Em sẽ thực hiện Luật giao thông đường bộ như thế nào

Điều 32, Luật Giao thông đường bộ, người đi bộ phải tuân thủ các quy tắc giao thông như sau:
1. Người đi bộ phải đi trên hè phố, lề đường; trường hợp đường không có hè phố, lề đường thì người đi bộ phải đi sát mép đường.
2. Người đi bộ chỉ được qua đường ở những nơi có đèn tín hiệu, có vạch kẻ đường hoặc có cầu vượt, hầm dành cho người đi bộ và phải tuân thủ tín hiệu chỉ dẫn.
3. Trường hợp không có đèn tín hiệu, không có vạch kẻ đường, cầu vượt, hầm dành cho người đi bộ thì người đi bộ phải quan sát các xe đang đi tới, chỉ qua đường khi bảo đảm an toàn và chịu trách nhiệm bảo đảm an toàn khi qua đường.
4. Người đi bộ không được vượt qua dải phân cách, không đu bám vào phương tiện giao thông đang chạy; khi mang vác vật cồng kềnh phải bảo đảm an toàn và không gây trở ngại cho người và phương tiện tham gia giao thông đường bộ.
5. Trẻ em dưới 7 tuổi khi đi qua đường đô thị, đường thường xuyên có xe cơ giới qua lại phải có người lớn dắt; mọi người có trách nhiệm giúp đỡ trẻ em dưới 7 tuổi khi đi qua đường.
Nếu vi phạm, người đi bộ sẽ bị phạt theo quy định tại Điều 9, Nghị định 171/2013/NĐ-CP, quy định xử phạt hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ và đường sắt:
1. Cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 50.000 đồng đến 60.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:
a] Không đi đúng phần đường quy định, trừ hành vi vi phạm quy định tại điểm b Khoản 2 Điều này;
b] Không chấp hành hiệu lệnh hoặc chỉ dẫn của đèn tín hiệu, biển báo hiệu, vạch kẻ đường;
c] Không chấp hành hiệu lệnh của người điều khiển giao thông, người kiểm soát giao thông.
2. Phạt tiền từ 60.000 đồng đến 80.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:
a] Mang, vác vật cồng kềnh gây cản trở giao thông;
b] Vượt qua dải phân cách; đi qua đường không đúng nơi quy định hoặc không bảo đảm an toàn;
c] Đu, bám vào phương tiện giao thông đang chạy.
3. Phạt tiền từ 80.000 đồng đến 120.000 đồng đối với người đi bộ đi vào đường cao tốc, trừ người phục vụ việc quản lý, bảo trì đường cao tốc.

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

  • Đang truy cập280
  • Hôm nay7,528
  • Tháng hiện tại4,305,139
  • Tổng lượt truy cập124,948,547

Tham gia giao thông là một hoạt động thường xuyên, cần thiết của con người trong cuộc sống. Tuy nhiên, không phải ai cũng hiểu rõ tham gia giao thông là gì?  Vì vậy, thông qua bài viết này, Luật Hoàng Phi mong muốn đem đến cho Quý vị những thông tin bổ ích nhất như sau.

Tham gia giao thông là việc người điều khiển phương tiện giao thông và các phương tiện tham gia giao thông được phép lưu thông trên các làn đường, tuyến đường theo quy định của pháp luật và đảm bảo trật tự an toàn giao thông.

Ngoài việc giải đáp tham gia giao thông là gì? chúng tôi tiếp tục chia sẻ các thông tin hữu ích giúp Quý độc giả tham gia giao thông an toàn, đúng luật trong các nội dung dưới đây, do đó Quý độc giả đừng bỏ lỡ.

Đối tượng nào được tham gia giao thông theo quy định của pháp luật?

Thứ nhất: Đối với người tham gia giao thông

Theo quy định tại khoản 22 Điều 3 Luật Giao thông đường bộ 2008 thì người tham gia giao thông bao gồm những đối tượng sau:

– Người điều khiển, người sử dụng phương tiện tham gia giao thông đường bộ: bao gồm người điều khiển xe cơ giới, xe thô sơ, xe máy chuyên dùng tham gia giao thông đường bộ.

– Người điều khiển, dẫn dắt súc vật tham gia giao thông.

– Người đi bộ trên đường.

Thứ hai: Đối với phương tiện tham gia giao thông

Căn cứ khoản 21 Điều 3 Luật Giao thông đường bộ 2008 thì các phương tiện sau được phép tham gia giao thông:

– Phương tiện giao thông đường bộ: gồm phương tiện giao thông cơ giới đường bộ, phương tiện giao thông thô sơ đường bộ. Trong đó:

+ Phương tiện giao thông cơ giới đường bộ [sau đây gọi là xe cơ giới] gồm xe ô tô; máy kéo; rơ moóc hoặc sơ mi rơ moóc được kéo bởi xe ô tô, máy kéo; xe mô tô hai bánh; xe mô tô ba bánh; xe gắn máy [kể cả xe máy điện] và các loại xe tương tự.

+ Phương tiện giao thông thô sơ đường bộ [sau đây gọi là xe thô sơ] gồm xe đạp [kể cả xe đạp máy], xe xích lô, xe lăn dùng cho người khuyết tật, xe súc vật kéo và các loại xe tương tự.

– Xe máy chuyên dùng gồm xe máy thi công, xe máy nông nghiệp, lâm nghiệp và các loại xe đặc chủng khác sử dụng vào mục đích quốc phòng, an ninh có tham gia giao thông đường bộ.

Lưu ý: Trước khi tham gia giao thông đường bộ, người điều khiển phương tiện xe cơ giới phải tiến hành đăng ký xe và phải có các giấy phép lái xe theo quy định của pháp luật.

Tham gia giao thông như thế nào thì đảm bảo trật tự an toàn giao thông?

Để đảm bảo trật tự an toàn giao thông của toàn xã hội, khi tham gia giao thông, khi tham gia giao thông, các đối tượng tham gia giao thông phải chấp hành nghiêm chỉnh các quy định của pháp luật.

Cụ thể như sau:

Thứ nhất: Đối với người tham gia giao thông

– Người điều khiển phương tiện tham gia giao thông

+ Người điều khiển phương tiện tham gia giao thông phải đi bên phải theo chiều đi của mình, đi đúng làn đường, phần đường quy định và phải chấp hành hệ thống báo hiệu đường bộ.

+ Người điều khiển phương tiện tham gia giao thông cũng phải chấp hành các quy định về hướng đi, vượt xe, chuyển hướng xe, dừng đỗ xe,… và các quy định pháp luật có liên quan khác.

– Đối với người đi bộ trên đường bộ

+ Người đi bộ phải đi trên hè phố, lề đường; trường hợp đường không có hè phố, lề đường thì người đi bộ phải đi sát mép đường.

+ Người đi bộ chỉ được qua đường ở những nơi có đèn tín hiệu, có vạch kẻ đường hoặc có cầu vượt, hầm dành cho người đi bộ và phải tuân thủ tín hiệu chỉ dẫn.

+ Trường hợp không có đèn tín hiệu, không có vạch kẻ đường, cầu vượt, hầm dành cho người đi bộ thì người đi bộ phải quan sát các xe đang đi tới, chỉ qua đường khi bảo đảm an toàn và chịu trách nhiệm bảo đảm an toàn khi qua đường.

+ Người đi bộ không được vượt qua dải phân cách, không đu bám vào phương tiện giao thông đang chạy; khi mang vác vật cồng kềnh phải bảo đảm an toàn và không gây trở ngại cho người và phương tiện tham gia giao thông đường bộ.

+ Trẻ em dưới 7 tuổi khi đi qua đường đô thị, đường thường xuyên có xe cơ giới qua lại phải có người lớn dắt; mọi người có trách nhiệm giúp đỡ trẻ em dưới 7 tuổi khi đi qua đường.

– Đối với người dẫn dắt súc vật đi trên đường bộ

+ Người dẫn dắt súc vật đi trên đường bộ phải cho súc vật đi sát mép đường và bảo đảm vệ sinh trên đường; trường hợp cần cho súc vật đi ngang qua đường thì phải quan sát và chỉ được đi qua đường khi có đủ điều kiện an toàn.

+ Không được dẫn dắt súc vật đi vào phần đường dành cho xe cơ giới.

Thứ hai: Đối với phương tiện tham gia giao thông

Các phương tiện tham gia giao thông phải đáp ứng đầy đủ các điều kiện an toàn khi tham gia giao thông. Cụ thể là:

– Điều kiện tham gia giao thông của xe cơ giới

+ Xe ô tô đúng kiểu loại được phép tham gia giao thông phải bảo đảm các quy định về chất lượng, an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường được quy định tại Điều 53 Luật này gồm : có đủ hệ thống hãm có hiệu lực; có hệ thống chuyển hướng có hiệu lực; tay lái của xe ô tô ở bên trái của xe; trường hợp xe ô tô của người nước ngoài đăng ký tại nước ngoài có tay lái ở bên phải tham gia giao thông tại Việt Nam thực hiện theo quy định của Chính phủ; có đủ đèn chiếu sáng gần và xa, đèn soi biển số, đèn báo hãm, đèn tín hiệu; có bánh lốp đúng kích cỡ và đúng tiêu chuẩn kỹ thuật của từng loại xe; có đủ gương chiếu hậu và các trang bị, thiết bị khác bảo đảm tầm nhìn cho người điều khiển;….

+ Xe mô tô hai bánh, xe mô tô ba bánh, xe gắn máy đúng kiểu loại được phép tham gia giao thông phải bảo đảm các quy định về chất lượng, an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường như: có đủ hệ thống hãm có hiệu lực, có hệ thống chuyển hướng có hiệu lực, ….

+ Xe cơ giới phải đăng ký và gắn biển số do cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp.

– Điều kiện tham gia giao thông của xe thô sơ

Khi tham gia giao thông, xe thô sơ phải bảo đảm điều kiện an toàn giao thông đường bộ.

– Điều kiện tham gia giao thông của xe máy chuyên dùng

+ Phải bảo đảm các quy định về chất lượng an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường được quy định tại Điều 57 Luật Giao thông đường bộ 2008 như: có đủ hệ thống hãm có hiệu lực; có hệ thống chuyển hướng có hiệu lực; có đèn chiếu sáng; bảo đảm khí thải, tiếng ồn theo quy chuẩn môi trường.….

+ Có đăng ký và gắn biển số do cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp.

+ Chủ phương tiện và người điều khiển xe máy chuyên dùng chịu trách nhiệm duy trì tình trạng an toàn kỹ thuật và kiểm định theo quy định đối với xe máy chuyên dùng khi tham gia giao thông đường bộ.

Trong trường hợp không chấp hành các quy định pháp luật về an toàn giao thông, các đối tượng tham gia giao thông sẽ bị xử phạt như thế nào?

Về nguyên tắc, người tham gia giao thông phải có ý thức tự giác, nghiêm chỉnh chấp hành quy tắc giao thông, giữ gìn an toàn cho mình và cho người khác. Chủ phương tiện và người điều khiển phương tiện phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về việc bảo đảm an toàn của phương tiện tham gia giao thông đường bộ.

Vì vậy, khi vi phạm các quy định pháp luật về an toàn giao thông đường bộ, tùy thuộc vào loại vi phạm, tính chất và mức độ vi phạm,… mà người tham gia giao thông và phương tiện tham gia giao thông sẽ bị xử phạt ở mức độ khác nhau.

Mức xử phạt đối với từng hành vi vi phạm được quy đinh tại Luật Xử lý vi phạm hành chính 2012 và Nghị định 100/2019/NĐ-CP quy định về xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ, đường sắt.

Trường hợp còn những thắc mắc về bài viết tham gia giao thông là gì? như: mức phạt với lỗi giao thông cụ thể là bao nhiêu? Vi phạm giao thông có bị tạm giữ phương tiện không?… Quý độc giả hãy liên hệ ngay Tổng đài tư vấn pháp luật giao thông nhanh 1900 6557, chúng tôi luôn sẵn sàng hỗ trợ Quý vị.

Video liên quan

Chủ Đề