Dung dịch NaCl 5 có nồng độ mol là

Table of Contents

  • Dung dịch gồm chất tan và dung môi.
  • Nồng độ dung dịch là đại lượng cho biết lượng chất tan có trong một lượng dung dịch nhất định.
    • Nồng độ có thể tăng bằng cách thêm chất tan vào dung dịch, hoặc giảm lượng dung môi.
    • Ngược lại, nồng độ có thể giảm bằng cách tăng thêm dung môi hay giảm chất tan.
    • Khi dung dịch không thể hòa tan thêm chất tan thì ta gọi đó là dung dịch bão hòa, khi ấy dung dịch có nồng độ cao nhất [Gọi là điểm bão hòa, điểm bão hoà phụ thuộc vào nhiều yếu tố như nhiệt độ môi trường, bản chất hoá học của dung môi và chất tan.].
      • Ví dụ như điểm bão hòa của muối NaCl tại áp suất 1atm ở 20 độ C là 35,9g/100ml , còn ở 60 độ C là 37,1g/100ml

Có các loại nồng độ dung dịch thường gặp sau:

1. Nồng độ phần trăm [ kí hiệu C%]

Số gam chất tan trong 100 gam dung dịch:         

nong-do-phan-tram-nong-do-mol-la-gi

I. Công thức tính nồng độ phần trăm [C%] của dung dịch

1. Khái niệm nồng độ phần trăm

Nồng độ phần trăm [C%] của dung dịch là đại lượng cho ta biết số gam chất tan có trong 100 gam dung dịch.

2. Công thức tính nồng độ phần trăm

C% = mct/mdd x 100%

Trong đó:

  • mct: khối lượng của chất tan [gam]
  • mdd: khối lượng của dung dịch [gam]
  • mdung dịch = mdung môi  + mchất tan

3. Ví dụ cách tính nồng độ phần trăm [C%] của dung dịch

Ví dụ 1: Hòa tan 30 gam muối ăn NaCl và 90 gam nước. Tính nồng độ phần trăm của dung dịch trên.

⇒ Khối lượng của dung dịch NaCl:

mdd = 30 + 90 = 120 [gam]

⇒ Nồng độ phần trăm của dung dịch NaCl:

C% = [30/120] x 100% = 25%.

Ví dụ 2: Cho dung dịch H2SO4 có nồng độ 28%. Tính khối lượng H2SO4 có trong 300 gam dung dịch.

⇒ Khối lượng của H2SO4 có trong 300 gam dung dịch:

m = [28 x 300]/100 = 84 [gam]

Công thức tính nồng độ phần trăm và công thức tính nồng độ mol

cong-thuc-tinh-nong-do-phan-tram-va-nong-do-mol-dung-dich

II. Công thức tính nồng độ mol [CM] của dung dịch

1. Khái niệm nồng độ mol

Nồng độ mol [CM] của dung dịch là đại lượng cho ta biết số mol chất tan có trong 1 lít dung dịch.

2. Công thức tính nồng độ mol

CM = n/V [đơn vị: mol/l]

Trong đó:

  • n: số mol chất tan
  • V: thể tích dung dịch [lít]
  • Đơn vị mol/l còn được viết là M.

3. Ví dụ cách tính nồng độ mol [CM] của dung dịch

Ví dụ 1: Trong 250 ml dd có hòa tan 16 g CuSO4. Tính nồng độ mol của dung dịch trên.

⇒ Số mol CuSO4 trong dung dịch là:

nCuSO4 = 16/160 = 0,1 [mol]

⇒ Nồng độ mol của dung dịch CuSO4 là:

CM = 0,1/0,25 = 0,4 [mol/l]

– Ví dụ 2: Trộn 1 lít dd đường 2M với 3 lít dung dịch đường 0,5M. Tính nồng độ mol của dd đường sau khi trộn vào nhau.

Ta có:

  • Số mol đường trong dd 1: n1 = 2 x 1 = 2 [mol]
  • Số mol đường trong dd 2: n2 = 0,5 x 3 = 1,5 [mol]
  • Thê tích của dd sau khi trộn: Vdd = 1 + 3 = 4 [lít]

⇒ Nồng độ mol của dung dịch đường sau khi trộn vào nhau:

CM = [2 + 1,5] / 4 = 0,875 [M]

Bài tập tính nồng độ phần trăm [C%] và nồng độ mol [CM] của dung dịch

Câu 1. Chọn câu trả lời đúng: Bằng cách nào ta có được 200 g dung dịch BaCl2 5%?

  1. Hòa tan 190 g BaCl2 trong 10 g nước.
  2. Hòa tan 10 g BaCl2trong 190 g nước.
  3. Hòa tan 100 g BaCl2trong 100 g nước.
  4. Hòa tan 200 g BaCl2trong 10 g nước.
  5. Hòa tan 10 g BaCl2trong 200 g nước.

Đáp án: B

Câu 2. Tính nồng độ mol [CM] của 850 ml dd có hòa tan 20 g KNO3. Chọn kết quả đúng:

  1. 0,233 M
  2. 23,3 M
  3. 2,33 M
  4. 233 M

Đáp án: A

– Hướng dẫn giải:

Ta có:

  • Số mol của KNO3 là: nKNO3 = 20/101 = 0,198 [mol]
  • Nồng độ mol của dung dịch là: CM = 0,198/0,85 = 0,233 M.

Câu 3. Tính nồng độ mol [CM] của các dung dịch sau:

a] 1 mol KCl trong 750 ml dung dịch.

⇒ CM = 1/0,75 = 1,33 [M]

b] 0,5 mol MgCl2 trong 1,5 lít dung dịch

⇒ CM = 0,5/1,5 = 0,333 [M]

c] 400 g CuSO4 trong 4 lí dung dịch

– Ta có, số mol CuSO4 là: nCuSO4 = 400/160 = 2,5 [mol]

⇒ CM = 2,5/4 = 0,625 [M]

d] 0,06 mol Na2CO3 trong 1500 ml dung dịch

⇒ CM = 0,06/1,5 = 0,04 [M]

Câu 4. Tính số mol và số gam chất tan của các dung dịch sau:

a] 1 lít dd NaCl 0,5 M

  • Số mol NaCl: nNaCl = 0,5 x 1 = 0,5 [mol]
  • Khối lượng NaCl: mNaCl = 0,5 x 58,5 = 29,25 [g]

b] 500 ml dd KNO3 2 M

  • Số mol KNO3: nKNO3 = 2 x 0,5 = 1 [mol]
  • Khối lượng KNO3: mKNO3 = 1 x 101 = 101 [g]

c] 250 ml dd CaCl2 0,1 M

  • Số mol CaCl2: nCaCl2 = 0,1 x 0,25 = 0,025 [mol]
  • Khối lượng CaCl2: mCaCl2 = 0,025 x 111 = 2,775 [g]

d] 2 lít dd Na2SO4 0,3 M

  • Số mol Na2SO4: nNa2SO4 = 0,3 x 2 = 0,6 [mol]
  • Khối lượng Na2SO4: mNa2SO4 = 0,6 x 142 = 85,2 [g]

Câu 5. Tính nồng độ phần trăm [C%] của các dung dịch sau:

a] 20 g KCl trong 600 g dung dịch

⇒ C% = [20/600] x 100% = 3,33%

b] 32 g NaNO3 trong 2 kg dung dịch

⇒ C% = [32/2000] x 100% = 1,6%

c] 75 g K2SO4 trong 1500 g dung dịch

⇒ C% = [75/1500] x 100% = 5%

Câu 6. Tính số gam chất tan cần dùng để pha chế các dung dịch sau:

a] 2,5 lít dung dịch NaCl 0,9 M

  • Số mol NaCl: nNaCl = 0,9 x 2,5 = 2,25 [mol]
  • Khối lượng NaCl cần dùng là: mNaCl = 2,25 x 58,5 = 131,625 [g]

b] 50 g dd MgCl2 4%

  • Khối lượng chất tan MgCl2 cần dùng là: mMgCl2 = [4 x 50]/100 = 2 [g]

c] 250 ml dung dịch MgSO4 0,1 M

  • Số mol MgSO4: nMgSO4 = 0,1 x 0,25 = 0,025 [mol]
  • Khối lượng MgSO4 cần dùng là: mMgSO4 = 0,025 x 120 = 3 [g]

Câu 7. Ở 25 °C, độ tan của NaCl là 36 g, của đường là 204 g. Tính nồng độ phần trăm [C%] của các dd bão hòa NaCl và đường ở dung dịch trên.

Giải:

Ta có, độ tan [S] của một chất trong nước là số gam chất đó hòa tan trong 100 gam nước để tạo thành dung dịch bão hòa ở một nhiệt độ xác định.

Như vậy, nồng độ phần trăm của các dd bão hòa NaCl và đường là:

C% NaCl = [36/[36+100]] x 100% = 26,47%

C% đường = [204/[204+100]] x 100% = 67,11%

Video liên quan

Bài Viết Liên Quan

Toplist mới

Bài mới nhất

Chủ Đề