Dụng thuốc kháng sinh đúng chỉ dẫn là

Sử dụng kháng sinh đúng cách rất có lợi trong chăm sóc và điều trị các bệnh lý nhiễm trùng.Tuy nhiên, nếu không tuân thủ đúng cách có thể gây hại cho cơ thể, gây ra tình trạng kháng thuốc kháng sinh tiềm ẩn những nguy cơ to lớn cho bản thân và xã hội sau này.Vì vậy, mỗi chúng ta cần tuân thủ các nguyên tắc sử dụng kháng sinh dưới đây.

Dùng kháng sinh không đúng thuốc làm giảm hiệu quả của thuốc

Vi sinh vật là những sinh vật có kích thước rất nhỏ, bao gồm cả vi khuẩn, virus và nấm. Ví dụ: Virus cúm thường gây ra ho và cảm lạnh, vi khuẩn phế cầu có thể gây viêm phổi, nấm sợi có có thể gây nhiễm trùng da. Ngoài ra, các vi sinh vật khác nhau có thể là nguyên nhân của cùng một loại bệnh. Chẳng hạn như: viêm họng có thể do cả vi khuẩn hoặc virus gây ra.. Tuy nhiên, chỉ có các bệnh gây ra bởi vi khuẩn thì kháng sinh mới có hiệu quả. Kháng sinh chỉ tiêu diệt hoặc kìm hãm sự phát triển của vi khuẩn, chứ không có tác dụng trên các loại vi sinh vật khác.

Kháng sinh không giúp điều trị các bệnh do virus như cúm, cảm lạnh

Các bệnh cảm lạnh, cúm; hầu hết các trường hợp viêm họng, viêm phế quản [85-95%] là do virus gây ra.Kháng sinh không có tác dụng điều trị với các trường hợp này.

Bệnh viêm họng do liên cầu khuẩn là bệnh do vi khuẩn, chiếm 20-30 % các ca viêm họng ở trẻ em và 5-15% các ca viêm họng ở người lớn. Bệnh này cần được điều trị bằng kháng sinh theo đúng chỉ định của bác sĩ để đảm bảo an toàn hiệu quả và không gây kháng kháng sinh.

Dùng kháng sinh đúng để đảm bảo hiệu quả của thuốc

Đúng kháng sinh,đúng liều dùng,đúng đường dùng,đúng thời gian.Kháng sinh ngày nay đã trở thành một loại thuốc được sử dụng rộng rãi. Tuy nhiên, việc lạm dụng kháng sinh gây ra hiện tượng kháng thuốc cùng nhiều tác hại khác như: không hiệu quả, vi khuẩn gây bệnh vẫn tồn tại và có thể lây truyền sang người khác.

Không chia sẻ thuốc kháng sinh với người thân hoặc bạn bè

Không để dành kháng sinh cho lần ốm sau của bạn.

Dùng đúng loại kháng sinh mà bác sĩ kê cho bạn.Không bỏ sót liều. Thực hiện đủ liệu trình đã được kê đơn dù cho bạn cảm thấy đã khỏe hơn. Nếu kết thúc điều trị sớm quá, một số vi khuẩn có thể sống sót và lại gây bệnh.

Không dùng kháng sinh được kê đơn cho người khác. Kháng sinh này có thể không phù hợp với bệnh của bạn.Dùng sai thuốc có thể làm chậm trễ việc điều trị.

Chỉ dùng kháng sinh khi có đơn của bác sĩ

Theo Vietmec Viêm họng do liên cầu khuẩn là một loại bệnh nhiễm khuẩn do vi khuẩn gây ra. Nếu không được điều trị cẩn thận, bệnh có thể dẫn đến các biến chứng như viêm thận hoặc thấp tim với những người ở độ tuổi nguy cơ cao. Điều trị bằng kháng sinh sẽ giúp làm giảm nhẹ triệu chứng, rút ngắn thời gian bị bệnh, giảm thiểu nguy cơ xảy ra các biến chứng trên. Đồng thời giúp hạn chế lây bệnh cho những người xung quanh.

Tuy nhiên, để đạt được hiệu quả điều trị, cần phải dùng kháng sinh đủ liều và đủ thời gian như đơn kê của bác sĩ.Ngừng kháng sinh sớm hoặc không đủ liều có thể gây ra nhờn kháng sinh, bệnh dễ tái phát lại và có thể nghiêm trọng hơn những lần trước.

Hãy luôn ghi nhớ dùng kháng sinh đúng loại, đúng liều lượng, không bỏ sót liều và dùng đủ thời gian như đơn kê của bác sĩ, kể cả khi bạn đã thấy khỏe hơn. Bỏ dở liệu trình điều trị là cơ hội cho vi khuẩn sống sót trở lại, tiếp tục nhân lên và đề kháng lại kháng sinh.

Phương Thanh

Thuốc nói chung cần phải sử dụng an toàn và hiệu qủa. Riêng với kháng sinh là thuốc trị bệnh nhiễm khuẩn cần phải đặc biệt lưu ý. Bởi vì nếu sử dụng kháng sinh không hợp lý sẽ đưa đến tác hại rất lớn. Thứ nhất chính thuốc kháng sinh sẽ gây tai biến cho cơ thể ta như dị ứng, nhiễm độc các cơ quan, loạn khuẩn đường ruột làm tiêu chảy đôi khi rất trầm trọng. Tác hại thứ hai nghiêm trong hơn nhiều là nếu sử dụng thuốc kháng sinh bừa bãi sẽ gây hiện tượng vi khuẩn đề kháng lại kháng sinh. Hiện nay các nhà y học rất lo lắng vì thuốc kháng sinh trước đây tỏ ra rất tốt rất hiệu quả trong điều trị thì nay đã bị nhiều loại vi khuẩn đề kháng. 1. Chỉ sử dụng kháng sinh khi thật sự bị bệnh nhiễm khuẩn. Chỉ có thầy thuốc điều trị dựa vào kinh nghiệm chữa bệnh, dựa vào xét nghiệm, làm kháng sinh đồ mới xáx định được có nhiễm khuẩn hay không? 2. Phải chọn đúng loại kháng sinh Nếu chọn dùng kháng sinh không đúng loại bệnh thuốc sẽ không có hiệu quả 3. Phải có sự hiểu biết về thể trạng người bệnh. Ðặc biệt đối với các phụ nữ có thai, người già, người bị suy gan, suy thận, chỉ có thầy thuốc điều trị mới có đủ thẩm quyền cho sử dụng kháng sinh 4. Phải dùng kháng sinh đúng liều đúng cách. 5. Phải dùng kháng sinh đủ thời gian. Tùy theo loại bệnh và tình trạng bệnh thời gian dùng kháng sinh có khi dài khi ngắn nhưng thông thường là không dưới 5 ngày 6. Chỉ phối hợp nhiều loại kháng sinh khi thật cần thiết 7. Phòng ngừa bằng thuốc kháng sinh phải thật hợp lý. Chỉ có những trường hợp đặc biệt thầy thuốc mới cho dùng thuốc kháng sinh gọi là phòng ngừa. Thí dụ, dùng kháng sinh phòng ngừa trong phẫu thuật do nguy cơ nhiễm khuẩn hậu phẫu. Hoặc người bị viêm nội mạc tim đã chữa khỏi vẫn phải dùng kháng sinh để ngừa tái nhiễm

Bảo đảm được những điều trình bày ở trên cho thấy sử dụng kháng sinh hợp lý là vấn đề phức tạp, đòi hỏi phải có kiến thức và trình độ chuyên môn. Do vậy, chỉ nên sử dụng thuốc kháng sinh theo sự chỉ định của bác sĩ và theo sự hướng dẫn của dược sĩ

 

Hưởng ứng tuần lễ truyền thông phòng, chống kháng thuốc năm 2020: Hãy dùng kháng sinh đúng cách vì tương lai của chính chúng ta

Hiện nay, tình trạng các loại vi khuẩn gây bệnh kháng thuốc đang là vấn đề toàn cầu, đặc biệt là ở các nước đang phát triển trong đó có Việt Nam. Thế giới mỗi năm có hàng trăm nghìn người chết do vi khuẩn kháng thuốc và phải chi phí hàng trăm tỷ USD cho kháng thuốc. Đó là lý do tại sao Tổ chức Y tế Thế giới [WHO] và các cơ quan quốc tế khác chỉ ra rằng vi khuẩn gây bệnh kháng kháng sinh là một mối đe dọa nghiêm trọng, thách thức đối với điều trị trong tương lai.

Thực trạng dễ thấy hiện nay là nhiều người khi bị bệnh nhưng do ngại đến bệnh viện nên tự tìm mua kháng sinh để uống. Thậm chí, nhiều người bị cảm cúm do virus cũng tự mua kháng sinh về dùng với mong muốn nhanh khỏi bệnh. Việc mua, bán kháng sinh tại các hiệu thuốc rất dễ dàng. Người dân có thói quen sử dụng kháng sinh như ăn cơm, hễ ốm là tự ra hiệu thuốc mua kháng sinh về uống. Tuy nhiên, việc sử dụng thuốc kháng sinh chưa hợp lý, lạm dụng thuốc… sẽ tạo điều kiện cho các vi khuẩn kháng thuốc kháng sinh, khiến cho thuốc kém hiệu quả và mất dần tác dụng.

Tuần lễ truyền thông về phòng, chống kháng thuốc được tổ chức hàng năm nhằm nâng cao nhận thức, thực hiện các biện pháp phòng, chống kháng thuốc trong cộng đồng, trong y tế, trong quản lý thức ăn chăn nuôi và quản lý chất lượng thuốc lưu thông trên thị trường. Mỗi cán bộ y tế cần sử dụng kháng sinh có đúng trách nhiệm, chỉ định sử dụng kháng sinh đúng các hướng dẫn chuyên môn và kê đơn khi cần thiết.

Riêng mỗi cá nhân khi sử dụng kháng sinh cần lưu ý:

  • Đúng bệnh: Chỉ uống thuốc đúng theo đơn bác sĩ, không tự ý mua và dùng kháng sinh khi chưa có ý kiến của bác sĩ điều trị;
  • Đúng liều: khi được bác sĩ kê đơn có thuốc kháng sinh, luôn uống đủ liều lượng đã được kê, không bỏ dở nửa chừng, ngay cả khi cảm thấy bệnh đã đỡ nhiều;
  • Đúng chỉ dẫn: Không dùng thuốc kháng sinh thừa từ lần sử dụng trước; không chia sẻ thuốc kháng sinh trong toa thuốc đang dùng cho người khác uống, ngay cả khi đó là người thân của mình. Vì khi chia sẻ, sẽ thiếu liều thuốc cần uống và vô tình tạo cơ hội cho vi khuẩn mạnh mẽ lên và kháng lại các thuốc điều trị. Điều này gây nguy hiểm cho chính bản thân, cho gia đình và cộng đồng.

Nâng cao nhận thức ngay từ mỗi cá nhân bằng cách bắt đầu bằng thói quen tuân thủ đơn thuốc của bác sĩ, không tự ý mua kháng sinh về dùng cho bất cứ ai hoặc dùng trong chăn nuôi. Nhắc nhở những người quen nếu thấy họ dùng kháng sinh bừa bãi.

Phòng Quản lý chất lượng

Thuốc kháng sinh đã và đang mang lại kết quả tích cực trong việc điều trị và cứu sống bệnh nhân. Song, việc lạm dụng và sử dụng quá liều gây ra nhiều hậu quả như: vi khuẩn phát triển mạnh hơn, kháng thuốc và nhiều loại thuốc chống nhiễm khuẩn không còn hiệu quả.

Tình trạng kháng lại kháng sinh đang là một vấn đề đáng lo ngại cho sức khỏe cộng đồng, nhiều quốc gia trên thế giới đã cam kết xây dựng biện pháp để giải quyết vấn đề này. Các chiến lược được đẻ ra bao gồm: ngăn ngừa nhiễm trùng, theo dõi tình trạng nhiễm trùng kháng thuốc kháng sinh; quản lý chặt việc mua bán kháng sinh; phát triển các loại thuộc mới cũng như các xét nghiệm chẩn đoán. Tuy nhiên, thực tế cho thấy việc thực hiện các chiến lược trên tại các quốc gia đang phát triển, kể cả Việt Nam gặp rất nhiều khó khăn do những hạn chế như: quy định thiếu chặt chẽ, thiếu đào tạo y tế, bệnh nhân còn thiếu kiến thức trong việc bảo vệ sức khỏe bản thân và các chương trình nghiên cứu khoa học cũng chưa được chú trọng.

Việt Nam là một trong những quốc giá có tỉ lệ nhiễm trùng kháng kháng sinh cao nhất. Người dân có nhu cầu sử dụng thuốc kháng sinh cao và các bác sĩ có xu hướng kê toa có chứa kháng sinh nên tỷ lệ kháng kháng sinh của vi khuẩn lớn. Ngoài ra, việc không thực hiện nghiêm ngặt các quy định và việc bán thuốc không theo toa tràn lan khiến cho tình trạng càng nghiêm trọng hơn.

Cần làm gì để bảo vệ sức khỏe bản thân và gia đình ?

Thuốc kháng sinh cần được sử dụng đúng lúc, đúng liều lượng. Cần xây dựng cho bản thân những thói quen lành mạnh để bảo vệ sức khỏe cho mình cũng như các thành viên trong gia đình như:

  • Rửa tay thường xuyên
  • Tiến hành tiêm ngừa các bệnh nhiễm khuẩn
  • Sử dụng nguồn nước và thực phẩm sạch
  • Khi bị bệnh nên dùng kháng sinh đúng cách
  • Các bệnh như cảm cúm, cảm lạnh và đau họng và nhiều bệnh về đường hô hấp khác, viêm phế quản đều do virus gây ra và không thể điều trị kháng sinh.

Sử dụng kháng sinh khi không cần thiết có thể dẫn đến các bệnh nhiễm trùng kháng kháng sinh trong tương lai. Các bác sĩ cần chú trọng khi kê đơn thuốc- chỉ kê kháng sinh khi thật cần thiết với liều lượng thích hợp. Bệnh nhân không được tự ý sử dụng kháng sinh, chỉ dùng kháng sinh theo toa và chỉ nên sử dụng kháng sinh khi thật sự cần thiết. Quan trọng nhất, bệnh nhân không nên tự chẩn đoán bệnh mà nên đến gặp bác sĩ để được tư vấn và được kê đơn thuốc hợp lý.

BS Serge Gradstein, Khoa Nhi

FAMILY MEDICAL PRACTICE TP.HCM

Video liên quan

Chủ Đề