Đun nồi xông bao lâu

Từ xa xưa, nhân dân ta đã sử dụng cách xông hơi bằng một số loại lá để giải cảm, trị bệnh. Tuy nhiên không phải bệnh nào cũng có thể áp dụng cách điều trị này. Lá xông cũng phải được chọn phù hợp, phương pháp xông phải đúng cách.

 Theo kinh nghiệm dân gian thì để có một nồi lá xông, cần chọn các loại lá thơm có tinh dầu mang tác dụng tân ôn giải biểu, trừ phong thông khiếu, kháng sinh khử trùng... Trong đó, thông dụng nhất là lá chanh, lá sả, hương nhu, ngải cứu, tía tô, kinh giới, bạc hà, lá gừng, lá nghệ,...

Cách xông hơi

Phòng xông cần đủ kín. Người bệnh cởi bỏ quần áo ngoài, ngồi trên một mặt phẳng, tư thế xếp bằng hoặc xếp chân sang một bên, ngẩng cao đầu, nghiêng sang một bên để tránh hơi nước nóng phả mạnh vào mặt. Đặt nồi nước xông trước mặt, trùm chăn kín rồi từ từ mở hé vung nồi cho hơi nước thoát ra, sao cho độ nóng vừa ở mức chịu đựng được. Hít thở mạnh và sâu để hương tinh dầu vào sâu trong phế nang.

Thời gian xông hơi khoảng 10-15 phút. Xong, bạn mở chăn ra, lau sạch mồ hôi bằng khăn khô sạch. Có thể gạn lấy một chén nước trong của nồi nước xông [khoảng 50 ml] cho người bệnh uống. Pha thêm nước ấm vào nồi nước xông sao cho đạt 37-38 độ C rồi tắm trong phòng kín gió, sau đó lau khô cơ thể, mặc quần áo sạch. Bệnh nhân già yếu, có bệnh mãn tính, suy nhược cơ thể… khô xông cần phải có người hỗ trợ ngồi phía sau giữ vai tránh cho người bệnh khỏi ngã.

          Cần lưu ý khi xông

- Người bệnh cảm cúm chỉ cần xông 1-2 lần.

- Không nên xông quá nhiều sẽ gây mất nước, gây ra các tác hại khác.

- Không xông đối với trường hợp cảm thử [cảm nắng], có triệu chứng ra nhiều mồ hôi, hoa mắt chóng mặt, buồn nôn, mặt đỏ, chao đảo, mệt lả.

- Người bị huyết áp cao, tim mạch, mắc bệnh ngoài da, phụ nữ mang thai, người hay ra mồ hôi, mất máu nhiều, mới ốm dậy, người cao tuổi, trẻ em dưới 12 tuổi… không nên xông hơi, xông lá.

- Trước khi xông hơi cần làm sạch cơ thể. Không tắm ngay sau khi xông vì lỗ chân lông đang hở nếu gặp lạnh sẽ bít lại, không thoát được nước dẫn đến máu huyết không lưu thông.

- Trong quá trình xông nếu thấy khó thở, tức ngực, choáng váng, bủn rủn... cần ngừng ngay, trường hợp bị sốc nặng phải đưa tới bệnh viện để cấp cứu. Nếu bệnh nhân sốt cao, co giật do nhiễm khuẩn [như viêm họng, ho, chấn thương, nhiễm trùng...] thì không nên tùy tiện xông hơi mà phải đi khám ở cơ sở y tế.

Hoàng Đông Y [t/h]

Thời điểm dịch Covid-19 diễn biến nghiêm trọng cùng với thời tiết giao mùa dễ khiến cơ thể bị giảm sức đề kháng, nhiễm bệnh. Thử đun nồi lá xông giúp gia đình bảo vệ sức khỏe.

Cảm cúm, cảm lạnh, nhiễm hàn khí… Đông y gọi là chứng thương phong, do chính khí suy yếu, tà khí thừa cơ xâm nhập gây bệnh. Hoặc do khả năng lọc sạch không khí của hệ hô hấp kém, sức đề kháng giảm nên vi khuẩn, vi rút thừa cơ thâm nhập cơ thể; Người có tiền sử viêm mũi, họng, thanh quản, amidan... gặp không khí ô nhiễm, thời tiết thay đổi mà cơ thể không thích nghi kịp cũng sinh bệnh… có thể dùng lá xông với các thảo dược dễ kiếm như sau:

Nguyên liệu:

Lá tre, lá sả, lá bưởi, ngải cứu, hương nhu, bạc hà, tía tô mỗi thứ 10 - 20g, hoặc một nắm to.

Cách nấu lá xông:

Tất cả các loại lá trên [trừ bạc hà] rửa sạch cho vào nồi nước xâm xấp.

Đặt lên bếp đun nhỏ lửa cho sôi khoảng 10 phút.

Khi nào chuẩn bị xông thì cho bạc hà vào đun tiếp 1-2 phút. Múc lại 1 ca nước để lại để lúc xông xong thì uống.

Chọn nơi kín gió, cởi quần áo dài rồi trùm chăn kín đầu, từ từ mở hé nồi nước lá xông để cơ thể thích nghi dần với độ nóng [không mở hết cả vung nồi lá xông ngày vì hơi nóng tỏa mạnh sẽ thấy ngộp]. Vừa xông vừa hé vung dần xa, có thể hé chăn chút cho dễ thở. Xông trong 5 - 10 phút là được.

Lấy nước xông còn ấm đó tắm nhanh rồi lau khô, mặc quần áo.

Uống ca nước lá xông đã để lại lúc trước, đắp chăn nằm nghỉ.

Công dụng của từng loại lá:

Lá tre: Giải nhiệt, thanh tâm, tiêu đờm, khiến mồ hôi ra, sát khuẩn, cảm sốt.

Sả: Làm cho ấm bụng tiêu hóa, sát khuẩn, khử uế, tiêu đờm, cảm sốt, đau bụng, tiêu chảy, đầy hơi, nôn mửa, ho, viêm phổi, giải độc rượu.

Lá bưởi: Giải cảm, tiêu thực. Uống trị sốt ho, nhức đầu.

Ngải cứu: Cầm máu, điều hòa khí huyết.

Hương nhu: Cảm nắng, sốt nóng, nhức đầu, làm cho ra mồ hôi.

Tía tô: Khu phong trừ hàn, trị cảm mạo.

Bạc hà: Sát khuẩn ngoài da và tai mũi họng, chống viêm. Nước xông bạc hà trị cảm cúm, nhức đầu, sổ mũi, đau họng.

Lưu ý:

- Trước khi xông múc ca nước xông để riêng. Xông xong thì uống để đề phòng cảm lạnh sau khi bỏ chăn ra và tắm [nhằm nâng cao hiệu quả điều trị].

- Chỗ xông cần rộng bằng cái chiếu, tuyệt đối kín gió để tránh cảm lạnh.

- Không nên xông quá 10 phút vì sẽ gây mất tân dịch [mất nước] và dẫn tới ngộ hãn.

- Không dùng cho phụ nữ mang thai, trẻ nhỏ và người không điều khiển được hành vi bằng cách này vì dược liệu có nhiều tinh dầu [nhất là sả, bạc hà], sức nóng của nhiệt lớn.

- Không xông khi cơ thể đang sốt cao, hoặc đang hôn mê.

- Quá trình xông cẩn thận và đề phòng bỏng.

Chủ Đề