỏe mạnh của người cao tuổi ở nước ta [giai đoạn sống tích cực] lại khá thấp [chỉ khoảng 64 tuổi]; đặc biệt, có 67,2% người cao tuổi có tình trạng sức khỏe yếu và rất yếu, nhiều người mắc bệnh nan y… Khoảng 95% người cao tuổi có bệnh, chủ yếu là bệnh mãn tính không lây truyền, trung bình một người cao tuổi Việt Nam mắc 3 bệnh.

- Hệ thống chăm sóc sức khỏe, nhất là chăm sóc chuyên khoa cho người cao tuổi chưa đáp được nhu cầu ngày càng tăng của người cao tuổi. Nguồn vốn ngân sách nhà nước vốn đã eo hẹp của nền kinh tế đang trong quá trình chuyển đổi không thể đáp ứng nhu cầu đầu tư cho công tác chăm sóc y tế cho người cao tuổi.

- Hệ thống an sinh xã hội cũng chưa đáp ứng được nhu cầu của người cao tuổi; chưa có hệ thống chăm sóc dài hạn và hệ thống cung ứng việc làm cũng như chăm sóc sức khỏe dài hạn cho người cao tuổi. Chỉ có khoảng 60% người cao tuổi có thẻ bảo hiểm y tế.

- Thu nhập của người cao tuổi thấp, không ổn định,sống phụ thuộc vào con, cháu, người thân. Phần lớn người cao tuổi không có bảo hiểm xã hội. Số người cao tuổi được hưởng lương hưu, trợ cấp xã hội rất thấp nên nhiều người cao tuổi sức khỏe kém vẫn phải tự lao động và kiếm sống hàng ngày. Tỷ lệ người nghèo ở người cao tuổi là 23,5%.

- Một bộ phận xã hội còn có quan niệm sai lệch về người cao tuổi; vai trò của các tổ thức dân sự, đoàn thể, cá nhân chưa thực sự được phát huy… cũng là những khó khăn, thách thức đối với chất lượng sống của người cao tuổi.

Văn kiện Đại hội XIII của Đảng dự báo “Xu hướng già hoá dân số nhanh”[4]là một trong những thách thức lớn mà Việt Nam phải giải quyết; trong thời gian tới cần “chuẩn bị điều kiện thích ứng với già hoá dân số”[5]. Quán triệt quan điểm và định hướng trong văn kiện Đại hội XIII, trong thời gian tới, định hướng phát triển kinh tế - xã hội của nước ta cần phải tính đến những nhiệm vụ, giải pháp, điều kiện thích ứng với dân số già, chuẩn bị cho một xã hội có dân số già cả về phương diện chính sách, luật pháp, cơ sở vật chất, kỹ thuật và tâm lý xã hội.Do đó, cần coi trọng những vấn đề cụ thể sau đây:

Thứ nhất,về quan điểm, cần nhìn nhận người cao tuổi, nhóm dân số già có vai trò, đóng góp quan trọng vào phát triển kinh tế - xã hội của đất nước, là chỗ dựa cho các thế hệ trẻ, thay vì nhìn nhận chỉ như các đối tượng hưởng trợ cấp xã hội.

Thứ hai,ban hành, thực hiện các giải pháp thích ứng với dân số già: [1] Hoàn thiện hệ thống chăm sóc sức khỏe người cao tuổi; [2] Mở rộng, nâng cao năng lực chăm sóc, khám chữa bệnh cho người cao tuổi; [iii] Khuyến khích tạo việc làm phù hợp cho người cao tuổi, để người cao tuổi vừa có thu nhập cải thiện đời sống, vừa được chăm sóc y tế khi bệnh tật, ốm đau, bảo đảm chất lượng sống cho người cao tuổi; [4] Xây dựng môi trường sống thân thiện với người cao tuổi; [5] Huy động các nguồn lực đa dạng để đáp ứng nhu cầu của sự già hóa dân số; [6] Khuyến khích khu vực tư nhân tham gia vào việc xây dựng, hoàn thiện hệ thống an sinh xã hội; [7] Thu hút các nguồn vốn đầu tư ngoài ngân sách vào hạ tầng y tế, văn hóa, xã hội cho người cao tuổi...

2]Về chất lượng dân số

Chất lượng dân số được hiểu là tổng hợp những thuộc tính bản chất của dân số gồm các yếu tố về thể lực, trí lực, tinh thần của con người phù hợp với quy mô, cơ cấu dân số [tuổi, giới tính, phân bổ, trình độ học vấn, nghề nghiệp...] và với trình độ phát triển kinh tế - xã hội. Chất lượng dân số dược đánh giá thông qua các nhóm chỉ tiêu về dân số, chỉ tiêu về đánh giá chất lượng con người, chỉ tiêu về môi trường kinh tế - xã hội tạo điều kiện cho sự phát triển, hoàn thiện con người. Chất lượng dân số được xác định là nhân tố ảnh hưởng đến quá trình phát triển của quốc gia, là “vốn con người”. Đối với Việt Nam, đóng góp tích cực của quy mô dân số cho tăng trưởng kinh tế kết thúc vào năm 2019, sau đó, chất lượng dân số là nhân tố chính đóng góp cho tăng trưởng kinh tế.

Bên cạnh những kết quả đạt được, chất lượng dân số ở Việt Nam hiện nay có những điểm hạn chế nổi bật:

- Thể lực, tầm vóc, sức bền của con người Việt Nam chậm được cải thiện và còn yếu so với nhiều nước khác trên thế giới, kể cả các nước đang phát triển. Mức sinh giữa các vùng còn chênh lệch đáng kể. Mất cân bằng giới tính khi sinh còn ở mức nghiêm trọng. Số năm sống khoẻ mạnh của người Việt Nam thấp so với nhiều nước.Người ít có điều kiện chăm sóc và nuôi dưỡng con còn đẻ nhiều, ảnh hưởng đến chất lượng dân số. Chỉ số phát triển con người [HDI] chưa cao. Tỷ lệ suy dinh dưỡng, tử vong bà mẹ, trẻ em còn cao. Tầm vóc, thể lực của người Việt Nam chậm được cải thiện. Tình trạng tảo hôn, kết hôn cận huyết thống còn phổ biến ở một số dân tộc ít người. Phân bố dân số, quản lý nhập cư, di dân còn nhiều bất cập. Việc tiếp cận các dịch vụ xã hội cơ bản của người di cư và ở nhiều đô thị, khu công nghiệp còn nhiều hạn chế....

- Chất lượng dân số về trí lực và năng lực còn thấp. Tỷ lệ lao động qua đào tạo thấp và cơ cấu lao động được đào tạo còn bất hợp lý. Năng suất lao động của Việt Nam hiện vẫn rấtthấpso với nhiều nước trong khu vực. Năng lực đổi mới và sáng tạo khoa học và công nghệ của lực lượng lao động có trình độ cao còn nhiều hạn chế. Năng lực thực hành và khả năng thích nghi trong môi trường cạnh tranh công nghiệp của lực lượng lao động còn thấp. Khả năng làm việc theo nhóm, tính chuyên nghiệp, năng lực sử dụng ngoại ngữ của nguồn nhân lực còn hạn chế.

- Bộ máy, phương thức quản lý về dân số, chất lượng dân số có tính hiệu lực, hiệu quả thấp, chưa phù hợp với đặc thù quản lý tổng hợp, đa ngành của công tác dân số, chất lượng dân số. Việc phối hợp, liên thông, kết nối giữa các Bộ, ngành, địa phương nhằm nâng cao chất lượng dân số còn hạn chế, chưa rõ đầu mối, đòi hỏi phải có thể chế, mô hình, cơ chế quản lý liên ngành tổng hợp để quản lý công tác dân số, chất lượng dân số.

Những hạn chế về chất lượng dân số nêu trên đã trở thành những rào cản đối với yêu cầu công nghiệp hoá, hiện đại hoá và phát triển bền vững, làm hạn chế năng lực cạnh tranh của nền kinh tế và làm giảm đóng góp của yếu tố TFP vào tăng trưởng trong thời gian tới.

Văn kiện Đại hội XIII của Đảng xácđịnh nâng cao chất lượng dân sốlà một trong các đột phá chiến lược và định hướng phát triển đất nước giai đoạn 2021 - 2030[6], quán triệt định hướng nêu trên, thời gian tới cần chú trọng, tập trung hơn nữa vào nhiệm vụ nâng cao chất lượng dân số và thực hiện đồng bộ một số quan điểm, giải pháp cụ thể sau đây:

[1] Nâng cao nhận thức về vai trò, tầm quan trọng của chất lượng dân số đối với phát triển kinh tế - xã hội nhất là ở các cấp lãnh đạo, các nhà hoạch định chính sách.

[2] Nâng cao chất lượng dân số là nâng cao toàn diện cả về thể lực, trí lực và tâm lực của con người, phù hợp với quy mô, cơ cấu dân số và trình độ phát triển kinh tế - xã hội, chú trọng đào tạo kỹ năng, chăm sóc sức khỏe và giáo dục tâm hồn, đạo đức.

[3] Thực hiện đồng bộ các giải pháp nâng cao chất lượng dân số như: [i] Tăng cường lãnh đạo chỉ đạo thực hiện công tác dân số và lồng ghép các biến dân số vào kế hoạch hoá phát triển; [ii] Phát triển mạng lưới và nâng cao chất lượng dịch vụ về dân số - Kế hoạch hoá gia đình; [iii] Đổi mới truyền thông, vận động trong cộng đồng và giáo dục dân số trong nhà trường; [iv] Nâng cao chất lượng giáo dục phổ thông; [v] Ưu tiên đào tạo nghề tại chỗ cho lực lượng lao động phổ thông để mở rộng cơ hội tìm kiếm việc làm cho đại bộ phận lực lượng lao động; [vi] Đào tạo phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao và đào tạo theo định hướng khởi nghiệp [startup] cần trở thành thước đo chất lượng đào tạo ở các trường đại học....

[4] Xem xét, thành lập Ủy ban Quốc gia về dân số và phát triển, với chức năng điều phối tổng hợp ở tầm liên ngành và quốc gia.

2. Về vấn đề biến đổi khí hậu và bảo vệ môi trường

Dự báo trong những năm tới [từ nay đến năm 2030], biến đổi khí hậu sẽ diễn ra ngày càng nhanh, phức tạp, khó lường và có những tác động mạnh hơn đối với nước ta so với giai đoạn trước đây. Xu hướng nhiệt độ trung bình ngày càng tăng, nước biển ngày càng dâng cao và hiện tượng thời tiết cực đoan xuất hiện nhiều hơn và với cường độ cũng mạnh hơn.

Biến đổi khí hậu có những ảnh hưởng tiêu cực đến phát triển kinh tế của nước ta trên nhiều lĩnh vực. Những ngành bị tổn thương lớn nhất là nông nghiệp, thủy sản, du lịch…; đối tượng bị ảnh hưởng nặng nề nhất là người dân ở khu vực miền núi và ven biển, nhất là người nghèo, phụ nữ và trẻ em. Biến đổi khí hậu làm thu hẹp diện tích đất canh tác, giảm sản lượng và năng suất cây trồng, dự báo gây tổn thất khoảng 0,4% GDP vào năm 2030. Hơn nữa, nhiệt độ tăng cũng làm năng suất lúa giảm, dự báo giảm khoảng 4,2%/năm[7]và mực nước biển dâng 13cm vào 2030 sẽ làm năng suất lúa giảm 9%[8]. Biến đổi khí hậu làm giảm trữ lượng của các loài thủy sản. Dự báo đến năm 2030, thiệt hại của ngành thủy sản có thể lên đếngần 1,6% GDP[9]. Biến đổi khí hậu làm sụt giảm nguồn cung nguyên liệu do nước biển dâng gây ngập lụt cho các khu công nghiệp, ảnh hưởng nghiêm trọng đến ngành công nghiệp chế biến lương thực, thực phẩm. Biến đổi khí hậu dẫn đến chuyển đổi việc làm từ nông nghiệp sang các ngành khác, khiến một bộ phận lớn lao động di cư từ nông thôn ra các đô thị, làm gia tăng áp lực cho khu vực thành thị. Biến đổi khí hậu cũng làm cho các các nguồn tài nguyên ngày càng suy giảm. Suy thoái, cạn kiệt nguồn nước mặt, nước ngầm, thiếu nước, khan hiếm nước trở nên phổ biến hơn. Nguồn cung năng lượng hóa thạch cũng ngày càng cạn kiệt.

Cùng với biến đổi khí hậu, ô nhiễm môi trường cũng đang gây ra những thiệt hại ngày càng lớn, những hậu quả ngày càng nghiêm trọng đối với phát triển kinh tế - xã hội của Việt Nam. Thực tế cho thấy, nhận thức và thực tiễn ứng phó với biến đổi khí hậu và bảo vệ môi trường ở Việt Nam, bên cạnh những kết quả đạt được vẫn còn nhiều bất cập, hạn chế:

Về nhận thức, mặc dù vấn đề ứng phó với biến đổi khí hậu đã sớm được quan tâm định hướng, chỉ đạo, triển khai, tuy nhiên đến nay nhìn chung, nhận thức về vấn đề này vẫn còn chưa thực sự đầy đủ và toàn diện; chưa thấy hết tầm quan trọng, ý nghĩa sống còn của công tác này, do đó còn thiếu chủ động trong triển khai thực hiện. Nhận thức về biến đổi khí hậu của cộng đồng còn hạn chế, chủ yếu tập trung vào việc giảm phát thải, chưa đặt trọng tâm vào việc thích ứng với biến đổi khí hậu;mới chỉ quan tâm đến các tác động tiêu cực mà chưa quan tâm đến nguyên nhân sâu xa gây ra biến đổi khí hậu để có những hành động đúng đắn thông qua việc chuyển đổi lối sống, mẫu hình sản xuất và tiêu thụ theo định hướng các-bon thấp, tăng trưởng xanh, tăng trưởng tuần hoàn; chưa chú trọng đến các cơ hội mà biến đổi khí hậu có thể mang lại. Bảo vệ môi trường cũng chưa trở thành ý thức, hành động, thói quen, nếp sống, văn hóa của người dân; còn một bộ phận không nhỏ thiếu ý thức giữ gìn, bảo vệ môi trường. Một số cấp ủy đảng, chính quyền chưa nhận thức đầy đủ, đúng mức về về tầm quan trọng của công tác bảo vệ môi trường đối với sự nghiệp phát triển nhanh, bền vững đất nước; còn tồn tại khoảng cách lớn giữa nhận thức và hành động, giữa cam kết và thực hiện. Đặc biệt, trong chỉ đạo, điều hành, tư tưởng “ưu tiên cho tăng trưởng kinh tế, coi nhẹ các yêu cầu bảo vệ môi trường” vẫn còn phổ biến ở một số cấp ủy và lãnh đạo chính quyền các cấp. Nhận thức, hiểu biết về tăng trưởng xanh, phát triển nền kinh tế xanh, nền kinh tế tuần hoàn như là một phương thức để thúc đẩy phát triển bền vững vẫn còn hạn chế.

Về thực tiễn, còn tồn tại những hạn chế, yếu kém như sau:

- Việt Nam là một trong những nước có tốc độ gia tăng phát thải của cao nhất trên thế giới và cường độ các-bon trên GDP của Việt Nam hiện đứng thứ hai trong vùng, sau Trung Quốc. Việt Nam sẽ trở thành một nguồn phát thải khí nhà kính lớn nếu không chủ động thiết lập hàng rào kỹ thuật để lựa chọn công nghệ và thay đổi các chính sách sử dụng năng lượng.

- Các giải pháp ứng phó với biến đổi khí hậu tập trung chủ yếu vào các dự án giảm phát thải, ít chú trọng các giải pháp khác; cơ sở vật chất và trang thiết bị quan trắc còn yếu; công tác dự báo, cảnh báo đối với một số loại hình thiên tai chưa đáp ứng yêu cầu; cơ sở hạ tầng về phòng chống thiên tai vẫn còn nhiều bất cập; năng lực thích ứng với biến đổi khí hậu chưa có bước cải thiện rõ rệt.

- Việc di dời, sắp xếp dân cư ra khỏi vùng thường xuyên bị thiên tai chưa hoàn thành; các biện pháp phòng, chống, hạn chế tác động của triều cường, ngập lụt, xâm nhập mặn do nước biển dâng chưa đạt yêu cầu.

- Hoạt động giảm nhẹ phát thải khí nhà kính còn hạn chế; khả năng hấp thụ khí nhà kính bởi các hệ sinh thái rừng tự nhiên tiếp tục suy giảm; vẫn còn nhiều dư địa trong hoạt động tiết kiệm năng lượng.

- Việc phòng ngừa ô nhiễm vẫn chưa thực sự hiệu quả; công tác kiểm soát ô nhiễm môi trường đối với cụm công nghiệp, lưu vực sông, làng nghề chưa có nhiều chuyển biến; công nghệ xử lý chất thải rắn còn lạc hậu, việc nhập khẩu chất thải trái phép chưa chấm dứt; phần lớn nước thải sinh hoạt đô thị chưa được xử lý. Vi phạm môi trường ngày càng tinh vi và phức tạp.

- Nhiều khu vực ô nhiễm, suy thoái môi trường chưa được phục hồi; việc xử lý các cơ sở gây ô nhiễm môi trường nghiệm trọng còn chậm; chất lượng môi trường không khí chưa được cải thiện.

- Tài nguyên đang còn bị khai thác không bền vững, sử dụng không hiệu quả. Canh tác nông nghiệp thiếu bền vững làm cho đất bị thoái hóa, biến chất. Tính đa dạng sinh học của hệ sinh thái rừng tiếp tục suy giảm; việc thành lập mới và mở rộng diện tích các khu bảo tồn thiên nhiên còn chậm, khó đạt được mục tiêu đề ra; xu hướng suy giảm các loài động, thực vật, nguồn gien vẫn còn tiếp diễn.

Văn kiện Đại hội XIII của Đảng đã dự báo biến đổi khí hậu, ô nhiễm môi trường tiếp tục diễn biến phức tạp[10]và là những thách thức lớn mà Việt Nam phải đối mặt. Từ đó, Văn kiện xác định “Chủ độngthíchứng với biến đổi khí hậu, phòng, chống và giảm nhẹ thiên tai, dịch bệnh; quản lý, khai thác, sử dụng hợp lý, tiết kiệm, hiệu quả và bền vững tài nguyên; lấy bảo vệ môi trường sống và sức khỏe nhân dân làm mục tiêu hàng đầu; kiên quyết loại bỏ những dự án gây ô nhiễm môi trường, bảo đảm chất lượng môi trường sống, bảo vệ đa dạng sinh học và hệ sinh thái; xây dựng nền kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn, thân thiện với môi trường”[11]. Quán triệt quan điểm, định hướng trong Văn kiện Đại hội XIII, trong thời gian tới, cần thực hiện đồng bộ một số nhiệm vụ, giải pháp cụ thể để chủ động thích ứng với biến đổi khí hậu, bảo vệ môi trường ở Việt Nam:

Thứ nhất, về nhận thức, quan điểm:Cần nhận thức rõ bảo vệ môi trường, ứng phó với biến đổi khí hậu là trách nhiệm của toàn hệ thống chính trị, mỗi người dân. Trong mô hình phát triển nhanh, bền vững đất nước, cùng với phát triển văn hóa, thực hiện tiến bộ, công bằng xã hội và bảo vệ môi trường, cần gắn kết chặt chẽ, hài hòa giữa tăng trưởng kinh tế với thích ứng với biến đổi khí hậu. Tiêu chí đo lường tăng trưởng kinh tế gắn với thích ứng với biến đổi khí hậu, bao gồm 2 tiêu chí cơ bản: Giảm mức phát thải khí nhà kính và tỷ trọng năng lượng tái tạo.

Thứ hai, về định hướng giải phápthích ứngvới biến đổi khí hậu,bảo vệ môi trường cần thực hiện đồng bộ một số nội dung sau: [1] Tiếp tục hoàn thiện thể chế, chính sách, pháp luật thúc đẩy các biện pháp kinh tế trong bảo vệ môi trường phù hợp với thể chê kinh tế thị trường với sự tham gia đồng hành của doanh nghiệp và người dân; [2] Thực hiện đồng thời thích ứng và giảm nhẹ, trong đó thích ứng với biến đổi khí hậu, chủ động phòng, tránh thiên tai là trọng tâm; [3] Lấy khoa học, công nghệ tiên tiến của cách mạng công nghiệp 4.0 và nguồn nhân lực chất lượng cao làm nhân tố đột phá trong công tác bảo vệ môi trường và ứng phó với biến đổi khí hậu; [4] Đẩy mạnh việc chuyển đổi mô hình tăng trưởng kinh tế theo hướng xanh, xây dựng nền kinh tế tuần hoàn, coi rác thải là tài nguyên, tăng cường tái chế, tái sử dụng. Xây dựng bộ tiêu chí GDP xanh cho nền kinh tế; [5]Tích cực tuyên truyền, tạo ý thức của cộng đồng trong sử dụng tiết kiệm và hiệu quả tài nguyên, năng lượng, bảo vệ môi trường sống; thực hiện lối sống xanh, bền vững, hài hòa với thiên nhiên, bảo tồn đa dạng sinh học./.

PGS. TS. Nguyễn Hồng Sơn,

Phó TrưởngBan Kinh tế Trung ương

TS. Nguyễn Mạnh Hùng,

Hội đồng Lý luận Trung ương

[1]//data.worldbank.org/indicator/SP.POP.65UP.TO.ZS?locations=VN

[2]Theo phân loại của Cowgill và Holmes [1970] [trích dẫn từ Andrews và Philips, 2005], khi dân số từ 65 tuổi trở lên chiếm từ 7% đến 9,9% tổng dân số thì dân số được coi là “già hóa”. Tương tự, 10%-19,9% gọi là dân số “già”; 20%-29,9% gọi là dân số “rất già” và từ 30% trở lên gọi là dân số “siêu già”. Nhiều báo cáo của Liên hợp quốc và các tổ chức quốc tế sử dụng cách phân loại này [Quỹ Dân số Liên Hợp Quốc tại Việt Nam, 2011];

[3]Kim Thanh, Tốc độ già hóa dân số Việt Nam thuộc hàng cao nhất thế giới, //dangcongsan.vn/xa-hoi/toc-do-gia-hoa-dan-so-viet-nam-thuoc-hang-cao-nhat-the-gioi-511255.html

[4]Đảng Cộng sản Việt Nam,Văn kiện Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ XIII,Nxb Chính trị Quốc gia Sự Thật, tập 1, Hà Nội, 2021, tr.108.

[5]Sđd, tr.151.

[6]Đảng Cộng sản Việt Nam, Văn kiện Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ XIII,Nxb Chính trị Quốc gia Sự Thật, tập 1, Hà Nội, 2021, tr.116.

[7]Yu., B, Zhu., T and Hai., N.M, 2010, ‘Impacts of Climate Change on Agriculture and Policy Options for Adaptation: The Case of Vietnam’, International Food Policy Research Institute.

[8]Mai Van Trinh, Bui Thi Phuong Loan, Vu Thi Hang, Le Thi quynh Lien, Luc Thi Thanh Them, 2014, ‘Project: Climate change and impacts on rice production in Vietnam: Pilot testing of potential adaptation and mitigation measures’, Viện Khoa học nông nghiệp Việt Nam.

[9]Dara, 2012, ‘Climate vulnerability monitor. A guide to the cold calculus of a hot planet, 2nd Edition’, Climate vulnerable forum, Spain.

[10]Đảng Cộng sản Việt Nam,Văn kiện Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ XIII, Nxb Chính trị Quốc gia Sự thật, Hà Nội, 2021, tập 1, tr. 107.

[11]Đảng Cộng sản Việt Nam,Văn kiện Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ XIII, Nxb Chính trị Quốc gia Sự thật, Hà Nội, 2021, tập 1, tr. 116, 117.

Video liên quan

Bài Viết Liên Quan

Toplist mới

Bài mới nhất

Chủ Đề