Fructozơ phản ứng với chất nào tạo thành dung dịch có màu xanh thẫm

- Chất rắn, kết tinh, không màu, tan nhiều trong nước, có vị ngọt [kém đường mía].

- Có trong các bộ phận của cây, trong mật ong chứa 30%, trong máu chứa 0,1%.

Hình 1: Quả nho có chứa nhiều Glucozơ

1.2. Cấu tạo phân tử:

- CTPT: C6H12O6. CTCT: CH2OH-[CHOH]4-CH=O

Tồn tại chủ yếu ở dạng mạch vòng α-glucozơ và β-glucozơ

1.3. Tính chất hóa học 

a. Tính chất của ancol đa chức:

- Tác dụng với kết tủa Cu[OH]2  tạo dung dịch xanh thẫm:

2C6H12O6 Cu[OH]2 → [C6H11O6]2Cu + 2H2O

Phản ứng này chứng minh glucozơ có nhiều nhóm -OH kề nhau.

- Tác dụng với anhiđrit axit tạo este:

C6H12O6  + 5[CH3CO]2O → C6H7O[OCOCH3]5 + 5CH3COOH

Phản ứng này được dùng để chứng minh trong phân tử glucozơ có 5 nhóm chức -OH.

b. Tính chất của anđehit: 

- Tác dụng với H2/Ni,to:

CH2OH[CHOH]4CHO + H2   CH2OH[CHOH]4CH2OH [Sobitol]

Phản ứng trên chứng minh tính oxi hóa của glucozơ.

- Tác dụng với dung dịch AgNO3  trong NH3: [phản ứng tráng bạc]

CH2OH[CHOH]4CHO + 2AgNO3 +3NH3  + H2O → CH2OH[CHOH]4COONH4 + 2Ag↓ + 2NH4NO3

[CH2OH[CHOH]4COONH4: Amoni gluconat]

Hiện tượng: xuất hiện lớp bạc bám vào thành ống nghiệm

- Tác dụng với dung dịch Br2:

CH2OH[CHOH]4CHO + Br2 + H2O → CH2OH[CHOH]4COOH + 2HBr

[CH2OH[CHOH]4COOH: Axit gluconic]

Hiện tượng: mất màu dung dịch Brom

- Tác dụng với Cu[OH]2/NaOH ở nhiệt độ cao:

CH2OH[CHOH]4CHO + Cu[OH]2 + NaOH  CH2OH[CHOH]4COONa + Cu2O↓ + 3H2O

[CH2OH[CHOH]4COONa: Natri gluconat]

Hiện tượng: xuất hiện kết tủa đỏ gạch

Các phản ứng trên chứng minh tính khử của glucozơ.

 c. Phản ứng lên men

C6H12O6  2C2H5OH + 2CO2 

1.4. Điều chế:

Thủy phân tinh bột hoặc xenlulozơ trong môi trường axit hoặc có enzim xúc tác để thu được glucozơ

[C6H10O5]n + nH2O  nC6H12O6 

1.5. Ứng dụng:

Làm thuốc tăng lực, vitamin C, pha huyết thanh.

Trong công nghiệp: tráng ruột phích, tráng gương, sản xuất  ancol etylic.

2. Frutozơ

- CTPT: C6H12O6 [đồng phân của glucozơ]

- CTCT: CH2OH-[CHOH]3-CO-CH2OH

 - Fructozơ là chất kết tinh, không màu, dễ tan trong nước, ngọt hơn đường mía, có nhiều trong hoa quả, mật ong,... Fructozơ tồn tại chủ yếu ở dạng mạch vòng α và β.

 

- Fructozơ có nhiều tính chất hóa học tương tự glucozơ:

+ Hòa tan Cu[OH]2/OH- tạo thành dung dịch xanh lam

+ Cộng hidro tạo thành sobitol

- Trong môi trường kiềm, fructozơ có khả năng chuyển hóa thành glucozơ: Fructozơ 

 Glucozơ. Do đó dung dịch fructozơ có khả năng tham gia phản ứng tráng bạc.

* Nhận biết fructozơ và glucozơ: dùng dung dịch Br2. Fructozơ không làm mất màu nước brom.

Câu hỏi:Vì sao Fructozo không làm mất màu nước Brom?

Trả lời:

Fructozo không làm mất màu dung dịch brom vì không có nhóm -CHO như glucozơ. Hơn nữa dung dịch nước brom có môi trường axit khiến cho fructozo không thể chuyển hóa thành glucozo như trong phản ứng tráng bạc được.

Cùng Top lời giải tìm hiểu thêmfructozovà glucozo để áp dụng giải một số bài tập nhé!

1. Fructozo

a. Công thức phân tử của Fructozo

- Công thức phân tử C6H12O6.

- Công thức cấu tạo CH2OH - CHOH - CHOH - CHOH - CO - CH2OH.

- Trong dung dịch, frutozơ tồn tại chủ yếu ở dạngβ, vòng 5 hoặc 6 cạnh:

b. Tính chất vật lí và trạng thái tự nhiên

- Fructozơ tinh khiết và khô chính là chất rắn kết tinh rất ngọt, có màu trắng và không mùi. Đây là loại đường tan trong nước tốt nhất.

- fructozơ có nhiều trong mật ong, ngoài ra còn có trong các loại hoa quả và rau xanh như ổi, cam, xoài, rau diếp xoắn, cà chua... rất tốt cho sức khỏe.

c. Tính chất hóa học

- Vì phân tử fructozơ chứa 5 nhóm OH trong đó có 4 nhóm liền kề và 1 nhóm chức C = O nên có các tính chất hóa học của ancol đa chức và xeton.

- Hòa tan Cu[OH]2ở ngay nhiệt độ thường.

- Tác dụng với anhiđrit axit tạo este 5 chức.

- Tác dụng với H2tạo sobitol.

- Trong môi trường kiềm fructozơ chuyển hóa thành glucozơ nên fructozơ có phản ứng tráng gương, phản ứng với Cu[OH]2trong môi trường kiềm. Nhưng fructozơkhông có phản ứng làm mất màu dung dịch Brom.

⇒ Dùng dung dịch brom làm thuốc thử phân biệtglucozơ và fructozơ

PTHH:

C5H11O5CH=O + Br2 + H2O → C5H11O5COOH + 2HBr

2. Glucozo

- Có 1 nhóm fomyl[ - CH = O]vì có phản ứng tráng bạc và phản ứng oxi hóa bởi nước brom tạo thành axit gluconic.

- Có nhiều nhóm hidroxyl[- OH]ở vị trí kề nhau vì có phản ứng tạo ra dung dịch xanh thẫm với Cu[OH]2.

- Có 5 nhóm hidroxyl [ - OH] vì khi phản ứng với CH3COOH tạo ra este có 5 gốc CH3COO.

- Mạch thẳng vì khi khử hoàn toàn glucozơ thu được hexan.

Tính chất hóa học.

- Glucozơ là hợp chấp hữu cơ tạp chức, trong phân tử chứanhóm chức ancol[ancol] vàchức andehit.

- Glucozơ mang 2 tính chất:Tính chất của ancol đa chức và tính chất andehit

- Tính chất ancol đa chức [ phản ứng trên nhóm –OH]

+ Tác dụng với Cu[OH]2/ nhiệt độ thường tạo ra dung dịch xanh thẫm [xanh lam].

+Phản este hóa với axit axetic [CH3COOH] hoặc anhidric axetic [CH3CO]2O

CH2OH[CHOH]4­– CH = O +5CH3COOH → CH2OOCCH3[CHOOCCH3]4­– CH = O + 5H2O

CH2OH[CHOH]4­– CH = O +5[CH3CO]2O → CH2OOCCH3[CHOOCCH3]4­– CH = O +5CH3COOH

- Tính chất andehit. [phản ứng trên nhóm –CH = O]

+ Phản ứng tráng bạc với AgNO3trong dd amoniac.[phản ứng oxi hóa]

+ Tác dụng với Cu[OH]2/ ở nhiệt độ cao tạo ra kết tủa đỏ gạch.[phản ứng oxi hóa]

+ Tác dụng với H2/ xt Ni,to. [phản ứng khử]

3. Bài tập vận dụng

Câu 1.Chất tiêu biểu, quan trọng của monosaccarit là:

A. Glucozơ.

B.Saccarozơ.

C. Fructozơ.

D. Mantozơ.

Câu 2. Để phân biệt glucozơ và fructozơ thì nên chọn thuốc thử nào dưới đây?

A. Dung dịch AgNO3trong NH3 .

B. Cu[OH]2 trong môi trường kiềm.

C. Dung dịch nước brom.

D. Dung dịch CH3COOH/H2SO4 đặc.

Giải thích: Chọn thuốc thử là dung dịch brom.

+ Dung dịch brom nhạt màu => Glucozo

+ Dung dịch brom không mất màu => Fructozo

Câu 3.Chất nào thuộc loại monosaccarit?

A. Glucozơ.

B.Saccarozơ.

C. Mantozơ.

D. Cả A, B, C.

Câu 4. X là chất dinh dưỡng có giá trị của con người, nhất là đối với trẻ em, người già. Trong y học, Xđược dùng làm thuốc tăng lực. Trong công nghiệp, X được dùng để tráng gương, tráng ruột phích. Chất Xlà

A. Saccarozơ.

B. Chất béo.

C. Glucozơ.

D. Fructozơ.

Câu 5.Đường hoá học là:

A. Glucozơ.

B.Saccarozơ.

C. Fructozơ.

D. Saccarin.

Câu 6: Thuốc thử phân biệt glucozo với fructozo là:

A. H2

B. [Ag[NH3]2]OH.

C. Dung dịch Br2

D. Cu[OH]2

Giải thích: Glucozơ có nhóm –CHO nên tham gia được phản ứng cộng nước brom còn fructozơ thì không

Câu 7. Cho các chất: HOCH2CH2OH, HOCH2CH2CH2OH, CH3COOH và C6H12O6 [fructozo]. Số chất hòa tan được Cu[OH]2 tạo dung dịch màu xanh là

A. 3

B. 4

C. 1

D. 2

Giải thích: Các chất hoàn tan được dung dịch Cu[OH]2 tạo dung dịch màu xanh là: HOCH2CH2OH, CH3COOH, C6H12O6 [fructozo] => Có 3 chất

Video liên quan

Chủ Đề