Em hãy số sánh ưu điểm nhược điểm của trừ sâu bệnh bằng biện pháp hóa học với phương pháp sinh học

1. Các loại thuốc trừ sâu sinh học

Với các thành phần trên, thuốc trừ sâu sinh học có thể chia thành hai nhóm chính là:

  • Nhóm thuốc vi sinh: Thành phần giết sâu là các vi sinh vật như nấm, vi khuẩn, virus.
  • Nhóm thuốc thảo mộc: Thành phần giết sâu là các chất độc có trong cây cỏ hoặc dầu thực vật.

2. Ưu điểm của thuốc trừ sâu sinh học

Như chúng ta đã biết, các thuốc trừ sâu hóa học có ưu điểm rõ rệt là hiệu quả diệt sâu nhanh nhưng có nhược điểm quan trọng là có độ độc cao với người và các động vật có ích [trong đó có các loài thiên địch], gây ô nhiễm môi trường. Vì vậy, do yêu cầu bảo vệ sức khỏe con người và sự trong sạch của môi trường, các thuốc trừ sâu hóa học cần được hạn chế sử dụng dần và thay vào đó là các thuốc trừ sâu sinh học.

An toàn với môi trường và con người

Ưu điểm nổi bật nhất của thuốc trừ sâu sinh học là ít độc với người và môi trường. Các chế phẩm vi sinh vật dùng trừ sâu và dầu thực vật hầu như không độc với người và các sinh vật có ích. Do ít độc với các loài thiên địch nên thuốc sinh học bảo vệ được sự cân bằng sinh học trong tự nhiên [cân bằng giữa thiên địch và sâu hại], ít gây tình trạng bùng phát sâu hại.

Do ít độc với người và mau phân hủy trong tự nhiên, các thuốc sinh học ít để lại dư lượng độc trên nông sản và có thời gian cách ly ngắn nên rất thích hợp sử dụng cho các nông sản yêu cầu có độ sạch cao như các loại rau, chè… Muốn có nông sản sạch và an toàn, một biện pháp quan trọng là sử dụng các thuốc sinh học trừ sâu.

Có sẵn và cách chế biến, pha chế vô cùng đơn giản

Ngoài ra, các yếu tố sinh học trừ sâu như các vi sinh vật và thực vật thường có sẵn và rất phổ biến ở mọi nơi, mọi lúc, vì vậy nguồn khai thác rất dễ dàng và hầu như vô tận. Đồng thời với các chế phẩm được sản xuất theo quy mô công nghiệp. Hiện nay người ta vẫn có thể dùng các phương pháp chế biến thô sơ để sử dụng. Có thể ra đồng thu thập các sâu bị chết vì nấm bệnh, nghiền nát trong nước rồi phun lên cây để trừ sâu. Các cây thuốc lá, thuốc lào, hạt xoan, rễ dây thuốc cá… băm nhỏ và đập nát ngâm lọc trong nước để phun cũng rất có hiệu quả.

3. Nhược điểm của thuốc trừ sâu sinh học

Tuy vậy, một số thuốc sinh học, như các thuốc vi sinh thường thể hiện hiệu quả diệt sâu tương đối chậm hơn so với thuốc hóa học. Sự bảo quản và khả năng hỗn hợp của các thuốc sinh học thường yêu cầu điều kiện cũng chặt chẽ hơn. Nhưng so với các ưu điểm to lớn thì các nhược điểm trên đây của thuốc sinh học là rất nhỏ. Và nó hoàn toàn có thể khắc phục được.

Vì vậy, thuốc trừ sâu sinh học ngày càng được khai thác sử dụng nhiều. Ở nước ta, ngoài các chế phẩm Bt đã được biết đến tương đối lâu. Hiện nay có nhiều chế phẩm mới đã được đăng ký sử dụng. Yêu cầu ngày càng có nhiều nông sản và thực phẩm an toàn phục vụ đời sống cũng là điều kiện quan trọng thúc đẩy sự phát triển của các thuốc sinh học.

Xem thêm //xuannong.vn/dat-sach-phan-sach-d6.html

Hotline: 0889 008 222 hoặc 0901 087 973 

Zalo: 0889.008.222

Facebook: FB/Xuannong2015

Youtube: Xuân Nông TV

352C Đường 30/4, P. Xuân Khánh, Q. Ninh Kiều, Tp.Cần Thơ

Ngân hàng ACB Cần Thơ

Số tài khoản: 217 872 369

Chủ tài khoản:  NGUYỄN HOÀNG MY

Giải vở bài tập công nghệ 7 – Bài 13: Phòng trừ sâu, bệnh hại giúp HS giải bài tập, lĩnh hội các kiến thức, kĩ năng kĩ thuật và vận dụng được vào thực tế cần khơi dậy và phát huy triệt để tính chủ động, sáng tạo của học sinh trong học tập:

Xem thêm các sách tham khảo liên quan:

  • Sách Giáo Khoa Công Nghệ Lớp 7

  • Sách Giáo Viên Công Nghệ Lớp 7

Khi tiến hành phòng trừ sâu, bệnh phải đảm bảo những nguyên tắc sau:

– Phòng là chính

– Trừ sớm, kịp thời, nhanh chóng và triệt để.

– Sử dụng tổng hợp các biện pháp phòng trừ

Tại sao lại lấy nguyên tắc phòng là chính để phòng trừ sâu, bệnh hại?

Tại vì nếu để cây trồng, thực vật bị nhiễm sâu bệnh thì sẽ bị tổn hại vĩnh viễn làm giảm năng suất, giảm tính thẩm mĩ. Do đó cần phòng hơn là chữa.

1. Biện pháp canh tác và sử dụng giống chống sâu, bệnh hại.

Em hãy điền tác dụng phòng trừ sâu, bệnh của biện pháp canh tác sử dụng giống vào bảng sau:

Biện pháp phòng trừ Tác dụng phòng trừ sâu, bệnh hại
– Vệ sinh đồng ruộng – dọn sạch cỏ dại, tiêu hủy tàn dư thực vật
– Làm đất – Diệt cỏ dại, mầm mống sâu bệnh
– Gieo trồng đúng thời vụ – Tính chống chịu với sâu bệnh
– Chăm sóc kịp thời, bón phân hợp lí – Giúp cây trồng khoẻ mạnh
– Luân phiên các loại cây trồng khác nhau trên một đơn vị diện tích. – Trừ được sâu bệnh sớm
– Sử dụng giống chống sâu, bệnh – Thiên địch khắc chế sâu, bệnh.

2. Biện pháp thủ công

Em hãy điền vào bảng sau những ưu, nhược điểm của các biện pháp thủ công phòng trừ sâu, bệnh.

Biện pháp thủ công Ưu điểm Nhược điểm
Ngắt cành, lá bị bệnh Không cho lây lan Tốn công sức
Dùng vợt Dễ thực hiện, nhanh chóng Chỉ thực hiện trong phạm vi ngắn.
Dùng bẫy đèn Tiêu diệt nhanh Cồng kềnh, khó thực hiện
Dùng bả độc Diệt nhanh chóng Độc hại đến cây trồng

3. Biện pháp hoá học

– Ưu nhược điểm của việc sử dụng thuốc hoá học để trừ sâu bệnh:

    + Ưu điểm: diệt sâu, bệnh nhanh, ít tốn công.

    + Nhược điểm: gây độc cho người dùng, cây trồng, vật nuôi, ô nhiễm môi trường, giết chết các sinh vật khắc.

– Cách khắc phục các nhược điểm và nâng cao hiệu quả sử dụng thuốc:

    + Dùng đúng với liều lượng cho phép.

    + Sử dụng đồ bảo hộ cho người, cách li khỏi thuốc.

– Cách sử dụng để trừ sâu, bệnh [quan sát hình 23 SGK]: phun thuốc, rắc thuốc vào đất, trộn thuốc vào hạt giống.

4. Biện pháp sinh học

– Sử dụng

    + Ưu điểm: hiệu quả cao, không ô nhiễm môi trường.

    + Nhược điểm: tốn công sức

5. Biện pháp kiểm dịch thực vật: sử dụng hệ thống các biện pháp kiểm tra, xử lí những sản phẩm nông, lâm nghiệp khi xuất, nhập khẩu hoặc vận chuyển từ vùng này sang vùng khác nhằm ngăn chặn sự lây lan của sâu, bệnh

Câu 1 [Trang 26 – vbt Công nghệ 7]: Sử dụng thuốc hoá học trừ sâu, bệnh hại bằng cách nào? Cần đảm bảo các yêu cầu gì?

Lời giải:

– Sử dụng thuốc hóa học trừ sâu bệnh hại có ba cách:

    + Phun thuốc.

    + Rắc thuốc vào đất.

    + Trộn thuốc vào hạt giống.

– Cần đảm bảo các yêu cầu sau:

    + Sử dụng đúng loại thuốc, nồng độ và liều lượng.

    + Phun đúng kĩ thuật [đảm bảo thời gian cách li đúng quy định, phun đều, không phun ngược chiều gió, lúc mưa,…].

Câu 2 [Trang 26 – vbt Công nghệ 7]: Ở địa phương em đã thực hiện phòng trừ sâu, bệnh hại bằng biện pháp nào?

Lời giải:

– Tùy vào từng địa phương có thể sử dụng những biện pháp phòng chống sâu bệnh hại khác nhau. Thường thì biện pháp hóa học được sử dụng nhiều nhất do diệt sâu bệnh nhanh chóng, giá thành rẻ.

– Ở địa phương em đã dùng các biện pháp:

    + Biện pháp hóa học.

    + Biện pháp sinh học.

    + Biện pháp thủ công.

Câu 3 [Trang 26 – vbt Công nghệ 7]: Hãy nêu các biện pháp phòng trừ sâu, bệnh hại? Ưu nhược điểm của từng biện pháp?

Lời giải:

Biện pháp thủ công Ưu điểm Nhược điểm
Ngắt cành, lá bị bệnh Không cho lây lan Tốn công sức
Dùng vợt Dễ thực hiện, nhanh chóng Chỉ thực hiện trong phạm vi ngắn.
Dùng bẫy đèn Tiêu diệt nhanh Cồng kềnh, khó thực hiện
Dùng bả độc Diệt nhanh chóng Độc hại đến cây trồng

Câu 4 [Trang 26 – vbt Công nghệ 7]: Trò chơi giải ô chữ

Lời giải:

Ô chữ là một câu tục ngữ về phương châm phòng trừ, bệnh của ông cha ta gồm 20 chữ cái, chữ cái ô đầu tiên là P, chữ cái ở ô thứ 12 là N

P H O N G B E N H H O N C H U A B E N H

– Phòng bệnh hơn chữa bệnh

Sách giải bài tập công nghệ 7 – Bài 13: Phòng trừ sâu, bệnh hại giúp HS giải bài tập, lĩnh hội các kiến thức, kĩ năng kĩ thuật và vận dụng được vào thực tế cần khơi dậy và phát huy triệt để tính chủ động, sáng tạo của học sinh trong học tập:

Xem thêm các sách tham khảo liên quan:

  • Giải Vở Bài Tập Công Nghệ Lớp 7

  • Sách Giáo Khoa Công Nghệ Lớp 7

  • Sách Giáo Viên Công Nghệ Lớp 7

[trang 30 sgk Công nghệ 7]: Tại sao phải lấy nguyên tắc phòng là chính để phòng trừ sâu bệnh hại?

Trả lời:

Vì phòng bệnh ít tốn công, cây sinh trưởng tốt, sâu bệnh ít, giá thành thấp.

[trang 30 sgk Công nghệ 7]: Em hãy ghi ào vở bài tập tác dụng phòng trừ sâu, bệnh hại của biện pháp canh tác và sử dụng giống cây chống sâu, bệnh theo mẫu bảng sau:

Biện pháp phòng trừ Tác dụng phòng trừ sâu, bệnh hại
– Vệ sinh đồng ruộng.
– Làm đất.
– Gieo trồng đúng thời vụ.
– Chăm sóc kịp thời, bón phân hợp lí.
– Luân phiên các loại cây trồng khác nhau trên một đơn vị diện tích.
– Sử dụng giống chống sâu, bệnh

Trả lời:

Biện pháp phòng trừ Tác dụng phòng trừ sâu, bệnh hại
– Vệ sinh đồng ruộng. – Diệt trừ mầm mống sâu bệnh.
– Làm đất. – Diệt trừ mầm mống sâu bệnh.
– Gieo trồng đúng thời vụ. – Tránh thời kỳ sâu, bệnh phát sinh mạnh.
– Chăm sóc kịp thời, bón phân hợp lí. – Tăng cường sức chống chịu cho cây.
– Luân phiên các loại cây trồng khác nhau trên một đơn vị diện tích. – Thay đổi điều kiện sống và nguồn thức ăn của sâu bệnh.
– Sử dụng giống chống sâu, bệnh – Hạn chế sâu bệnh.

[trang 31 sgk Công nghệ 7]: Em hãy nêu ưu, nhược điểm của biện pháp thủ công phòng trừ sâu, bệnh.

Trả lời:

– Ưu điểm: Đơn giản dễ thực hiện, có hiệu quả khi sâu bệnh mới phát sinh.

– Nhược điểm: Hiệu quả thấp, tốn công.

[trang 32 sgk Công nghệ 7]: Quan sát hình 23, em hãy cho biết thuốc hóa học được sử dụng trừ sâu bệnh bằng những cách nào?

Trả lời:

Các cách sử dụng trừ sâu bệnh bằng thuốc hóa học:

– 23a : phun thuốc.

– 23b : rắc thuốc vào đất.

– 23c : trộn thuốc vào hạt giống.

Lời giải:

Phòng trừ sâu, bệnh hại phải đảm bảo các nguyên tắc: Phòng bệnh là chính, trừ sớm, trừ kịp thời, nhanh chóng và triệt để, cần phải sử dụng tổng hợp các biện pháp phòng trừ để nâng cao khả năng phòng trừ sâu bệnh.

Lời giải:

– Sử dụng thuốc hóa học trừ sâu bệnh hại có ba cách:

       + Phun thuốc.

       + Rắc thuốc vào đất.

       + Trộn thuốc vào hạt giống.

– Cần đảm bảo các yêu cầu sau:

       + Sử dụng đúng loại thuốc, nồng độ và liều lượng.

       + Phun đúng kĩ thuật [đảm bảo thời gian cách li đúng quy định, phun đều, không phun ngược chiều gió, lúc mưa,…].

Lời giải:

– Tùy vào từng địa phương có thể sử dụng những biện pháp phòng chống sâu bệnh hại khác nhau. Thường thì biện pháp hóa học được sử dụng nhiều nhất.

– Ở địa phương em đã dùng các biện pháp:

       + Biện pháp hóa học.

       + Biện pháp sinh học.

       + Biện pháp thủ công.

Lời giải:

– Biện pháp canh tác và sử dụng giống chống sâu, bệnh hại

       + Ưu điểm: Dễ thực hiện, hiệu quả lâu dài.

       + Nhược điểm: Hiệu quả thấp khi sâu phát triển mạnh.

– Biện pháp thủ công:

       + Ưu điểm: Đơn giản dễ thực hiện, có hiệu quả khi sâu bệnh mới phát sinh.

       + Nhược điểm: Hiệu quả thấp, tốn công, khi sâu bệnh quá nhiều thì không thể sử dụng.

– Biện pháp hóa học:

       + Ưu điểm: Diệt sâu bệnh nhanh, ít tốn công.

       + Nhược điểm: Gây độc cho người, cây trồng, gia súc, ô nhiễm môi trường, giết chết các vi sinh vật khác trong ruộng, con người khi ăn phải thực phẩm sử dụng quá nhiều chất hóa học có thể bị ngộ độc nghiêm trọng.

– Biện pháp sinh học:

       + Ưu điểm: Hiệu quả cao không gây ô nhiễm.

       + Nhược điểm: Không áp dụng được cho toàn bộ các loài sâu bệnh.

– Biện pháp kiểm dịch thực vật:

       + Ưu điểm: Ngăn chặn được sự lây lan của sâu bệnh nguy hiểm.

       + Nhược điểm: Không ngăn chặn được những sâu bệnh đã phổ biến, thực chất chỉ ngăn được sự lây lan của những bệnh mới.

Video liên quan

Bài Viết Liên Quan

Chủ Đề