Thuyền và bền được hiểu như thế nào?

          Tác giả đã dồn hết tình cảm vào 2 khổ thơ trên. Nó nhẹ nhàng tựa sóng, nó nôn nao, bồi hồi. Nỗi nhớ mênh mang của của biển và thuyền như hình ảnh của chàng và nàng xa nhau ngàn dặm. Ch ờ đợi, lại chờ đợi, . . . chỉ cần thuyền còn nhớ biển thì việc chờ đợi chẳng là gì. Chỉ cần biển vẫn nhớ tới thuyền, thuyền nguyện vượt xa để tìm về với biển. Nỗi nhớ, nỗi buồn cứ đau đáu trong tim, chẳng thể hòa giải. Tác giả đã mượn hình ảnh của thuyền và biển để nói lên tình cảm sâu đậm của mình.

$@HannLyy$

“Thuyền và Biển” được in trong tập thơ Tơ tằm - Chồi biếc, do Nhà xuất bản Văn học phát hành lần đầu tiên vào năm 1963.

[1942-1988]

Nhà nghiên cứu văn học Lưu Khánh Thơ từng nhận xét: SóngThuyềnBiển là hai bài thơ tình vào loại hay nhất của Xuân Quỳnh nói riêng và của thơ hiện đại Việt Nam nói chung. Nó có mặt trong hầu hết gia tài của những đôi lứa yêu nhau.

Và trong bài viết: “Hình tượng ám ảnh trong thơ Xuân Quỳnh” - Tạp chí ĐH Sài Gòn, Bình luận văn học, niên giám 2012, tác giả Đinh Thị Phương Hà đã viết:

  • Với một tâm hồn nhạy cảm, một khát vọng luôn dâng trào mãnh liệt với tình yêu hạnh phúc, một con tim cuồng nhiệt đam mê để sống và để yêu, thì hình ảnh sóng vỡ bờ, thuyền và biển cũng sôi nổi, nồng nàn như chính tâm hồn của nữ sĩ.
  • Bằng sự nhạy cảm và tinh tế của người phụ nữ, sự sắc sảo của một nhà thơ, Xuân Quỳnh đã nắm bắt được từng biến động, từng đặc điểm của sự vật thông qua hình ảnh thuyền – biển – sóng để từ đó biến nó thành sự phản ánh những cung bậc tình cảm, những khía cạnh của đời sống con người ở từng trạng thái khác nhau, đặc biệt những xúc cảm của tình yêu.
  • Không phủ nhận một điều là đã có rất nhiều bài thơ, nhà thơ cổ điển, hiện đại đề cập đến những hình ảnh đẹp này, và cũng có rất nhiều bài thơ thành công khi khai thác về nó [Biển – Xuân Diệu], nhưng có lẽ không quá đáng để khẳng định rằng chỉ đến Xuân Quỳnh, những hình ảnh đó mới trở nên bất tử với thời gian. Xuân Quỳnh đã phát hiện ra trong đó sự biểu hiện tất cả cung bậc của tình yêu: sự cuốn hút và bí ẩn, nỗi thấu hiểu và sự cảm thông, sự ràng buộc và tự nguyện, gặp gỡ và chia xa, khát vọng to lớn và sự bất tận, những hạnh phúc và đau khổ đến tột cùng.
  • Thuyền – Biển trở thành một cặp không thể thiếu trong cuộc hành trình trên đại dương bao la, đúng là khoảng cách bến bờ của biển chỉ có thuyền mới xác định được bao nhiêu hải lý và cũng chỉ có biển mới theo kịp những chuyến rong ruổi của thuyền trên sóng biển bao la. Chúng trở thành đối tượng hướng về nhau như một quy luật tất yếu của cuộc sống. Và không dừng lại ở chuyện “con thuyền và biển”, Xuân Quỳnh đã khai thác những trạng thái, cảm xúc của con người được ẩn hiện trong hình ảnh đó. Điểm đặc biệt, độc đáo trong thơ Xuân Quỳnh khi xây dựng những hình ảnh ẩn dụ mang ý nghĩa biểu tượng là tính “nửa vời” độc đáo, nửa úp nửa mở một cách có dụng ý của tác giả. Khi mượn hình ảnh để chuyển tải cảm xúc, chủ thể trữ tình vẫn không ẩn đi mà vẫn xuất hiện song song cùng đối tượng so sánh, có khi là soi chiếu, có khi là hòa nhập, hóa thân... tạo thành một sự song hành vừa mơ hồ vừa cụ thể giữa biểu tượng và chủ thể.
  • Thuyền và Biển không chỉ là đối tượng chủ thể trữ tình mà hình ảnh đó là biểu trưng cho cảm xúc của những đôi lứa yêu nhau. Đó là tâm trạng nhớ nhung, buồn đau của tháng ngày xa cách, là ước nguyện luôn được gắn bó, bền chặt bên nhau. Tình yêu trong Xuân Quỳnh vẫn mãi là biển xanh mênh mông, vẫn mãi nồng nàn, thật say đắm, đồng thời vẫn tiềm ẩn bên trong đó là những bão tố, là rạn vỡ. Song với Xuân Quỳnh, chị luôn khao khát tình yêu của mình là vô tận, tận cùng biển cả mênh mông. Chị muốn vượt qua những giới hạn nhỏ bé của người phụ nữ, chị muốn trải lòng mình với mặt biển bao la, nơi tình yêu hạnh phúc của người phụ nữ với tâm hồn nhạy cảm, thao thức với đời đặt ở đó.

Còn Nhạc sĩ Phan Huỳnh Điểu đã chắp cánh cho Thuyền và Biển bằng những giai điệu trữ tình sâu lắng, những cảm xúc da diết yêu thương như một thông điệp tình yêu gửi đến muôn đời.

Thuyền và Biển   Em sẽ kể anh nghe  Chuyện con thuyền và biển:  "Từ ngày nào chẳng biết  Thuyền nghe lời biển khơi  Cánh hải âu, sóng biếc  Đưa thuyền đi muôn nơi  Lòng thuyền nhiều khát vọng  Và tình biển bao la  Thuyền đi hoài không mỏi  Biển vẫn xa... còn xa  Những đêm trăng hiền từ  Biển như cô gái nhỏ  Thầm thì gửi tâm tư  Quanh mạn thuyền sóng vỗ  Cũng có khi vô cớ  Biển ào ạt xô thuyền  [Vì tình yêu muôn thuở  Có bao giờ đứng yên?]  Chỉ có thuyền mới hiểu  Biển mênh mông nhường nào  Chỉ có biển mới biết  Thuyền đi đâu, về đâu  Những ngày không gặp nhau  Biển bạc đầu thương nhớ  Những ngày không gặp nhau  Lòng thuyền đau - rạn vỡ  Nếu từ giã thuyền rồi  Biển chỉ còn sóng gió"  Nếu phải cách xa anh  Em chỉ còn bão tố.

Page 2

  • Xe hấp thụ khí CO2
    [Cập Nhật 09-11-2022 09:11]

    Một nhóm sinh viên Đại học Công nghệ Eindhoven, Hà Lan đã chế tạo ra chiếc xe điện không những không có khí thải CO2 mà còn có khả năng hấp thu loại khí gây biến đổi khí hậu này.

  • Công nghệ mới: Không có tinh trùng, vẫn có con
    [Cập Nhật 14-05-2022 13:39]

    Bệnh viện Hùng Vương cho biết, vừa thực hiện thành công kỹ thuật ghép đôi tinh trùng non và trứng trưởng thành [ROSI] để giúp cho 2 người bố không có tinh trùng tìm con. 

  • Thu hút và giữ chân người tài
    [Cập Nhật 11-05-2022 09:59]

    Nhằm xây dựng môi trường lao động ổn định và tăng cường khả năng cạnh tranh của thị trường lao động ở khu vực vùng Vịnh, Các tiểu vương quốc Arab thống nhất [UAE] sắp công bố một loại bảo hiểm thất nghiệp, theo đó người lao động trong diện bảo hiểm khi thất nghiệp sẽ được nhận một khoản tiền hỗ trợ trong thời gian nhất định.

  • Đảo ngược quá trình lão hóa của tế bào
    [Cập Nhật 13-03-2022 21:47]

    Các nhà khoa học tại Viện Salk [Mỹ] đã thành công trong việc đảo ngược quá trình lão hóa trong tế bào của những con chuột già.

  • 10 sự kiện ICT nổi bật năm 2021
    [Cập Nhật 02-01-2022 13:20]

    Trong 10 sự kiện tiêu biểu, được các nhà báo chuyên theo dõi lĩnh vực ICT bình chọn, dấu ấn các hoạt động, điều hành của Chính phủ, các bộ, ngành đối với lĩnh vực ICT, có tác động lớn xã hội là rất rõ ràng, đậm nét.   

Thuyền thúng, vượt ngoài những giá trị là phương tiện di chuyển và đánh bắt, chúng đã trở thành biểu trưng cho sự sáng tạo của ngư dân, và nét độc đáo của nghề cá Việt Nam trong mắt bạn bè thế giới.

Những chiếc thuyền thúng rải rác khắp các bờ biển từ phía Nam đến tận Đà Nẵng đã trở thành biểu tượng rất riêng của nghề biển Việt Nam. Tuy nguồn gốc vẫn chưa được biết đến rõ ràng, nhưng nhiều người tin rằng thuyền thúng là sản phẩm sáng tạo của những ngư dân trong thời kỳ Pháp thuộc. Vào thời điểm đó, người Pháp đánh thuế rất cao đối với tàu thuyền của Việt Nam, ngư dân vốn đã khó, nay lại phải gánh thêm khoảng thuế này, không lẽ phải bỏ nghề đi biển? Họ bỏ nghề biển rồi thì lấy gì mà lo cho mấy miệng ăn, thời thế đã khó mà có cái nghề lại càng khó hơn? Thế là chiếc thuyền thúng ra đời để giải quyết những cái khó của ngư dân trong thời kỳ này, nó không phải là “thuyền” theo định nghĩa của người Pháp, mà chỉ là “một chiếc thúng” lớn, đủ lớn để chở vài người và các sản vật đánh bắt, thế là người ta né được thuế thuyền mà vẫn được đi biển.

Làm thuyền thúng là một quá trình tỉ mỉ đòi hỏi những kỹ năng đặc biệt

Cần phải có nhiều nghệ nhân chuyên làm thuyền thúng cùng phối hợp để cho ra đời một chiếc thuyền đạt yêu cầu. Để bắt đầu quá trình “chế tác” này, người nghệ nhân sẽ chọn những cây tre đạt yêu cầu theo kinh nghiệm [cây tre phải dễ nổi, linh hoạt trong quá trình đan và uốn nắn tạo khuôn]. Sau đó, chúng được chẻ thành các mảnh, phơi khô và cắt theo kích thước mong muốn một cách chính xác trước khi đan. Hiện nay vẫn chưa có máy móc hỗ trợ nhiều cho việc sản xuất thuyền thúng, nên chủ yếu được đan bằng tay, quá trình này đòi hỏi kinh nghiệm và kỹ năng định lượng của người nghệ nhân lành nghề. Sau khi khung giỏ được hoàn thành, nghệ nhân sẽ phủ lên 2 mặt của nó bằng nhựa hoặc nhựa đường. Trong một số trường hợp, người nghệ nhân có thể sử dụng một hỗn hợp gồm phân bò và nhựa chai [loại nhựa dùng để trét thuyền] để trét dọc theo đáy thuyền nhằm chống thấm hoàn toàn. Bước cuối cùng, chiếc thuyền được phủ một lớp nhựa cây đặc biệt của địa phương trước khi đem phơi nắng.

Lão nghệ nhân lành nghề thoăn thoắt đan những nan tre đầu tiên khi làm chiếc thuyền thúng truyền thống. Ảnh Staunstrup

Ngày nay, thuyền thúng còn được sản xuất với nhiều biến thể, bởi những người ngư dân đầy sáng tạo. Các phiên bản hiện đại của thuyền thúng như sử dụng sợi thủy tinh, vải và composite để thay tre làm nguyên liệu sản xuất chính, làm cho thuyền nhẹ và bền hơn. Nhiều người có lắp cả cánh buồm hoặc động cơ để giúp họ đi xa hơn ngoài biển và tiết kiệm sức người.

Nghệ thuật điều khiển thuyền thúng

Các thế hệ ngư dân đã sử dụng thuyền thúng hơn 100 năm nay, nhờ vào kỹ thuật sản xuất và sáng tạo vượt trội của họ. Với hình dạng tròn và làm từ vật liệu nhẹ đã giúp chúng di chuyển một cách tự nhiên trên biển. Trong khi những chiếc thuyền khác di chuyển theo cách thức cắt qua mặt nước, thì thuyền thúng lại ở trên những ngọn sóng và hiếm khi bị lật. Điều này giúp cho ngư dân có thể câu cá gần bờ so với các tàu khác. Thuyền thúng lại có thể được đẩy thẳng xuống biển từ bãi cát, trong khi những con thuyền dài và nặng thường phải xuống nước khó khăn hơn và thông qua một con sông gần biển.

Nhìn những người ngư dân lành nghề điều khiển thuyền thúng, bạn đừng nghĩ rằng chúng dễ dàng chèo láy, thật ra lại khó vô cùng, để điều khiển một chiếc thuyền thúng đúng cách cần phải có nhiều thời gian hơn bạn nghĩ. Không giống như những chiếc thuyền khác, hình dạng tròn như chiếc thúng khiến chúng quay tròn nếu không biết cách điều khiển. Theo truyền thống, thì người ngư dân sẽ điều khiển chúng bằng cách vẫy một mái chèo qua lại giống như hình vòng cung. Nói thì dễ, nhưng lại rất khó đấy, bạn hãy thử một lần để trải nghiệm, nếu có dịp nhé!

Giá trị văn hóa làng biển

Thuyền thúng là một phần quan trọng trong văn hóa của các cộng đồng ngư dân ven biển Việt Nam. Ngoài là công cụ phục vụ đánh bắt, chúng còn được sử dụng như một dạng thuyền cứu sinh trong những trường hợp khẩn cấp trên biển, là phương tiện vận chuyển hiệu quả hàng hóa nhẹ và người. Các cuộc đua thuyền thúng cũng là một phần vai trò rất quan trọng và thú vị của chúng trong các hội làng ở địa phương.

Thuyền thúng không chỉ chở hàng, chở người mà còn mang giá trị chuyên chở văn hóa, lối sống và phong tục nghề cá làng biển Việt Nam.

Thuyền thúng còn là biểu tượng cho sự độc lập và sáng tạo của người ngư dân. Ngư dân hiện đại thường phải làm việc trên các tàu đánh cá lớn ngoài khơi và họ phải xa gia đình hàng tháng trời. Việc sở hữu một chiếc thuyền thúng có thể cho phép họ hoạt động độc lập và có thể tự kiếm sống. Trong nhiều trường hợp, một phần nhờ vào thuyền thúng, mà nghề câu cá đã trở thành công việc của gia đình và được truyền qua các thế hệ tương lai.

Xã hội đang ngày càng chuyển mình hiện đại hơn, nghề biển cũng ảnh hưởng ít nhiều. Trong guồng quay đó, không ít các ngư cụ hay phương tiện đánh bắt truyền thống bị đào thải khỏi đời sống vì không thể thích nghi với sự thay đổi của nghề. Nhưng đâu đó, trên các vùng biển đảo Việt Nam, ta vẫn dễ dàng bắt gặp những chiếc thuyền thúng đang úp mình trên bãi cát hoặc băng băng vượt ngọn sóng lừng. Đó là minh chứng cho sức sống mãnh liệt của văn hóa làng biển, văn hóa sử dụng thuyền thúng, chiếc thuyền tuy đơn sơ nhưng uyển chuyển thích nghi, gắn bó và tồn tại cùng người ngư dân bám biển suốt mấy đời người. 

Video liên quan

Chủ Đề