Doanh nhân huỳnh bích ngọc sinh năm bao nhiêu

Sau khi ông Lê Ngọc Thông – Thành viên HĐQT đệ đơn từ nhiệm, CTCP Đầu tư Thành Thành Công, cổ đông lớn của SBT đã gửi đơn đề cử bà Huỳnh Bích Ngọc – Phó Chủ tịch Thường trực Tập đoàn TTC kiêm Tổng giám đốc Đầu tư TTC và ông Hoàng Mạnh Tiến vào thành viên HĐQT của SBT.

Bà Huỳnh Bích Ngọc đang giữ chức Phó Chủ tịch thường trực Tập đoàn TTC từ năm 2012. Sinh năm 1962, bà Ngọc là người đồng sáng lập và vận hành cơ sở Thành Thành Công [Tiền thân của Tập đoàn TTC bây giờ] – được thành lập năm 1979, chuyên sản xuất kinh doanh cồn, CO2 và mật rỉ đường dùng trong sản xuất bột ngọt, cồn, men thực phẩm, chế biến thức ăn gia súc...

Trong quá trình quản lý, nhìn thấy nhu cầu của ngành đường còn rất lớn, cơ hội còn nhiều, tiềm năng cũng không ít, bà đã ra những quyết định M&A mang tính chiến lược liên tiếp để giúp của CTCP Thành Thành Công – Biên Hòa [TTC Sugar, HoSE: SBT] chiếm hơn 40% thị phần đường trong nước, trở thành doanh nghiệp đầu ngành của Việt Nam hiện nay. Bà Ngọc hiện đang nắm trong tay hơn 5,5 triệu cổ phiếu của SBT.

Bà Huỳnh Bích Ngọc được đề cử là Thành viên HĐQT của TTC Sugar

Bà Huỳnh Bích Ngọc đã đồng hành cùng TTC Sugar đưa ra những nhận định nhạy bén để nắm bắt các cơ hội, đưa ra các chiến lược kinh doanh để phát triển Công ty không chỉ trong nước mà còn vươn tầm khu vực. Bà Ngọc xác định: “Giải pháp quan trọng để phát triển ngành mía đường là phải chủ động được vùng nguyên liệu, từ đây, thực hiện các liên kết hiệu quả để triển khai những cánh đồng mẫu lớn. Khi đó việc áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật như cơ giới hóa sẽ dễ dàng hơn, góp phần tăng năng suất cho cây mía”. Hai thương vụ nghìn tỷ gần đây về việc mở rộng nhà máy và vùng nguyên liệu qua Lào và Campuchia của TTC Sugar cũng là kết quả sự tham mưu của bà Ngọc với TTC.

Với gần 40 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực mía đường, bà Huỳnh Bích Ngọc luôn theo sát và có những đóng góp tích cực và quan trọng vào mục tiêu chung “Vì cộng đồng, phát triển địa phương”, với những dòng sản phẩm hướng đến cộng đồng, chất lượng xanh, sạch, phát triển bền vững của TTC Sugar. Đề cử bà Huỳnh Bích Ngọc vào thành viên HĐQT của TTC Sugar, TTC mong muốn bà Ngọc tiếp tục tham mưu để đưa ra những quyết định mang tính chiến lược, đảm bảo hài hòa lợi ích cổ đông, bảo vệ được uy tín của công ty, giữ được lòng tin của khách hàng.

Nhà máy TTC Sugar

Trong đợt này, Đầu tư TTC cũng đề cử ông Hoàng Mạnh Tiến là Thành viên độc lập HĐQT của TTC Sugar. Ông Hoàng Mạnh Tiến sinh năm 1962, tốt nghiệp ngành cử nhân Luật. Ông đã có hơn 20 năm kinh nghiệm trong công tác kiểm toán nội bộ từ lĩnh vực ngân hàng đến các lĩnh vực kinh doanh, sản xuất và dịch vụ.

Ông Hoàng Mạnh Tiến luôn xuất sắc hoàn thành vai trò của mình trong công tác kiểm tra, giám sát các hoạt động của cả Hội đồng quản trị và Đại hội đồng cổ đông, đảm bảo các hoạt động của công ty được minh bạch vì lợi ích của các cổ đông và công ty trên cơ sở tuân thủ theo Luật doanh nghiệp và các quy định hiện hành, tuân thủ các yêu cầu của hệ thống quản trị.

Đề cử bà Huỳnh Bích Ngọc vào Thành viên HĐQT và ông Hoàng Mạnh Tiến là Thành viên độc lập HĐQT, TTC Sugar kỳ vọng phủ rộng thị trường trong nước và quốc tế hơn, nâng cao hiệu quả trong công tác quản lý và sự minh bạch tài chính của TTC Sugar trong giai đoạn tới.

Sát cánh cùng ông trùm Sacombank chính là người phụ nữ quyền lực của ngành mía đường Việt Nam - Bà Huỳnh Bích Ngọc.

Bà Huỳnh Bích Ngọc sinh năm 1962 tại Bến Tre. Ở cái tuổi 58, bà hiện là Chủ tịch HĐQT Công ty Cổ phần Thành Thành Công - Biên Hòa và được giới kinh doanh mệnh danh "nữ hoàng mía đường".

Cây mía, hạt đường gắn liền với bà Ngọc từ tuổi thơ khó khăn, sau này là lĩnh vực để bà lập nghiệp và bén duyên cùng ông Đặng Văn Thành.

Những ngày đầu khởi nghiệp, bà Ngọc cùng chồng là doanh nhân Đặng Văn Thành rong ruổi ngược xuôi các tỉnh miền Tây Nam bộ để thu mua mật rỉ về nấu cồn. Giai đoạn ông Thành xây dựng Sacombank lớn mạnh, bà Ngọc chính là người đã điều hành mảng mía đường của TTC Sugar.

Trong một lần trả lời phỏng vấn báo chí, bà Ngọc chia sẻ: "Có thể nói, cơ duyên đến với nghề đường của vợ chồng tôi đơn giản là vì mưu sinh. Tôi cũng là người luôn đi đầu trong việc áp dụng những cách làm mới, hướng đi mới để nâng cao năng lực không chỉ cho nhà máy của tôi mà cho cả ngành đường. Vì vậy, nhiều người còn nói đùa “trong máu của tôi cũng có đường”.

.jpg]

Lúc đó kinh doanh mật rỉ đường là nghề của dì ông Đặng Văn Thành, vợ chồng vị doanh nhân đã lập cơ sở Thành Công sản xuất kinh doanh cồn, CO2 và mật rỉ đường dùng trong sản xuất bột ngọt, cồn, men thực phẩm, chế biến thức ăn gia súc...

Thời gian đầu, cơ sở Thành Công do một mình ông Thành quản lý, bà Ngọc chỉ làm thủ quỹ và nội trợ. Năm 1991, khi ông Thành quyết định chuyển sang lĩnh vực mới là ngân hàng, bà Ngọc mới chính thức quản lý tiếp và sau đó là sự ra đời của Thành Thành Công.

Tại thời điểm bấy giờ, Thành Thành Công được xem là một trong hai cơ sở kinh doanh Cồn có quy mô lớn nhất ở TP. HCM.

Năm 1999, nhằm mở rộng hoạt động kinh doanh, Công ty TNHH SX-TM Thành Thành Công được thành lập trên cơ sở phát triển của Cơ sở Cồn Thành Công. Trong giai đoạn này, Thành Thành Công ưu tiên phát triển hệ thống phân phối trải rộng cả nước, đặc biệt tại các thị trường trọng điểm như: Thành phố Hồ Chí Minh, Đồng Nai, Tiền Giang, Bến Tre, Tây Ninh,

Đến ngày 28/7/2007, Công ty Thành Thành Công đã chuyển sang hoạt động ở mô hình mới - mô hình công ty cổ phần với tên gọi là Công ty cổ phần SX – TM Thành Thành Công.

Ban đầu, Thành Thành Công chủ yếu làm phân phối. Với tiềm lực tài chính của mình và quá trình cổ phần hóa các doanh nghiệp nhà nước, công ty đã tiến hành đầu tư vào nhiều doanh nghiệp sản xuất mía đường khác.

Những doanh nghiệp mía đường mà tổ hợp Thành Thành Công nắm quyền chi phối hoặc có ảnh hưởng lớn có thể kể đến: Bourbon Tây Ninh [SBT], Đường Ninh Hòa [NHS], Đường Biên Hòa [BHS], Mía đường Nhiệt điện Gia Lai [SEC], Mía đường 333 [S33], Mía đường Phan Rang, La Ngà,...

Từ năm 2016 đến đầu năm 2017, TTC tỏ rõ ý định muốn mua lại toàn bộ mảng mía đường của HAGL tại Lào và việc sáp nhập BHS và SBT nhằm đưa TTC Group trở thành “đế chế” ngành mía đường. Dự kiến, BHS và SBT sẽ bàn phương án sáp nhập trong cuối tháng 5 hoặc đầu tháng 6 tới đây.

Hiện BHS có quy mô vùng nguyên liệu hơn 23.500 ha với tổng tài sản hơn 6.685 tỷ đồng và 15.500 ha đang đầu tư. Trong khi đó, SBT có quy mô tương tự khi sở hữu 25.000 ha vùng nguyên liệu và tổng tài sản hơn 7.790 tỷ đồng. Sau khi sáp nhập sẽ thành công ty có quy mô lớn nhất ngành mía đường Việt Nam, vốn hóa đạt 10.000 tỷ đồng với doanh thu hàng năm khoảng 8.000 tỷ đồng.

Không dừng lại ở tham vọng trở thành “ông trùm” ngành mía đường trong nước, TTC Group đã nhanh chóng nhắm tới mảng mía đường tại Lào, thông qua việc muốn mua lại nhà máy mía đường của HAGL với công suất đạt hơn 1 triệu tấn mỗi năm và vùng nguyên liệu hơn 6.000 ha ngay cạnh nhà máy.

Hiện tại, thị phần của TTC Group chiếm hơn 30% cả nước. Sau khi sáp nhập BHS với SBT và mua lại toàn bộ mảng mía đường của HAGL thì TTC Group sẽ có vùng diện tích vùng nguyên liệu 63.000 ha tại Việt Nam, 6.000 ha tại Lào của HAGL và dự kiến mở 20.000 ha tại Campuchia.

Trong bối cảnh ngành đường gặp nhiều khó khăn từ việc biến đổi khí hậu ảnh hưởng tới năng suất và sản lượng cây trồng, nông sản gặp khó khăn về thị trường tiêu thụ và giá xuất khẩu, kinh tế thế giới có xu hướng tăng trưởng chậm lại với các yếu tố rủi ro, thách thức gia tăng, chính bà đã cho ra giải pháp gia tăng năng suất, chữ đường cây mía giúp cả nông dân và nhà máy của mình thoát cơn "hiểm nghèo".

Từ việc kinh doanh hàng nông sản ở Tây Ninh, bà Ngọc từng bước trở thành nữ hoàng của ngành mía đường khi quản lý, điều hành những doanh nghiệp đường quy mô lớn.

Chủ Đề