Em bé 17 tuần tuổi nặng bao nhiêu

Thai 17 tuần là thời điểm mẹ bầu có thể nhận biết được nhiều thay đổi của con. Mẹ bầu cũng cảm thấy nặng nề và mệt mỏi hơn bắt đầu từ tuần này.

Sự phát triển của thai 17 tuần

Thai 17 tuần đã có cân nặng khoảng 200g, chiều dài từ đầu đến mông khoảng 14 cm. Lúc này, bé có kích thước như một củ hành tây. Đây là giai đoạn bé có nhiều cử động co duỗi tay chân hơn, vì vậy, mẹ bầu sẽ cảm nhận được những cử động này một cách rõ ràng hơn. Qua siêu âm, mẹ bầu và bác sĩ có thể rõ những mạch máu dưới lớp da mỏng. Khi thai 17 tuần, một lớp chất béo đã bắt đầu hình thành và phát triển xung quanh các dây thần kinh của bé.

Thai 17 tuần đã có những thay đổi khác hơn so với những tuần trước

Đôi tai của bé lúc này đã nằm đúng vị trí, dù vẫn hướng ra phía bên ngoài đầu một chút. Hành động bé biết nuốt nước ối cũng được bắt đầu hình thành khi thai 17 tuần. Thận cũng đã làm việc để sản xuất ra nước tiểu. Đây cũng là lúc xuất hiện những sợi tóc đầu tiên, một lớp lông tơ mịn bao phủ khắp cơ thể cũng thấy rõ hơn.

Sự thay đổi của mẹ bầu khi mang thai 17 tuần

Khi mang thai 17 tuần, mẹ bầu thường có cảm giác thèm ăn dữ dội. Tuy nhiên, mẹ bầu cần hết sức chú ý đến chế độ dinh dưỡng, nên chia nhỏ các bữa ăn.

Khi mang thai 17 tuần, mẹ bầu bắt đầu cảm thấy mệt mỏi và nặng nề hơn

Giai đoạn này, hệ tim mạch của mẹ bầu cũng có những sự thay đổi đáng kể để thích hợp với sự phát triển và nhu cầu của thai nhi. Nếu mẹ bầu thấy huyết áp mình bị thấp ở tuần này thì cũng không nên quá lo lắng, bởi đây là hiện tượng hoàn toàn bình thường. Dù vậy, mẹ bầu cần hết sức trong hoạt động, nhất là việc thay đổi tư thế đột ngột, bởi điều này có thể khiến mẹ bầu bị chóng mặt. Đây là giai đoạn mẹ bầu bắt đầu nên nằm nghiêng về bên trái, đồng thời đặt một chiếc gối mềm xuống dưới bụng và hông, chân để cảm thấy thoải mái hơn.

Mẹ bầu cần thăm khám thai, tiến hành siêu âm, xét nghiệm định kì, theo đúng chỉ định của bác sĩ

Đặc biệt, đây là tuần mẹ bầu cần tiến hành siêu âm để kiểm tra sự tăng trưởng của bé và tầm soát các dị tật bẩm sinh nhất định của thai nhi. Khi thăm khám, bác sĩ cũng sẽ tiến hành kiểm tra nhau thai và dây rốn. Trên đây là một số kiến thức liên quan đến giai đoạn thai 17 tuần mà mẹ bầu nào cũng nên nắm rõ. Nếu còn bất kì thắc mắc nào khác liên quan đến vấn đề này xin vui lòng liên hệ đến Bệnh viện Thu Cúc để được tư vấn miễn phí.

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Nếu mẹ mang thai được 17 tuần thì mẹ đang ở tháng thứ 4 của thai kỳ. Chỉ còn 5 tháng mấy ngày nữa thôi là mẹ sẽ gặp thiên thần nhỏ đấy. Lúc này, em bé trong bụng mẹ to bằng một quả lê, nặng khoảng 140g và dài khoảng 13cm tính từ đầu đến chân. Bé trong tuần này nhìn bụ bẫm hơn lúc trước, mẹ có thể nhìn thấy rõ khi khám thai hay siêu âm.

2. Khám phá sự phát triển của thai nhi khi siêu âm mốc 17 tuần

Thông thường, để theo dõi tình hình phát triển của thai nhi bác sĩ sẽ lên lịch khám thai, siêu âm định kỳ cho mẹ, nhất là trong các giai đoạn quan trọng. Theo đó, tuần thứ 17 là một trong những dấu mốc phát triển quan trọng của bé yêu, mẹ nên chủ động đi khám thai và siêu âm để nắm được sức khỏe của con.

Việc siêu âm ở mốc 17 tuần vừa giúp bác sĩ đánh giá phát triển tổng thể của thai nhi, vừa kịp thời phát hiện các tình trạng nghiêm trọng như dị tật bẩm sinh [bao gồm Hội chứng Down, tật nứt đốt sống], tử cung nhỏ, tỷ lệ sinh non, thai chết lưu, chậm phát triển ở bé. Nhìn chung, việc siêu âm hay khám thai định kỳ rất hữu ích mẹ bầu nên chủ động và duy trì thực hiện.

Khi siêu âm thai 17 tuần, mẹ có thể ngắm nhìn bé yêu. Cụ thể mẹ sẽ nhìn thấy:

• Mắt của bé vẫn còn nhắm nhưng đã phát triển to hơn, đồng thời lông mi và lông mày bắt đầu dài hơn.

• Bé bắt đầu bụ bẫm hơn do chất béo trong cơ thể tích tụ dưới da và phát triển các tuyến mồ hôi.

• Xuất hiện nhiều động tác thú vị như đá chân, mút ngón tay, duỗi lưng…

• Tóc trên đầu bé và những sợi lông nhỏ trên cơ thể.

• Khả năng nghe phát triển, bắt đầu nghe giọng nói của cha mẹ và có thể giật mình bởi những âm thanh lớn.

• Đầu của bé bắt đầu phát triển cân xứng với cơ thể.

• Các bộ phận như cột sống, xương tay, chân của con đã hoàn thiện nên mẹ có thể nhìn thấy rõ ràng.

• Đặc biệt, ở tuần 17 nếu mẹ thực hiện siêu âm 3D sẽ nhìn thấy được các biểu cảm trên gương mặt của bé.

3. Sự thay đổi của mẹ bầu ở tuần thai thứ 17

Cùng với sự phát triển của thai nhi 17 tuần tuổi thì cơ thể mẹ bầu cũng có nhiều thay đổi, cụ thể như:

• Có cảm giác thèm ăn và ăn ngon miệng hơn: Lúc này, thai phụ thường xuyên cảm thấy đói bụng và thèm ăn. Do đó, mẹ bầu cần xây dựng thực đơn khoa học, lạnh mạnh để không xảy ra tình trạng thừa cân.

• Tăng cân nhanh hơn và xuất hiện các vết rạn da: Mẹ sẽ tăng gần 0,5 kg trong tuần này, đồng thời các vết rạn sẽ xuất hiện trên bụng. Tuy nhiên, nếu cân nặng của mẹ không tăng quá nhiều thì vết rạn cũng không quá nghiêm trọng.

• Hay bị đau đầu, ngất xỉu hoặc chóng mặt: Xảy ra do nội tiết tố trong cơ thể mẹ thay đổi, dẫn đến trình trạng mệt mỏi, căng thẳng, hoặc thậm chí là ngất xỉu. Để cải thiện, thai phụ nên cố gắng giữ tinh thần thoải mái, uống thêm nhiều nước [khoảng 2 lít nước mỗi ngày].

• Ợ chua và khó tiêu: Thai nhi 17 tuần tuổi tăng trưởng về kích thước gây chèn ép và đẩy ruột, dạ dày của mẹ lên trên. Điều này dẫn đến tình trạng axit dạ dày trào ngược vào đường tiêu hóa, gây ra ợ chua, khó tiêu.

• Đau vùng lưng: Sự tăng trưởng về cân nặng của bé còn gây áp lực lớn đến tử cung của mẹ và làm phần bụng trước to ra hơn. Từ đó, khiến các cơ lưng của thai phụ căng cứng, dẫn đến đau mỏi.

• Sưng hoặc chảy máu nướu răng: Xảy ra do lượng Hormone Estrogen và Progesterone tăng cao, làm lưu lượng máu tới nướu tăng mạnh, dẫn đến sưng hoặc chảy máu nướu răng thường xuyên.

• Thân nhiệt tăng và đổ mồ hôi nhiều: Hiện tượng tăng chuyển hóa khi mang thai làm thân nhiệt của mẹ tăng lên khoảng 0,5 độ C, dẫn đến làn da đổ nhiều mồ hôi, có thể gây ra rôm sảy.

4. Mẹ cần làm gì khi bước vào tuần thứ 17 của thai kỳ?

Để hỗ trợ thai nhi phát triển tốt, mẹ cảm thấy thoải mái và khỏe mạnh, mẹ nên:

4.1. Tăng cường bổ sung dưỡng chất

Thai nhi 17 tuần tuổi là giai đoạn bé cần nhiều dinh dưỡng để quá trình phát triển diễn ra tốt nhất. Do đó, mẹ nên bổ sung những thực phẩm có lợi cho sức khỏe và sự phát triển của thai nhi. Ngoài ăn uống đầy đủ và cân bằng 4 nhóm dinh dưỡng như chất đạm, chất béo, chất tinh bột, vitamin và khoáng chất, mẹ cũng nên lưu ý:

• Chọn nguồn đạm chất lượng, tốt cho sức khỏe như thịt, cá, trứng, sữa,…

• Ăn chất béo lành mạnh, có trong các thực phẩm như cá, dầu ô liu, dầu dừa, dầu từ các loại hạt…

• Tăng cường thực phẩm chứa chất sắt [nghêu, sò, đậu đỗ,...]; axit folic [bắp cải, bông cải, măng tây,...], canxi [sữa, cải xoăn, ngũ cốc, nước ép trái cây,…], vitamin D [cá hồi, sữa…].

• Bổ sung chất xơ trong ngũ cốc, trái cây tươi, rau xanh,... để cải thiện hoạt động hệ tiêu hóa, giảm nguy cơ táo bón thai kỳ.

Ngoài ra, mẹ đừng quên duy trì thói quen uống 2 ly sữa bầu Frisomum Gold mỗi ngày để bổ sung đầy đủ các dưỡng chất quan trọng, tạo nền tảng sức khỏe vững chắc cho thai nhi. Đồng thời cũng cung cấp năng lượng, giúp mẹ có thai kỳ thoải mái.

Frisomum Gold mang đến hệ dưỡng chất khoa học, đầy đủ cho thai nhi gồm DHA, canxi, vitamin D, vitamin B12, i-ốt, axit folic… hỗ trợ bé phát triển tốt về thể chất và trí tuệ từ khi còn trong bụng mẹ.

Bên cạnh đó, thành phần sữa còn có magie, các vitamin nhóm B giúp bổ sung năng lượng, giảm căng thẳng, mệt mỏi và hỗ trợ hệ tiêu hóa cho mẹ bầu. Sữa có hương vị thanh nhạt tự nhiên với hương vani thanh mát và hương cam thơm ngon, cho mẹ uống ngon miệng, không lo ngấy. Sản phẩm còn có chỉ số đường huyết thấp [GI=25], giúp mẹ kiểm soát cân nặng ổn định, hạn chế tình trạng béo phì, tiểu đường thai kỳ, dễ dàng lấy lại dáng đẹp sau sinh.

4.2. Bôi kem dưỡng để giảm rạn da

Để giảm nguy cơ rạn da, mẹ có thể thoa kem dưỡng ẩm hoặc tinh dầu thiên nhiên [dầu dừa, dầu hạnh nhân,dầu lanolin,...]. Bên cạnh đó, mẹ bầu cũng nên uống nhiều nước để giúp da khỏe đẹp, có đủ độ ẩm, ít bị rạn xấu xí.

4.3. Chú ý tư thế ngủ

Tư thế ngủ của mẹ ảnh hưởng rất lớn đến quá trình lưu thông máu và huyết áp của bé. Cụ thể, nếu nằm ngủ ngửa, em bé và tử cung sẽ tạo áp lực lớn lên các mạch máu, tĩnh mạch ở dưới lưng làm cản trở lưu lượng máu dẫn đến bé, có khi còn làm giảm huyết áp của thai nhi. Để tránh tình trạng này, thai phụ nên tập ngủ nghiêng về bên trái khi thai nhi 17 tuần tuổi nhằm giúp máu được lưu thông tối ưu hơn.

4.4. Duy trì thói quen luyện tập thể dục

Thường xuyên tập thể dục không những giúp ngăn ngừa và giảm nhẹ những cơn đau ở vùng lưng và xương chậu mà còn hỗ trợ mẹ bầu kiểm soát cân nặng hiệu quả. Ngoài ra, vận động phù hợp cũng là cách hỗ trợ giảm nguy cơ mắc bệnh tiểu đường thai kỳ, giúp mẹ có sức khỏe tốt, sự dẻo dai cho hành trình vượt cạn cũng như tạo tiền đề cho mẹ phục hồi sức khỏe nhanh hơn sau sinh.

Mẹ bầu có thể tham khảo và thực hiện các bài tập như:

• Bơi lội: Mẹ bầu nên bơi lội khoảng 30 phút/ngày và 4 ngày/tuần để cải thiện độ săn chắc các cơ, đồng thời rút ngắn thời gian chuyển dạ và giảm nguy cơ biến chứng sau sinh.

• Đi bộ: Đây là hoạt động giúp tăng cường sức khỏe cho tim và phổi. Mẹ bầu có thể đi bộ với tần suất 15 phút/ngày và 3 ngày/tuần. Tuy nhiên, nếu cảm thấy mệt mỏi và đau chân thì bạn nên giảm tốc hoặc dừng lại.

• Đạp xe: Việc đạp xe nhẹ nhàng hàng ngày sẽ giúp thai phụ giữ được tinh thần thoải mái, sức khỏe ổn định hơn. Tuy nhiên, để an toàn cho cả hai mẹ con, mẹ bầu nên đạp xe ở những đoạn đường ít người, bằng phẳng.

• Yoga: Đây là liệu pháp tuyệt vời để duy trì một thai kỳ thoải mái cho mẹ. Tuy nhiên, khi luyện tập mẹ nên chọn những động tác an toàn, phù hợp cho phụ nữ mang thai.

• Pilates: Pilates có tác dụng tăng cường cơ bụng, cơ lưng và cơ sàn chậu [những bộ phận chịu ảnh hưởng trong và sau thai kỳ]. Ngoài ra, động tác Pilates còn giúp mẹ kiểm soát nhịp thở có lợi cho quá trình chuyển dạ sau này.

Hy vọng với những thông tin trong bài viết, mẹ bầu đã hiểu hơn về sự phát triển của thai nhi 17 tuần tuổi, cũng như biết được làm thế nào để hỗ trợ bé yêu phát triển toàn diện. Chúc mẹ có hành trình mang thai khỏe mạnh và thoải mái!

Chủ Đề