Tại sao có bầu lại mất ngủ

Mang thai có lẽ là khoảng thời gian hạnh phúc và đáng nhớ nhất của mỗi người phụ nữ. Tuy nhiên đây cũng là thời kỳ rất nhạy cảm, khiến cơ thể mẹ có nhiều thay đổi như nghén, nổi mụn, dễ trầm cảm và nhất là mất ngủ. Cùng tìm hiểu các nguyên nhân mất ngủ khi mang thai và hướng xử trí qua bài viết sau đây.

1. Nguyên nhân mất ngủ khi mang thai

Trong một cuộc khảo sát của Tổ chức Giấc ngủ Quốc gia Hoa Kỳ, mất ngủ khi mang thai là bình thường và ảnh hưởng đến 78% phụ nữ mang thai.

Có nhiều nguyên nhân mất ngủ khi mang thai [Ảnh: Internet]

Khá thú vị, các nghiên cứu đã phát hiện ra rằng phụ nữ ngủ nhiều hơn trong tam cá nguyệt đầu tiên [3 tháng đầu khi mới thụ thai]. Điều này được cho là có liên quan đến mức độ tăng hormone progesterone. Nhưng sau, đó chứng mất ngủ dần tiến triển nhất là trong tam cá nguyệt thứ 3 và xấu đi trong 6 tháng đầu sau sinh.

Những nguyên nhân dẫn đến chứng mất ngủ khi mang thai như:

  • Đau lưng – một trong những nguyên nhân mất ngủ ở mẹ bầu

Khi mang thai trọng tâm cơ thể thay đổi dồn về phía trước, các cơ lưng bị quá tải và  trở nên đau. Thêm vào đó, dây chằng sẽ được nới lỏng nhờ các hormone mang thai  khiến mẹ bầu dễ bị đau lưng hơn.

Hormone thai nghén khiến việc tiêu hóa thức ăn trở nên chậm chạp, làm mẹ bầu cảm thấy cồng kềnh và khó chịu. Đây cũng là một trong những nguyên nhân mất ngủ thường gặp ở phụ nữ mang thai.

Những hormone được tăng tiết làm giãn cơ ở đường tiêu hóa, làm axit dạ dày dễ dàng trào ngược, gây khó chịu và mất ngủ ở bà bầu.

Những thay đổi trong lưu thông và áp lực từ em bé trên dây thần kinh và cơ bắp có thể  làm cho chân của mẹ bị co giật. Trong một vài trường hợp còn có thể có cảm giác rợn rợn ở chân hay còn được gọi là hội chứng chân bồn chồn.

Khi mang thai, lượng mau trong cơ thể mẹ tăng lên 50% so với trước. Điều này làm nhiều chất lỏng dư thừa cần  được xử lý qua thận và cuối cùng dẫn đến bàng quang. Cộng thêm các cơ vùng chậu và thành tử cung giãn nở kích thích bàng quang hoạt động nhiều hơn trước. Kết quả là mẹ đi tiểu nhiều hơn, nhất là ban đêm, dễ gây mất ngủ.

Tiểu đêm không chỉ là nguyên nhân mất ngủ ở phụ nữ mang thai mà còn là nguyên nhân mất ngủ ở người cao tuổi.

Tử cung đang phát triển cũng gây áp lực lên cơ hoành, nằm ngay dưới phổi. Do đó có thể khiến mẹ khó thở

Đường mũi của mẹ có thể sưng lên trong khi mang thai, gây ngáy. Áp lực từ cân nặng cũng có thể làm cho chứng ngáy tồi  tệ hơn. Những thay đổi như này có thể ngăn chặn hơi thở liên tục  trong khi ngủ gây ngưng thở khi ngủ

Áp lực công việc, cuộc sống,… có thể khiến mẹ bị mất ngủ

Nếu mẹ mất ngủ thường xuyên bởi những nguyên nhân trên có nguy hiểm không?

2. Những biến chứng do mất ngủ khi mang thai gây ra

Mất ngủ ở phụ nữ mang thai thường khiến thai phụ mệt mỏi và có thể gây ra các biến chứng nguy hiểm [Ảnh Internet]

Ở người bình thường, mật ngủ luôn đem đến những bất lợi về sức khỏe. Do vậy khi mang thai tuyệt đối không thể xem nhẹ việc mất ngủ và phải hạn chế các nguyên nhân mất ngủ. Cơ thể mẹ cần nghỉ ngơi nhiều hơn để chăm sóc cho bé. Việc thiếu ngủ sẽ đem lại những nguy cơ tiềm tàng cho cả mẹ bầu như:

  • Chất lượng cuộc sống: mẹ bầu sẽ buồn ngủ ban ngày, mệt mỏi, thiếu tập trung
  • Mất ngủ có thể khiến mẹ bị đái tháo đường thai kỳ, tiền sản giật, sinh non, hạn chế sự tăng trưởng của thai nhi
  • Ngưng thở khi ngủ có thể khiến mẹ bầu gặp biến chứng huyết áp cao
  • Tăng đau trong khi chuyển dạ, tăng thời gian chuyển dạ, tăng nguy cơ sinh mổ
  • Sức khỏe tâm thần bị ảnh hưởng như trầm cảm trước sinh, trầm cảm sau  sinh,..

Trong số các biến chứng kể trên thì trầm cảm được xem là nguy hiểm nhất. Vì đây là tình trạng rất phổ biến, nó khiến mẹ dễ có những suy nghĩ tiêu cực làm hại chính mình và bé.

Các nhà nghiên cứu tại Trung tâm Y tế Đại học Pittsburgh cho thấy:

  • Mất ngủ và trầm cảm đều liên quan đến tăng nguy cơ biến chứng sau sinh, dù mẹ bị một trong hai hay bị cả hai đồng thời.
  • Những người bị trầm cảm và mất ngủ có nguy cơ cao nhất đối với các biến chứng như sinh non và trẻ sinh ra nhẹ cân.
  • Ở 20 tuần mang thai, phụ nữ bị trầm cảm có mức cytokine cao hơn những phụ nữ mang thai không bị trầm cảm. Sự tăng cao quá mức cytokine là dấu hiệu của mức độ viêm cao trong cơ thể. Một tín hiệu cho thấy hệ miễn dijchcura cơ thể hoạt động kém hiệu quả. Nhưng sau 30 tuần, sự khác biệt về mức cytokine giữ phụ nữ trầm cảm và không trầm cảm đã biến mất. Các nhà nghiên cứu đã kết luận điều này có thể là do sự gia tăng tự nhiên trong sản xuất cytokine trong quá trình mang thai.

3. Làm thế nào để mẹ bầu hạn chế các nguyên nhân mất ngủ khi mang thai?

Điều trị mất ngủ ở phụ nữ mang thai thường khó khăn hơn bình thường, nhưng không phải là không thể. Đa số thuốc ngủ đều không có lợi cho sức khỏe người thường nên với mẹ bầu càng nên tránh.

Tốt nhất mẹ bầu nên chọn cách thay đổi lối sống để cải thiện tình trạng mất ngủ khi mang thai như:

  • Cà phê và các chất kích thích có thể là nguyên nhân mất ngủ ở bà bầu. Vì vây, nên hạn chế cà phê. Caffeun còn làm cho cơ thể khó hấp thụ sắt mà mẹ cần bổ sung cho bé.
  • Uống nhiều nước trong ngày nhưng nên ngừng uống vài giờ trước khi đi ngủ để mẹ không phải thức dậy đi tiểu đêm nhiều.
  • Ra ngoài và đi bộ khoảng 30 phút mỗi ngày. Tập thể dục sẽ giúp mẹ bầu ngủ ngon hơn. Nhưng lưu ý không tập thể dục trong vòng 4 giờ trước khi đi ngủ vì nó có thể khiến bạn tỉnh táo.
  • Mẹ nên tắm nước ấm hoặc nhờ chồng massage để thư giãn trước khi đi ngủ
  • Giữ cho phòng ngủ yên tĩnh, tối và thoáng mát vào ban đêm để giúp mẹ dễ ngủ
  • Mẹ bầu cũng nên chọn đệm và gối mềm

Nếu mẹ đã áp dụng hết những cách trên mà vẫn mất ngủ thì hãy đến gặp bác sĩ. Có thể mẹ sẽ phải điều trị một số triệu chứng đi kèm như:

  • Nếu mẹ bị hội chứng bồn chồn chân, hãy uống nhiều axid folic, chất sắt từ các loại vitamin trước khi sinh và từ các loại thực phẩm như bánh mì ngũ cốc nguyên hạt và ngũ cốc.
  • Nếu mẹ thừa cân hoặc ngáy, bác sĩ có thể theo dõi về chứng ngưng thở khi ngủ. Mẹ có thể cần một mặt nạ đặc biệt cung cấp áp suất không khí ổn định để giữ cho đường hô hấp mở. Điều này giúp bạn dễ thở hơn vào ban đêm.
  • Nếu mẹ bị ợ nóng, hãy thử dùng thuốc kháng acid không kê đơn. Nếu có thể, hãy tựa đầu giường lên một vài Điều này sẽ khiến axid giảm xuống, thay vì đi vào thực quản của bạn. Ngoài ra, tránh các thức ăn cay hoặc chua có thể gây ợ nóng và không ăn nhiều ngay trước khi đi ngủ. Nếu mẹ đói , hãy ăn một món ăn nhẹ, chẳng hạn như bánh mì nguyên hạt và phô mai hoặc một quả táo.
  • Nếu mẹ lo lắng , hãy nói chuyện với bác sĩ tâm lý để được tư vấn.

xem thêm: Những thực phẩm dành cho người mất ngủ kinh niên

Thời kỳ mang thai rất nhạy cảm, nếu gặp những khó chịu về sức khỏe hay tinh thần, mẹ nên tìm đến bác sĩ để được tư vấn tốt nhất.

BS Nguyễn Nga

Theo thống kê, hầu hết các bà bầu đều gặp vấn đề về rối loạn giấc ngủ trong thời kỳ mang thai. Tỷ lệ mất ngủ lên tới 90%. Bên cạnh đó, hơn 50% bà bầu bị mất ngủ 3 tháng đầu và 3 tháng cuối thai kỳ. 

Mất ngủ là hiện tượng bình thường ở các mẹ bầu, có thể là do những thay đổi về nội tiết tố, những lo lắng, khó chịu khi mang thai,... Tình trạng này nếu chỉ xảy ra ngắn hạn có thể không ảnh hưởng tới thai nhi. 

Tuy nhiên, nếu kéo dài và không có biện pháp điều trị, mất ngủ có thể trở nên mãn tính, ảnh hưởng xấu tới sự phát triển của thai nhi cũng như bà mẹ. Hãy cùng Thaythuocnam tìm hiểu và hiện tượng mất ngủ khi mang thai qua bài viết dưới đây. 

Tình trạng mất ngủ khi mang thai là một hiện tượng rối loạn giấc ngủ ở các bà bầu. Một số triệu chứng mất ngủ ở bà bầu: 

  • Khó ngủ, khó đi vào giấc ngủ 
  • Mẹ bầu khó duy trì giấc ngủ, thường bị tỉnh dậy vào ban đêm và khó quay trở lại giấc ngủ 
  • Thức dậy sớm vào buổi sáng 
  • Sau khi tỉnh dậy sớm thường có cảm giác mệt mỏi, không tỉnh táo 

Dấu hiệu bà bầu bị mất ngủ

Tình trạng mất ngủ ở bà bầu thường xảy ra vào đầu và cuối của thai kỳ, tuy nhiên ở một số người có thể kéo dài cả giữa hoặc suốt thai kỳ. 

Mất ngủ khi mang thai kéo dài có thể ảnh hưởng tới sức khỏe mẹ bầu và cả thai nhi. Mẹ bầu là đối tượng nhạy cảm, tâm lý cũng như đề kháng khi mang thai bị giảm kèm theo mất ngủ có thể khiến sức khỏe giảm sút đáng kể. 

Vì sao bà bầu mất ngủ? 

Ở giai đoạn mang thai, các mẹ bầu cần ngủ nhiều hơn bởi cơ thể cần huy động lượng máu và oxy để nuôi dưỡng thai nhi. Tuy nhiên hiện tượng mất ngủ lại xảy ra ở hầu hết các bà mẹ. Nguyên nhân gây mất ngủ ở phụ nữ mang thai có thể do: 

Tâm trạng lo âu, căng thẳng khi mang thai 

Khi mang thai, trong cơ thể mẹ bầu sẽ có những thay đổi nội tiết tố. Cơ thể mẹ bầu xuất hiện hormone thai kỳ là progesterone. Sự thay đổi này khiến tâm trạng dễ thay đổi, trở nên cáu gắt hoặc tức giận vô cớ, thần kinh căng thẳng

Những yếu tố này có thể dẫn tới mất ngủ ở phụ nữ có thai. Do đó bác sĩ luôn khuyên phụ nữ khi mang thai cần giữ tâm trạng thoải mái, vui vẻ, thư giãn bởi có thể ảnh hưởng tới sức khỏe. 

Căng thẳng lo lắng có thể gây mất ngủ khi mang thai

Các vấn đề về tiêu hóa 

Ở những tháng cuối của thai kỳ, khi thai nhi phát triển, dạ dày của người mẹ dễ bị chèn ép và khó khăn trong việc tiêu hóa thức ăn. Thức ăn dễ bị đẩy ngược lên thực quản. Trong khi mang thai, hệ tiêu hóa của bản thân mẹ bầu cũng hoạt động kém đi dễ mắc các triệu chứng đầy hơi, khó tiêu, táo bón. 

Cảm giác khó chịu vùng bụng dễ khiến mẹ bầu bị mất ngủ. Kèm theo đó là chế độ ăn uống giàu dinh dưỡng cho thai nhi cũng khiến thức ăn bị tồn đọng mà không tiêu hóa được hết. Tình trạng này khiến mẹ bầu bị mất ngủ, ngủ không sâu. 

Các vấn đề về hô hấp 

Các hormone đột ngột thay đổi trong cơ thể khiến hơi thở của người mẹ trở nên chậm hơn, hít thở khó khăn hơn. Việc dạ con xâm lấn và chèn ép cơ hoành càng ngày càng khiến người mẹ khó thở, hô hấp trở nên khó khăn hơn. 

Do đó, mẹ bầu sẽ phải tăng tần suất thở để cung cấp đủ oxy cho cơ thể. Dung tích thở của phụ nữ mang thai có thể tăng tới 40%, lượng oxy chỉ tăng khoảng 20%. Do đó hàm lượng carbon dioxide thở ra trong quá trình hô hấp nhiều hơn. Điều này khiến cơ thể mẹ bầu mệt mỏi, ảnh hưởng tới chất lượng giấc ngủ. 

Áp lực từ thai nhi phát triển từng ngày 

Thai nhi trong người mẹ phát triển ngày một lớn khiến việc đi lại, ngủ nghỉ cũng gặp nhiều khó khăn. Tư thế ngủ rất quan trọng với mẹ bầu. Mẹ cần tìm được tư thế ngủ thoải mái và an toàn cho bé. Do đó, đây cũng có thể là nguyên nhân gây ra chứng mất ngủ. 

Các bác sĩ khuyên mẹ bầu nên ngủ nằm nghiêng bên trái là tốt nhất cho mẹ và em bé. Có thể dùng gối ngủ chuyên dụng cho mẹ bầu để giấc ngủ ngon hơn. 

Áp lực từ sự phát triển của thai nhi gây mất ngủ

Nhịp tim tăng ảnh hưởng tới giấc ngủ 

Việc mẹ mang thai phải hoạt động tim nhiều hơn để có thể bơm máu tới dạ con cũng là một trong những yếu tố ảnh hưởng tới giấc ngủ. Huyết áp của người mẹ có thể bị thay đổi đột ngột, các cơ quan khác trong cơ thể cũng hoạt động theo tần suất cao hơn gây mất ngủ. 

Thường xuyên tiểu đêm 

Thận cũng là cơ quan hoạt động nhiều khi phụ nữ bước vào giai đoạn mang thai. Thận của một mẹ bầu phải làm việc với năng suất cao hơn từ 30-50% bình thường. Điều này có thể đẩy hàm lượng Ure lên cao, bàng quang chứa nhiều nước tiểu hơn. 

Tử cung lớn lên cũng chèn ép bàng quang và gây áp lực khiến mẹ bầu phải đi ngoài nhiều hơn. Điều này dễ phá hủy giấc ngủ của người mẹ. 

Đau lưng, chuột rút 

Hiện tượng chuột rút thường xuyên và dẫn tới các cơn đau khi mang thai có thể khiến giấc ngủ của mẹ bầu bị ngắt quãng. Ngoài ra, khi vào những tháng cuối thai kỳ, thai nhi phát triển ngày càng lớn, bụng ngày càng nặng, sức nặng dồn xuống chân và bụng khiến phụ nữ mang thai bị đau lưng, dễ gây mất ngủ về đêm. 

Ốm nghén dẫn tới mất ngủ 

Hiện tượng ốm nghén xuất hiện ở hầu hết phụ nữ ở những tháng đầu thai kỳ. Những cơn ốm nghén nửa đêm không chỉ gây mệt mỏi, khó chịu ở người mẹ mà còn làm mất ngủ. 

Hiện tượng ốm nghén về đêm gây mất ngủ

Chế độ dinh dưỡng thiếu vitamin B 

Hiện tượng thiếu vitamin B có thể dẫn tới tình trạng thiếu ngủ, ngủ không ngon giấc. Do đó, nếu chế độ dinh dưỡng thiếu vitamin B có thể dẫn tới mất ngủ ở mẹ mang thai. Vitamin B có trong các loại rau xanh đậm, thịt, táo, lê, ngũ cốc, gan, súp lơ,...

Mất ngủ khi mang thai có ảnh hưởng tới thai nhi không? 

Một điều thú vị là thai nhi thường thức khi mẹ bầu ngủ và ngủ khi mẹ bầu thức. Do đó việc mẹ bầu mất ngủ sẽ không ảnh hưởng nhiều tới bé. 

Tuy nhiên, việc bà bầu thiếu ngủ có thể dẫn đến mẹ bầu mệt mỏi, kiệt sức, kém ăn, ảnh hưởng tới sự phát triển của thai nhi và chứng thiếu máu của trẻ sơ sinh. 

Bên cạnh đó, nếu mẹ bầu ngủ ít hơn 6 tiếng mỗi ngày sẽ có nguy cơ sinh mổ cao hơn hoặc chuyển dạ lâu hơn bình thường. 

Cách chữa mất ngủ cho bà bầu 

Để cải thiện chứng mất ngủ ở phụ nữ mang thai, bà bầu cần thay đổi các thói quen sinh hoạt, nghỉ ngơi, ăn uống để đảm bảo giấc ngủ và sự phát triển của thai nhi. 

Chế độ ăn uống khoa học 

  • Thai phụ nên tránh ăn no trước khi đi ngủ để dạ dày có thể chuyển hóa hết thức ăn. Không nên ăn tối trước khi đi ngủ sau 8 giờ tối. 
  • Cung cấp đủ lượng vitamin B cho cơ thể từ rau xanh, ngũ cốc, thịt,... 
  • Chia thành nhiều bữa ăn trong một ngày, ăn chậm và nhai kỹ để dạ dày có thể tiêu hóa hết, không bị đầy bụng ảnh hưởng tới giấc ngủ. 
  • Hạn chế ăn đồ ngọt có thể gây tiểu đường, đường huyết tăng cao. 
  • Hạn chế sử dụng các chất kích thích như cà phê, rượu bia có thể ảnh hưởng tới giấc ngủ. 

Chế độ ăn uống khoa học cho bà bầu

>>Xem thêm: Bà bầu mất ngủ nên ăn gì?

Thay đổi chế độ sinh hoạt khoa học

  • Nằm ngủ nghiêng về bên trái bởi điều này làm giảm áp lực lên tĩnh mạch ở chân, giảm phù nề, tăng lượng máu lên tim,thúc đẩy tuần hoàn máu. 
  • Xây dựng thói quen đi ngủ đúng giờ, thức dậy sớm, ngủ đủ 8 tiếng mỗi ngày 
  • Vận động nhẹ nhàng như tập yoga, đi bộ để thư giãn cơ thể, tinh thần thoải mái giảm stress, lo lắng khi mang thai. 
  • Massage nhẹ nhàng, ngâm chân nước ấm trước khi đi ngủ. 
  • Đi vệ sinh trước khi đi ngủ
  • Luôn duy trì trạng thái thoải mái, thư giãn, không xúc động mạnh hay tức giận, cáu gắt. 
  • Tạo không gian ngủ yên tĩnh, sạch sẽ, thoáng mát, tránh tiếng ồn và ánh sáng có thể gây mất ngủ. 

Các câu hỏi liên quan tới chứng mất ngủ khi mang thai 

Mất ngủ có phải là dấu hiệu có thai? 

Có. Mất ngủ có thể là dấu hiệu của mang thai. Lúc này mẹ bầu kèm theo các triệu chứng như đau ngực, buồn nôn, đi tiểu thường xuyên, đau lưng vào ban đêm. 

Mất ngủ khi mang thai có phải dấu hiệu chuyển dạ? 

Giai đoạn cuối thai kỳ người mẹ thường bị mất ngủ trước khi chuyển dạ. Lúc này, cơ thể mẹ bầu sẽ bài tiết ra một loại hormone có tên oxytocin giúp mẹ bầu tỉnh táo. 

Bà bầu cần ngủ bao nhiêu tiếng một ngày? 

Mẹ bầu nên ngủ ít nhất 8 tiếng mỗi ngày. Theo nghiên cứu, nếu ngủ ít hơn  8 tiếng mỗi ngày sẽ tăng nguy cơ chuyển dạ lâu và sinh mổ. 

Tình trạng mất ngủ chủ yếu ở những tháng đầu và cuối thai kỳ. Ở giai đoạn giữa tình trạng này sẽ giảm dần. Mẹ bầu có thể ngủ trưa để đảm bảo số giờ ngủ mỗi ngày. 

Bên cạnh đó, mẹ bầu cũng nên tùy ý dùng thuốc để tránh những tác dụng phụ không mong muốn. 

Trên đây là những thông tin về hiện tượng bà bầu bị mất ngủ. Hãy duy trì chế độ ăn uống, sinh hoạt khoa học để cải thiện chứng mất ngủ, duy trì sức khỏe khỏe mạnh cho bé phát triển. 

Bài viết liên quan:

Video liên quan

Chủ Đề