Đông nam á nước nào đông dân nhất năm 2024

(ĐTCK) Dân số khu vực Đông Nam Á đang già đi nhanh chóng, với tỷ lệ người trong độ tuổi lao động trong tổng dân số được dự đoán sẽ đảo ngược xu hướng tăng trong năm nay.

Lợi tức dân số (Demographic dividend: nhằm nói đến sự tăng trưởng của một nền kinh tế là kết quả của sự thay đổi trong cơ cấu tuổi dân số của một quốc gia) đã giúp thúc đẩy tăng trưởng kinh tế trong khu vực, nhưng mạng lưới an sinh xã hội vẫn chưa phát triển đầy đủ ở nhiều quốc gia. Mặc dù nhiều quốc gia trong khu vực có độ tuổi nghỉ hưu sớm nhưng chỉ 25% tổng dân số trong độ tuổi lao động (những người từ 15 đến 64 tuổi) được tiếp cận lương hưu. Với việc nhân khẩu học ngày càng cạn kiệt, nhiều quốc gia đã phải chịu áp lực củng cố mạng lưới an sinh xã hội để đảm bảo phúc lợi cho người già.

Tình trạng thiếu lao động ở khu vực Đông Nam Á mang tính chất cơ cấu và do đó có thể kéo dài. Theo ước tính của Liên Hợp quốc, tỷ lệ người trong độ tuổi lao động ở 11 quốc gia trong khu vực đã đạt đỉnh 68% vào năm 2023. Tỷ lệ này đã đạt đỉnh ở Thái Lan vào năm 2013 và Việt Nam vào năm 2014. Tại Indonesia, quốc gia có dân số 270 triệu người, lớn nhất Đông Nam Á và lớn thứ tư thế giới, tỷ lệ này dự kiến sẽ đạt đỉnh vào năm 2030, chấm dứt giai đoạn lợi tức dân số thúc đẩy tăng trưởng kinh tế.

Đông nam á nước nào đông dân nhất năm 2024

Tỷ lệ dân số theo độ tuổi của khu vực Đông Nam Á (theo ước tính của Liên Hợp Quốc)

Năm 2019, tỷ lệ người từ 65 tuổi trở lên trong khu vực đã đạt 7%, đây là ngưỡng được xem là “xã hội già hóa”. Tỷ lệ này dự kiến sẽ đạt 14% vào năm 2043 và đưa khu vực vào nhóm "dân số già". Tại Nhật Bản, quá trình chuyển đổi giữa hai giai đoạn này diễn ra trong khoảng thời gian 24 năm từ 1970 đến 1994.

Tốc độ già hóa là khác nhau giữa các quốc gia. Độ tuổi trung bình ở Singapore đã tăng lên 41,5, ngang bằng với Nhật Bản và các nước lớn ở châu Âu, trong khi ở Philippines vẫn ở mức thấp là 29,3.

Trong khi tình trạng già hóa xã hội dường như là không thể tránh khỏi thì nhiều quốc gia Đông Nam Á lại chưa có sự chuẩn bị tốt về vấn đề này.

Nhà phân tích Shotaro Kumagai thuộc Viện Nghiên cứu Nhật Bản cho biết: “Các nước Đông Nam Á cũng chậm trong việc kết hợp bảo hiểm chăm sóc điều dưỡng tốt và các chương trình khác cho người già… Họ có thể thấy gánh nặng tài chính đối với chính phủ và các hộ gia đình tăng mạnh trong tương lai”.

Tại Nhật Bản, chi tiêu an sinh xã hội chiếm 11% tổng sản phẩm quốc nội vào năm 1992, nhưng khi tỷ lệ dân số trong độ tuổi lao động đạt đỉnh, tỷ lệ này đã tăng lên 25% vào 30 năm sau đó. Những khoản chi tiêu như vậy vẫn chưa đến 10% GDP ở các nền kinh tế Đông Nam Á, nhưng chúng chắc chắn sẽ tăng lên khi họ cố gắng củng cố mạng lưới an toàn xã hội, khiến họ buộc phải tìm nguồn tài trợ.

Mặt khác, những thay đổi về nhân khẩu học ở Đông Nam Á có thể có tác động sâu sắc ở nước ngoài. Việt Nam là nguồn cung cấp lao động nước ngoài lớn nhất cho Nhật Bản, với khoảng 520.000 người Việt Nam làm việc tại nước này vào tháng 10/2023 khi số lượng lao động nước ngoài tại Nhật Bản lần đầu tiên vượt quá 2 triệu người. Philippines là nguồn lao động lớn thứ ba, với 230.000 người Philippines làm việc tại Nhật Bản.

Hisakazu Kato, giáo sư kinh tế và phó chủ tịch Đại học Meiji cho biết: “Các nước Đông Nam Á sẽ không đủ khả năng đưa lao động đến Nhật Bản nếu họ phải đối mặt với tình trạng thiếu lao động”.

Nếu các quốc gia ở Đông Nam Á bị cản trở bởi lực lượng lao động giảm sút thì có rất ít hy vọng rằng khu vực này sẽ dẫn đầu thế giới cùng với Trung Quốc và Ấn Độ.

Ở Thái Lan - dân số già hóa cao hơn so với nhiều nước cùng độ tuổi - với tỷ lệ là 16% dân số đã từ 65 tuổi trở lên. Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) dự báo nền kinh tế nước này sẽ tăng trưởng với tốc độ trung bình hàng năm là 3% trong 5 năm tới, tốc độ chậm hơn nhiều so với mức 5% đến 6% trong nửa đầu những năm 2000.

Do đó, khu vực Đông Nam Á đang phải đối mặt với thách thức khó khăn trong việc đối phó với tình trạng dân số già đi nhanh chóng và sự suy giảm tăng trưởng kinh tế trong dài hạn.

Một báo cáo gần đây của Tổ chức Ân xá thế giới cho thấy các công ty Israel đang bán các phần mềm gián điệp và công nghệ do thám sang Indonesia.

Ít nhất bốn công ty Israel được cho là đang bán phần mềm gián điệp xâm lấn và công nghệ giám sát an ninh mạng cho quốc gia Hồi giáo đông dân nhất tại Đông Nam Á. Đây là kết quả điều tra dựa trên hồ sơ thương mại, dữ liệu vận chuyển và quét Internet. Hiện tại Indonesia không có quan hệ ngoại giao chính thức với Israel.

Mối liên hệ được cho là đã có từ ít nhất từ năm 2017. Các công ty Israel bao gồm: NSO, Candiru, Wintego và Intellexa. Ngoài ra, còn phát hiện công nghệ của công ty Đức FinFisher.

Đông nam á nước nào đông dân nhất năm 2024
NSO cũng là một trong những công ty bán phần mềm gián điệp và công nghệ do thám cho Indonesia.

“Các công cụ phần mềm gián điệp được thiết kế để bí mật xâm nhập và để lại ít dấu vết nhất có thể”, trích báo cáo. Tuy nhiên, mục tiêu của các hệ thống này không được nêu rõ.

Cụ thể, trong giai đoạn từ năm 2017 đến năm 2023, báo cáo phát hiện nhiều hoạt động nhập khẩu phần mềm gián điệp của các công ty và cơ quan nhà nước tại Indonesia, trong đó có cả cơ quan cảnh sát và an ninh.

Một số đơn hàng nhập khẩu được tiến hành thông qua công ty trung gian ở Singapore. Các cơ quan của Indonesia từ chối trả lời các câu hỏi liên quan.

Đây không phải lần đầu tiên Indonesia bị cho là có liên quan đến phần mềm gián điệp của Israel. Trước đó, năm 2023, các báo cáo đã tìm thấy dấu vết của phần mềm gián điệp Pegasus do NSO phát triển, ở quốc gia này.

Năm 2022, Reuters đưa tin hàng chục quan chức cấp cao của chính phủ và quân sự Indonesia đã trở thành mục tiêu của phần mềm gián điệp do Israel sản xuất.

Báo cáo của Tổ chức Ân xá nói rằng phần lớn các phần mềm gián điệp này đều yêu cầu nạn nhân nhấp vào liên kết và dẫn sang một website gần giống như trang tin hoặc các tổ chức tư vấn chính trị.

Mỹ đưa NSO vào danh sách đen từ năm 2021 do lo ngại công nghệ xâm nhập điện thoại của công ty này có thể bị chính phủ các nước đối địch sử dụng. Trong khi đó, Candiru và Intellexa cũng nằm trong diện kiểm soát thương mại của Washington.

Vào tháng 3, Mỹ áp đặt lệnh trừng phạt với Intellexa với cáo buộc “phát triển, vận hành và phân phối công nghệ phần mềm gián điệp thương mại nhắm vào công dân Mỹ, bao gồm cả quan chức chính phủ, nhà báo và các chuyên gia chính sách”.

(Theo aljazeera, newarab)

Đông nam á nước nào đông dân nhất năm 2024

Công nghệ giúp Israel khắc chế đợt tấn công bằng drone của IranTrước đợt tấn công trực tiếp chưa từng có từ Iran, phía Israel cho biết, hệ thống phòng không của họ đã đánh chặn thành công tới 99% trong số 300 máy bay không người lái (drone), tên lửa hành trình và tên lửa đạn đạo nhằm vào lãnh thổ nước này.