Đồng chí bí thư đầu tiên của đảng bộ tỉnh thanhhóa là ai

Xuất phát từ yêu cầu cấp bách của phong trào đấu tranh cách mạng ở Thanh Hóa, ngày 29-7-1930, dưới sự chỉ đạo của Xứ ủy Bắc Kỳ, Hội nghị thành lập Đảng bộ tỉnh Thanh Hóa đã được tổ chức tại làng Yên Trường, xã Thọ Lập [Thọ Xuân] trên cơ sở hợp nhất 3 chi bộ cộng sản gồm: Chi bộ Hàm Hạ, chi bộ Thiệu Hóa và chi bộ Thọ Xuân. Đồng chí Lê Thế Long được cử giữ chức Bí thư Tỉnh ủy và là Bí thư Tỉnh ủy đầu tiên của Đảng bộ tỉnh Thanh Hóa.

Nhà thờ họ Vương, nơi thành lập chi bộ đảng đầu tiên của huyện Thiệu Hóa, được công nhận là Di tích lịch sử cách mạng cấp tỉnh. Ảnh: Ohan Nga

Ngày 3-2-1930, Đảng Cộng sản Việt Nam được thành lập. Sau khi thành lập, Đảng đặt ra một trong những nhiệm vụ quan trọng và cấp bách là đẩy mạnh việc tuyên truyền, xây dựng phát triển hệ thống tổ chức đảng trong cả nước. Vào thời gian này tại Thanh Hóa, phong trào cách mạng ngày càng phát triển. Chỉ trong thời gian ngắn, từ cuối tháng 6 đến giữa tháng 7-1930, ở Thanh Hóa đã có 3 chi bộ đảng cộng sản ra đời. Ngày 29-7-1930, dưới sự chỉ đạo của Xứ ủy Bắc Kỳ, tại làng Yên Trường, xã Thọ Lập [Thọ Xuân], đồng chí Nguyễn Doãn Chấp đã chủ trì hội nghị hợp nhất 3 chi bộ đảng đầu tiên của tỉnh để thành lập Đảng bộ tỉnh Thanh Hóa. Từ những “đốm lửa” cách mạng, dưới sự lãnh đạo của Đảng bộ tỉnh, phong trào cách mạng ở Thanh Hóa ngày càng lan rộng, phát triển...

Những ngày đầu xuân, trở lại xã Thiệu Tiến [Thiệu Hóa], chúng tôi cảm nhận được sự đổi thay mạnh mẽ trên vùng quê giàu truyền thống cách mạng. Những con đường bê tông rộng rãi, phẳng phiu nối các thôn xóm, chạy dài cùng những kênh mương ăm ắp nước tỏa tới từng chân ruộng. Xóm làng tươi mới trong rực sắc màu cờ đỏ của những ngôi nhà kiên cố, khang trang ấm màu trù mật, của những đường hoa điểm tô thêm vẻ đẹp bộ mặt xã nông thôn mới.

Nhà thờ họ Vương - Di tích cách mạng cấp tỉnh, nơi thành lập chi bộ đảng đầu tiên của huyện Thiệu Hóa và là một trong 3 cơ sở thành lập chi bộ đảng sớm nhất tỉnh Thanh Hóa, được nâng cấp, tôn tạo khang trang năm 2014. Trong câu chuyện về mảnh đất giàu truyền thống cách mạng với bác Vương Xuân Hạt, cháu đích tôn của đồng chí Vương Xuân Cát, bí thư chi bộ Đảng Cộng sản Việt Nam phủ Thiệu Hóa, sự kiện chi bộ đảng đầu tiên được thành lập ngay trên vùng đất Thiệu Tiến luôn được nhắc đến.

Đó là những năm tháng Xứ ủy Bắc Kỳ đưa cán bộ về Thanh Hóa phát triển tổ chức cơ sở đảng nhằm xây dựng lực lượng nòng cốt cho cách mạng. Tháng 4-1930, Xứ ủy Bắc Kỳ đã cử đồng chí Nguyễn Doãn Chấp về Thanh Hóa bắt mối với những hội viên Việt Nam Cách mạng Thanh niên ở Thanh Hóa. Sau khi nhận nhiệm vụ của Xứ ủy Bắc Kỳ, đồng chí đã về làng Hàm Hạ [Đông Sơn] bắt liên lạc với hội viên Việt Nam Cách mạng Thanh niên ở làng Hàm Hạ và kết nạp 3 đồng chí Lê Bá Tùng, Lê Oanh Kiều, Lê Thế Long vào Đảng Cộng sản. Ngày 25-6-1930, với tư cách là cán bộ cấp trên, đồng chí Nguyễn Doãn Chấp quyết định triệu tập hội nghị thành lập chi bộ Hàm Hạ [Đông Sơn] - chi bộ đầu tiên của Đảng bộ Thanh Hóa. Sau khi thành lập chi bộ Hàm Hạ, đồng chí Nguyễn Doãn Chấp đã lên vùng Thiệu Hóa liên lạc với các hội viên Việt Nam Cách mạng Thanh niên để tiếp tục làm nhiệm vụ thành lập chi bộ đảng tại đây. Ngày 10-7-1930, tại Nhà thờ họ Vương, làng Phúc Lộc [xã Thiệu Tiến], hội nghị thành lập chi bộ Đảng Cộng sản Việt Nam phủ Thiệu Hóa do đồng chí Nguyễn Doãn Chấp chủ trì, đã bầu đồng chí Vương Xuân Cát làm bí thư chi bộ. Ở huyện Thọ Xuân, đồng chí Nguyễn Doãn Chấp đã lựa chọn kết nạp được 7 đồng chí vào Đảng. Ngày 22-7-1930, tại làng Yên Trường, xã Thọ Lập, Thọ Xuân, đã diễn ra hội nghị thành lập chi bộ đảng huyện Thọ Xuân, đồng chí Lê Văn Sỹ được cử làm bí thư chi bộ.

Xuất phát từ yêu cầu cấp bách của phong trào đấu tranh cách mạng ở Thanh Hóa, ngày 29-7-1930, dưới sự chỉ đạo của Xứ ủy Bắc Kỳ, Hội nghị thành lập Đảng bộ tỉnh Thanh Hóa đã được tổ chức tại làng Yên Trường, xã Thọ Lập [Thọ Xuân] trên cơ sở hợp nhất 3 chi bộ cộng sản gồm: Chi bộ Hàm Hạ, chi bộ Thiệu Hóa và chi bộ Thọ Xuân. Đồng chí Lê Thế Long được cử giữ chức Bí thư Tỉnh ủy và là Bí thư Tỉnh ủy đầu tiên của Đảng bộ tỉnh Thanh Hóa. Sự ra đời của Đảng bộ tỉnh Thanh Hóa là bước ngoặt quan trọng đối với đảng bộ, nhân dân trong phong trào đấu tranh cách mạng giành chính quyền ở tỉnh ta, chấm dứt giai đoạn khủng hoảng kéo dài của phong trào cách mạng do thiếu sự lãnh đạo của một chính Đảng.

Tự hào với truyền thống quê hương cách mạng anh hùng, trong các giai đoạn cách mạng, nhân dân xã Thiệu Tiến nói riêng, huyện Thiệu Hóa nói chung một lòng tin yêu theo Đảng, đóng góp nhiều sức người, sức của cho sự nghiệp cách mạng. Đồng chí Hoàng Đình Quế, Bí thư Đảng ủy xã, cho biết: Từ buổi đầu thành lập chi bộ với 4 đảng viên, đến nay, Đảng bộ xã Thiệu Tiến đã có 8 chi bộ với 252 đảng viên. Từ một vùng quê nghèo, Thiệu Tiến đã trở thành vùng quê trù phú, cuộc sống của người dân ngày càng ấm no, hạnh phúc. Thu nhập bình quân đầu người năm 2019 đạt 41 triệu đồng; tỷ lệ hộ nghèo chỉ còn 2,7%. Phát huy truyền thống của quê hương cách mạng, trong thời kỳ đổi mới, nhân dân Thiệu Tiến đã đoàn kết, ra sức thi đua phát triển kinh tế - xã hội, đẩy mạnh công tác xây dựng Đảng, xây dựng quê hương ngày càng giàu mạnh.

Dưới sự lãnh đạo của Đảng bộ tỉnh, nhân dân các dân tộc Thanh Hóa cùng với cả nước đã làm nên cuộc Tổng khởi nghĩa tháng Tám năm 1945, giành chính quyền về tay nhân dân, trở thành hậu phương vững chắc, đóng góp to lớn trong các cuộc kháng chiến chống Pháp, chống Mỹ và chiến tranh bảo vệ biên giới. Bước vào thời kỳ đổi mới, Đảng bộ tỉnh đã tổ chức thực hiện, vận dụng sáng tạo, linh hoạt đường lối đổi mới của Đảng, Nhà nước vào tình hình cụ thể của địa phương và đã đạt được những thành tựu quan trọng. Đặc biệt, trong những năm gần đây, Đảng bộ tỉnh đã chú trọng nâng cao năng lực lãnh đạo, trách nhiệm lãnh đạo, điều hành của cấp ủy, chính quyền các cấp đối với nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội. Trong lãnh đạo, chỉ đạo, đã phát huy sức mạnh tổng hợp của cả hệ thống chính trị cùng vào cuộc, của cộng đồng doanh nghiệp, doanh nhân, của các tầng lớp nhân dân trong tỉnh để huy động các nguồn lực đầu tư cho phát triển.

Năm 2019, các chỉ tiêu kinh tế - xã hội chủ yếu của tỉnh đã hoàn thành và hoàn thành vượt mức kế hoạch, trong đó có nhiều chỉ tiêu đạt kết quả cao nhất từ trước đến nay, một số chỉ tiêu đã đạt và vượt mục tiêu đến năm 2020; nổi bật là: Tốc độ tăng trưởng tổng sản phẩm trên địa bàn [GRDP] đạt 17,15%, cao nhất từ trước đến nay. Thu ngân sách Nhà nước ước đạt 27.359 tỷ đồng, vượt dự toán và cao hơn so với cùng kỳ. Giá trị sản xuất nông nghiệp tăng khá; xây dựng nông thôn mới đạt kết quả cao, vượt mục tiêu đến năm 2020. Sản xuất công nghiệp duy trì đà tăng trưởng mạnh; hầu hết các sản phẩm công nghiệp chủ lực đều có sản lượng tăng cao so với cùng kỳ, có sản phẩm tăng tới 33%. Các ngành dịch vụ tiếp tục phát triển nhanh, nhiều lĩnh vực khởi sắc. Hoạt động kinh tế đối ngoại, xúc tiến đầu tư đạt kết quả quan trọng. Giáo dục mũi nhọn, thể thao thành tích cao tiếp tục giữ vững được thành tích là một trong số ít tỉnh đứng đầu cả nước; thi học giỏi cấp quốc gia và Olympic quốc tế đều đạt kết quả cao nhất từ trước đến nay.

Những thành tựu đã đạt được không chỉ là kết quả của tinh thần lao động bền bỉ, sáng tạo của nhân dân các dân tộc trong tỉnh; ý thức trách nhiệm và sự kiên trì, quyết liệt theo đuổi những mục tiêu đã lựa chọn của nhiều thế hệ lãnh đạo tỉnh; sự vào cuộc đồng bộ của cả hệ thống chính trị; mà còn là sự kết tinh truyền thống hào hùng của ông cha đã được hun đúc qua hàng ngàn năm thăng trầm của lịch sử. Đó cũng là tiền đề vững chắc để Thanh Hóa quyết tâm thực hiện thắng lợi tất cả các mục tiêu, chỉ tiêu Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XVIII, nhiệm kỳ 2015 - 2020 đề ra, phấn đấu đến năm 2030 cơ bản trở thành tỉnh công nghiệp theo hướng hiện đại và sớm trở thành “tỉnh kiểu mẫu” như lời căn dặn của Bác Hồ kính yêu.

Phan Nga

Đồng chí trần phú là người cộng sản mẫu mực, kiên cường, bất khuất, đã hiến dâng trọn đời mình cho sự nghiệp cách mạng của đảng và của nhân dân, luôn nêu cao phẩm chất đạo đức cách mạng trong sáng, thủy chung, trung thành vô hạn với sự nghiệp cách mạng của đảng, của giai cấp và của dân tộc, lạc quan tin tưởng vào tương lai và sự tất thắng của cách mạng… những phẩm chất tốt đẹp đó, cùng tình yêu thương đồng chí, đồng bào, chí khí kiên cường, bất khuất trước kẻ thù và lời nhắn nhủ cuối cùng của đồng chí trần phú: “hãy giữ vững chí khí chiến đấu” luôn sống mãi với thời gian, sống mãi trong lòng mỗi người dân việt nam, trường tồn cùng đất nước.

Đồng chí Trần Phú [01-01-1904 - 06-9-1931], Tổng Bí thư đầu tiên, nhà lý luận xuất sắc của Đảng

Đồng chí Trần Phú sinh ngày 1/5/1904, quê ở xã Việt Yên, nay là xã Tùng Ảnh, huyện Đức Thọ, tỉnh Hà Tĩnh - Một vùng đất giàu truyền thống văn hóa, cách mạng. Thân sinh của đồng chí là cụ Trần Văn Phổ và cụ Hoàng Thị Cát.

Mồ côi cha khi mới hơn 4 tuổi, Trần Phú sớm có ý thức tự lập, vượt khó để vươn lên trong học tập theo tấm gương của cha, mẹ. Ngay từ khi còn ngồi trên ghế nhà trường, Trần Phú đã dồn hết tâm trí cho học tập, tham gia "Hội Tu tiến" để giúp đỡ bạn bè cùng chí hướng và nuôi dưỡng tinh thần yêu nước. Sau khi đỗ đầu kỳ thi thành chung ở Huế vào năm 1922 Trần Phú được bổ nhiệm làm giáo viên Trường tiểu học Cao Xuân Dục tại Vinh. Trong những năm làm giáo viên ở Vinh, Trần Phú nổi tiếng là một giáo viên dạy giỏi, yêu trò, đoàn kết các Đồng nghiệp, khơi dậy trong thế hệ trẻ tinh thần yêu nước, yêu quê hương và lòng căm thù giặc sâu sắc. Đồng chí đã tiếp nhận những tư tưởng yêu nước và cách mạng của Nguyễn Ái Quốc qua sách báo truyền vào Việt Nam lục đó. Tại Vinh, Trần Phú đã tham gia sáng lập Hội Phục Việt [sau đổi là Hội Hưng Nam], lãnh đạo phong trào làm đơn lấy chữ ký đòi thực dân Pháp trả lại tự do cho Phan Bội Châu tổ chức lễ truy điệu Phan Chu Trinh, mở các lớp dạy quốc ngữ cho quần chúng lao động.

Bước ngoặt trong cuộc đời cách mạng của Trần Phú là việc Đồng chí được cử sang Quảng Châu bắt liên lạc với Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên. Tại đây Trần Phú đã gặp Nguyễn Ái Quốc, dự lớp huấn luyện chính trị do Người giảng dạy. Trần Phú được Nguyễn Ái Quốc tin cậy, kết nạp vào nhóm bí mật [Cộng sản Đoàn] với tên gọi Lý Quý, được giới thiệu sang học tại Trường đại học Phương Đông ở Mátxcơva. Chính những năm học tập, nghiên cứu lý luận Mác - Lênin, tham gia hoạt động thực tiễn, đặc biệt trao đổi với các Đồng nghiệp của các Đảng anh em về những vấn đề dân tộc và thuộc địa, Trần Phú đã có bước trưởng thành lớn đủ sức gánh vác những nhiệm vụ do Đảng phân công.

Tháng 4-1930, Trần Phú được Quốc tế Cộng sản và lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc cử về nước hoạt động với cương vị là cán bộ chủ chốt của Đảng và có những đóng góp to lớn cho cách mạng Việt Nam.

Tháng 7-1930, Trần Phú được bổ sung vào Ban Chấp hành Trung ương lâm thời. Đồng chí đã khẩn trương xúc tiến việc tổ chức các cuộc trao đổi với các Đồng chí lãnh đạo trên các lĩnh vực, các vùng và nghiên cứu khảo sát thực tế tại Hà Nội, Nam Định, Hải Phòng, Hòn Gai, Thái Bình để hoàn thành bản Luận cương.

Luận cương chính trị do Trần Phú dự thảo và được Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương tháng 10-1930 thông qua, là văn kiện quan trọng của Đảng, đã vận dụng những nguyên lý của chủ nghĩa Mác - Lênin về vấn đề dân tộc và thuộc địa và những luận điểm cơ bản trình bày trong Chính cương vắn tắt và Sách lược vắn tắt do Nguyễn Ái Quốc soạn thảo được thông qua tại Hội nghị thành lập Đảng.

Với công lao và đóng góp to lớn đó, đồng chí Trần Phú đã được Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương tháng 10-1930 bầu làm Tổng Bí thư đầu tiên của Đảng.

Trên cương vị Tổng Bí thư đầu tiên, đồng chí Trần Phú đã có những đóng góp to lớn trong việc xây dựng Đảng về chính trị, tư tưởng và tổ chức. Đồng chí Trần Phú là người cộng sản mẫu mực, nêu tấm gương kiên cường, bất khuất trước kẻ thù. Đồng chí bị địch bắt ở Sài Gòn ngày 18/4/1931. Thực dân Pháp đã không từ một thủ đoạn dã man xảo quyệt nào hòng khuất phục đồng chí. Trước những thủ đoạn của kẻ thù, kể cả việc dụ dỗ, mua chuộc, Trần Phú đã tiến công lại kẻ thù: "Tôi biết nhiều người là để làm việc cho Đảng tôi, nước tôi, chứ không phải khai cho các ông bắt bớ". Sống trong nhà tù đế quốc trong điều kiện hết sức nghiệt ngã, Trần Phú luôn luôn bình tĩnh, sáng suốt truyền niềm tin tưởng vào thắng lợi của cách mạng đến các đồng chí cùng bị giam. Trần Phú cùng với các đồng chí khác tổ chức nhiều cuộc đấu tranh vạch mặt chế độ lao tù dã man, vô nhân đạo của kẻ thù, tổ chức những buổi huấn luyện chính trị ngay trong nhà tù của đế quốc Pháp.

Sự tra tấn và đày ải của kẻ thù đã cướp đi Tổng Bí thư Trần Phú vào ngày 6/9/1931. Trước lúc hy sinh, Trần Phú nhắn gửi đồng chí, đồng bào lời nói bất hủ: "Hãy giữ vững chí khí chiến đấu".

Chủ tịch Hồ Chí Minh đã đánh giá: "Là một người rất thông minh, hăng hái và cần cù, Đồng chí Trần Phú đã làm được nhiều việc quan trọng cho Đảng". Trong bài tưởng nhớ Đồng chí Trần Phú năm 1932 lưu trữ tại Hồ sơ Quốc tế Cộng sản đã khẳng định: "Sự nghiệp cách mạng, niềm tin và phẩm chất cao đẹp của Tổng Bí thư Trần Phú trong nhà tù đế quốc sẽ mãi mãi là tấm gương bất diệt cho những người cộng sản trên toàn thế giới, đặc biệt là những người cộng sản Đông Dương".

Video liên quan

Chủ Đề