Các giai đoạn chính của một dự án xây dựng là gì

5 giai đoạn của dự án đầu tư

Dự án đầu tư được thể hiện thông qua một vòng đời thực hiện để hoàn tất một dự án. Phân tích 5 giai đoạn của dự án đầu tư cụ thể theo quy định pháp luật và những lưu ý liên quan đến mỗi giai đoạn của dự án đầu tư. Đọc ngay bài viết để cùng Luatcongty.vn tìm hiểu về các giai đoạn của dự án đầu tư 

Để có đáp án nhanh nhất trong lĩnh vực pháp luật thương mại – gọi tổng đài tư vấn pháp luật [24/7]: 1900 6198

Phân tích 5 giai đoạn của dự án đầu tư

Hiện nay pháp luật không quy định cụ thể các giai đoạn phải tiến hành dự án đầu tư. Thực tế cho thấy dự án đầu tư phải trải qua giai đoạn 5 giai đoạn chính. Cụ thể bao gồm các giai đoạn như sau: khởi động để tiến hành dự án, lên kế hoạch xây dựng dự án, thực hiện việc tiến hành dự án, báo cáo kết quả thực hiện dự án và cuối cùng là đóng dự án thi công hoàn tất. Cụ thể giai đoạn của dự án được thể hiện như sau:

Giai đoạn 1: Khởi động dự án

Việc thực hiện dự án cần được thử nghiệm một cách cẩn thận để chắc chắn để việc thực hiện dự án đó sẽ mang lại những lợi ích cho doanh nghiệp/tổ chức. Trong suốt giai đoạn khởi động thì sẽ cần xác định thành viên thuộc những người thực hiện việc đưa ra quyết định trong trường hợp dự án có khả năng được triển khai thì sẽ tiến hành giai đoạn thứ hai chuẩn bị cho việc lên kế hoạch thực hiện dự án.

Giai đoạn 2: Lên kế hoạch thực hiện dự án

Bất cứ việc gì khi tiến hành đều cần lên kế hoạch cụ thể để thực hiện. Đối với dự án đầu tư cũng cần chuẩn bị rõ ràng các vấn đề để lên kế hoạch như: Kế hoạch dự án, tôn chỉ dự án và phạm vi thực hiện dự án, liệt kê cụ thể thể hiện trong kế hoạch thực hiện dự án. Ở giai đoạn này, chủ thể thực hiện dự án sẽ tiến hành sắp xếp các công việc, trình tự thực hiện theo thứ tự ưu tiên, công việc nào cần ưu tiên làm trước cần tính toán ngân sách/tài chính một cách rõ ràng cho dự án và thời gian để tiến hành thực hiện dự án; xác định những nguồn lực cần thiết như nguồn lực lao động của dự án.

Có thể bạn quan tâm: dự án đầu tư

Giai đoạn 3: Tiến hành thực hiện dự án

Thực hiện những nhiệm vụ đã được lập ra ở giai đoạn 2 và phân phối cho các thành viên trong nhóm tiến hành thực hiện dự án và có những trách nhiệm/nghĩa vụ hoàn thành dự án nhằm mang lại lợi ích tối đa cho doanh nghiệp/tổ chức.

Giai đoạn 4: Báo cáo kết quả của dự án thực hiện 

Quản lý tiến hành thực hiện dự án sẽ giám sát tình trạng thực hiện và tiến độ xây dựng thực hiện dự án. Sử dụng các nguồn lực như tài chính, nhân sự…liên quan đến việc thực hiện dự án. Trong giai đoạn này, chủ thể thực hiện dự án cần thực hiện điều chỉnh kế hoạch hoặc thực hiện công việc cần thiết để kịp tiến độ của công việc cần thực hiện.

Giai đoạn 5: Đóng dự án/Kết thúc dự án

Sau khi hoàn thành những công việc để thực hiện dự án và khách hàng/đối tác liên quan đã công nhận và chấp nhận với kết quả thực hiện dự án thì chủ thể thực hiện dự án tiến hành đánh giá dự án để học tập và tiếp tục phát huy những điểm thành công cũng như rút kinh nghiệm từ những sai sót đã xảy ra trong khi thực hiện dự án. 

Trong mỗi ngành nghề, lĩnh vực thì việc thực hiện các dự án theo thủ tục/giai đoạn khác nhau. Trên đây là những giai đoạn cơ bản của một dự án, một vòng đời của dự án từ khi khởi công đến khi hoàn tất. 

Xem thêm về: luật thương mại

Những lỗi sai thường gặp ở mỗi giai đoạn của dự án đầu tư

Những lỗi sai thường gặp ở mỗi giai đoạn của dự án đầu tư bao gồm những lỗi sai liên quan đến hoạt động quản lý kỹ năng thành viên nhóm thực hiện dự án; việc bổ nhiệm nhà quản lý dự án; phạm vi công việc cụ thể.

Đối với dự án đầu tư thì nguồn lực của người thực hiện dự án là hoạt động vô cùng quan trọng. Phân rõ ràng các chủ thể thực hiện dự án đầu tư với đứng yêu cầu thực hiện của dự án đầu tư. Chủ thể lãnh đạo thành công sẽ biết được cách sắp xếp công việc phù hợp với từng thành viên trong nhóm thực hiện đầu tư. Việc sắp xếp công việc đặt người đúng chỗ và phù hợp sẽ tạo nên sự thành công của dự án đầu tư. Vì vậy thực hiện phân định rõ ràng công việc được giao sẽ giúp đỡ cho tiến độ thực hiện cũng như công việc được giao thực hiện một cách dễ dàng.

Việc thực hiện dự án đầu tư cần lựa chọn chủ thể đầu tư phù hợp, cũng như lựa chọn người quản lý dự án phù hợp. Phạm vi công việc được phân định rõ ràng và thực tế theo kế hoạch xây dựng dự án. Có khi nó sẽ yêu cầu sự điều chỉnh, và người quản lý dự án nên có một quy trình quản lý phạm vi trong cơ chế quản lý của mình nhằm giải quyết những tình huống đòi hỏi thay đổi phạm vi công việc; đồng thời biết và hiểu được chính xác yêu cầu đó sẽ ảnh hưởng tới mọi việc khác từ ngân sách đến tiến độ như thế nào. Lúc đó, một người quản lý dự án cần phải ra quyết định có nên đồng tình và chấp nhận sự thay đổi đó không. Ngược lại với những gì người ta thường nói, vấn đề phổ biến nhất trong vấn đề quản lý phạm vi một dự án không phải là chuyện chấp nhận những yêu cầu phát sinh mà là khi các chủ quản lý dự án không thể điều chỉnh tiến độ và ngân sách theo những yêu cầu đó.

Xem thêm về: thực hiện dự án đầu tư

Khuyến nghị của Công ty Luật TNHH Everest

  1. Bài viết nêu trên được luật sư, chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest thực hiện nhằm mục đích nghiên cứu khoa học hoặc phổ biến kiến thức pháp luật. Hoàn toàn không nhằm mục đích thương mại.
  2. Bài viết có sử dụng những kiến thức hoặc ý kiến của các chuyên gia được trích dẫn từ nguồn đáng tin cậy. Tại thời điểm trích dẫn những nội dung này, chúng tôi đồng ý với quan điểm của tác giả. Tuy nhiên, quý Vị chỉ nên coi đây là những thông tin tham khảo, bởi nó có thể chỉ là quan điểm cá nhân người viết.
  3. Trường hợp cần giải đáp thắc mắc về vấn đề có liên quan, hoặc cần ý kiến pháp lý cho vụ việc cụ thể, Quý vị vui lòng liên hệ với chuyên gia, luật sư của Công ty Luật TNHH Everest qua Tổng đài tư vấn pháp luật: 1900 6198, E-mail: .

Trình tự đầu tư xây dựng được quy định tại Khoản 1 Điều 50 của Luật Xây dựng năm 2014, như sau:

Trình tự đầu tư xây dựng có 03 giai đoạn gồm chuẩn bị dự án, thực hiện dự án và kết thúc xây dựng đưa công trình của dự án vào khai thác sử dụng, trừ trường hợp xây dựng nhà ở riêng lẻ.

Các giai đoạn khi thực hiện đầu tư xây dựng được quy định tại Khoản 1 Điều 6 Nghị định 59/2015/NĐ-CP quản lý dự án đầu tư xây dựng. Cụ thể như sau:

- Trình tự thực hiện đầu tư xây dựng theo quy định tại Khoản 1 Điều 50 của Luật Xây dựng năm 2014 được quy định cụ thể như sau:

+ Giai đoạn chuẩn bị dự án gồm các công việc: Tổ chức lập, thẩm định, phê duyệt Báo cáo nghiên cứu tiền khả thi [nếu có]; lập, thẩm định, phê duyệt Báo cáo nghiên cứu khả thi hoặc Báo cáo kinh tế - kỹ thuật đầu tư xây dựng để xem xét, quyết định đầu tư xây dựng và thực hiện các công việc cần thiết khác liên quan đến chuẩn bị dự án;

+ Giai đoạn thực hiện dự án gồm các công việc: Thực hiện việc giao đất hoặc thuê đất [nếu có]; chuẩn bị mặt bằng xây dựng, rà phá bom mìn [nếu có]; khảo sát xây dựng; lập, thẩm định, phê duyệt thiết kế, dự toán xây dựng; cấp giấy phép xây dựng [đối với công trình theo quy định phải có giấy phép xây dựng]; tổ chức lựa chọn nhà thầu và ký kết hợp đồng xây dựng; thi công xây dựng công trình; giám sát thi công xây dựng; tạm ứng, thanh toán khối lượng hoàn thành; nghiệm thu công trình xây dựng hoàn thành; bàn giao công trình hoàn thành đưa vào sử dụng; vận hành, chạy thử và thực hiện các công việc cần thiết khác;

+ Giai đoạn kết thúc xây dựng đưa công trình của dự án vào khai thác sử dụng gồm các công việc: Quyết toán hợp đồng xây dựng, bảo hành công trình xây dựng.

Bên cạnh đó tại Điều 6 có quy định thêm về quy trình đầu tư xây dựng như sau:

- Tùy thuộc điều kiện cụ thể và yêu cầu kỹ thuật của dự án, người quyết định đầu tư quyết định trình tự thực hiện tuần tự hoặc kết hợp đồng thời đối với các hạng mục công việc quy định tại các Điểm a, b và c Khoản 1 Điều này.

- Các bản vẽ thiết kế đã được thẩm định, đóng dấu được giao lại cho chủ đầu tư và chủ đầu tư có trách nhiệm lưu trữ theo quy định của pháp luật về lưu trữ. Chủ đầu tư có trách nhiệm đáp ứng kịp thời yêu cầu của cơ quan chuyên môn về xây dựng khi cần xem xét hồ sơ đang lưu trữ này. Chủ đầu tư nộp tệp tin [file] bản vẽ và dự toán hoặc tệp tin bản chụp [đã chỉnh sửa theo kết quả thẩm định] về cơ quan chuyên môn theo quy định tại Khoản 13 Điều 3 Luật Xây dựng năm 2014 về xây dựng để quản lý.

Trên đây là nội dung câu trả lời về các giai đoạn khi thực hiện đầu tư xây dựng. Để hiểu rõ và chi tiết hơn về vấn đề này bạn có thể tìm đọc và tham khảo tại Nghị định 59/2015/NĐ-CP.

Trân trọng!

Video liên quan

Chủ Đề